Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Sự Sinh (Jati) và Tái Sinh (Upapatti) theo Đức Phật
Trần Ngọc Ninh

Lời mở :

Bài dưới đây, trích từ cuốn sách "Đức Phật giữa chúng ta"(sắp xuất bản), kh6ng chủ đích giảng khoa học, mặc dầu khi nói về khoa học, tác giả đã theo những nhận xét và lý thuyết vững chắc nhất trong thời nay của môn vật lý, sinh học, sinh lý, tâm lý học (các danh từ có chua Pháp hay Anh ngữ). Chủ đích của bài này diễn giảng một điểm quan trọng giáo lý Phật giáo do chính Đức Phật dạy về sự thụ thai và sự khởi sinh của thức (sự thấy biết) ở con người. Trng những lời dạy này, đức Phật chấp nhận tin tưởng về luân hồi của dân gian Cổ-Aᮬ nhưng Ngài giảng lý duyên khởi (nhân duyên) là cơ bản của luân hồi và gạt bỏ tín ngưỡng về ngã (atta/atman) của đạo bà-la-môn (thờ thiên Chủ Brahman). Giáo lý Phật giáo vì thế không phải là một phép tu (bốn cách Yga + thờ cúng) để cầu Trời giúp cho được lên ở cõi Trời, mà là một con đường sống trong đức hạnh (Giới luật) nói sự thật, nghĩ trong sạch, tu tâm và tập thiền theo phép tự nhiên, với lời nguyện là tự mình tìm sự giải thoát cho mình và trên đường đời, dắt giúp dạy các người khác cho họ biết con đường sáng của đời để đi lên Đạo. Các lời dạy của đức Phật có dẫn lời kinh (Sutta), dịch và giảng (với chú thích Pali ngữ).

Giaó lý không giống khoa học trước hết vì Giáo lý dạy phép sống, phép tu, sau là vì đức Phật giảng dạy trước ta hơn 2600 năm khi chưa có khoa học. Sự lạ là kiến thức của đức Phật khác xa ý hệ đương thời của đạo Brahman và nhiều khi rất gần khoa học đời nay. Tất cả các kinh được dẫn đều rút từ Kinh tạng và thuộc lớp xưa nhất của Phật giáo do 500 cao đồ của đức Thế Tôn chép lại, dưới sự chủ tọa và dẫn dắt của ba vị A-la-hán là maha Ca-diếp, Ananda và Upali. Riêng trong bài này, trong những phần dẫn Kinh Phậtnhững chữ hay đoạn câu đặt trong hai dấu móc cong (…) là của tác giả viết thêm vào lời Kinh để dẫn giải theo sự hiểu biết khoa học ở cuối thế kỷ XX. Những đoạn tóm lược được đặt trong dấu ngoặc thẳng (…)

Sự tái sinh (sinh ra vào một kiếp khác, một cuộc đời khác) có hai diện : Một diện do Nghiệp là Kamma Bhava, Quá trình Nghiệp sinhvà một diện trực tiếp có thể g5I là sinh học, không dính đến Nghiệp và không thuộc về mặt tôn giáo là Upapatti Bhava. Tôi dịch là quá trình sinh hay tái sinh.

Kinh Trung Bộ (Majjhima nikaya) số 38, đầu đề là Đại kinh Đoạn Tận A(Mahatanha, Sankhaya Suttam (Tanha = khát ái, tham ái, ái ; Sankhaya : đoạn diệt tiêu trừ) có một đoạn đức Thế Tôn giảng về sự thụ thai. Tôi viết lại theo ngôn ngữ đời nay trước rồi chép lại theo nguyên bản sau :

Này các con : (một đời sống mới bắt đầu) với sự hình thành của một cái phôi rồi nở thành một cái thai, khi nào có sự tụ hội của ba yếu tố, yếu tố thuộc cơ thể sinh lý của người vợ, yếu tố giao hợp thuộc cả vợ cả chồng, và yếu tố không thuộc ai cả gọi là gandhabha.

Trước hết, người mẹ phải ở trong thời kỳ có thể thụ thai (Nói the khoa học, người đàn bà đang trong kỳ rụng trứng, đồng thời các chất nội tiết sinh dục của nữ nhân gồm hai Hormon chính là Estrogen và Progesteron là niêm dạ con dầy lên, có nhiều nếp và ngấm nước với các muối dưới hình thức điện giải hay ion để sửa soạn nhận, giữ và nuôi dưỡng cái trứng nếu có sự thụ tinh. Thời kỳ thụ thai vào khoảng ba bốn ngày trước và sau lúc trứng bắn ra từ một cái tiểu nang đã chín của buồng trứng : thường có mấy cái tiểu nang cùng nở đều ở mỗi buồng trứng và vỡ ra theo nhau trong ngày. Ngày rụng trứng ở khoảng giữa hai kỳ thấy kinh chừng 16-12 ngày trước khi có kinh nguyệt ; mấy giờ sau khi rụng trứng thì nhiệt độ thân thể đo ở hậu môn bắt đầu tăng lên 5-10 li.

Có kinh thì nhiệt độ lại hạ xuống cho đến ngày rụng trứng sau.

Mỗi lần có kinh là dấu hiệu rằng tháng ấy không có sự thụ thai ; niêm tử cung róc ra làm chảy máu trung bình trong ba bốn ngày.

Thứ hai : đúng vào thời kỳ ấy có sự giao hợp của cha mẹ (người nam và người nữ). Tinh khí của người nam xuất ra có rất nhiều "Tinh trùng" là những tế bào sinh dục đực đã trưởng thành, chín muồi và lành mạnh có thể di chuyển trên niêm tử cung vào đến ống trứng (noãn đạo). Nếu gặp một noãn bào tức là cái trứng mới rụng đang được niêm của ống trứng đưa đẩy về phiá tử cung thì có thể có sự phối hợp giữa tinh trùng và noãn bào nếu có những điều kiện thuận lợi. Tinh trùng nhập vào noãn bào và đổ nhân vào nhân của noãn bào.

Yếu tố cần thiết thứ ba được đức Phật gọi là Gandhabba, phải có nó thì sự gia hợp đúng kỳ mới cho phép có sự thụ thai.

Gandhabba là gì, ngày nay không ai biết Hòa thượng Minh Châu dịch là hương ấm trong Kinh Trung Bộ. Ông Phạm Kim Khánh cũng dịch đoạn kinh ấy trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Narada Thera và gọi là "Chúng tử". Cả hai vị dịch giả đều có chua chữ Pali "Gandhabba" tôi nghĩ là vì hai danh từ Hán-Việt đều được biết là gượng, là tạm và đều không phải là cái mà đức Phật nói, mà chính đức Phật khi dùng từ ấy không giải thích ra rằng :

1. Gandhabba không thuộc từ vựng Phật giáo, kh6ng phải là một ý niệm như uẩn (Khandha), hành (samkhara), Niết bàn (Nibbana) v.v… có tính cách hoàn toàn Phật giáo, không liên hệ đế ý hệ Veda, và ở trong sự biết siêu việt hay trong tư tưởng vi diệu của một mình đức Thế Tôn sau khi đã đạt Anuttara samma sambodhi (Vô thượng Chính đẳng Chính giác).

_________

  • Tôi dùng chữ "man rợ" theo nghĩa của từ "Sauvage" trong học thuyết Claude Levi Strauss (La Pensée Sauvage) tức là hoàn toàn không có sự khinh thường trịch thượng.

Các Gandhabba đều là nam thần (hay nam qui) mặc áo có mùi hương và có tóc dài quăn như sóng lượn. Chúng lấy những nữ thần (hay nữ quỉ) ở các dòng suối và dòng sông trong rừng gọi là Apsara làm vợ, sự kiện áo có hương thơm gandha chưa đủ để gọi tên chúng là Gandhabba (gọi chúng là thần hay là quỷ đều sai cả).
Gandhabba là tên gọi chúng trng Kinh Pali của Phật giáo. Trong Rig Veda và Atharva Veda, tên Sankrit là (Gandharva), trong các kinh của Đạo Jaina cũng có nói đến chúng.

2. Gandhabba phải là một từ khá thông thường và thông dụng ở Bắc Aᮠtrong thời đức Phật, vì thế có thể chỉ một cái gỉ mà người ta tin là có thực trong cái tuổi man rợ (1) tiền khoa học của một vựa văn hóa như nhiều người ngày nay còn nói "sinh lực", "hồn phách", "khí huyết", "thận suy", "từ lực động vật" v.v… mà không đặt vấn đề ; hoặc rất có thể là một cái gì trong tín ngưỡng thần linh dính dấp đến hệ thống Thánh thần được thờ phượng được sợ sệt hay tin là có thể cứu độ riêng mình hay gia đình mình.

Vì những suy tư trên, tôi loại từ "Chủng tử" ra, vì trong Hán văn Chủng tử có nghĩa riêng của nó, hơn nữa, có một lúc người ta đã gán cho từ ấy một ý nghĩa khoa học thời đại, nay đã thành cổ hủ vì sai lầm.

Gandhabba có thể dịch là hương ấm không ? Tôi ngả về cách dịch này hơn vì thứ tự là chẳng hiểu hương ấm là cái gì cả. Thà rằng mù mịt thì chịu là mù mịt, còn hơn là tưởng rằng mình hiểu mà cả đến cái tưởng ấy cũng sai lầm. Tìm trong tự điển pali và Sanskrit thì đều không có chữ Gandhabba của Kinh Trung Bộ mặc dù tôi đã tra đến những bộ Từ điển dịch Anh văn lớn nhất, là cuốn Pali-Anh của Hội văn bản Pali (PTS ; tác giả T.W Rhys Davids và William Stede, 1979 với sự cộng tác của nhiều học giả Anh, Đức, Pháp….) và cuốn Sanskrit – Anh của Monier Williams (do Nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành, cũng với sự giúp đỡ của nhiều nhà AᮠĐộ học của nhiều nước) !

Nhưng lại thấy danh từ Pàli và Sankrit : Gandha, nghĩa là "Mùi hương", của hoa, nước hoa, và cũng có thể là tất cả những mùi tanh hôi, thối khắm mà ta thấy và phân biệt bằng mũi. Mùi là một tính chất thuộc sắc, Rupa mà ta biết được nhờ một "Căn" (giác quan) là cái mũi, với thần kinh khứu giác đưa lên não ở phần gọi là tị não tại vỏ não để nhận định, đánh giá và ghi nhớ.

Gandhabba có liên hệ từ nguyên gì với Gandha không ? Nếu có thì cách dịch bằngg từ hương ấm có thể có thêm một lý do có lẽ chính đáng hơn là lý do riêng mà tôi đã rất xấu hổ nêu lên ở đoạn trên. Nhưng liên hệ từ nguyên cũng chỉ là một sự tưởng tượng vô phí của tôi. Từ điển của PTS rất mạnh về từ nguyên cũng không nói gì đến chuyện này.

