Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
PHẬT GIÁO THỜI TOÀN CẦU HÓA
Ngô Hưng Đan

 

Phật Giáo trong thời đại toàn cầu hóa

 Toàn cầu hoá là một cụm từ nhấn mạnh đến việc mở rộng hợp tác quốc tế trfên nhiều mặt. VN đang hội nhập. Tuân thủ “luật chơi là điều hiển nhiên.  Xét theo lĩnh vực khoa học kỹ thuật, trong nỗ lực chinh phục thiên nhiên, bệnh tật, những trở ngại tự nhiên, con người đã thành tựu những kỳ công khoa học kỹ thuật phức tạp đến mức đáng ngạc nhiên; và đó là một mặt khác của cuộc sống hiện đại. Một phần khác của cuộc sống hiện đại , có lẽ đáng quan ngại hơn là với thế giới trở nên nhỏ hơn, các hàng rào truyền thông được loại bỏ, khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh, chúng ta đang đối đầu với một số vấn đề nghiêm trọng như tranh chấp chính trị, kinh tế, ô nhiễm môi trường, nạn nhân mãn, thiếu năng lượng và sử dụng bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra còn những vấn đề khác có thể được gọi một cách đơn giản là "sống còn". : Trong quá trình hiện đại hóa và chinh phục thiên nhiên, chúng ta đã xa rời khả năng chinh phục bản thân đến mức nào? Đấu tranh để sinh tồn còn có nghĩa là con người hiện đại đã trở nên nô lệ cho sự ích kỷ, cho dục vọng của bản thân hay còn có ý nghĩa nào khác? Chúng ta đã đánh mất tất cả những giá trị của con người như mối quan hệ giữa các cá nhân, sự quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh, tinh thần phục vụ mọi người một cách vị tha; chúng ta có đánh mất những điều đó hay không?

  Trị liệu tâm linh:    Người ta có thể rất bằng lòng với cuộc sống hiện nay, ở vào lúc mà có lẽ không có gì con người không thể chinh phục được. Có thể còn có một số bệnh tật đang thách thức con người, còn có một số nơi trong vũ trụ mà con người muốn khám phá, nhưng còn thiếu kỹ thuật để đạt được mục đích; nhưng những điều này đều có thể ở trong tầm với của con người. Với sự lạc quan về khả năng của con người và mặt bi quan về việc chúng ta có thể đã bị mất một cái gì đó trong quá trình đi tới. Chúng ta nên ghi nhớ hai điều này. . Đối với một số người, Phật giáo tức là cuộc đời thu nhỏ của Đức Phật và các đại đệ tử của Ngài, tấm gương, kỳ công và vinh quang của một người đã đứng trước nhiều người như một con người và tuyên thuyết một con đường giải thoát. Đây là một loại hình Phật giáo. Có người thì cho rằng Phật giáo là một khối giáo lý đồ sộ chứa đựng lời dạy của Đức Phật. Giáo lý này hiển bày một triết lý sống rất cao cả, sâu sắc, phức hợp và thông thái. Rồi dựa trên những gì Đức Phật đã dạy, đã áp dụng trong thời của Ngài, một nền văn hóa phong phú đã phát triển, lan rộng khắp Á châu và cả thế giới qua 2.500 năm qua, và người Phật tử thuộc mọi tầng lớp trong xã hội với các bối cảnh khác nhau của tất cả các quốc gia trên thế giới đã đóng góp sự lâu bền cho nền văn hóa này. Một số lớn những tông phái và những hệ thống triết học đã hình thành và tất cả đều được biết một cách đúng đắn dưới cái tên gọi là Phật giáo. Rồi lại có một định nghĩa khác về Phật giáo, đó là một loại hình nghi lễ đã phát triển xung quanh giáo lý của Đức Phật và sau cùng đã nâng lên thành một tôn giáo . Dù Đức Phật có ý định hay không, giáo đoàn của Ngài cũng đã trở thành một tôn giáo mà người ta sẵn sàng trung thành, một tôn giáo có nghi lễ, tổ chức, đường lối, tiêu chuẩn riêng để quyết định điều gì đúng điều gì không đúng, đó là một loại Phật giáo khác. Nếu người ta phải tách rời các phương tiện này ra để cố gắng nghiên cứu sự tác động của cái gọi là Phật giáo lên đời sống hiện đại, thì chắc chắn sẽ là công việc rất lớn lao.

