- Lục độ
- HT. Thích Thiện Hoa
(Trích Phật Học Phổ Thông)
- Độ thứ nhất: BỐ THÍ BA LA MẬT
- A. MỞ ĐỀ
Đạo Phật thường được gọi là
Đạo Từ bi, vì tình thương trong Đạo Phật rất bao la, sâu rộng. Đức
Phật tổ vì từ bi mà xuất gia để tìm đạo cứu khổ cho chúng sinh. Vậy
người Phật tử, khi noi theo dấu chân Phật, cũng phải lấy từ bi làm động
tác chính cho sự tu hành của mình.
Những làm thế nào để thể hiện
được lòng từ bi và làm cho nó tăng trưởng? Phương pháp mầu nhiệm nhất
là thực hành pháp môn Bố thí Ba la mật, một trong sáu pháp môn(lục độ)
mà đức Phật đã chế ra cho kẻ tu hành có tâm trí rộng lớn thực hành
để độ mình và độ người ra khỏi biển sanh tử luân hồi và đến bờ
giác ngộ.
- B. CHÁNH ĐỀ
- I. ĐỊNH NGHĨA VỀ BỐ THÍ BA LA MẬT
Bố thí là cùng khắp: thí là
cho, là trao tặng. Bố thí là cho cùng khắp, cho tất cả mọi người, mọi
vật, mọi nơi.
Ba la mật nguyên âm tiếng Phạn là
Paramita. Người Trung hoa dịch nghĩa là "Bỉ ngạn đáo", nói theo tiếng
Việt là "đến bờ bên kia".
Bố thí Ba la mật, tức là một
môn tu hành bằng phương pháp bố thí, co công năng như một chiếc thuyền,
đưa mình và người từ bờ mê lầm của chúng sinh sang bờ giác ngộ của
chư Phật.
II. THÀNH PHẦN CỦA
BỐ THÍ BA LA MẬT
Bố thí Ba la mật gồm các loại
sau đây: Tài thí, Vô úy thí. Dưới đây chúng ta lần lượt tìm hiểu ý
nghĩa của các loại bố thí ấy:
1. Tài thí. Tài thí tức là
đem tiền bạc, của cải, vật thực của mình ra cho. Tài thí có hai loại:
a) Nội tài. Là những vật
chí thân quí báu nhất của mình như thân mạng, đời sống của mình. Thí
nội tài ở đây tức là hy sinh thân mạng để cứu vớt kẻ khác ra khỏi
nguy nan. Trong các chuyện tiền thân của đức Phật Thích Ca, chúng ta đã
thấy nhiều gương thí nội tài, như cấu chuyện Ngài lái buôn kia, trong
khi đi biển bị thuyền chìm đã tự hy sinh thân mạng bằng cách buông tay
khỏi cột buồm mà mình đang bám vào, để nhường chỗ cho những hành
khách xấu số khác khỏi chết đuối.
Thí nội tài là một cử chỉ hy
sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm
được. Nếu còn xem thân mạng mình là quý, là trọng hơn thân mạng kẻ
khác thì chắc chắn không bao giờ thực hiện được loại bố thí này.
b) Ngoài tài. Ngoại tài là những
vật thường dùng của mình như thức ăn đồ mặc, tiền bạc, xe cộ, ruộng
vườn, nhà cửa v.v...Đem những vật ấy ra cho những người túng thiếu,
nghèo khổ thì gọi là thí ngoại tài.
2. Pháp thí. Đem lời hay, lẽ
phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật
để chỉ bày, khuyên bảo người khác; hoặc y theo giới luật của Phật
tu hành thành thật để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo
lành, cải tà quy chánh đều là pháp thí. Pháp thí có một giá trị rất lớn
lao hơn cả tài thí, và tài thí chỉ giúp người khác đơc túng thiếu về
phương diện vật chất trong một thời gian, hay nhiều nhất là cứu giúp một
đời người. Nhưng pháp thí giúp đỡ người rất nhiều về phương diện
tinh thần, không riêng gì đối với người nghèo khó, mà cả người giàu
sang, chức tước; không phải chỉ có ảnh hưởng tốt trong một giai đoạn,
mà gieo nhân lành cho nhiều đời kiếp về sau. Vì những lẽ đó, nên người
Phật tử chân chính, không bao giờ bỏ mất một dịp nào mà không làm
pháp thí, cả về phương diện khẩu giáo (dùng lời lẽ đúng Phật pháp
để chỉ dạy_ lẫn phương diện thân giáo (dùng đời sống chân chính hợp
đạo để chỉ dạy).
3. Vô úy thí. Vô úy nghĩa là
không sợ. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ, hết sợ. Phép thí
này mới nghe thì tưởng như là không quan trọng gì cả. Nhữnh nếu suy nghĩ
một cách chín chắn, chúng ta sẽ thấy đức Phật thật vô cùng thâm thúy
khi chế ra pháp thí này.