Gandhabba Sanskrit : ganhdarva (2)còn là một lại phi thiên, phi nhân giữa trời và người, trong trật tự và thứ bực quỉ thần của cổ AᮠĐộ Gandhava càn-thát-bàđứng dưới các Asura (Atula) và trên các Raksasa (Dạ xoa) Gandharva ở trên trời, tức là trong không khí và các dòng nước trời, nhiệm vụ của chúng ta là giữ thuốc trường sinh Soma, nhưng vào thời Veda có một lần thần Indra (Đế Thích) nhờ con chim thần Garuda đã bổ xuống cướp bình thuốc Soma, đem đi và chia cho các thiên theo mình cùng uống để tăng thêm sức mạnh và trẻ mãi không già. Nguồn gốc của Soma là một cái cây mà các Gandharva biết ; ép lá cây hay rễ cây ra lấy nước làm thuốc là một thuật mà chỉ có dòng Gandharva làm chủ vì thế người ta tin rằng Gandharva giỏi về y thuật. Qua Soma, các Gandharva có thể có liên hệ uyên nguyên với Mặt Trăng vì Mặt Trăng (3), ngoài cái tên là Candra (sáng) cũng được gọi là Soma (trong Kinh Atharva Veda) và nước Soma cũng được tả là trong sáng (indu ; giọt nước trong sáng) như sáng trăng.

Không biết vì lý do gì, Gandharva thích đi the đàn bà con gái trên mặt đất và có một sức quyến rũ lạ lùng, có lẽ thần bí ; tín ngưỡng bình dân từ xưa cho rằng chúng có thể nhập vào đàn bà và làm người này phát điên, nhưng thường thì chúng chỉ ám chỉ để thỏa mãn nhục dục, nhất là những cô đến tuổi lấy chồng (cũng như Agni thần lửa), nên trong các lễ cưới, người ta phải lễ Gandharva cũng như lễ Agni. Kinh Rig Veda (X, 10, 4) nói rằng Gandharva là cha của người nam và người nữ đầu tiên là yama và Yami. Phải chăng vì thế mà có một tin tưởng bình dân rằng "vợ chồng ăn nằm với nhau nếu không gặp dịp có mặt không hình của Gandharva thì không thể có con được, dầu cả hai đều mạnh khỏe đều cầu mong, và đều biết tính đúng thời kỳ rụng trứng của người đàn bà. Phải chăng trong đám cưới, người ta phải lễ lạc các ông Càn-thát-bà này để vừa được yên ổn lại chóng có con ? Đây chỉ là những ý nghĩa riêng tư để tìm hiểu từ (Gandhabba) mà đức Phật nói trong Kinh. Dĩ nhiên rằng, trong những lời của đức Phật, có những ý kiến rất khách quan thích hợp với khoa học hiện đại, nhưng sự dùng từ Gandhabba để chỉ một yếu tố cần thiết nhưng bí ẩn trong sự thụ thai là một điều mà ngày nay ta có thể bỏ đi được. Sự xác suất may rủi đủ để giảng giải cho ta vì sao, như người ta nói thông thường, có người mắn có người muộn, không phải mỗi lần "dính" là một lần phải có bầu : Sự dễ hay khó thụ thai có một phần vì sự di truyền, một phần lệ thuộc vào sinh lý cá nhân với những yếu tố còn chưa đong đo, ước lượng được trong mỗi lúc và vì thế, còn là chỗ để cho những người dễ tin đi lễ bái, cầu tự hay hỏi các ông thầy địa lý và tướng số. Sự tham, sự si là con của vô minh thời nay cũng như khi đức Phật còn đang đích thân giảng dạy Giáo pháp (4).

Nguyên văn lời của đức Phật như sau :

Này các Tỳ kheo : Sự thụ thai có, khi có sự có mặt hòa hợp của đủ ba yếu tố. Nếu có sự giao hợp vào đúng kỳ có thể thụ thai của người vợ, nhưng Gandhabba không hiện tiền, thì không có thai được. Nhưng nếu có Gandhabba thì sự giao hợp trong đúng kỳ người vợ có thể thụ thai, sẽ có thai.

Sau đó thì đức Phật nói đến sự mang thai kéo dài hơn chíntháng (tháng theo lịch AᮠĐộ) và sự sinh đẻ. Trong suốt thời kỳ này, Ngài nói đến sự lo âu liên tục và dằng dặc của người mẹ, khi hoài thai và lúc sinh nở. Sự nuôi bào thai trong bụng, Ngài nói là bằng máu của mẹ. Sau khi sanh đẻ đã vuông tròn, mẹ cho con bú, Ngài lại nói rằng sữa của mẹ cũng là máu mẹ đối với sự hiểu biết đương thời ở Bắc Aᮬ những quan niệm này thực là tiến bộ, không xa lắm với học thuyết phân tâm của phương Tây (5) . Giáo lý đã có ở đây, vì những liên hệ tâm lý sinh lý giữa mẹ và con cũng là những ràng buộc cố kết, rất chặt rất mạnh trong ý thức của mẹ và rất nặng rất

________

Trong tin tưởng cổ Aᮬ trời có hai con mắt, mắt ngày là mặt trời, tên thần thoại là Surya, mắt đêm là Candra, Soma. Tiếng Việt nam thường nói là mặt trời và mặt trăng nhưng xưa cũng nói là mắt trời và mắt trăng (* tlăng). Quan niệm mắt trời và mắt trăng khác hẳn quan niệm Nhật Nguyệt của Hán Ngữ (trong chữ nguyệt cũng có thể là hình con mắt). Trăng cũng như Candra là nam thần ; ta nói Ông Trăng (Ông Giăng).
 

sâu trong tiềm thức của con . Sự xúc, sự cảm, sự thụ tạo ra những niềm vui nỗi nhớ, những giờ phút yên ổn thanh bình, những êm đềm thích thú, những thỏa mãn no đủ và những phản xạ điều kiện nguyên ủy của huyền ảo vô thường, đau khổ và vô ngã, dẫn dắt đứa trẻ mà tình mẹ yêu dấu nâng niu bắt đầu chìm vào những chấp thủ, những quan niệm chủ quan cố định, những mong ước vĩnh cửu vô vọng, những ảo tưởng huyền hoặc dầy đặc.

Đứa trẻ ấy (đức Phật nói tiếp) lớn lên thì các căn (giác quan) cũng phát triển thành thuần thục (tinh nhanh) hơn cưỡi nhận thức rành rọt hơn. Nó chơi với những trẻ khác cùng lứa tuổi kéo cái cầy nhỏ, đánh con khăng, chơi nhào lộn, quay chong chóng, lấy lá dong đổ, cưỡi xe nhỏ bắn cung tre. Này các con ! Đứa trẻ lớn lên các căn của nó __________

Còn có một ý kiến nói về nội dung của từ Gandhabba ; theo Tỳ khưu Nârammoli (và Tỳ khưu Bodhi) trong bản dịch Majjhima Nikâya mới của hai ông (the Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom Publ, Boston, 1995). Lời giảng của Buddhaghosa trong sách Majjhima Nikâya Atthakathà (Papancasudani), 4 quyển in 73 Rangoon 1957, được kể và gandhabba được giải là sinh vật sắp tái sinh kh6ng phải là một hồn ma đứng chầu rià cạnh một cặp vợ chồng đang giao hợp để đột nhập vào trú trong cái trứng đã thụ tinh, mà là một sinh vật (?) nặng nghiệp hướng vào cái đích ấy mà đầu thai.


Một chú thích của HT. Thích Minh Châu có lẽ cũng theo thuyết này "Gandhabba" là loài hữu tình vào trong bào thai, loài hữu tình sắp sửa nhập thai. (Tatrua pake-satta)".

Buddhaghosa có uy tín rất lớn trong việc giảng kinh. Tuy nhiên tôi vẫn thấy không thỏa đáng, vì đức Phật nói rõ là 3 yếu tố để sự thụ tinh có kết quả tốt là 3 yếu tố xảy ra hay hiện hữu tại chỗ đồng thời.

Ngài giảng về sự tập khởi và đoạn diệt tham ái để đoạn diệt sự (tái) sinh và chấm dứt khổ uẩn nếu Gandhabba mang nghiệp sẵn thì sự giảng này mất hiệu quả theo thiển ý, sự thụ tinh của noãn bào là một sự kiện sinh học. Sau khi thụ tinh (ở loài gà thì ta nói là trứng có đực) những biến động trong cái trứng để bắt đầu nở thành phôi (embryo) đòi hỏi những điều kiện bên trong (sự thích hợp giữa tế bào sinh sản đực và cái, phải cùng giống, cùng chín, cùng lành mạnh, cũng đầy đủ Gen-hệ và không tiêu diệt nhau) và những điều kiện bên ngoài (nhiệt độ thuận lợi, không bị kích động mạnh, không bị xung kích bởi chất độc hay virút, có đủ thức ăn thích hợp…) Ở các loài vật, trứng đã thụ tinh bị thối nhiều lắm, cá và ếch nhái mất đi cả triệu trứng mỗi lứa; gà vịt cũng hỏng nhiều; người cũng bị, chỉ mới gần đây, các điều kiện môi trường để nở trứng mới được định rõ, các bệnh của phôi chỉ m71I được học hỏi ở một bậc "phôi thai" vì những lý do sinh học ấy, tôi nghĩ rằng sự đầu thai của một cái "Nhân" bị hướng dẫn bởi nghiệp Karma hay khát ái Tanhâ, chấp thủ upâdâna thành một Bhava chỉ thực hiện và thành tựu khi cái phôi (có sắc tức hình hài cấu tạo và có danh tức toàn bộ cơ năng và khả năng tiềm tàng trong cơ cấu sinh hóa) có cơ hiện sinh (phát triển tăng trưởng và sinh hoạt ; lớn lên già, chết ) được. Trong khoảng khắc của đời sống ấy, cá nhân sinh ra sẽ nẩy nở một tâm thức và chịu đựng sự quả báo của nghiệp trong cảnh giới của một kiếp hiện sinh mới.

Đây là ý nghĩ thô thiển của tôi. Tôi đã cố trình bày một cách sơ lược giản dị ch cho dễ hiểu, mà biết rằng còn nhiều điểm tối tăm vì mới mẻ trong cái khung cảnh của giáo lý tôi không có cách gì để chứng minh rằng thuyết này đúng hay sai. Những sự kiện khoa học trong thuyết thì đã chứng nghiệm, nhưng chỉ ở trong giai đoạn hiện đại, tương lai có thể hoặc phong phú hơn, hoặc bị đào thải chỗ này, chỗ nọ. Nhưng phần giáo lý là phần đòi hỏi lòng tin và không có thể có kiểm chứng bằng những thí nghiệm hoặc minh bạch bằng những đo lường được như khoa học.

Phân tâm học của Sigmund Freud nói rằng sự cho con bú kéo dài thời kỳ nuôi con bằng cuống rốn. Cai sữa là sự cắt rốn lần thứ hai. Cuống rốn và vú sữa là hai giai đoạn của sự phụ thuộc sinh lý tâm lý của con vào mẹ ; ngược lại, mẹ cũng coi con là máu xương của mình.


