" của đại đức Thích Nhật Từ, giáo dục và
giáo dục Phật giáo được định nghĩa cô đọng như sau:
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người
khoa học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình
thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo
nên tất cả các ngành nghề trong xã hội.
Từ góc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hình
thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại
xung quanh con người.
Từ góc độ giáo dục học, giáo dục là quá trình hình
thành có mục đích và hệ thống những sức mạnh về thể chất và tinh
thần của con người, cho từng cá nhân nhằm xây dựng một cộng đồng xã
hội có văn hóa, đạo đức , an bình và thịnh trị.
Từ góc độ Phật Giáo, giáo dục không chỉ là sự dạy
và học mà còn là quá trình chuyển hóa nội tại khổ đau, cải tạo cái
xấu, bồi dưỡng và phát huy cái tốt, trang bị cho mỗi cá nhân những nhận
thức chánh kiến, đức tin chân chánh, những phẩm chất tâm linh, ý chí
và đạo đức nhân bản, để họ làm hành trang tư lương cho đời sống
an lạc, hạnh phúc cá nhân gia đình và cộng đồng xã hội.
Giáo dục Phật giáo nhằm trang bị và hoàn bị cho con người
những kiến thức cần phải có, vạch trần bộ mặt của hiện thực khổ
đau và con đường hướng đến sự diệt tận khổ đau. Đó là nền giáo
dục về hiện thực, thể nghiện hiện thực, nhận chân hiện thực và vượt
lên trên mọi ràng buộc đối đãi của hiện thực để trở về và thể
nhập hiện thực như thị.
Qua định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng giáo dục và đặc
biệt là giáo dục theo đường lối Phật dạy có một ý nghĩa và giá trị
hết sức cần thiết đối với những ai thực hành và nương tựa nơi lời
dạy ấy.
Thật vậy "Phật pháp bất ly thế gian giác". Đức
Phật đã từng tuyên bố : "Ta ra đời chỉ vì hạnh phục của số đông,
của chư Thiên và loài người" . Do vậy, có thể khẳng định đường
lối giáo dục của Đức Phật là để phục vụ con người, định hướng
cho con người đi đến Chân- Thiện- Mỹ, nhằm cải tạo đời sống cá
nhân, gia đình và xã hội được tốt đẹp, an vui.
Sự giáo dục cao cả hơn hết ở Phật Giáo vẫn là triết
lý sống của Đức Phật mà giá trị và thời gian đã chứng minh được
điều đó, đã trở thành những truyền thống tốt đẹp, những giá trị
đạo đức nhân bản của con người ngày nay.
Chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu sự giáo dục ấy như thế nào
? Có thể đó sẽ là hành trang, là thước đo cho chúng ta trên bước đường
tu tập chuyển hóa khổ đau.
Trước tiên ta hãy tìm hiểu sự giáo dục về hiếu dưỡng
của người con đối với cha mẹ như thế nào? Trong Kinh Thiện Sanh Đức
Phật có dạy con cái nên phụng dưỡng cha mẹ như sau :
- 1/- Phụng dưỡng cha mẹ không để cho cha mẹ thiếu thốn.
- 2/- Muốn làm việc gì cũng phải thưa trình trước.
- 3/- Không trái ý với những việc làm của cha mẹ.
- 4/- Cha mẹ sai khiến không được trái lời.
- 5/- Kế thừa sự nghiệp của cha mẹ.
Đó là năm điều mà người con cần phải biết. Trong Kinh
Đại Báo Tích. Thế Tôn có dạy : "Làm cha mẹ ai cũng muốn lợi lạc
cho con cái nên đã làm những việc khó làm, nhẩn việc khó nhẩn. Nhẩn nhục
với tất cả những việc nế ác, bất tịnh. Cho bú mớm mà không hề thấy
mỏi mệt". Vì vậy Hiếu là cái gốc của tất cả các nền luân lý,
cho nên Kinh Tứ Thập Nhị Chương. Đức Phật cũng dạy "Người thờ
phụng quỷ thần, trời đất không bằng hiếu với cha mẹ, cha mẹ là vị
thần tối cao". Nếu một người nào đó bất hiếu với cha mẹ thì đối
với quốc gia người ấy cũng bất trung, đối với bạn bè thì bất nghĩa.