Chúng ta hãy nghĩ lại mà xem, có phải
trong một đời người, cái sợ đã chiếm nữa cuộc đời rồi không? Khi
nhỏ chúng ta sợ la rầy, sợ đánh đập, sợ ma quỉ...khi tráng niên sợ
thiếu ăn, thiếu mặc, sợ giặc, sợ thiếu công danh, sự nghiệp; khi già
sợ đau, sợ ốm, sợ già, sợ chết...Chỉ toàn sợ và sợ. Đó là chưa nói
đến gặp thời buổi loạn lạc, còn phải sợ sưu cao, thuế nặng, sợ
quan tham, lại nhũng, sợ trộm cướp, lưu manh, sợ tù, sợ tội, sợ chém,
sợ giết...Bao nhiêu thứ sợ chồng chất lên đầu người, làm cho họ
không dám ngửng lên, lưng họ còm xuống, đầu gối họ sắp quỵ. Muốn có
một hình ảnh tượng trưng cho sự sợ hãi, thì hãy lấy hình ảnh của người
dân quê Việt nam trong thời Pháp thuộc thì rõ: Hai tay họ sẵn sàng chắp
lạy, mắt không dám nhìn lên, lưng còng xuống và hai đầu gối sẵn sàng
để quỳ xuống mỗi khi nghe tiếng nạt của ông quan hay ông thực dân hống
hách.
Đời sống đã khổ, lại càng khổ
thêm vì sợ. Cho nên làm cho người hết sợ, chính là đã cứu cho họ bớt
đi quá nửa khổ đau trong liếp sống. Lòng từ bi của đức Phật nở thấy
chúng sinh khổ sở vì sợ, nên đã chế ra phép thí vô úy.
Muốn thực hành pháp môn này, hành
giả trước tiên phải luyện cho mình một đức tính đừng sợ gì cả.
Mà kẻ tu hành chân chính, hiểu rõ giáo lý của Phật, thì còn sợ nỗi
gì? Tiền của, họ không tham lam cho nên không sợ mất; danh lợi, họ
không màn, nên không sợ thiếu, sanh mạng, họ xem như giả tạm, nên không
sợ chết. Do cái tâm lý đó mà cõi lòng họ luôn luôn không xao động, nét
mặt họ luôn luôn bình tĩnh trước mọi sự đổi thay, gian nan nguy hiểm.
Người tu hạnh thí vô úy sẵn sàng để nhảy xuống nước vớt người sắp
chết chìm, nhảy vào lửa để cứu người sắp chết thiêu, xông vào đám
cướp để cứu người lương thiện, đến gõ cửa công, để minh oan cho
người vô tội...
Tóm lại, người tu hạn thí vô
úy, hhẽ đi đến đâu thì đem đến đó một nỗi binh tĩnh, an vui cho mọi
người và mọi vật.
III. PHẢI BỐ THÍ NHƯ
THẾ NÀO MỚI ĐÚNG CHÍNH PHÁP?
Chúng ta đã biết qua các lối Bố
thí Ba la mật. Đến đây, chúng ta cũng cần biết rõ thái độ của người
tu hành bố thí phải như thế nào.
Sự bố thí như đã nói trên, thật
ra không khó và không hiếm. Rất nhiều người có thể làm được. Trong đời,
chúng ta thường thấy có nhiều kẻ giàu có đem bạc ngàn bạc vạn ra bố
thí, có nhiều người bỏ cả tài sản ra lập nhà thương, ký nhi viện, trường
học, có nhiều người dám liều mạng xông vào lửa để cứu kẻ sắp chết
thiêu, nhảy xuống nước cứu người sắp chết đuối; có những kẻ anh
hùng đem tài năng ra bảo vệ kẻ yếu hèn, hay dám đương đầu với bọn
xâm lăng để giữ gìn đất nước.Về phương diện thí pháp, có nhiều người
đi đâu cũng đem đạo lý ra giảng nói, đi đâu cũng tỏ ra ta đây hiểu
đạo, chứng quả.
Nếu nhìn bề ngoài, thì những
hành động ấy đều là bố thí cả. Nhưng nếu xét về tâm lý và động
lực thúc đẩy bên trong, thì có thể có hai trường hợp khác xa nhau.
1. Bố thí chấp tướng. Nghĩa là
bố thí với một dụng tâm không trong sạch. Chúng ta đã biết bố thí do
từ tâm mà ra. Bố thí là một pháp môn để tự độ và độ tha. Những nếu
bố thí với một dụng tâm khác như cầu danh, cầu tài lợi (cho ít mà cầu
được trả nhiều), hoặc vì ganh đua, hoặc vì muốn làm nhục người chịu
ơn, hoặc vì bị ép buộc, hoặc cho với một tâm lý khinh rẻ, hối tiếc
hoặc cho với một tâm lý lừa lọc, bất công, thiên vị; nếu bố thí với
một tâm lý, một thái độ như thế, thì tất là bố thí chấp tướng.
Chẳng hạn đem tiền của ra lập
nhà thương, trường học để được nêu trên báo, để được nhắc nhở
đến luôn; hoặc nhảy xuống sông cứu người chết đuối để được
"người đẹp" tán thưởng; hoặc giết giặc để mong được tấm
huy chương, hoặc giảng đạo lý để tỏ ra mình học rộng biết nhiều.
Những hành vi bên ngoài đẹp đẽ ấy, bên trong thật không có giá trị
gì.
Bố thí với tâm lý, với động lực
như thế, không phải là Bố thí Ba la mật; và phước đức của những hành
động ấy thuộc về hữu lậu rất mỏng manh, như mây nổi giữa hư không,
gặp gió thổi liền tiêu tan.
2. Bố thí không chấp tướng. Nghĩa
là bố thí với một dụng ý trong sạch, đúng với ý nghĩa của nó.
Trong khi bố thí, hành giả vì tâm
từ bi bình đẳng, xem chúng sinh như con, nên không sinh tâm vị kỷ, không
phân biệt bỉ thử, thân sơ. Hành giả vì biét tài sản cũng như thân mạng
mình đều là giả tạm, vô thường, nên không tham lam, tiếc nuối. Hành giả
vì biết cái ngã không có thật, nên khi cho không thấy có kẻ cho và người
nhận, không tự cao, tự đại.