(được luyện tập trong những trò chơi) sẽ mỗi ngày một tinh nhuần hơn, năm món dục lạc nó sẽ hưởng thụ đầy đủ trọn vẹn hơn ; mắt nhìn thấy sắc và nhận thức ra sự đáng yêu, đáng thích, đáng muốn, đáng được (của một vài hình hài mầu sắc) khêu gợi, kích thích

tình dục ; tai nghe thấy những tiếng, những giọng và nhận thức ra những thanh âm, mũi ngửi thấy những mùi những hương và nhận thức ra…, lưỡi nếm thấy những ngọt những bùi, da thịt trên thân mình đụng chạm thấy những mịn màng những mát mẻ hay sần sùi, ấm áp, và nhận thức ra sự đáng yêu, đáng thích, đáng muốn, đáng được của một vài cảm xúc khêu gợi kích thích tình dục.

Khi trong con mắt nó đã biết (thèm muốn) khát ái cái đẹp, ruồng bỏ cái xấu, thì từ đó nó sống, niệm không yên tịnh, tâm trí hẹp hòi, nó không còn có thể như thật tuệ tri để cảm (tâm) và thấy (tuệ) sáng suốt (không thiên lệch) giải thoát ; nó không thể diệt trừ được trong tâm trí các (ý niệm) pháp xấu xa không tốt (một cách dứt khoát hoàn toàn) vô dư như vậy vì đã chớm (có sự phân biệt cái yêu, cái ghét) có sự thân sơ, xuôi ngược, dẫn đến sự tham, si sân, khi khởi lên một cảm thụ (hoặc sướng hoặc khổ, hay không sướng không khổ) lạc thụ, khổ thụ, hoặc bất lạc, bất khổ thụ, nó sẽ tùy theo mà đón nhận hay lẩn tránh sự cảm thụ, do duyên ấy, nên muốn vui (dục hi) mà có. Do duyên tâm muốn có để vui (chấp) thủ tập khởi (khởi sinh). Do duyên thủ, hữu tập khởi (khởi sinh). Do duyên hữu, sinh tập khởi. Do duyên sinh, già chết tập khởi với sầu ; với bi, với khổ, với (lo) ưu với (buồn) não. Đó là tất cả quá trình tập khởi của khổ uẩn.

Khi trong tai, (cũng như trên)

Khi trong mũi (như trên)

Khi trên lưỡi và trong miệng (như trên)

Khi trên da thịt thân thể (như trên)

Đó là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn.

Câu trên được nhắc đi nhắc lại với mỗi căn và mỗi thủ uẩn, trong các kinh, sự nhắc lại rất thông thường. Vì nhu cầu tụng niệm nên nhắc lại, mà kinh là để tụng và niệm. Nhưng cũng còn vì thời xưa, cách ta hơn hai nghìn sáu trăm năm, sự ấn loát hoàn toàn không có, người ta chưa biết làm giấy nên AᮠĐộ lấy lá gồi khô (ở Sumer thì dùng đất đập thành miếng vuông viết lúc đất còn mềm rồi đem đi nung ; ở Trung Hoa thì chẻ tre xanh thành những tấm thẻ dài rồi dùng ngòi sắt mà vạch lên thành những nét, công phu và khó khăn biết là chừng nào ! Vì thế mà những lời dạy của khổng Tử chỉ được chép khô khan ngắn ngủi, lèo tèo. Có độc một cuốn Luận Ngữ. Đức Phật chỉ nói thôi, rồi các môn đồ phải học thuộc lòng để rồi cùng tụng mỗi ngày cho nhớ không sai, không sót thành ba bộ (tạng) Kinh, Luật, Luận !

Nhưng nhiều khi như trong trường hợp này, đức Phật nhắc nhiều lần, còn là để nhấn mạnh và bắt các môn đồ phải chú hết tâm trí, vì sự quan trọng then chốt của vấn đề :

Đây là sự tập khổ của toàn bộ khổ uẩn, có nghĩa là :

Đây là lời giảng tối hậu về chân lý của Khổ đế, hay nói theo kiểu các triết gia phương Tây :

Đây là nền móng cơ sở của bản thể luật Phật giáo.

Khi sự thụ tinh thành tựu, vì cơ duyên sinh học trong những điều kiện lý hoá chặt chẽ, những giới hạn không di dịch cho mỗi loài sinh vật, (ở ngoài sự hiểu biết của cặp nam nữ chỉ hành động vì tình cảm và dục vọng), thì một noãn bào thu nhận một tinh trùng và trong hột nhân của nó, các sắc thể nam (6) trộn lẫn với các sắc thể nữ. Noãn bào (cái) có đực thành một tế bào mới vẫn gọi là "trứng" bề ngoài không khác gì cái trứng tức noãn bào chưa có đực, nhưng về phương diện khoa học thì có gấp đôi số sắc thể của noãn bào hay của tinh trùng. Số sắc thể của một tế bà sinh sản khi đã hoàn thành ở giai đoạn chót và được coi là chín muồi, bằng nhau ở tế bào nam cũng như ở tế bào nữ (không kể một sắc thể nhỏ đơn độc gọi là sắc thể Y để biệt lập ra với các sắc thể kia gọi chung là sắc thể X). Thí dụ như trong loài người thì noãn bào có 23 sắc thể X tinh trùng cũng có 23 sắc thể X 23 X hoặc 22 X + Y ) hợp lại làm thành trứng để nở, thì trong trứng có 46 sắc thể làm thành 23 đôi (cặp) nhưng cứ 2 trứng thì có một trứng có sắc thể Y ( sẽ thành người nam ) và một không có sắc thể Y ( sẽ thành người nữ ). Có đủ 46 sắc thể X rồi ( 46 X hay 45 X + Y ) thì trứng đầy đủ điều kiện bên trong để nẩy nở thành một cái phôi, rồi lớn dần thành cái thai, và là một cái nhân, một con người.

Bốn mươi sáu X ( có hay không có Y ) chứa đựng tất cả cái tiềm năng để làm ra một cơ thể sống có hình thể, cấu tạo và cấu trúc của một con vật thuộc loài người,với những điểm đặc thù chia xẻ giữa người cha và người mẹ, trên lý thuyết ngang nhau nhưng trong thực tế của sự di truyền thì trong chi tiết có sự thiên lệch, khi thì ngã cha nhiều mẹ ít,khi thì ngã cha ít mẹ nhiều vì theo những nhận xét xác suất của Mendel có khi tính cha thắng thế và mẹ phải lùi nghĩa là bị che lấp, có khi tính của dòng mẹ thắng, được lộ ra, và tính của dòng cha lại phải chìm xuống.

Sự thất thế không phải là bị tiêu diệt cái tính thua chỉ bị dìm xuống, bị phủ lên một vài cá nhân, hay đúng hơn ở số đông các con của đôi vợ chồng nhưng ở một hai đứa trong đám anh chị em của thế hệ ấy, có thể cái tính yếu thế lại lộ ra nguyên vẹn, thuần nhất, hoặc sang một thế hệ sau, lại thấy có một đứa cháu ai cũng nhận ra là giống ông hay giống bà, bên nội hoặc bên ngoại. Những sự giống nhau này không phải là nghiệp báo mà là di truyền, một ngành sinh học có lẽ đã nói lên được sự chính xác và vững chắc của hóa học và toán học. Tôi muốn nói thêm rằng những bệnh gia đình và những triệu chứng quái dị, hoàn toàn không phải do mồ mả địa lý, không phải là tại nghiệp chứng hay sự kém âm đức của cha mẹ hay dòng họ, mà là kết quả của những nguyên nhân vật chất, tâm thần, sinh lý hay xã hội, trong đó sự di truyền có một vai trò nhiều khi quan trọng hơn nguời ta tưởng. Dầu sao trong những vấn đề này, phải nghĩ đến Y học, khoa học chứ đừng sợ hãi vô lý với những truyện kỳ kiểu Lĩnh Nam Chích Quái hay hoàn toàn bịa đặt như truyện hồn ai du địa phủ của một thời đại đã hoàn toàn thuộc về quá khứ, về lịch sử.

__________

  • Sắc thể = Chromsome, sắc tố = Chromatin.

Sắc thể và sắc tố là danh từ khoa học (sinh học) dạng vị (sắc) tuy cũng nghĩa là mầu (sắc) nhưng không liên hệ gì với sắc Rupa của kinh Phật. Sắc tố là chất bắt mầu trong cấu tạo của nhân tế bào. Khi tế bào phân sinh, thì sắc tố kết tụ thành những khác biệt lập gọi là sắc thể (Chromsome).

Hơn nữa tôi còn nghĩ rằng không phải ai ai sinh ra cũng đều phải mang một cái nghiệp kiếp trước của một người không quen biết, nghiệp báo truyền kiếp là những chuyện hãn hữu, không thể kiểm chứng và hầu hết chỉ là những thoại hay dật truyện.

Đức Phật Chính đẳng Chính giác, vị Đạo sư Vô thượng của loài người ở Đông Nam Châu Á và của dân Việt Nam từ hơn hai mươi sáu bách niên kỷ tới nay, không hề bao giờ nói rằng có một cái hồn nặng nghiệp hay một cái thức còn vương tham ái chấp mê, sau khi rời khỏi một cái xác hôi thối, đã lang thang bụi đời để kiếm chỗ đầu thai, hay đã bị một ông phán quan, biện lý hay công tố tối cao trong tòa án âm phủ, bắt phải luân hồi trong lốt chó mèo, nô dịch hay dân đen của nước Việt Nam và bị một con quỷ đầu trâu mặt ngựa điệu đến chỗ đi đầy để chui vào chịu tội.

Tuy có một cái Gen hệ (genom) di sản của cha mẹ có khi cấu nhiễm và đôi khi có mang dấu vết của những khuynh hướng dòng dõi họ hàng, tuy có thể bị ám bởi một cái nghiệp, âm u trước con mắt trần tục của ta nhưng vẫn vận hành chuyển động như một guồng máy đã bị tháo mở cho quay trong cái cảnh giới của sự sinh hoạt lân cận, đứa trẻ sinh ra không có tội và không phải đền tội cho ai, dẫu là cha mẹ nó hay là một người nào đó ở một thời trước mà tín ngưỡng cho là chính nó. Tất cả các trẻ sinh ra đều trong trắng, không có tỳ, không có tật, không có tội, hơn nữa, tất cả đều sinh ra với một Phật tâm sáng suốt, không thiên lệch, không đố kỵ, không phân biệt; có hàm chứa cái mầm của Tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỉ, xả, không có ngã mạn, chưa biết chấp trước, không có định kiến về lợi hại, về thiện ác, về tâm vật, về người ta.

Còn một điều nữa tôi muốn và thấy cần phải nói thêm, là khoa học và Đạo giáo ở hai diện khác nhau, tuy song song với nhau và có thể tiếp cận nhau nhưng không bao giờ có thể nhập làm một. Đối tượng của khoa học là vật chất. Đối tượng của Đạo là tinh thần, Khoa học quán và khảo cái chung.