Người xưa có nói : "Cầu trung thần thì cầu ở những
người con có hiếu" thật là chí lý. Con cái phụng thờ cha mẹ như đã
trình bày trên, ngược lại bậc làm cha mẹ cũng đối xử với con cái ra
sao ? Đức Phật dạy đối với con cái cần phải :
- 1/- Giáo dục con cái để không làm việc ác.
- 2/- Chỉ chổ thiện để con cái có phẩm cách
- 3/- Dạy dổ con cái, nâng cao học vấn, phát triển lòng từ.
- 4/- Vì con mà dựng vợ gả chồng.
- 5/- Trao của thừa tự cho con cái đúng lúc, đúng thời.
Cha mẹ nuôi con, yêu con bằng tất cả tấm lòng, lo cho con
suốt cả cuộc đời mà không hề đắn đo tính toán. Trong khi con cái mỗi
ngày một lớn thì cha mẹ mỗi ngày một già yếu đi. Thế nhưng vẫn có
những người con không làm tròn bổn phận của mình đối với cha mẹ lúc
tuổi già. Mà dù họ có lo lắng như thế nào đi nữa thì cũng sẽ chẳng
bao giờ đáp trả được công ơn của cha mẹ. Trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật
dạy rằng : "Có hai hạng người, này các Tỳ Kheo. Ta nói không thể trả
ơn được. Thế nào là hai ? đó là cha và mẹ. Nếu một vai cõng mẹ, này
các Tỳ Kheo. Nếu một vai cõng cha, làm như vậy suốt trăm năm, cho đến
trăm tuổi. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa và dầu tại đấy mẹ cha có
đại tiểu tiện, này các Tỳ Kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho
cha mẹ". Đó là những gì mà Đức Phật dạy chúng ta phận làm con đối
với cha mẹ và cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng đối với con cái, làm cho đạo
lý ấy luôn luôn lúc nào cũng tốt đẹp và an vui.
Thứ nữa, một tầng bật thấp hơn đó là đạo nghĩa vợ
chồng. Đức Phật dạy:
* Bổn phận chồng đối với vợ :
- 1/- Lấy lễ mà đối xử với nhau, kính trọng nhau như khách.
- 2/- Chung thủy với vợ, khiến vợ tin tưởng.
- 3/- Uíy thác mọi việc trong nhà cho vợ.
- 4/- Đi đứng nghiêm túc, yêu thương tha thứ.
- 5/- Sắm đồ nữ trang cho vợ.
* Bổn phận vợ đối với chồng :
- 1/- Thức dậy trước.
- 2/- Đi ngủ sau.
- 3/- Dùng lời hòa ái với chồng.
- 4/- Kính thuận chồng.
- 5/- Theo ý của chồng.
Đức Phật dạy trong Kinh Tịnh Hạnh Pháp Môn: "Người
đàn bà phải biết cung dưỡng cha mẹ, lo lắng cho chồng, chăm sóc con
cái". Những lời dạy đó rất gần gủi với người xưa về "Tam
tòng". Làm tròn trách nhiệm ấy thì người phụ nữ sẽ là một người
vợ hiền, một người dâu thảo và là một người mẹ tuyệt vời. Đó
là những vấn đề trong tình nghĩa vợ chồng cần phải có.
Tiến xa hơn là ra ngoài xã hội sự quan hệ xã giao bạn
bè đối xử với nhau Đức Phật cũng dạy :
- 1/- Giúp đở bạn bè.
- 2/- Nói những lời tốt lành.
- 3/- Vị lợi ích chung.
- 4/- Quyền lợi chia đều.
- 5/- Thành thật, không khinh miệt nhau.
* Bạn bè thân thiết cũng nên đáp trả :
- 1/- Không để bạn phóng dật.
- 2/- Sống không để cho bạn sở hãi.
- 3/- Không để bạn tốn tiền của phóng dật.
- 4/- Biết khuyên răn bạn.