Phật Giáo trước những luận điểm khoa học

Tính toàn thiện của PG:   Cách đây hơn 25 thế kỷ, Đức Phật đã vận dụng phương thức tương tự khoa học quán sát thế giới nội tại bằng sự suy xét vô tư khách quan và khuyến khích các đệ tử của Ngài đừng chấp nhận bất cứ điều gì cho đến khi nào họ đã thực sự nghiên cứu và xác chứng tính thực tại của nó.  Giống như các nhà khoa học ngày nay không thể tuyên bố thực nghiệm của mình mà không thể thừa hưởng kinh nghiệm từ những người khác, Đức Phật không tuyên bố rằng sự chứng đắc giác ngộ là chỉ độc quyền dành riêng cho Ngài. Do đó, trong sự tiếp cận chân lý, Đức Phật đã có sự phân tích giống như các nhà khoa học ngày nay. Ngài đã thiết lập phương thức khoa học thực tiển cho việc đạt đến chân lý tối hậu và thực nghiệm giác ngộ.Phật giáo rất gần gũi với tinh thần khoa học, nhưng sẽ không đúng nếu cho rằng Phật giáo thì ngang hàng với khoa học. Sự thật rằng các ứng dụng thực tiển của khoa học có khả năng làm cho đời sống con người tiện nghi hơn và hưởng thụ hơn những điều trước đây chưa từng có. Khoa học đã làm cho con người bơi giỏi hơn cá, bay cao hơn chim và đi bộ trên mặt trăng. Tuy nhiên, phạm vi kiến thức chấp nhận trí tuệ khoa học ước lệ thì còn hạn chế trong các chứng minh thực tế. Và chân lý khoa học chịu sự biến đổi liên tục. Khoa học không thể giúp con người chế ngự tâm mình và cũng không đưa đến sự kiểm soát đạo đức và mục đích của cuộc sống. Mặc dù, khoa học có những sự kỳ diệu của nó, nhưng khoa học vẫn có nhiều mặt hạn chế mà ở đó Phật giáo đã vượt qua.

Khoa học mà không lương tâm (Science sans consceine)  Thường thì người ta nghe quá nhiều về khoa học và về những gì khoa học có thể làm được nhưng ít biết được những gì mà khoa học chưa hoặc không làm được. Kiến thức khoa học bị giới hạn bởi những thông tin nhận được ngang qua các giác quan. Nó không thể nhận thức chính xác những điều vượt quá giới hạn của giác quan. Chân lý khoa học được xây dựng trên các quan sát lo-gíc của các dữ kiện thuộc giác quan mà nó đang biến đổi liên tục. Do đó, chân lý khoa học là chân lý tương đối không có bền vững trước thách thức của thời gian và vì nhà khoa học đã nhận biết được sự thật này, nên luôn luôn sẳn lòng loại bỏ một học thuyết nếu như nó có thể được thay thế bởi một học thuyết khác tốt hơn.

Khoa học nỗ lực tìm hiểu thế giới bên ngoài và đã bới tìm bề mặt thế giới nội tại con người. Ngay cả khoa học về tâm lý cũng không thật sự tìm hiểu hết nguyên nhân sâu xa của các trạng thái bất an của con người. Khi con người nản lòng, chán ghét cuộc sống và thế giới nội tâm bị tràn ngập bởi xáo trộn và bất an, thì khoa học ngày nay không có nhiều phương tiện để giúp đỡ con người. Đối với môi trường sống xung quanh của con người, khoa học xã hội có thể cung ứng một mức độ hạnh phúc nhất định nào đó. Nhưng không giống như loài vật, con người đòi hỏi nhiều hơn sự tiện nghi thân thể và các nhu cầu giúp đối phó với khổ đau và xáo trộn nảy sinh từ thực tế hằng ngày.