Đạo tự khép trong cái riêng: một cá nhân, hay một cộng đồng cùng đạo trong loài người, loài người cũng bị chia làm hai khối. Ta là những người có đạo, và Chúng là hầm bà lằng tất cả những người ngoại đạo. Chỉ có đạo Phật là bao gồm và được gửi cho tất cả chúng sinh, người vật và quỷ thần ở ba cõi trong thế giới Sa-bà và còn mở rộng ra tất cả các thiên hà của vũ trụ. Nhưng chân lý của đạo không phải chân lý của khoa học, tuy rằng theo ý tôi, giáo lý của đức Phật, từ nguyên thủy cho đến những phát triển của Trung Quán và Duy Thức, không đi ngược lại khoa học mà chỉ có khoa học có khi đi ngược lại giáo lý trong sự khảo (xung kích sát sinh) và sự hành (phá hoại) mà thôi.

Di truyền học (Genetique) trong giai đoạn cổ điển của Mendel và Morgan cũng như trong giai đoạn sinh học molecula (molecular biology) của Pauling và Crick với Watsn giảng về sự truyền tính – nói theo ngôn từ đạo thì là truyền tướng–đã cho phép đoán định được tương lai bằng toán xác suất (probability calculus) và giảng được rất _______

(7) Việt Ngữ và Hán Ngữ không có chữ tương đương với General, Chung, tống, toàn, đồng …. Mỗi chữ mang một ý trong nội dung của general nhưng không chữ nào có cái ý là một khái niệm trừu h1a abstrait, abstracted) từ một toàn thể. Chữ chung ở câu này là general, không phải là commun.

nhiều hiện tượng sau khi đặt ra thuyết cơ cấu xoắn kép (double helix) của DNA trong sắc thể (8). Chính đức Phật đã nhận sự di truyền do cha mẹ và giảng rằng giai cấp trong xã hội không di truyền. Lời giảng đó không những có một ý nghĩa xã hội và một tầm vóc cách mệnh, mà còn là sự khẳng định rằng chỉ có vật chất hữu hình hữu cơ và những gì có căn bản và cơ sở ở vật chất cơ hữu ấy mới thuộc phạm vi của sự di truyền. Giáo lý nhận sự di truyền là người thợ đổ nền nhà nhưng sự hiện sinh, từ lúc lọt lòng mẹ, được gia đình nâng niu, chiều chuộng lớn lên chơi đánh đình đánh đáo với các bạn trẻ khác (8B) rồi được đi học, nhờ những đụng chạm cọ xát mà được rèn rũa, giáo dục, mới là người thợ xây nhà. Đó là ý nghĩ của đức Phật khi Ngài nói đến sự nuôi dưỡng đứa trẻ trong tử cung và sau khi lọt lòng bằng máu và bằng sữa của mẹ, rồi những trò chơi của trẻ con và sự phát khởi của thức (Vinnâna) : thức nẩy nở ra rất sớm, ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra đời, ở ngoài tử cung của mẹ, trong bầu không khí tự nhiên mà đứa trẻ phải lấy vào trong cơ thể qua sự thở bằng phổi sau những tiếng khóc lớn đầu tiên để mở các túi không khí nhỏ trong hai lá phổi và khai thông các mạch máu của tiểu tuần hoàn, phân cách hệ tuần hoàn hô hấp này với tuần hoàn lớn chủ về sự nuôi dưỡng cơ thể. Phân tâm học mới sau S.Freud, theo thuyết của Anna Freud cho rằng trong những tuần cuối cùng của đời sống nội cung, bào thai đã bắt đầu có cảm giác và tích giữ những cảm giác sơ khởi ấy trong tiềm thức, làm thành những hình ảnh khoái lạc mà Thiên chúa giáo giảng là Thiên đường.

Huyền thuyết tôn giáo trong Cựu Ước Thư kể rằng vì phạm tội nên hai người nguyên thủy do Thiên Chúa tạo ra là Adam và Eva đã bị đuổi ra khỏi Thiên đường và từ đó bị phạt là "phải kiếm ăn (tìm được miếng bánh mì) bằng mồ hôi trên trán". Phân tâm học của Freud giảng rằng sự bị đuổi ra khỏi Thiên đường là hình ảnh huyền thoại của sự bị tống ra khỏi tử cung của mẹ, với những đau đớn kinh hoàng, sấm sét dông tố, mà bào thai đã kinh qua khi, dưới sức bóp mãnh liệt của dạ con, cái thai đã lách qua được con đường hẻm nhỏ hẹp gọi là âm đạo để ra sự lạnh lẽo bất an ngoài trời. Đây không phải là chỗ để tôi phê bình sự tưởng tượng rất phong phú đã sáng tạo ra một thuyết nhỏ trong cái khung lớn của chủ thuyết Freud về phân tâm học, và cũng không dám dựng lên một giả thuyết nào khác về ý nghĩa của một huyền thoại trọng đại trong một tôn giá mà tôi kính trọng. Giáo lý của đức Phật không gạt bỏ sự sớm phát của thức và có thể chấp nhận rằng thức khởi phát khi trong tử cung, cái phôi đã

_________

(8) DNA viết tắt Deoxy-Ribo Nucleic Acid là chất căn bản của sắc thể. Sắc thể đã nói ở trên là Chromsome.

(8B) Giáo sư Jean Piaget (1896-1980) người Thụy Sĩ đã khảo sát thực nghiệm về "Trí phán xét đạo đức của trẻ con " (le Jugement Moral de L’enfant, 1932) và thấy rằng đạo đức bắt đầu nẩy nở khi đứa trẻ chơi với các trẻ khác (như khi đánh bi) từ lúc lên 3 lên 5 đến khi 12 tuổi mới thực là vững chãi trong sự tôn trọng luật lệ và sự hiểu thế nào là công bằng (justice) đứng đắn, ngay thẳng không có sự ăn gian và khi muốn thay đổi điều lệ cách thức, thì thế nào là "được" thế nào là "không được’ sự mọi người đều "bằng lòng" và "chịu" là một tiêu chuẩn và một nguyên tắc.

Trẻ con ngày nay chơi đồ chơi khoa học và game trên computer có lẽ có thể mở mang trí tuệ (có lẽ thôi) nhưng không biết đánh bi, đánh đáo, chơi ăn ô quan với nhau nữa. Tôi nghĩ rằng đạo lý suy đồi cùng không nên lấy làm lạ.

hoàn thành, tức là vào cuối tuần thứ mười hai sau khi cái trứng nở và làm tổ dưới cái niêm của dạ mẹ để bắt đầu được truyền máu của mẹ qua cái nhau ; lúc ấy hình thể người đã phảng phất thấy ở cái phôi nằm trong bọc nước với cái cuống rốn nối vào cái nhau như một đĩa bánh đúc đỏ gắn chặt trong bề dầy của thành dạ con ; trong cơ thể của phôi, các cơ quan đã thành, phôi đã có một hệ thần kinh có tủy sống, có thân óc, có óc nhỏ và có hai bán cầu óc tí teo chỉ còn thiếu một vài múi và còn nhẵn vỏ ; khi ấy, sự tạo ra các cơ quan đã gần xong hết chỉ có sự phát triển trưởng thành là hai sử trình chính còn lại nên từ lúc này cái phôi(embryo) được gọi là cái thai (fetut). Theo kiến thức khoa học của thời đại, cảm xúc phân tán ở mỗi tế bào sẽ dần dần giảm đi, và một phép cảm xúc mới xuất hiện, càng ngày càng phát triển, càng tinh vi và nhất là chuyên biệt hóa. Cuối cùng, ở con người chia ra có năm địa phận, năm chức năng, mỗi chức năng chỉ về một loại cảm giác cảm thọ riêng ; năm chức năng này là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Bao trùm cả năm giác năng là giác thức ; một chức năng của óc, tức đại não gọi tắt là não. Ở người không phải co 1một giác thức mà năm giác thức ở năm khu óc khác nhau ; xúc giác vẫn phân biệt ba cảm giác cổ điển (sờ mó, đau đớn, nóng lạnh) và có thêm một cảm giác đặc biệt chỉ thấy ở loài người là sự phân biệt dầy mỏng và hình thù theo ba chiều của không gian gọi là khối thức (stereognosia). Mỗi giác năng gồm có một cơ quan tiếp xúc với bên ngoài để thâu nhận những kích thích vật lý và hóa học đụng vào cơ thể. Những kích thích ấy bị giác quan lựa lọc và biến đổi rồi mới chuyển vào đến những đầu thần kinh tương ứng trong giác quan. Các sợi thần kinh này đưa các kích thích đến những trung tâm tương ứng, có khi chỉ một chặng, có khi phải hai ba chặng, mỗi chặng là một neuron hay tế bào thần kinh, với ba phần : Rễ dendrit, thân neuron và trục axon ; đầu trục của mỗi neuron tuả ra như những ngón tay xòe ; phần nhiều rậm rạp hơn là năm ngón tay. Đầu mỗi ngón đấu vào đầu mỗi cái rễ con đưa đến một cái rễ dendrit của một neuron khác : Chỗ đấu nhau không bao giờ có sự tiếp nối mà chỉ có sự tiếp cận của hai neuron. Vì luồng thần kinh bao giờ cũng chỉ đi một chiều từ rễ dendrit đến thân neuron rồi đi ra trục axon, đến đầu ngón thì làm cho axon tiết ra một chất gọi chung là chất tiếp dẫn thần kinh (neurotransmilter), quan trọng nhất là bốn chất nor-epinephrin, dopamin, acetylchlin serotonin. Chỗ hai neuron một trước một sau giao nhau nối một đầu ngón của trục axon trước và một đầu rễ neuron của một trong những rễ dendrit sau, được gọi là synapsum: ở synapsum, đầu ngón axon đến sát đầu rễ dendrit, nhưng không chạm nhau, kh6ng dính nhau: luồng thần kinh từ đầu ngón sang đầu rễ để đi tiếp đến chặng sau hay đến trung ương (hoặc tới đích) phải được dẫn qua synapsum bởi một trong những chất tiếp dẫn, rồi ở đầu rễ có một chỗ thu nhận đặc biệt cho mỗi chất. Những danh từ khoa học này làm ta rối trí, nhưng thực ra không có gì khó hiểu cả.

Ta thử tưởng tượng ngày xưa ở nước ta, vua truyền lệnh xuống một địa phương hoặc từ địa phương có tin tâu về kinh chẳng hạn như ở Lạng Sơn bị nạn Châu Chấu ăn hết mùa màng. Viên trấn thủ ở đó phi báo về triều xin cứu trợ và chỉ thị. Người lệ mang tấu thư và cầm tín bài hỏa tốc phi ngựa ngày đêm về đến Việt Trì là trạm thứ nhất, tới đó, trình lên quan phủ (qua một anh lại). Lập tức một anh lệ mới lên ngựa cầm tín bài và tấu thư phóng một mạch về kinh. Vua và triều thần bình nghị và hữu thừa tướng viết lệnh vua ban cho lính cầm đi ngay để ủy lạo dân. Anh lính nhảy lên ngựa, đi đường khác, đến Vĩnh Yên vào trạm trình diện. Một chú lệ Vĩnh Yên lập tức lên ngựa, chạy tới Yên Bái. Cũng thủ tục như thế, và một anh lệ Yên Bái cấp tốc lên đường thẳng chiếu Lạng Sơn. Quan trấn thủ hương án ra nhận lệnh vua, hướng về kinh lạy tạ rồi huy động quân dân nhất tề đi đánh giặc Châu Chấu.

