-
CHIA SẺ
-
Giaùc Haïnh
Taâm
Niềm
hân hoan lại dâng trào trong khóe mắt tôi, vì chỉ còn vài giờ nữa là đến
Hà Nội tham dự công tác Phât đản, trước ngày này tôi đã phụ giúp công việc
lặt vặt ở Học viện Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù việc của tôi không có gì
quan trọng, nhưng tôi cảm thấy vui vì đó là nơi Sư phụ tôi làm việc, cũng
là nơi tôi được học giáo trình Phật học cao cấp với những vị Sư tuyệt vời
nhất trong đời tôi.
Vừa xuống phi trường Nội Bài
với những kiện sách nặng nề trên tay, chúng tôi được cô Hường nhân viên
của Trung tâm Hội nghị Quốc gia và bác tài xế đón chúng tôi về ở phố Đội
Cấn cách phi trường khoảng ba mươi cây số, nơi đó có những Phật tử là
thành viên đạo tràng Pháp Hoa của Hòa Thượng Trí Quảng. Họ rất nhiệt tình
đón tiếp chúng tôi, nói theo từ ngữ bây giờ là họ lo cho chúng tôi từ A
đến Z.
Tôi cảm thương và
xao động nhớ lại miền Bắc và miền Nam chúng ta trước đây ngậm đắng nuốt
cay. Hôm nay được ngồi bên nhau chia sẻ ngọt bùi với
những lời kinh tiếng kệ, với những niềm vui mới của ngày đại lễ Phật đản
2008, cùng góp sức bên nhau làm tròn vai trò sứ mệnh trong Liên Hiệp Quốc
mà chính phủ đã đăng cai. Từ những thanh niên Tình nguyện viên với màu
áo vàng cho đến những cô Phật tử hậu cần chăm sóc bồi dưỡng thức ăn nước
uống, để các ban ngành họ có sức khỏe làm việc cho Đức Phật. Từ bảy giờ
sáng đến mười giờ tối mà họ không biết mỏi mòn. Còn như những vị ở Làng
Mai về, như quý Thầy, quý Sư Cô từ mười phương đến và các Phật tử xa gần
tham gia, trông họ hiền làm sao ấy! hiền đến nỗi không biết khát nước là
gì? đến nỗi chúng tôi cúng dường ly nước mà cũng không thiết tha để uống!
Phải nói là các vị Phật hiện tại của chúng ta làm việc không bờ bến giống
như Sư phụ chúng tôi có bài giảng “Quay Đầu Là Bờ”. Đối với những vị còn
lặn hụp nơi đất khách phương trời hoặc những vị ở gần bờ mà không thấy bờ,
vì ai mà những vị Phật hiện tại này còn phải đi vớt, vớt những chúng sanh
còn trôi lăn, còn lờ đờ, chưa chịu đóng góp quay đầu với bờ giải thoát.
Thế rồi đại lễ khai
mạc diễn ra với tinh thần trọng thể, với tinh thần hùng hồn theo tiếng
trống vang rền cả năm châu bốn bể để báo cho biết rằng đất nước chúng ta
không còn lạc hậu nữa và có đủ khả năng chuyển hóa tâm thức theo tinh thần
nhập thế và xuất thế. Mặc dầu chúng tôi không được vào bên trong Hội
trường
nhưng với tấm lòng vị tha, với vị trí phục dịch bên ngoài chúng tôi vẫn
cầu cho quốc thái dân an, cho nước Việt Nam an lạc, cho năm châu bốn bể
mưa thuận gió hòa. Nhưng chúng ta sống trong yên vui nhờ đâu? Là do chúng
ta biết gieo ruộng phước, nhờ chúng ta có bố thí, có cúng dường trí tuệ,
có chia sẻ niềm vui và cảm niệm tình thương, nhờ vậy mà bờ giác ngộ và
giải thoát rất gần với chúng ta. Trong kinh Pháp Hoa Đức Phật có nói việc
chia sẻ tình thương với mọi người như giúp cho “Kẻ lạnh được lửa, như
tối đặng đèn, như người nghèo gặp của báu, như qua sông gặp ghe, như người
bệnh gặp thầy thuốc…” và như chúng ta tự cứu chúng ta. Trong khi chúng ta
vui mừng ngày Đức Phật đản sanh, đón mừng từng gáo nước để được tưới mát
cho Đức Phật hay là mừng chúng ta đang tưới mát chúng ta. Tưới để dập tắt
lửa sân, lửa tham và lửa si trong con người chúng ta. Làm lễ Phật đản là
làm lễ trong con người chúng ta, là làm cách cư xử giữa người và người.
Cho nên trí tuệ chúng ta tuyệt vời là ở chỗ đó.
Muà Phật Đản đã đi
qua nhưng tiếng khóc than, tiếng rên siết, tiếng trôi lăn trong biển khổ
sanh tử của những người con mất cha đang kéo chúng tôi về với nhiệm vụ bao
la. Hỡi những quyến thuộc của chúng tôi từ kiếp trước ở nước láng giềng!
chúng tôi những người xuất gia là sứ giả của Như Lai đến chia sẻ, vì các
vị khóc tôi cũng khóc, các vị cười tôi vui theo, các vị đang cần chúng tôi
chia sẻ rất nhiều về lòng từ bi trí tuệ giải thoát lẫn vật chất. Vì các
vị vô tình mà bị bỏ quên trong đêm dài tăm tối. Nam mô đại từ đại bi tầm
thinh cứu khổ quảng đại linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ tát ma ha tát.
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatdan/chiase.htm