Bố thí với một tâm địa trong sạch
như trên sẽ được phước vô lậu thanh tịnh, mới đúng là Bố thí Ba la
mật.
IV. CÔNG ĐỨC BỐ THÍ
BA LA MẬT
Pháp bố thí là cái nhân lành của
quả phúc ở thế gian và xuất thế gian. Trong lục độ vạn hạnh, pháp bố
thí đứng đầu, vì nó tương đối dễ làm hơn tất cả các pháp, mà
công đức lại lợi lạc được cả đôi bên người nhận và kẻ cho:
1. Đối với người nhận. Người
đời không ai là đầy đủ. Kẻ được phần này thì thiếu phần khác: kẻ
được vật chất thì mất tinh thần, kể đầy đủ tinh thần thì thiếu
thốn vật chất.
Kẻ đang thiếu thức ăn mà được
ăn, kẻ đang thiếu mặc mà được mặc, kẻ đang đau xót mà được vỗ về,
an ủi, kẻ đang lo sợ mà được đùm bọc che chở thì thật là may mắn
sung sướng vô cùng. Trong một xã hội có được nhiều người giàu lòng từ
bi bác ái, luôn luôn tìm cách giúp người, thì xã hội ấy chắc chắn sẽ
được an vui thịnh đạt.
2. Đối với người cho. Sự
bố thí đã đành là lợi lạc cho người nhận, những đối với người
cho cũng không kém phần quý báu. Ngoài sự sung sướng được thấy mình
làm việc phải, được thấy quần sinh sung sướng, vui mừng, hành giả
còn nhờ bố thí mà tiến mau, tiến xa trên đường đạo. Mỗi khi đem của
cải ra cho, là hành giả có một dịp để chiến thắng lòng tham lam, bỏn
sẻn, ích kỷ và noiứ rộng lòng từ bi; mỗi khi hy sinh tánh mạng để cứu
giúp người, là hành giả có dịp để thử thách lòng tham sống, sợ chết,
và trau dồi đức tánh lợi tha, bình tĩnh. Mỗi khi cho mà không kể kẻ
thân người thù, là hành giả có dịp để chiến đấu với ngã chấp ngã
ái, bãg mạn. Nếu hành giả thí pháp, thì đó là những cơ hội để mình
tự nhắc nhở, ghi nhớ những lời đức Phật dạy, nhữ công đức mà
Ngài đã làm để noi theo.
C. KẾT LUẬN
Chúng ta đã thấy rõ giá trị của
pháp Bố thí Ba la mật. Công đức của nó không những chỉ riêng cho người
nhận, mà lẫn cả người cho nữa. Nó vừa độ người mà vừa độ mình.
Nó công năng đưa mình và người từ bờ mê lầm đến bờ giác ngộ, từ
địa vị phàm phu đến quả vị Bồ Tát.
Vậy xin khuyên các Phật tử đều
phát tâm Bồ đề, tu hạnh Bố thí Ba la mật, để trên cầu thành quả Phật,
dưới hóa độ chúng sinh, đền ơn Tam Bảo.
- Độ thứ hai: TRÌ GIỚI BA LA MẬT
- A. MỞ ĐỀ
Bất luận một đoàn thể, một
tổ chức nào trong xã hội, muốn có qui củ, có đường lối để tiến
triển, đều phải có ky 묵ật hay giới điều.
Kỷ luật càng chặt chẽ thì đời sống chung của tổ chức, cũng như của
mỗi cá nhân trong tổ chức ấy lại càng mau tiến phát. Trái lại, một
đoàn thể không kỷ luật là một toán người ô hợp, dù ban đầu có đông
đảo, hùng mạnh bao nhiêu, rồi chẳng bao lâu cũng sẽ tan.
Kỷ luật bao giờ cũng do những
người lãnh đạo đặt ra. Một người lãnh đạo càng sáng suốt bao
nhiêu, có kinh nghiệm bao nhiêu, thì qui luật, giới điều mà họ chế ra, lại
càng có giá trị thực tiễn, có công dụng quí báu bấy nhiêu.
Đạo Phật là một cái đạo có mục
đích đưa người đến chỗ giác ngộ, và sáng lập là đức Thích Ca, một
đấng giác ngộ hàon toàn. Vậy những giới luật, những giáo điều của
đạo Phật tất nhiên là phải có một giá trị, một công dụng quí báu,
bổ ích vô cùng cho những ai muốn theo dấu chân của đức Phật.
Chính vì sự quan trọng và lợi
ích lớn lao của giới luật như thế, nên đức Phật đã nhiều lần nhắn
nhủ với các hàng Đệ tử của Ngài ,phải nghiêm trì giới luật. Ngài thường
dạy: "Gặp thời không có Phật ,hãy lấy giới luật làm thầy".
Kinh Phạm võng cũng có chép: "Giới sáng như mặt nhật, quí báu như
ngọc châu anh lạc, các vị Bồ Tát đều do trì giới thanh tịnh mà thành
Chánh giác".
- B. CHÁNH ĐỀ
- I. ĐỊNH NGHĨA VỀ TRÌ GIỚI BA LA MẬT
"Trì" là giữ giới chặt
chẽ; "Giới" là những điều răn dạy, ngăn cấm, những qui luật
mà đức Phật đã chế ra để hướng dẫn các Đệ tử của Ngài đi vào
con đường chánh, và tránh cho họ những hầm sâu hố hiểm mà họ có thể
rơi vào, trên con đường đi đến quả vị Phật.