Tâm siêu việt được Đức Phật phát triển thì không bị giới hạn bởi các thông tin cảm giác và vượt qua ngưỡng cửa lô-gíc trong sự giới hạn của nhận thức tương đối. Trái lại, khả năng hiểu biết của con người hoạt động trên cơ sở của những thông tin mà nó thu thập và tích chứa dù trong lãnh vực tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật. Đối với vấn đề tâm lý, thông tin này được thu thập xuyên qua các giác quan mà giác quan bị giới hạn trong nhiều phương diện. Những thông tin giới hạn được nhận thức khiến cho sự hiểu biết của chúng ta về thế giới bị méo mó. Trong tác phẩm "Learned Ignorance," của nhà học giả người Pháp Nicholas , Cusa đã viết:"Tất cả những kiến thức phô bày dựa trên các giác quan của chúng ta thì thật sự là sự không hiểu biết; và sự hiểu biết chân thật chỉ đạt được bởi sự lột bỏ tất cả những điều này cho đến khi chúng ta suy nghĩ mà không dùng các ý tưởng của giác quan" "Chân lý không phụ thuộc vào những vấn đề bên ngoài chúng ta mà chính ngay trong chúng ta. Chúng ta không thể hy vọng tìm thấy chân lý bằng kinh nghiệm, bằng nhận thức giác quan hoặc ngay cả bằng những lô-gích và lý lẽ. Có nhiều phương tiện để đạt được kiến thức nhưng đó chưa phải bằng nhận thức là chân lý. Chân lý phải thực sự đến từ sự nhận thức nội tại. Sách vở chỉ có thể khơi dậy tư tưởng và cho bạn kiến thức. Đối với chân lý, bạn phải quay mắt nhìn vào trong chính bạn. Vì vậy việc nghiên cứu kiến thức là một điều và nghiên cứu chân lý là một điều khác."

Lý thuyết và thực tế:     Một số người tự hào về sự việc mà họ biết rất nhiều. Thật tế là chúng ta biết càng ít thì chúng ta càng có nhiều sự giải thích, chúng ta càng biết nhiều thì chúng ta càng nhận biết nhiều hạn chế của chúng ta. Một học giả thông thái, khi viết xong một tác phẩm được xem là kiệt tác. Vị đó cảm thấy rằng tác phẩm này đã chứa đựng tất cả tinh túy văn học và triết học. Bởi lòng tự hào về sự đạt được của mình, người đó đã phô trương kiệt tác của mình đến một đồng nghiệp – người có trình độ kiến thức ngang hàng – với lời đề nghị rằng xin đánh giá chất lượng của tác phẩm này. Thay vì vậy, vị đồng nghiệp của vị này lại yêu cầu tác giả ghi trên một mẫu giấy tất cả những gì vị này đã biết và tất cả những gì đã không biết. Tác giả đắm chìm trong suy tư và sau một hồi lâu không thể viết ra được những điều nào mà mình đã biết cả. Rồi tới vấn đề thứ hai, vị ấy cũng không thể viết ra được tất cả những điều gì mà mình đã không biết. Cuối cùng trong bước cùng cực nhất, vị đó đã xuôi tay chịu thua và mới nhận thức ra rằng tất cả những gì anh ta đã biết đều thật sự là không biết.  Cùng với quan điểm này, Socrates, một triết gia nổi tiếng Athen của thế giới cổ đại, khi được hỏi những gì ông ta biết, ông ta chỉ trả lời rằng:"Tôi biết chỉ có một điều - là tôi không biết."