Trong hệ thần kinh, cũng có những đường đi lối về như thế. Lạng Sơn là nơi biên trấn, ví như một giác quan, mắt, mũi, tai, miệng hoặc tay chân (da dẻ). Châu Chấu ở đâu đó ào đến chẳng hạn từ Quảng Tây bên Trung Quốc, cũng như một loại kích thích vật lý, hoá học của cảnh vật. Như đức Phật đã giảng rõ, phải có sự đụng chạm (xúc) thì giác quan mới thu nhận và biến hóa (viết thành tờ trình) rồi chuyển về trung tâm, tức là một khu não. Các hạt ánh sáng photon trên những làn sóng điện từ rung động trong một khoảng nào đó, dài ngắn, thưa mau khác nhau tuỳ theo năng của photon, được con mắt thu nhận. Các rung động của không khí, với những tần số khác nhau trong giới hạn của một thanh phổ (tùy theo sinh vật thuộc loại gì, con dơi khác con chuột, con cá khác con người) đập vào màng nhĩ hay một cái màng tương đương và được tai thâu nhận. Mũi và lưỡi miệng nhận những kích thích từ tứ đại của vật chất (thổ, thủy, phong, hỏa) chính yếu là về diện cấu tạo hóa học còn da toàn thân quan trọng nhất là ở ngón tay và lòng bàn chân, thu những kích thích do sự đụng chạm với các vật thể, có hình hài, khối lượng và áp lực. Sự chuyên môn hóa của các giác quan ở con người đã rất sâu đậm và gần như hoàn toàn, tuy nhiên mỗi giác quan vẫn còn một tiềm năng nhỏ, vượt ra ngoài sự chuyên môn riêng biệt, thí dụ như da đầu ngón tay cũng có thể lờ mờ thấy được đen trắng và những màu sắc đậm trong một căn phòng tối mịt, lưỡi có thể nhận ra hình thù lồi lõm, nhẵn ráp, cứng mềm và nhất là nóng lạnh, ngoài việc nhận thấy những cơ cấu hoá học làm thành vị chua cay, mặn, chát v.v… trong unpunapatti.

Lời ví giác thức (và rộng ra, các quá trình thần kinh học) với sự thông tin trong vương quốc Đại Việt ngày xưa, nạn châu chấu từ ngoài biển xâm nhập vào ruộng đất ở thị trấn Lạng Sơn được dựng lên làm một ví dụ về những khiêu khích có thể khởi động một sự báo cáo về kinh. Nhưng những vấn đề cần báo cáo cho triều đình biết rất nhiều và rất tạp biệt, sự phá hoại mùa màng bởi châu chấu, cào cào, chỉ là một chuyện bất thường hãn hữu, còn thường xuyên thì ở nhiều mặt, thời tiết, quốc phòng, thương mại, kinh tế, giặt cướp … biết bao nhiêu vấn đề, cũng như với một sinh vật các kích thích từ ngoại cảnh vào cơ thể là sự liên tục với nhiều sắc thái ở nhiều diện khác nhau mà các cơ quan thu thập dữ kiện phải nhận thấy một cách tinh tường, phân tích và đánh giá đúng mức để cơ thể được yên vui và nếu cần thì đối phó thích hợp. Đó là nhiệm vụ của các căn (âyatana ;mắt, tai, mũi, lưỡi, da trên toàn thân, và thức ở thức căn manâyaiana nay quy về não bộ và người Trung Hoa xưa cho là ở tâm ; tin tưởng sai lầm này vẫn còn tồn tại trong ngôn ngữ) (9) mỗi căn hoạt động trong một giới (dhatu) tức một lãnh vực và là khâu tiền tuyến của những cảm thụ (vedâna sannâ) đưa tới sự đề kháng hay sự hưởng thụ. Người lính mang công văn là luồng thần kinh chở một thông điệp có mã số, mỗi chặng đường là bề dài một chiều của một neuron từ rễ qua thân sang trục đến ngọn là hết, phải ngưng lại. Tới đây là trạm (khoa học gọi là Synapsum pháp ngữ cũng gọi là poste) người lính phải xuống ngựa, trình tín bài và chú lệ canh trạm phải đem tín bài và bẩm . Tín bài có bốn loại, hỏa tốc, thượng kẩn, khẩn cấp và thông lệ, đại khái cũng như bốn chất tiếp diễn dẫn thần kinh Nor epinerhrin, acetylcholin, dopamin và serotonin. Quan phủ hay huyện sở tại liền cho lệnh lấy một tín bài khác, viết một giấy biên nhận rồi thu tấu thư của quan trấn thủ Lạng Sơn trao cho một người lệ của phủ mình lên ngựa (hoặc có khi chạy bộ nếu hết ngựa ở trạm) tức tốc khởi hành trên chặng thứ hai của lộ trình hướng tâm trực chỉ trung ương. Người lính xứ Lạng được đưa vào nhà quán nghỉ ngơi, con ngựa cũng được bó cỏ, các ngón axon thì thu hồi lại chất tiếp dẫn (ở một thể vô hiệu) và những ion đã thoát ra lúc đến Synapsum. Trong khi đó thì người lính đem công văn vẫn phi ngựa về đến cửa kinh. Trung tâm đầu não giống như một toán cơ điện tử, nhận công văn trình lên với lời tâu của bộ phận có trách nhiệm và qua một chương trình để quyết định kế hoạch đối phó. Xong hết rồi thì công văn và các tài liệu liên hệ đến vấn đề được đem đi cất vào văn khố, cũng như trong óc ta, các hình ảnh và cảm thụ được xếp và một cái hộc nào đó trong khu trí nhớ, và được quên đi cho đến khi nào cần thiết thì mới lại rút ra để nhớ lại. Sự tạm quên đi là một nhu cầu của hiện sinh : Xong việc thì phải chuyển vào kho tàng trữ tài liệu. Việc cũ chỉ là để tham khảo khi cần và dần dần thành lịch sử. Còn sự sống là việc của ngày hôm nay, giờ phút này chỉ có một số người bị bệnh tâm thần thì mới nhớ như in những hình ảnh của một quá khứ đã xa cách cả năm ánh sáng, không biết ở viễn phương nào. (10)

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm và từ trí nhớ, được thoát ra những ý kiến và ý niệm (Giáo lý gọi là pháp dhamma/dharma hay niệm (sati/sati), những trừu tượng và nếu có suy tư sammasana sankappa, có học hỏi, thì sẽ có những xây dựng (kiến thuyết, ditthi), đó là hiểu biết hay trí thức (nâna), là lý trí hay trí tuệ (pannâ prajnâ), là những cơ năng cao hơn nữa của vỏ não hay một trung khu nào khác mà khoa học thái tây đã buông bỏ những Phật giáo, và có lẽ học thuyết Yoga của Patanjali với Đạo học của Lão tử, Trang tử đã trau dồi, tu tập. Tôi không dám nói hơn ở đây, vì tuy vấn đề vẫn còn trong cái thức, vào địa hạt này ta sẽ đi quá xa, sang đến Giáo lý và Giáo pháp.

_________

  • Những sai lầm này không cần sửa đổi trong ngôn ngữ , vì ngôn ngữ là nơi tàng trữ rất nhiều những quan niệm và tin tưởng của quá khứ tuy đã lỗi thời; nhưng đó là những dấu tích lưu lại từ thời xưa, nhiều khi là tử tiền sử.
  • (10) A.R. Luria (học trò của Vigtski), Giáo sư tâm lý học tại đại học Mscra, có viết một cuốn sách nhỏ về một ký ức rộng lớn (dịch Anh văn với đầu đề The Mind of a Memnist, Harvard Univ. Press xuất bản 1967, tái bản 1987) trong sách, ông kể một trường hợp ông đã khảo sát lâm sàng và theo dõi từ 1920 đến 1965. Người đàn ông này có một trí nhớ lạ lùng, đưa cho một cái gì hắn nhìn qua là nhớ như in không bao giờ quên nữa, kể cả những công thức toán hay hóa học phức tạp và hoàn toàn bịa đặt hay một trang khảo cứu hay một tấm ảnh, một bức vẽ tập thể quái đản. Luria nghiên cứu để tìm ra anh ta làm sao nhớ giỏi thế. Sau khi anh được chữa khỏi thì quên hết những gì đã nhớ và trở thành một người thường, có một trí nhớ và một trí khôn trung bình và có được hạnh phúc tương đối.

    Cái thức này, giác thức hay trí thức, hoàn toàn phụ thuộc và những cơ cấu của hệ thần kinh trung ương ở óc, trong những khu liên lạc với nhau bởi những neuron nằm trong chất xám của não, nhưng các rễ dendrit và các trục axon là thành những bó riêng không đụng nhau như những đường dây mắc, hay vẽ trong một toán cơ điện tử ở phần lộ ra ngoài hay ở chìm trong các vi chip. Các bó sợi thần kinh nối khu não này với khu não khác, phần nhiều cả rễ lẫn trục đều ngắn, nhưng sự phức tạp và tinh vi có thể nói là không tưởng. Mỗi bó chủ về một công việc gọi chung là chức (hay chức năng). Ở các trung khu hay trong chất xám của vỏ não hay đáy não, tuy các khu đã được phân định như những quốc gia trên một bản đồ chính trị của thế giới, nhưng mỗi khu lại còn chia ra nhiều tiểu khu ; có cái may cho nhà khoa học khảo về hình học (morphology) của não là các neuron cùng chức thường tụ hội thành những ổ modula trong các khu, nếu không thì đến mờ mắt vỡ đầu vì hình thể các neuron có thể nói là thiên biến vạn hóa. Cứ thử tưởng tượng rằng trong một bộ óc trung bình chỉ nhỉnh hơn nửa trái bưởi Biên Hòa một tí teo, mà có khoảng 100 tỷ (1011) neuron (xấp xỉ bằng số sao của Ngân Hà) mỗi neuron lại mọc ra năm bẩy cái rễ với một cái trục ở đầu lơ thơ mấy sợi tua-rua như cái phất trần của một ông đạo sĩ ; so với gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, chỉ có 100 triệu (108) tế bà sát nhau, thì thấy rõ cái thức của ta, đặt trong khối óc, lớn và phong phú đến thế nào ; và bộ óc của ta, nối dài ra đến năm giác quan là những ăng-ten (antenna) của radar mắt va của radio tai với những máy rà ở da, ở mũi, ở lưỡi, chính là một cơ quan ở trọng tâm của sự chỉ huy thân khẩu ý trong sự giao tiếp với thế giới bên ngoài, song song với hệ thống thần kinh giao cảm và hệ tuyến nội tiết mật thiết cùng nhau điều khiển sự tăng trưởng toàn thể và cục bộ theo tuổi tác. Tình cảm, yêu đương, ghen ghét, giận dữ, sợ hãi ; có gốc ở đây, nhưng hoa lá hương vị của tình cảm cũng cần phải có thức để cho đời sống tình cảm của con người có những đắm say, tha thiết, sôi nổi và thanh nhã như một bản nhạc, một bài thơ, vượt lên trên đời sống rất nặng tình dục và giàu thô bạo của loài vật. Hệ điều hòa và hướng dẫn thứ hai này cũng có một phần trách nhiệm bên cạnh hệ thần kinh giao tiếp trong vấn đề tạo nghiệp (karma) : tham, sân, si cùng với hành, ái, thú, trong Giáo lý là những nhân làm cho sự luân hồi cứ mãi mãi tiếp tục, đời này, kiếp sau, có lẽ cho đến khi các mặt trời trong vũ trụ đều chỉ còn là những hòn than đen lạnh ngắt, mà gốc của hành, ái, thủ cũng như tham, sân si là hai cái hệ này.