Vật trì giới ba la mật là một
môn tu để đi đến bờ giác ngộ bằng cách giữ gìn nghiêm chỉnh, trọn
vẹn giới luật mà đức Phật đã răn dạy.
II. THÀNH PHẦN CỦA
GIỚI LUẬT
Căn cơ của chúng sanh không đồng
nhau, và sự tu hành của Đệ tử Phật cũng có nhiều cách; vì thế, đức
Phật phải chế ra rất nhiều giới luật và phân ra nhiều loại để áp dụng
cho sát vào căn cơ và lối tu của mỗi hạng người. Tuy thế, chúng ta có
thể phân chia giới luật của Phật ra làm ba phần và hai cấp bậc:
Giới tại gia cho hàng Tiểu Thừa.
Giới xuất gia
Giới Đạo và Tục thông hành (Bồ
Tát giới) cho hàng Đại Thừa.
1. Giới tại gia. Giới tại
gia là những giới dành cho những người chưa xuất gia trong hàng Tiểu Thừa,
tức là những cận sự nam và cận sựữ (cư sĩ tại gia). Những người
này có thể thọ trì từ một đến năm giới (Ngũ Giới) hay tám trai giới
(bát quan trai).
2. Giới xuất gia. Xuất gia gồm
có năm chúng: Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na ni, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Các chũng
này tùy theo sự tu hành thấp hay cao, nam hay nữ mà giữ giới nhiều hay
ít:
Sa di và Sa di ni phải giữ 10 giới.
Thức xoa ma na ni phải giữ 6 điều
giới và tập 296 hạnh giới.
Tỳ khoe phải giữ 250 giới
Tỳ kheo ni phải giữ 348 giới.
3. Giới đạo tục thông hành. Giới
đạo tục thông hành chính là giới Bồ Tát. Ấy là giới mà Phật tử tại
gia và xuất gia trong hàng Đại Thừa phải thọ trì, sau khi đã phát tâm Bồ
đề tu Bồ Tát hạnh để mở rộng bề làm Phật sự và hóa độ thế chúng
sinh.
Phạm vi bài này chỉ nói về Đại
Thừa Bồ Tát giới và đây những giới mà người tu hạnh trì giới ba la
mật cần phải biết và giữ cho đúng.
Bồ Tát giới gồm có:
Nhiếp luật nghi giới. Người
thọ trì "Nhiếp luật nghi giới" là người quyết giữ đúng mười
hai giới trọng và bốn mươi tám giới khinh, nghìa là quyết không làm một
việc ác nào cả.
Nhiếp thiện pháp giới. Người
thọ trì "nhiếp thiện pháp giới" là người quyết tâm làm tất cả
các việc lành.
Nhiêu ích hữu tình giới. Người
thọ trì giới này là người quyết tâm tu hạnh từ bi ,hỷ xả, làm tất
cả những điều lợi ích cho tất cả chúng sinh, không một loài nào mà chẳng
hóa độ.
III. PHẢI TRÌ GIỚI
NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG CHÁNH PHÁP
Cũng như pháp tu bố thí nói ở
bài trước; trì giới ba la mật cũng có hai cách: Trì giới sai chánh pháp
và trì giới đúng chánh pháp, hay nói theo danh từ nhà Phật là: Trì giới
chấp tướng và trì giới không chấp tướng.
1. Trì giới chấp tướng. Trì
giới chấp tướng là trì giới mà chỉ có hình thức bên ngoài, chứ bên
trong thì rất nhiễm ô. Chẳng hạn trì giới vì háo thắng để được
người đời khen ngợi; trì giới với một tâm lý tự cao tự đại, cho mình
hơn người, và khinh dễ người phàm giới; trì giới vì bị ép buộc, nên
thiếu hoan hỷ mà sanh tâm buồn phiền, miễn cưỡng...Trì giới như thế là
thiếu thành tâm, là giả dối, đánh lừa mình và người. Trì giới như thế
chẳng ích lợi gì, chỉ thêm mất thời giờ và không phải là trì giới
Ba la mật.
2. Trì giới không chấp tướng. Trì
giới không chấp tướng là làm theo đúng vẹn toàn các điều răn cấm mà
đức Phật đã chỉ dạy, không vì danh lợi, không vì háo thắng, không vì
bị hoàn cảnh ép buộc mà làm.
Trong khi trì giới, hành giả không
hề nghĩ mình giỏi hơn người, cũng không chấp nê theo giới luật, khinh dễ
người phạm giới. Hành giả chỉ vì thuận theo đức tánh vốn không nhiễm
trước mà làm điều lợi ích cho tất cả chúng sinh và nhìn nhận
"trì giới" là bổn phận của mình không thể bỏ qua được. Trì
giới như thế mới đúng là trì giới Ba la mật, công đức sẽ vô lượng
vô biên.
IV. CÔNG ĐỨC TRÌ GIỚI
BA LA MẬT
Như trên đã nói, trì giới Ba la mật
có một hiệu lực rất lớn lao cho việc tu hành của người Phật tử. Phật
tử thọ trì giới luật nghiêm trang thanh tịnh thì lúc hiện tiền tâm được
thơ thới an vui, không có gì phải ân hận. Đối với làng nước, hành giả
được niềm nở kính nhường, nhất là đối với các tín đồ, lúc nào cũng
được hoan hỷ, quý trọng. Trong kiếp vị lai, hành giat chắc chắn được
chứng quả Bồ đề, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Nếu chúng ta đem so sánh pháp môn bố
thí với trì giới Ba la mật, thì sẽ thấy phép trì giới hơn hẳn bố thí
một bậc.