Tu tập ở đỉnh cao:  Phật giáo vượt trên khoa học hiện đại trong sự chấp nhận lãnh vực kiến thức rộng lớn hơn tinh thần khoa học. Phật giáo thừa nhận kiến thức xuất phát từ các giác quan cũng như những kinh nghiệm cá nhân đã được ngang qua sự tu dưỡng tâm. Bởi việc phát triển và tu tập tâm định tĩnh cao, thì thực nghiệm tôn giáo có thể được hiểu và được thực hiện. Sự chứng nghiệm không phải là một điều có thể hiểu được bởi hành động thí nghiệm hoặc thẩm sát qua kính hiển vi.  Trong Phật giáo, việc tu tập là quan trọng. Một người học nhiều nhưng không thực tập giống như người nói phương pháp nấu nướng từ một cẩm nang dạy nấu nướng đồ sộ mà không cố gắng để chuẩn bị nấu một món ăn thì cuốn sách cẩm nang không thể làm giảm cơn đói bụng được. Cũng thế, thực hành là điều kiện tiên quyết quan trọng trong việc giác ngộ mà trong vài trường phái Phật giáo như   Phật giáo có một hệ thống tu tập tâm hoàn hảo liên quan tới việc đạt trí tuệ trong bản chất các pháp để đưa đến sự giải thoát tối thượng – Niết-bàn. Hệ thống này vừa thực tiển, vừa khoa học. Nó bao hàm sự quán sát khách quan về các trạng thái tâm lý và tình cảm.Hơn một nhà khoa học, người tu học Phật như là một vị thẫm phán, một thiền giả quán sát thế giới nội tâm chính mình với chánh niệm.  Thực tiễn cuộc sống tinh thần cho thấy điều ấy.

Giải quyết và xoá bỏ hận thù

 Trước hận thù và khủng bố      Mặc dù những cuộc chiến tranh ý thức hệ hình như đã qua đi, giờ đây, nhiều cuộc chiến tranh đã bùng nổ dữ dội và tàn bạo hơn vì những xung đột tôn giáo và chủng tộc. Những cuộc đấu tranh dân quyền và xung đột chủng tộc đã trở thành phổ biến trên khắp thế giới. Thêm vào đó, sự khủng bố đã càng lúc càng phổ biến và hung bạo hơn. Sự kiện là, thế giới đã trở thành nhỏ hơn qua sự phát triển của kỹ thuật thông tin không những chỉ trong lãnh vực du lịch và truyền thông mà còn cả việc bành trướng chủ nghĩa khủng bố nữa. Bọn khủng bố đã lợi dụng phương tiện kỸ thuật truyền thông để tạo sự bất an cho con người trong khi di chuyển, du lịch, đồng thời cũng gia tăng sự nguy hiểm trong mọi quốc gia.

Lòng thù hận và sự bất tín lẫn nhau đã gia tăng mạnh mẽ bởi sự tranh chấp tài nguyên thiên nhiên. Cuộc chạy đua của lòng tham nhằm chiếm giữ tài nguyên thiên nhiên đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn gấp bội vì không những chỉ gây ra xung đột trong xã hội loài người mà còn ngay cả trong môi trường thiên nhiên. Một mặt, có nhiều vấn đề về môi sinh, và mặt khác, có sự gia tăng phá hoại giữa con người với nhau.Tất cả những vấn đề nầy đều bắt nguồn từ thái độ gây hấn, thiếu thân thiện, mà chúng đã được nuôi dưỡng bởi quyền lực mù quáng mà đạo Phật gọi là sân (dosa) và tham (lobha). Tham và sân là hai lực mạnh mẽ của tâm thức. Nhờ sự phát triển của kỸ thuật, đặc biệt là nền kỸ thuật cao (high technology) chuyên về thông tin và truyền thông, tham lam và sân hận đã lợi dụng nhiều phương tiện, dụng cụ hơn. KỸ thuật đã trở thành một tên tay sai của lòng tham và sân hận, và sự tiến bộ kỸ thuật, trong dạng thức phát triển kỸ nghệ đã hầu như chỉ phục vụ cho mục đích của chúng. Khoa học, kỸ thuật, và sự phát triển của kỸ thuật thông tin và truyền thông đã được dùng đến nhằm mê dẫn con người đến việc tiêu xài hoang phí cẩu thả, sự ngu dốt và say sưa, hơn là hướng về sự phát triển cá nhân hay là nâng cao phẩm chất của đời sống. Người ta đã sử dụng khoa học, kỸ thuật để tìm kiếm những điều mà họ thèm khát, và như thế đã tạo ra những sự bất hòa, tranh chấp. Lòng thù hận đã tràn đầy trong những cuộc xung đột tôn giáo và chủng tộc. Điều này lại càng được đẩy mạnh hơn bởi ảnh hưởng của lòng tham và sự giành giật tài nguyên thiên nhiên.