- 5/- Thường ca ngợi bạn.
Đối với bà con xóm giềng thân thích, Đức Phật dạy :
phải biết thương xót, giúp đở vật chất khi họ cần, không tiết lộ
chuyện riêng, không nên giận hờn nhau. Cho nên ông bà ta thường nói :
"Tối lửa tắt đèn phải nhờ hột quẹt hàng xóm" hoặc ca dao Việt
Nam có câu :
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
- Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Ngoài ra Đức Phật còn đề cập đến bổn phận giữa chủ
và tớ. Bổn phận của trò đối với thầy, bởi "Không thầy đố mày
làm nên". Ngược lại, thấy đối với trò cũng phải làm hết trách
nhiệm của mình v.v...
Xuyên suốt vài vấn đề giáo dục trên. Đức Phật đã chỉ
dạy với một tinh thần đầy nhân cách, khuyến khích chúng ta có nếp sống
đạo đức ngay từ gia đình cho đến những người chung quanh để đem lại
hạnh phúc an lạc cho toàn xã hội.
Còn một bổn phận nữa mà tất cả chúng ta sống trong một
đất nước đều coi đó như là một nghĩa vụ. Đó là bổn phận trách
nhiệm đối với đất nước : "Xã hội là một đoàn thể lớn mà
trong đó mỗi con người chúng ta là những nhân tố tạo thành đoàn thể
đó, cộng đồng đó và như thế chúng ta phải làm sao cho người dân được
ấm no, văn minh, hạnh phúc, không còn cảnh người bốc lột người, phân
biệt đối xử hay kỳ thị nhau, không còn bất công áp bức v.v...
Qua một vài khía cạnh về cách giáo dục trong Phật Giáo
chúng ta cũng đã thấy được những lợi ích và giá trị nơi các lời dạy
ấy. Như phần đầu định nghĩa về giáo dục Phật Giáo có nói:
"Giáo dục Phật Giáo không chỉ là sự dạy và học mà còn là quá
trình chuyển hóa nội tại khổ đau, cải tạo cái xấu, bồi dưỡng và
phát huy cái tốt, trang bị cho mỗi cá nhân những nhận thức chánh kiến
v.v... (Thích Nhật Từ, bài đã trích)." Đó cũng là thông điệp mà
đường hướng giáo dục Phật Giáo muốn gởi đến cho những ai thực sự
muốn tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành theo những lời dạy ấy, một phương
pháp giáo dục mà trong suốt 25 thế kỷ qua vẫn còn nguyên giá trị và
không bị bào mòn hay lỗi thời bởi một tư tưởng nào khác. Ngoài những
điều chúng ta tìm hiểu qua. Còn rất nhiều về những phương pháp giáo dục
hữu ích mà Ngài truyền đạt lại cho chúng ta như là : "Bát Chánh Đạo,
Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Nhiếp Pháp v.v...". Tất cả những điều ấy
cũng chỉ là cái thấy, cái biết hạn hẹp của chúng ta mà thôi. Đức Phật
đã từng tuyên bố "Những điều ta dạy cho các ông như nắm lá trong
bàn tay ta, còn những điều các ông chưa biết như lá trong rừng vậy".
Thật vậy, lời dạy của Đức Phật tuy là "nắm lá
trong bàn tay nhưng đã đem lại biết bao nhiêu hạnh phúc, an lạc cho chúng
sanh, giúp họ chuyển hóa từ con người khổ đau trở nên an lạc giải
thoát, như đứa con hoang trở về với cha mẹ, như đứa học trò nghịch
trở nên lễ phép với Thầy cô.
Tóm lại, cách giáo dục theo đường hướng Phật dạy là
một cách giáo dục toàn diện về cả ba phương diện : "Thể dục - Giáo
dục - Đức dục". Mong rằng những ai có tâm vì chúng sanh, vì sự khổ
đau của chúng sanh mà cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và tụ tập nhằm
đem lại lợi ích, an vui cho mình và cho mọi người xung quanh như Đức Phật
hằng dạy bảo.
- Thích Minh Nguyện
- 18-06-2000