Người Phật tử có tài thí, pháp
thí mà không có trì giới, thì không thể thành Phật được, vì người
ấy vừa tạo phước và cũng vừa gây tội, do chỗ không trì giới, thành
thử gây nghiệp thiện ác xen tạp, đâu được trọn lành mà mong chứng đến
quả Thánh?
Trái lại, người Phật tử, nếu
chỉ chăm chú nghiêm trì giới luật, thì chắc chắn sẽ thành Phật. Vì
sao vậy? Vì trong lúc chuyên tâm trì giới là đã có tài thí và pháp thí
hàm súc rồi:
Khi hành giả trì giới được thanh
tịnh, thì tâm từ bi ,hỷ xả bủa khắp. Hễ họ thấy kẻ nào làm hạnh
tài thí, pháp thí cho ai, thì liền sanh tâm hoan hỷ tán thành công đức,
như thế tức là người ấy được một phần công đức "tùy hỷ bố
thí".
Hơn nữa, khi hành giả thành thật
chuyên trì giới luật, thực hành theo đúng lời Phật dạy, làm gương mẫu
cho quần sinh bắt chước, tức là đã thí pháp bằng thân gáio. Cònd khi
hành giả trì tụng giới luật cho nhập tâm thuần thục, cũng tức là thí
pháp bằng khẩu giáo.
Xem như thế thì trì giới Ba la mật
là một pháp môn rát thần diệu, có thể bao gồm cả bố thí lẫn trì giứoi,
chắc chắn sẽ đưa hành giả đến bờ giải thoát.
C. KẾT LUẬN
Giá trị và công năng của trì giới
Ba la mật đã được chứng minh một cách rõ ràng, chúng ta không còn nghi
ngờ điều gì nữa. Giờ đây chúng ta còn một quyết định dứt khoát là
phát tâm dõng mãnh trì giới Ba la mật.
Sự tu chỉ cốt ở thực hành. Dù
thông minh tài trí đén đâu, du thâm hiểu giáo lý đến đau, mà không thực
hành, thì cũng vô ích. Chúng ta đừng nên quên rằng chữ "hành" thường
đi theo chữ "học" và chữ "tu" (học hành, tu hành). Đạo
Nho cũng có câu: "học nhi thời tập chi". Đạo Phật lại dạy một
cách mạnh mẽ hơn: "tu mà không học là tu mù; học mà không tu là cái
đảy sách". Nhất là khi đã mang danh Phật tử, đã thọ giới mà
không giữ giới, thì chẳng khác gì đem giới luật của Phật ra mà phỉ
báng và làm trò cười cho thế nhân.
Vậy chúng tôi xin khuyên quí Phật
tử, sau khi đã nhận chân giá trị cao quí và lợi ích lớn lao của pháp
môn trì giới Ba la mật, hãy mau mau phát tâm rộng lớn tu hành trì giới
này, để chóng thoát vòng sinh tử khổ đau.
- Độ thứ ba: TINH TẤN BA LA MẬT
- A. MỞ ĐỀ
Ngạn ngữ ta có câu: "Ăn không
lo, của kho cũng hết". Thực vậy, dù tiền rừng bạc biển mà ăn rồi
ngồi không, thì cơ nghiệp cũng có ngày tiêu tan. Đôí với người giàu, lười
biếng còn như thế, huống hồ đối với người nghèo túng, thì lười biếng
là một chứng bệnh rất nguy hiểm...
Người làm ruộng không siêng năng
cày cấy, bón phân tát nước, thức khuya dậy sớm, lo lắng mọi việc, thì
đến mùa lúa, chắc chắn sẽ bị thất bại, thiếu trước hụt sau, nợ nần
vây kéo, cả năm buồn bả.
Anh thợ máy hay chị thợ may không
siêng năng với nghề nghiệp, lười biếng ăn chơi mãn tháng suốt năm, vì
tiền bạc không dư nên phải vất vả, đến khi đau ốm lại càng khổ vô
cùng.
Người đi buôn bán, không siêng năng
thức khuya dậy sớm, mua tảo bán tần, thì phải bị lỗ lã, thâm thủng
nhiều ngày, mang công mắc nợ, nên phải sang tiệm thế đồ, gia tài khánh
kiệt.
Trong đạo Phật cũng vậy, lười
biếng là một cái tội. Người học đạo không tinh tấn thức khuya dậy sớm
tham thiền, quán tưởng, niệm Phật tụgn kinh, không lo hoằng dương chánh
pháp, cứ biếng nhác qua ngày, tiêu pha của đàn na tí chủ; như thế mình
đã không tự độ, thì làm sao đột ha được ! Hiện tại không có lợi
ích gì cho đạo, sau khi chết phải trả nợ cho đàn na thí chủ. Nói chung
lại, người lười biếng dù ở ngoài đời hay trong đạo, dù làm việc
gì cũng không thành công.
Muốn tránh những điều tai hại trên,
ta phải tu pháp Tinh tấn Ba la mật.
- B. CHÁNH ĐỀ
- I. ĐỊNH NGHĨA: TINH TẤN BA LA MẬT
"Tinh" là tinh chuyên
(ròng rặt) một việc không có xen tạp. "Tấn" là tiến tới mãi
mãi không dừng, không gián đoạn hay thối lui.