    Thức tập khởi trong bào thai do duyên danh-sắc, có hai Kinh trong Trường Bộ (Digha Nikaya) (11). Đức Thế Tôn nói rằng thức duyên danh-sắc, và Ngài lại nói theo ngay rằngdanh-sắc duyên thức. Trong Kinh đầu (Đại Bổn) Ngài thác lời của đức Phật Vipassar :

    Do duyên danh-sắc thức sinh

    Do duyên thức, danh-sắc sinh

    và còn giảng lại cho kỹ hơn, rõ hơn, đầy đủ hơn :

    Thức có mặt, mới có mặt danh sắc thức này xong trở lui lại từ nơi danh sắc, không vượt khởi danh sắc.

    Từ danh sắc ấy, lục nhập, rồi xúc, rồi thụ (thọ) rồi ái, rồi thủ, rồi hữu, rồi sinh, rồi lão tử. Đức Phật Vipassi lại nhắc lại.

    Như vậy đây là sự tập khởi của toàn bộ Khổ uẩn. Trong Kinh Đại-Duyên, đức Phật Thích Ca cũng dạy đúng như thế.

    Do duyên thức, danh-sắc sinh.

    Do duyên danh-sắc, thức sinh

    và Ngài giảng lại ch Ananda một cách rõ ràng, minh bạch :

    Này Ananda phải hiểu thế nào, câu nói :

    Do duyên thức, danh sắc-sinh ?

    Nếu thức không đi vào trong bụng người mẹ, thì danh-sắc (tức cái phôi và cái thai, gồm tính và thể) có thể hình thành trong bụng mẹ không ?

    Có thể (biến đổi và phát triển ; biến từ trạng này sang trạng khác không ?

    Có thể lớn lên, trưởng thành và thành mãn (sung mãn, đầy đủ) không ?

    Này Ananda ; phải hiểu thế nào câu nói : Do duyên danh-sắc, thức sinh ?

    Nếu thức không (vào và) an trú được trong danh-sắc, thời về sau, sinh lão, tử, khổ, tập có thể hiện hữu và hình thành được không ?

    Dầu là kể lại nhữngg suy luận và khám phá của đức Phật Vipassa hay là giảng giải ch Ananda trước mắt các môn đồ trong Giáo hội Tăng già, lời của đức Thế Tôn thực đã sáng rực và hùng mạnh như những nhát búa đóng những đinh cái vào cột lim. Hai kinh trong Trường Bộ này có thể là trong số những Kinh đức Thế Tôn đã nói ra những năm đầu Ngài mới lập Đạo. Những người được nghe giảng ở đây là Ananda, người em họ trong dòng Sakya đã xuất gia theo Ngài và được chọn làm người hầu cận, thì phải là sau khi Thành đạo đã mấy năm khi nể lời thỉnh của Cha là Vua Tịnh Phạn, Ngài bay về quê nhà để giác ngộ họ hàng ruột thịt cũ và thu nhận Ananda.

    Trong hai kinh trên, đức Phật nói về sự tập khởi của thức trong bào thai, một sự kiện trọng đại trong giáo lý và đặc biệt là trong phần tôi gọi là Bản thể luận Phật giáo. Vấn đề trách nhiệm trong cuộc sống và sự tạo nghiệp, với chính bản thân, bản mệnh và đối với tha nhân, người khác, ở trong sự kiện này. Trong sự kiện này, là vấn đề triết lý về gốc nguồn của tội phạm. Cũng ở đây, tư cách personnalité, của một người phát sinh ra.

    Một điều đáng chú ý là ở đây, đức Phật đã chỉ nói về sự sinh thành của một người ; ngài không nói gì về sự tạo lập thế giới. Lý Duyên khởi, nền móng của giáo lý trong thời Thanh văn thừa lấy lý tưởng A-la-hán là cái đích của sự tu hành, bao trùm cả bản thể luận và vũ trụ luận. Sự tạo lập và biến chuyển của thế giới không được nói tới trong những kinh này. Đại vũ trụ cũng nằm trong lý duyên khởi, và lý duyên khởi vũ trụ có mười hai khâu, như chúng ta vẫn thường được giảng : Vô minh duyên hành ; hành duyên thức ; thức duyên danh-sắc; danh-sắc duyên lục nhập v.v….

    Sự tạo lập vũ trụ ở trong chữ hành; nó là cái nổ lớn, Anh ngữ gọi một cách rất mạnh mẽ và giản dị là The Big Bang, đã làm cái khối hỗn mang nguyên thủy cái Vô minh,

    __________

    (11) Hai kinh này là 13 Mahâpadâna Sutta, Kinh Đại Bổn, và 14 Mahâ nidana Sutta, Kinh Đại Duyên

    tự phá, tung ra trong Chân không vô thủy vô biên, và trong một sát-na, tạo ra những cặp đối nghịch : Asáng và vật chất, không gian và thời gian (12), rồi những đối xứng trong vật chất : Vũ trụ đã nở ra rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn gọi là thời lạm phát, sau đó vẫn còn tiếp tục nở ra và còn nở rộng nữa, không biết đến bao giờ (13). Các thiên hà được hình thành rồi khai sinh ra các sao, các hành tinh, các vệ tinh (tính ở đây không có nghĩa là sao) với các thiên thể, thiên thạch khác đến một thời, một lúc nào đó, tại một hành tinh như địa cầu, hay biết đâu không ở một vệ tinh như nguyệt cầu, đâu đó trong vũ trụ thăm thẳm và vô tình, bỗng nẩy ra một vài tập khởi molecula rất phức tạp tuy chỉ dùng có năm bảy loại nguyên tố atom : carbon, hidrogen, oxigen, nitrogen, sulfurum, và có thể vài chất khác như kali, natri, magnesi, ferrum (14) ; những tập khởi hợp chất này có thể biến hóa các chất đụng chạm đến chúng hay xâm nhập vào chúng để vô hiệu hoá và đồng hóa những chất ngoại ấy có thể đáp ứng lại các xúc kích của ngoại vật để tồn tại và yên ổn. Có thể sinh sản ra những molecula và mô hình in hệt, thành đông đảo và liên tục như dòng suối và có thể biến thành những thể khác bằng những phương thức đặc thù không giống sự cấu tạo các thể đơn giản của tự nhiên. Sự sống đã bắt đầu, trong có hành và có thức, ở những dạng và độ nguyên sơ (15) ; tuy nhiên ngay từ những sinh vật đầu tiên đã có sự hợp nhất danh-sắc, chức và hình như đức Phật đã tuyên thuyết :

    Vô minh duyên Hành,

    (duyên : sinh ra, tạ điều kiện cho có)

    Hành duyên Thức

    Thức duyên Danh-sắc,

    và vô thường, đau khổ, vô ngã.

    Đó là lý duyên khởi, chiếu vào vũ trụ từ thưở sơ sinh, hai mươi lăm ngàn triệu năm xưa, khi trời đất còn là một hỗn mang khinh khívà tạp khí, xoay vần trong một đám tinh vân.

    Đó là vũ trụ quan (Weltanchauung) một mênh mông mù mịt mà đức Mâu-ni không muốn các môn đồ đắm mình vào để mãi mãi mê man trong bể khổ vô cùng của những kiếp luân hồi.

    Về bản thể luận (ontologie) về sự tập khởi của khổ đau, về sự cấu thành những căn cơ của cảm thụ và tâm tư trong con người và chúng sinh, thì đức Phật dạy, dạy _________

  • Asáng là những hạt quang photon. Vật chất là những hạt sơ đẳng, quark và phản quark. Các phản quark làm thành phản vật chất bị tiêu diệt gần hết nên không được biết rõ. Các quark hiện còn sót lại của khối lượng quark nguyên thủy, sau khi đã bị diệt bởi các phản quark. Sự kết hợp các quark còn lại đã làm cho chúng không bị diệt. Có hai lực tương hành đã tự sinh ra giữa các quark để kết hợp chúng, được gọi là lực mạnh và lực yếu (có liên hệ với lực điển từ). Những vấn đề này thuộc những thuyết lớn, phát sinh từ vật lý học quanta X. Paticca samuppâda, Lý Duyên Khởi.
  • (13) Các khám phá mới nhất của thiên văn học, trình bày trong một hội nghị quốc tế về "Một năng (enegy) còn thiếu trong vũ trụ". (Tháng năm 1998) cho biết rằng vũ trụ không đẹp như người ta nghĩ 10 năm trước, mà là một khối mở (vô biên) vẫn đang nở và nở ra nhanh hơn người ta đã tính, vì thế phải đặt giả thiết là có thể có một lực mới kháng trọng (antigravity force) và vũ trụ chứa ít vật chất, rỗng không nhiều Scientific American.

    toàn bộ, từ khởi đầu cho đến tận cùng : Khổ đế, Tập khổ đế, Diệt khổ đế và Đạo đế.

    Khi Giáo hội Tăng già đã đông, với những người đến Qui y Tam bảo từ khắp bốn phương, đủ hết các nước lớn nhỏ trong vùng lưu vực của sông Hằng, từ thành thị và nông thôn, từ núi thẳm và ruộng sâu, từ những thương đau của người đàn bà bị mất con hay bị nhà chồng ruồng bỏ, từ những hẻo lánh tàn độc của tên giết người vì cuồng tín cho đến những hang núi những bãi sông, những khe rừng, những bờ bụi của những ông đạo khổ hạnh du già, thì tuy vẫn giữ các môn đồ trong Trung đạo, với Tứ Diệu Đế là bốn cây đèn soi sáng, Bát Chính Đạo là kỷ luật đi đường, đức Thế Tôn đạo sư cũng đã mở rộng sự giảng Lý Duyên Khởi, nguyên lý và chủ thuyết của Giáo pháp lên đến nguồn gốc của mỗi kiếp sống và cội rễ của mỗi con người. Ở đầu, sự cấu thành một sinh vật hữu tình là cái trứng do sự hòa hợp và cộng hợp của 2 tế bào sinh sản(gamet) mỗi cái mang theo một phân nửa cái tính di truyền của người nữ và người nam . Trong cái cấu thức vật chất bằng tứ đại của các sắc thể, chứa đựng tất các gen để đúc thành một cá nhân , cũ đã cả hai triệu năm hay hơn nữa vì là giống người sapiens sapines, hun hai dòng dõi bên mẹ và bên cha, giống cha một nửa thân và một nửa tính, và cũng giống mẹ nửa tính nửa thân, đồng thời cũng là một con người mới, không như một ai ở khắp gầm trời.