 Ái ngữ và Lắng nghe       Tham và sân đã từng là nguyên nhân của nhiều vấn đề của nhân loại, cả trong lãnh vực cá nhân cũng như xã hội, và ngay đến vấn đề môi sinh nữa. Vậy thì, để thực sự giải quyết những vấn đề nầy, chúng ta phải kiểm soát được tham và sân.Những điều kiện tự nhiên của tham và sân có thể dễ kiểm soát hơn, và dễ dập tắt hơn, nếu chúng không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thứ ba, mà đạo Phật gọi là kiến (ditthi), như quan điểm và tín ngưỡng. Ý thức hệ, tín ngưỡng tôn giáo và những giá trị xã hội là những khía cạnh của kiến. Khi nào lòng tham, sự giận dữ và lòng thù hận được tăng cường bằng đức tin và những giá trị xã hội, chúng sẽ có một hướng tiến rõ ràng, một thúc đẩy dẫn chúng tới những hành vi phá hoại hơn. Tham và sân, nếu được nuôi dưỡng và tiếp trợ bởi ảnh hưởng của tà kiến và đức tin mù quáng sẽ làm cho chúng khó giải quyết hơn. Ái ngữ và lắng nghe để cảm thông và giải quyết trọn vẹn.

 Tác ý cua PH:  Chấp vào những ý thức hệ và những giá trị xã hội khác nhau, cho dù có ý thức hay không, sẽ trở thành cộng nghiệp (nghiệp ở tầm mức xã hội), một hệ quả có ảnh hưởng rộng rãi. Nghiệp (kamma) thường có nghĩa là hành động, nhưng trong giáo lý đạo Phật, nó có ý nghĩa đặc biệt, chỉ những hành động có ý hướng, hay tác ý. Khi hành động được dựa trên một ý hướng xấu - như tham, sân, sợ hãi, và lừa dối - chúng sẽ được gọi là nghiệp bất thiện, sẽ dẫn tới những kết quả khó chịu, bất như ý. Khi hành động được dựa trên những ý hướng tốt - như bố thí, giúp đỡ, kiên nhẫn và trí tuệ - chúng sẽ được gọi là nghiệp thiện, sẽ dẫn tới những kết quả dễ chịu, như ý. Nghiệp không những vận hành ở bình diện cá nhân, mà còn ở bình diện tập thể nữa. Cả một đám đông có thể bị giục đẩy vào tình trạng giận dữ, kích động hay sợ hãi, và hành động của họ sẽ tùy thuộc vào trạng thái tinh thần đã ảnh hưởng họ. Những hành động tạo ra những kết quả tập thể sẽ ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Thí dụ như, khi một quốc gia chọn theo một giá trị xã hội xấu, như chủ nghĩa duy vật chẳng hạn, thì cả quốc gia phải nhận chịu hậu quả của giá trị xã hội đó, cho dù có chấp nhận nó một cách ý thức hay không. Những kết quả này ảnh hưởng tới từng cá nhân đến mức độ nào sẽ tùy thuộc vào mức độ mà mỗi cá nhân đã cam kết, liên hệ với giá trị xã hội đó, và cũng tùy thuộc vào phản ứng của mỗi người. Thế nên, cả xã hội có thể bị thúc đẩy theo một chiều hướng nào đó qua những tín ngưỡng và giá trị xã hội tập thể. Đó là lý do tại sao đạo Phật đã coi tín ngưỡng có một ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hành động nghiệp báo. Tham và sân sẽ trầm trọng hơn và khó kiểm soát hơn nếu chúng dựa trên tà kiến, mê tín, và những giá trị xã hội xấu. Ngược lại, tham và sân sẽ ở mức độ nhẹ hơn, dễ kiểm soát hơn, và có thể dập tắt hẳn nếu chúng dựa trên chánh kiến, chánh tín, và những giá trị xã hội tốt.

http://www.buddhismtoday.com/viet/phatdan/phatgiao_toancauhoa.htm

 


Vào mạng: 1-6-2007

Trở về mục “Phật Đản

Đầu trang