Hai chữ tinh tấn nói theo nghĩa thông
thường là siêng năng chuyên cần; theo Duy thức học, thì tinh tấn là món
trong mười một món thiện tâm sở, không phải thuộc về phần tội ác. Bởi
vậy, người siêng năng làm những điều sai quấy như siêng năng đào đường
khóet vách, cờ bạc rượu chè thì không phải là tinh tấn, mà duy thức học
gọi là "phóng dật" (buông lung)
II. THÀNH PHẦN CỦA
TINH TẤN BA LA MẬT
a) Tinh tấn ngăn các điều ác đừng
sanh. Nghĩa là các điều ác, từ trước đến giờ mình chưa làm đến,
thì từ nay về sau cũng phải tinh tấn đừng cho nó phát sinh. Thí dụ như
từ hồi nào đến giờ, ta không hề sát sinh hại vật, trộm cướp gian giảo,
trêu hao ghẹo nguyệt, nói lời dối trá hung ác và cờ bạc rượu chè
v.v...thì từ đây về sau ta cũng phải tinh tấn thêm lên, cố gắng giữ
gìn cho đừng sanh khởi.
b) Tinh tấn diệt cho mau các điều
ác đã sanh. Nghĩa là các điều ác mà mình đã lỡ làm rồi, thì phải
tinh tấn diệt trừ cho mau, thí dụ như ta lỡ tạo những tội ác tham lam
trộm cướp, đa mê sắc dục, giận dữ kiêu căng, thì nay ta phải tinh tấn
đừng cho nó tăng trưởng thêm nữa, mà trái lại phải diệt trừ cho
chóng.
c) Tinh tấn làm cho các điều lành
phát sinh. Nghĩa là từ trước đến nay có những điều lành ta chưa thực
hiện được, thì nay ta phải tinh tấn để cho nó phát hiện ra trong hành
động. Thí dụ, lâu nay ta chưa làm những việc thiện xã hội, bỏ công bỏ
của ra giúp người nghèo đói tật nguyền, hay ta chưa quy y thọ giới, ăn
chay niệm Phật, học đạo nghe kinh v.v...thì từ ngày hôm nay ta phải tinh tấn
làm cho các điều làm này được phát sanh.
d) Tinh tấn làm cho các điều lành
tăng trưởng. Nghĩa là các điều lành đã được phát sanh rồi, nay ta
phải tinh tấn làm cho nó tăng trưởng hơn nữa, hay ta đã quy y rồi, bây
giờ phải tinh tấn phát nguyện trì giới. Nếu ta đã thọ Ngũ Giới rồi,
bây giờ phải tinh tấn tu Bát quan trai...Tóm lại, tất cả việc lành từ
ngoài đời cho đến trong đạo, mình đã làm thì phải tinh tấn làm sao cho
mỗi nagỳ được phát triể뮮
IV. PHẢI TINH TẤN NHƯ
THẾ NÀO MỚI ĐÚNG CHÁNH PHÁP?
Tinh tấn, cũng như bố thí và trì
giới, đều có hai phương diện:
a) Tinh tấn có chấp tướng. Có
người trước mặt mọi người, thì rất tinh tấn, lăng xăng làm việc
này việc khác, tỏ ra cần mẫn chăm chỉ để được tiếng khen, nhưng khi
không ai nhòm ngó, thì lại rất giãi đãi. Có người vì sợ người trên
la rầy, quở phạt mà tinh tấn; nhưng khi được tự do, không ai kiểm soát
thì lại buông lung. Có người tinh tấn với một tâm lý háo thắng, quyết
hơn người để tự cao tự đại.
Tinh tấn với một dụng tâm không
trong sạch, như vì danh, vì lợi, vì sự kiêu căng v.v...đều là tinh tấn
chấp tướng, không đúng là tinh tấn Ba la mật.
b) Tinh tấn không chấp tướng. Tinh
tấn không chấp tướng tức là tinh tấn một cách chân thành, không vì dục
vọng mà chính vì mình nhiều tội lỗi, nên quyết tâm sửa chữa, thấy
mình cần giải thoát ra khỏi luân hồi, nên phải gấp rút chuyên cần tu
luyện. Người tinh tấn không chấp tướng thì dù ở giữa đám đông người
hay ở một mình, dù có người nhắc nhở kiểm soát hay không ,dù đạt
được quả vị cao hay thấp v.v...cũng không bao giờ thay đổi ý chí và
thái độ quyế tiến của mình, ma mục đích là giải thoát mình và người
ra khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi.
IV. CÔNG ĐỨC CỦA
TINH TẤN BA LA MẬT
Trong tất cả sự nghiệp, vĩ đại
ở đời, hay kết quả vẻ vang trong đạo, cái bí quyết duy nhất để thành
công là pháp tinh tấn. Tinh tấn như là chất dầu xăng làm cho chiếc xe hơi
chạy. Động cơ dù tốt, người lái dù giỏi, con đường dù bằng phẳng,
mục đích dù gần, mà không dầu xăng thì chiếc xe vẫn ở nguyên một chỗ.