    Cá nhân ấy, con người ấy, sinh ra trong đời ở một nơi vào một thời mà nó không được chọn và không được biết đúng thếnhưng con người của nó là của nó, do nó hướng dẫn và cai quản , cho sống hoặc bắt chết, cho thành Phật thành Tiên hay để cho thành một người nô dịch, một kẻ vô dụng hay một tên tội đồ. Sự đời phức tạp và phi lý đối với những kẻ buông xuôi không muốn vào cuộc hay những người sống mộng , tưởng rằng có thể vá trời bằng cái vạt áo rách của mình. Trung đạo không phải chỉ là con đường lên Cõi Niết-bàn ; mỗi người đều có thể có một trung đạo riêng để tự thành, tự thực hiện và tạo được cho mình một chút hạnh phúc nho nhỏ, một cái ao nhà vừa với tài sức của mình trong đó mình có thể tắm mát sạch sẽ mà không phiền muộn, không oán hờn, không gây nghiệp xấu. Trung đạo ở khắp nơi cho tất cả và cho mỗi người, và trung đạo nào cũng có thể dẫn đến Đại lộ Giữa mà đức Phật đã lập ra cho toàn thể nhân loại và chúng sinh, không biệt đãi ai, không từ bỏ ai. Người chỉ nói, và đây là một nhận xét có khả năng khuyến khích thúc đẩy chứ không tây vị, rằng : Được làm người khó lắm, không dễ gì đâu, đừng bỏ lỡ một cơ hội có khi vĩnh viễn

    ________

    Molecula : phân tử ; atom : nguyên tử


    Carbon : than (Hoa = thán)

    Hydrogen : hyđrô (khinh-khí)

    Oxygen : Ô xy (dưỡng-khí)

    Nitrogen : nit rô (đạm-khí)

    Sulfurum : Sul phua (diêm-sinh)

    Ferrum : sắt (Hoa = thiết)

    (15) Thức Vinnâna/Vinnana chỉ có khi có sự sống trên một địa cầu (hay rộng ra trên một cõi sống của vũ trụ mênh mông). Sự sống phát sinh như một sáng tạo tự nhiên, là một vấn đề mà khoa học có ý kiến nhưng tất cả chỉ mới là những giả thuyết và tin tưởng trong vô minh. Thức có tập khởi cùng với sự sống (hữu) hay phát minh do (Hành) của sự sống ? Đức Phật giữ im lặng về vấn đề này.

    không bao giờ trở lại. Đây là việc của ta, ta làm trước hết là cho ta và không có ai làm hộ được ta, không có Phật nào độ cho ta vẫn cấu nhiễm mà lên Niết-bàn.

    Để cho mọi môn đồ không phân biệt từ đâu đến, để cho một số không nhỏ, tuy đã có tín tâm, nhưng vẫn còn vương vấn một vài thắc mắc vì trong quá khứ, trước khi hạnh ngộ đạo sư vô thượng, đã mắc níu với một tín ngưỡng khác, và còn nuôi dưỡng một vài chấp kiến, đức Phật đã mở rộng lý Duyên khởi trong bản thể học lên đến nguồn gốc thâm sâu, ngọn dòng tiềm ẩn tối hậu của sự sống, và Ngài dạy

    Vô minh duyên Hành,

    Hành sinh Thức,

    Thức sinh Danh-sắc.

    Tức là một xác thân hữu tình, có sung sướng, có khổ đau, có hưởng thụ, có chịu đựng, có thèm khát, có oán hờn, và rất dễ bị lôi cuốn theo cái tiềm thức vô minh của mình, lao mình lại vào một kiếp sống vô vọng nữa.

    Như thế là về phương diện hình thức, cái tiểu vũ trụ đã đồng trị với đại vũ trụ. Đời sống của một người cũng bắt đầu vì sự vô minh đã duyên hành, rồi hành duyên thức danh sắc tức là cái phôi (embryo) được cấu thành.

    Nhưng trong bản thể học, vô minh là gì, và hành là gì, thức là gì ? Có phải là vô minh vũ trụ ? hành vũ trụ ? thức vũ trụ không ? Danh-sắc thì là cái phôi, nở ra từ cái trứng sau khi thụ tinh trong sự tập hợp của ba điều kiện mà đức Phật đã nói : sự giao hợp đúng kỳ thụ thai được của người nữ, với sự hiện hữu bí ẩn vô hình của gandhabba gandharva. Gọi cái phôi là danh sắc(nama rupa) là vì tâm tư và tâm tính , cái vô hình chỉ có "tên" mà không có hình, gắn liền với thân thể, cái có hình thù, có cấu tạo, có cơ cấu, gọi là "sắc" vì là vật chất tập khởi lên. Trong khi Kinh Veda và Đạo Brahman dạy rằng danh : nama, sắc : rupa khác biệt nhau để đi đến luận cứ rằng danh thuộc về ngã (atman), và ngã của mỗi người là từ Đại Ngã Atman tức Brahman, nguyên lý Thượng Đế thoát ra để rồi lại trở về Đại Ngã nếu biết sống đạo và thành tâm sùng bái ; còn thân thể chỉ là cát bụi đáng khinh, phải hành hạ bằng sự khổ tu để giúp cho ngã Atman có thể ly khai và sớm hội nhập vào Đại Ngã. Đức Phật dạy khác : trước hết rằng Vô ngã, không có ngã cho người và tất cả chúng sinh ba giới của Cõi Sa-bà, Thần, người và quỉ : sau nữa rằng danh-sắc là hai mặt của một thể, giác thức, cảm thức, trí thức, ý thức chỉ có khi có những cơ cấu vật chất của thức căn trong một xác thân làm thành với tứ đại.

    Quan niệm trong lời dạy của đức Phật, về danh-sắc (nama rupa) hoàn toàn thích hợp với những hiểu biết hiện đại của khoa học thần kinh (neuroscience). Tâm thần hay danh sắc hoàn toàn do những hiện tượng và sử trình sinh học cấu thành, quan trọng nhất là sự phát triển của gen hệ rồi những điều kiện và sự kiện của đời sống bao gồm dinh dưỡng (đoàn thực) kinh nghiệm, thử thách và giáo dục hoàn thành. Sự suy thoái tự nhiên thúc đẩy hoặc kiềm tỏa bởi cuộc sống, đưa dần, nhanh chóng hay chậm trễ, đến tuổi già, đến bệnh hoạn và đến sự chết. Trong một dòng đời ấy những vui buồn, sướng khổ nối tiếp nhau, sự thụ hưởng khi thanh nhã khi tồi bại, điều thỏa mãn như ý không thường xuyên và cũng ít khi toàn bích, gây ra những ước ao, khao khát, oán hờn. Những lúc ấy nhiều khi cầm lòng không được, lý trí lu mờ, người ta đi vào những việc làm tai họa Nghiệp Kamma dấy lên, không bao giờ vô cớ, nếu không vì tham, sân si thì vì một hành động định tâm cố ý. Nghiệp báo có thể nhãn tiền, đến ngay trước mắt, hay ngay trong đời này, sự đó cũng dễ hiểu : làm một việc tốt thì được trả ơn hay được may mắn, làm một việc xấu thì bị phạt, bị tội, hay bị chuyện không may.

    Đây không phải chỗ để tôi bình luận về những tin tưởng này, nhiều khi ngây thơ chất phác một cách dễ thương, nhưng không phải một cách dễ thương, nhưng không phải chỉ có người nhà quê mới tự nhủ rằng "ác giả ác báo" mà trong thời nho học thịnh vượng, tại các trường thi, khi các thí sinh còn đang lúng túng loay hoay với việc dựng lều kê chõng thì triều đình bao giờ cũng cho lính bắc loa hô lớn "báo ân vào cửa trước, báo oán vào cửa sau" và không thiếu những chuyện truyền tụng về những học trò thiếu ân đức, có người đang lúc ngái ngủ, bị cào cào châu chấu nhẩy vào nghiên mực rồi đậu vào bài thi, thêm một hai nét vào những chữ viết trên giấy bản, làm không những hỏng kỳ thi ấy, mà còn bị cấm thi về tội viết chữ phạm húy ! Đời nay không còn những chuyện nghiệp báo khó tin như thế nữa ; nhưng lái xe vượt đèn đỏ, nếu không bị cảnh sát phạt thì bị tai nạn có khi mất mạng. Nghiệp báo nhãn tiền chính là thế, có gì lạ lùng đâu ? Nghiệp, Karma hay karma, nghĩa là việc làm từ việc nhỏ như đá con chó đến việc lớn như đi bán phở hay làm Tổng thống trong một nhiệm kỳ bốn năm.

    Nghiệp, Karma Karma việc làm hành động được hầu hết các tôn giáo (15) và phần lớn dân chúng ở AᮠĐộ tin là có hậu quả dội lại người làm cái việc đó. Quan niệm này gần giống như luật cơ học thứ Nhất của Newton một vật di động với một lực f tạo ra một phản lực bằng sức và ngược hướng. Sự tạo nghiệp của các hành động cũng tự nhiên như thế. Điều khó hiểu là tin tưởng rằng khi người ta chết thì nghiệp vẫn còn tồn tại và sẽ, một ngày nào đó về sau, tạo ra một hậu quả vào kiếp sau hay một kiếp xa hơn nữa. Tin tưởng này phức tạp và gồm ba tin tưởng mà óc khoa học theo Tây phương (đồng ý với đạo Thiên Chúa không chấp nhận).

    Một là có sự tái sinh (luân hồi) sau khi chết ; Hai là nghiệp và hậu quả của nghiệp (gọi là nghiệp quả, quả báo) có thể cách xa nhau nhiều năm ; Ba là người bị làm nạn nhân của sự việc gọi là quả báo ấy chính là hiện thân, hóa thân, hậu thân, của người tạo nghiệp đã chết. Giáo lý của đức Phật ở đây còn bị chống đối vì một điều nữa mà tôi đặt là số bốn. Bốn là nghiệp có tính chất đạo lý : Nghiệp tốt tạo ra những quả tốt, nghiệp ác tạo ra quả xấu (Karma Karana).

    Những sự phản đối và chống đối có thể mạnh mẽ vì nhiều điều thiết rõ ràng và bị hiểu sai lạc.

    Trước hết, nghiệp không phải là một vật dầu là vô hình đeo theo người đã làm cái việc mà hậu quả không dự tính là tạo nghiệp. Đeo theo, khi còn sống chỉ có "lương tâm" của người ấy, mà lương tâm không phải là nghiệp. Lương tâm (hay lương tri) có một khía cạnh quan trọng tùy thuộc tâm trí, rất gần nhưng đối lập với vô thức của phân tâm học của thành phố Vienne (S.Freud) ; lương tâm cũng liên hệ với trí nhớ, nhưng cũng tích tồn những qui ước văn hóa và tôn giáo trong xã hội. Óc là nơi chứa đựng và sắp xếp các tài liệu nền móng của lương tâm, người chết là óc chết, và lương tâm, cũng không còn.

    Ngũ uẩn và Thức cũng tiêu tan đoạn diệt cùng với sự chết của óc : đau đớn, sợ hãi, lo âu, phiền muộn chấm dứt trong hư vô. Trong một kinh rất quan trọng thuộc Trung Bộ (Majjhima Nikâya I (38) (16) nói về một Tì-kheo tên là Sati "con người đáng cá" đã hiểu lầm rằng đặc biệt trong ngũ uẩn (Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức), Thức không duyên khởi từ đâu cả và tồn tại sau khi người ta chết, không khác đi và tự di động được khắp nơi để tìm chỗ đầu thai. Đức Phật nghe thấy thế cho người đi gọi Sati hỏi lại xem có đích thực không, và mắng rằng nói như thế là sai lời ngài dạy, nếu không tỉnh lại thì sẽ phải chịu bất hạnh và đau khổ nhiều kiếp. Sau đây, tôi trích đoạn đầu của Kinh theo bản dịch của HT. Minh Châu, với những lời làm cho rõ nghĩa của tôi (đặt trong hai dấu ngoặc cong (…) Những phần trong dấu ngoặc thẳng là tóm tắt đại lược.

    Như vậy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn ở vườn Kỳ Đà tại tỉnh Saratthi (Xá vệ…)

    Có một Tỳ-kheo tên là Sati con người đánh cá, khởi lên ác tà kiến Hà. Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì (Cũng cái) Thức này rong ruổi (bay chạy đó đây) luân chuyển (trong vòng luân hồi) không đổi khác thường tại, thường hằng các Tì-kheo khác tìm đến chỗ Sati ở, cật vấn, tháo luận và khuyên nhủ, nhưng Sati vẫn khăng khăng một mực như thế và còn nhất quyết rằng "sự thực là vậy". Không thể làm gì khác, các Tỳ-kheo lên bạch Thế Tôn tất cả sự kiện.

    Đức Phật liền phái một Tỳ-kheo nhân danh Ngài đi gọi Sati đến để chính Ngài hỏi lại. Sati đến hành lễ tôn kính và được ngồi xuống bên sàng tọa của đức Thế Tôn. Sau đây là những lời đối đáp giữa đức Phật(Đ.P) và Sati.

    Đ.P : -Này Sati, có thật chăng (rằng) nhà ngươi đã(có) ác tà "theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng thì thức này rong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác "?

    Sati : -Bạch Thế Tôn, thật sự là vậy theo như…(cũng thế).

    Đ.P : Sao? Thế nào là"Thức ấy"?

    Sati : -Bạch Thế Tôn, (Thức ấy là) thức nói, cảm, thụ, thụ lãnh chỗ này chỗ kia kết quả các hành động thiện ác (xem lời giảng ở đoạn dưới)

    Đ.P : -Này kẻ ngu si kia !Vì ai mà ngươi lại hiểu Pháp Ta thuyết giảng như vậy?

    __________

    Những người tin rằng có nghiệp Karma được gọi là Karmâvadin, còn không tin rằng có karma thì được gọi là akarmâvadin (a là không).
      Trong lời đức Phật, phái A⴩vika không nhận rằng có nghiệp. Họ là môn đồ của Makkhali Goosâha, một phản đồ của đạo Jain. Ngoài ra còn có Ajite kesakambali và đồ đệ : chúng phủ nhận tất cả các giá trị, gia đình, xã hội và cho rằng đạo đức, tu hành là chuyện vu vơ.

    Đạo Jain Tin, giống như đạo Phật rằng các hành động của ta tạo nghiệp nhưng đạo Jain đã vật hóa (réifier, chosifier) cả atman và karma và dạy rằng các nghiệp xấu là những hạt cát đen bám quanh atman (ngã) làm atman hết trong sáng thành đen xịt : các atman này phải chịu luân hồi.

    Maha tanhâ sankhaya Sutta, Đại Kinh Đoạn Tâm AKinh Trung Bộ, Tỳ kheo Thích Minh Châu dịch ở Sài Gòn. Kinh Hán Tạng (Trung A Hàm) dịch là Sát Đế Kinh (Maha : Đại, lớn ; Tanhâ : khát ái, Samkhaya : Đoạn tận ; Sutta kinh.

    Này kẻ ngu si kia có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói là thức do duyên khởi, không có duyên thì thức không hiện khởi. Và này kẻ ngu si kia ! không những ngươi xuyên tạc Ta; vì ngươi đã tự chấp thủ sai lạc, ngươi còn tự phá hoại ngươi và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia !Như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho ngươi.

    Tới đây ta thấy rõ Sati đã phạm hai lỗi lầm căn bản: Thứ nhất là tuy không nói đến ngã atta/atma nhưng lại nghĩ rằng thức (Vinnana/Vijnana) chính là ngã (atma) vì định nghĩa thông thường của ngã là cái trong ta có năng và có hành sự nói (hoạt động), sự cảm (thụ năng) và sự nhận chịu (kinh qua) các nghiệp quả. Hai là đã nghĩ rằng cái thức=ngã ấy thường tại, thường hằng bất biến và tồn tại ở ngoài thân xác một người đã chết để rong ruổi đó đây, từ người này sang người khác mỗi khi người ta chết vĩnh cửu trong thời gian. Đó là thuyết thường kiến , chủ yếu là giáo lý của đạo Brahman được trình bày trong những Upanisad (Anghĩa thu) đầu tiên đã bắt đầu lưu hành trong thời đức Phật .

    Đức Phật dạy vô ngã (anatta) : Nói đến ngã, tin rằng có ngã, tức thì rơi vào cái lưới của Thường Kiến . Trong cõi Sa-bà, tất cả đều vô thường, đau khổ và vô ngã . Sự giải thoát đến khi ta thấy như thực sự vô thường , vô ngã và bốn Thánh đế về khổ uẩn, khổ đế, khổ tập đế, khổ diệt đế, đạo đế, trong sự sống khởi sinh và cấu nhiễm từ vô minh và khát ái. Nếu còn hoài nghi và vẫn lưu luyến cái ngã rỗng không , tưởng rằng nó thường tại, thường hằng, thì sẽ vĩnh cửu theo đuổi cái bong bóng, cái hạt bọt ấy, với những mầu sắc huyền ảo của cái cầu vồng hiện ra trong trận mưa bụi ở chân trời.

    Sau khi cảnh tỉnh Sati " con người đánh cá" đã theo Ngài mà còn bị trói buộc bởi thường kiến về cái ngã , dưới bất cứ tên nào, ngã thức, hồn, thần, linh, tính…(self, soul, âme ).

    Đức Phật đã giảng lại về lý Duyên khởi cho các môn đồ. Như thường lệ, Ngài đi ngược dòng từ già, chết lên sinh nói rất kỹ lưỡng về các điều kiện bên ngoài của sự thụ thai (sinh thành) và sự sống (hiện sinh , sinh hoạt) rồi đi dần lên tham ái, cảm thụ, xúc (đụng chạm , sờ mó) sáu nhập, danh sắc, thức, hành và vô minh (ngu si, tối tăm): đó là sự tập khởi của đau khổ. Lần đầu có lẽ vì giảng kỹ về sự quan trọng của tham ái với bốn cái nuôi dưỡng sự sống có tình, đức Phật tuy có nói đến hành và vô minh, nhưng lại bỏ qua thủ và hữu ; Ngài lập lại ngay cho đầy đủ, hoàn mỹ, tất cả mười hai khoen nhân và duyên của lý Duyên khởi trong bản thể học :

    Như vậy , này các Tỳ-kheo :
    Vô minh avijjâ duyên hành, (sankhâra) ;
    Hành duyên thức, (vinnâna)
    Thức duyên danh- sắc (nâmarupa);
    Danh Sắc duyên lục nhập (salâyatana);
    Lục nhập duyên xúc (phassa);
    Xúc duyên cảm thụ (vedana
    Cảm thụ duyên Khát ái (tanhâ);
    Khát ái duyên thủ (upâdâna);
    Thủ duyên hữu (thava);
    Hữu duyên sinh (jâti);
    Sinh duyên lão, tử(jarâmarana)những sầu , bi, khổ, ưu, não của sự hiện sinh.
    Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn.
    Rồi đức Thế Tôn mới nói đến sự đoạn diệt đau khổ, đi lại từng khoen của vòng nhân duyên mười hai khúc :
    Vô minh diệt thì hành diệt.
    Hành diệt thì thức diệt
    Sinh diệt thì già chết, sầu , bi,, khổ, ưu não cũng đều tuyệt diệt và kết luận :
    Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn.
    Đi ngược dòng, Ngài hỏi lại các môn đồ từng khúc một, và các môn đồ đồng thanh trả lời : Vâng ,
    Không có sinh, thì không có già, chết
    Không có hữu, thì không có sinh
    Không có thủ, thì không có hũu ;
    Không coham ái, thì không có thủ
    Không có cảm thọ, thì không có tham ái ;
    Không có xúc , thì không có cảm thụ ;
    Không coục nhập, thì không có xúc
    Không có danh sắc, thì không có lục nhập ;
    Không có thức, thì không có danh sắc ;
    Không có hành , thì không có thức ;
    Không có vô minh , thì không coành .
    Và đức Thế Tôn lại nhắc ngược dòng :
    Chấm dứt sinh , thì hết già , hết chết ;
    Chấm dứt hữu , thì không còn sinh ;
    Chấm dứt thuthì không còn hữu ;
    Chấm dứt ái , thì không còn thủ ;
    Chấm dứt cảm thu thì không còn ái ;
    Chấm dứt xúc , thì không cảm thụ :
    Chấm dứt (không có) lục nhập, thì không có xúc;
    Chấm dứt (không có) danh sắc thì không có lục nhập;
    Chấm dứt thức , thì không có danh sắc;
    Chấm dứt hành, thì không có thức ;
    Chấm dứt vô minh, thì không hành (vô vi)

    Đủ bốn cách như thế, là để chứng minh rõ ràng xác thực rằng từng khoen một có sự liên hệ giữa nhân (A) và quả (B) trong sự tập khởi và đoạn diệt khổ uẩn ở toàn bộ trong vòng duyên khởi, với sự thành thai (danh sắc : namârupa) và sự sinh (sinh : jâti) :

    A có mặt thì B (cũng ) có mặt ;
    A phát sinh thì B (cũng) phát sinh ;
    Không có A thì (cũng) không có B ;
    Diệt (làm mất)A đi thì B (cũng ) mất.

    Vô minh là không ánh sáng, mù mịt, tối tăm , ngu muội, si mê, là gốc của đau khổ, nghĩa là luân hồi sinh lão, tử trong một thân xác hữu tình. Minh là ánh sáng, là sự biết như thực , đau khổ lấy gì làm nhân duyên lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sinh chủng, lấy gì làm nguyên nhân . Đó là cốt tủy của đạo Phật trong thời Thanh văn thừa cũng như trong Bồ-tát thừa sang đến kỷ nguyên sắp đến của đức Phật Di Lạc.

    http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/019-sinh.htm

     


    Cập nhật: 27-4-2000

    Trở về thư mục "Đức Phật và Phật pháp"

    Đầu trang