Cho nên câu nói cuối cùng của đức
Phật Thích Ca với các Đệ tử trước khi nhập diệt là: "Hỡi các
người, hãy tinh tấn lên để giải thoát". Người thọ trì Tam quy,
tinh tấn giữ năm giới và làm các điều phước thiện, thì sẽ được
sanh lại làm nhân đạo, phúc thọ song toàn. Người tinh tấn tu Thập thiện
và tu Tứ thiền, Bát định, thì sẽ sanh về cõi Trời Dục giới, Sắc giới
và Vô sắc giới. Người thấy các khổ cảnh sanh lòng nhàm chán cảnh đời,
quyết tâm dứt trừ các phiền não, tinh tấn tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo,
kết quả sẽ chứng được bốn quả Thanh van. Người quán thấy mười hai
nhân duyên là nguồn gốc của nhiều kiếp sanh tử luân hồi, tinh tấn tu
hành, quyết đoạn trừ mười hai nhân duyên, sẽ thành quả Duyên giác.
Các vị Bồ Tát, xứng theo tự tánh vô tham của mình, tinh tấn tu pháp bố
thí ba la mật; xứng theo tự tánh vô sân, tinh tấn tu pháp nhẫn nhục ba la
mật; xứng theo tự tánh vô si, tinh tấn tu pháp trì giới ba la mật; xứng
theo tự tánh tịch tịnh, tinh tấn tu pháp tu pháp thiền định ba la mật...Tóm
lại, các vị Bồ Tát trong khi tu, vì xứng với thể tánh chân tâm của
mình mà tu pháp lục độ, không chấp ở nơi ngã tướng, nhân tướng, chúng
sinh tướng, thọ giả tướng, không thấy mình có, có người, có năng sở,
bỉ thử, thì khi nhân hạnh Bồ Tát được viên mãn, sẽ thành quả Phật.
Xem thế đủ biết công đức của
tinh tấn lớn lao biết chừng nào. Tu pháp môn nào cũng vậy, hễ có tinh tấn
mới có hiệu qủa, không tinh tấn thì hòan toàn thất bại
C. KẾT LUẬN
Giá trị và lợi ích của tinh tấn
không thể nghĩ bàn, vậy trong khi làm việc đời cũng như việc đạo, chúng
ta phải luôn luôn chuẩn bị sẵn đức tinh tấn, như người tài xế chuẩn
bị xăng nhớt, trước khi làm những cuộc hành trình xa xôi. Nếu chúng ta
không luyện được đức tinh tấn, không chiến thắng được tánh giải đãi,
buông lung thì chúng ta hãy cân nhắc rằng, công việc mà chúng ta sắp làm
sẽ hoàn toàn thất bại. Công việc tu hành, đi từ bờ mê đến bến ngộ,
đường dài muôn trùng vạn dặm, trải qua bão táp mưa sa, nếu không có
được đức tinh tấn, như các bùa hộ mệnh và bí quyết tiến thủ, thì
chúng ta chỉ quanh quẩn mãi trong biển sanh tử luân hồi.
Một lần nữa, hãy nghe lời đức
Bổn sư dạy còn văng vẳng bên tai: "Hỡi các người! Hãy tinh tấn
lên để giải thoát".
- Độ thứ tư: NHẪN NHỤC BA LA MẬT
- A. MỞ ĐỀ
Kinh Hoa Nghiêm có nói: "Nhất
niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai" (một niệm lòng sân
hận nổi lên, thì trăm ngàn muôn tức cửa nghiệp chướng đều mở ra).
Thật vậy, lắm người vì một phút không dằn được cơn tức giận, mà
đánh đập vợ con đến tàn tật, đốt phá của cải quý báu của ông cha
để lại, rồi phải ân hận suốt đời. Lắm lúc, vì không làm chủ được
tánh nóng nẩy mà tình cốt nhục phải chia ly, nghĩa vợ chồng phải phân
rẽ, bạn chí thân trở thành kẻ oán thù...
Người học đạo cũng vậy, nếu gặp
nghịch cảnh không nhẫn nhịn được, thối chí nản lòng, đôi khi phải bị
đọa đày. Như ông Độc giác tiên nhân, vì một niệm sân hận không nhẫn
được, mà phải bị mất năm pháp thần thông. Ông Uất đầu lam phất, vì
sân hận mà phải đọa làm loài phi ly trùng (chồn bay). Nên sách có nói: "Nhất
sân chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn" (Nghĩa là một
đóm lửa sân, có thể đốt tan muôn mẫu rừng công đức).
Vậy muốn trừ sân hận một cách
có hiệu quả, phải tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật.
- B. CHÁNH ĐỀ
- I. ĐỊNH NGHĨA NHẪN NHỤC BA LA MẬT
"Nhẫn" là nhịn, chịu
đựng những cảnh trái mắt nghịch lòng. "Nhục" là điều sỉ nhục,
điều xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự ái của mình.
Nhẫn nhục Ba la mật là nhẫn nhục
đến chỗ cùng tột không còn ai có thể nhẫn nhụ hơn thế nữa.
II. THÀNH PHẦN CỦA
NHẪN NHỤC BA LA MẬT
1. Thân nhẫn. Đối với nghịch
cảnh như nắng mưa, nóng lạnh, đói khát, đau ốm, hoặc bị người đánh
đập, hành hạ, làm bức não nơi thân, mình cũng cam chịu, không phàn nàn
hay chống cự lại. Đay là chịu đựng về thể xác.
2. Khấu nhẫn. Thân đã nhẫn
chịu không chống lại người và miệng cũng không thốt ra những lời nguyền
rủa độc ác, trước những lời ma nhục chua cay, mắng nhiếc tồi tệ hay
đánh dập tàn nhẫn.
3. Ý nhẫn. Nhẫn nhục cả
trong tâm, không căm hờn, không oán giận, không nổi lên ý phản đối, những
tư tưởng hắc ám để trả thù.
Trong ba thứ nhẫn này, "ý nhẫn"
là khó nhất và quan trọng nhất. Có nhiều khi thân có thể chịu đựng
được cụac hình, nhưng miệng vẫn lẩm bẩm nguyền rủa. Thêm một lần
nữa, miệng tuy không thốt ra những lời phản đối, nguyền rủa, nhưng ý
vẫn ngấm ngầm phản đối, và tức giận đốt cháy tim gan.
Đến khi "tâm ý" cũng không
ngấm ngầm nổi dậy phản đối, sự tức giận lắng xuống tận đáy
lòng; đứng trước mọi nghịch cảnh, lòng vẫn phẳng lặng như không,
thì nhẫn nhục mới thật là hoàn toàn.
Nếu bên trong vẫn chưa nhẫn được,
thì thế nào giận giữ cũng có ngày xuất hiện ra trong lời nói và hành
động.
III. PHẢI NHẪN NHỤC
NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG CHÁNH PHÁP?
1. Nhẫn nhục có chấp tướng. Nhẫn
nhục vì sợ quyền thế; Nhẫn nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi
chưa thể trả thù được; Nhẫn nhục để mong cầu được người khen,
hay được chức trọng, quyền cao; Nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự
cho mình cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối. Nhẫn nhục như thế
là Nhẫn nhục chấp tướng vì còn do dục vọng tham, sân, si, mạn thúc đẩy,
chưa phải là Nhẫn nhục Ba la mật.
2. Nhẫn nhục không chấp tướng.
Người tu hạnh Nhẫn nhục ba la mật, trước hết phải do ý muốn diệt
trừ lòng sân hận, kiêu mạn, tất đố, tự ái, tham lam...Nếu có người
chửi mắng, mình phải bình tĩnh tự nghĩ rằng: "Ta có làm điều gì
sái quấy không? Nếu có, thì ta bị sỉ nhục là phải, ta nên cảm ơn người.
Nếu ta trong trắng, thì những lời sỉ nhục ấy có dính líu gì đến ta
đâu, mà phải khổ tâm nghĩ đến?"
Hơn nữa, người tu Nhẫn nhục còn
nhắm much đích trao dồi lòng từ bi và hỷ xả, ta Nhẫn nhục không oán giận,
không trả thù là vì ta thương người, ta muốn xem mọi người như thân
thuộc anh em. ta Nhẫn nhục vì ta không muốn cuộc đời là một đấu trường,
một bãi chiến, một lò lửa của sân hận, đốt thiêu tất cả.
Chúng ta hãy tập cho được Nhẫn
nhục như ông Purna trong câu chuyện sau đây: "Khi Phật còn tại thế, một
Đệ tử của Phật, ông Purna xin Phật đi qua truyền đạo tại xứ
Chronaparanta, là một xứ có tiếng rất hung ác. Phật hỏi ông Purna:
Ông đã phát nguyện đem đạo pháp
của ta đến truyền bá cho dân xứ ấy, nhưng nếu ho không nghe, lại còn
dùng lời hung ác mắng chửi ông, thì ông nghĩ sao?
Bạch Thế tôn, con nghĩa: Họ là người
tốt, vì họ không dùng cây đánh đập con, hay lấy đá ném con.
Phật hỏi tiếp:
Nếu họ lấy cây đánh ông, hay
dùng đá ném ông, thì ông nghĩ sao?
Bạch Thế tôn, con nghĩ: Họ vẫn còn
lòng nhân, vì họ không chém giết hay đập con đến chết.
Phật lại hỏi:
Nếu họ chém giết hoặc đánh chết
ông thì ông nghĩ sao?
Bạch Thế tôn, con nghĩ: Họ là ân
nhân của con, vì nhờ họ mà con thoát được thân đau khổ, bỏ được bọc
thúi tha, từ biệt đời sống khốn nạn này.
Đức Phật khen:
Hay lắm ! Ông nhẫn nhục được
như vậy thì mới có thể qua xứ ấy truyền đạo được !
Ông Purna qua xứ Chronaparanta truyền
đạo không bao lâu, dân chúng xứ ấy đeù qui đầu Phật pháp cả.
Nhẫn nhục như ông Purna mới thật
đúng là Nhẫn nhục Ba la mật, nghĩa là nhẫn từ ngoài thân đến trong tâm,
nhẫn mà không thấy mình nhẫn và cảnh nhục để nhẫn.
IV. CÔNG ĐỨC CỦA
PHÁP NHẪN NHỤC BA LA MẬT
Như đoạn mở đầu đã nói, lửa
sân hận có thể đốt thiêu tất cả những gì quí báu, nà loài người đã
xây dựng được trên thế giới này. Lửa sân hận chỉ có thể bị dập
tắt bằng nước Nhẫn nhục Ba la mật.
Không Nhẫn nhục thì gia đình ly
tán, bạn hữu chia lìa, tó thầy đoạn tuyệt, đồng bào xung đột, thế
giới chiến tranh.
Có Nhẫn nhục thì gia đình sum họp,
bạn hữu tương thân, tớ thầy trung tín, đồng bào đoàn kết, thế giới
hòa bình. Riêng đối với bản thân, không Nhẫn nhục thì lửa giận thiêu
đốt lòng mình và dục vọng hoàng hành, sự nghiệp tiêu tan, mọi người
xa lánh, đạo quả khó tròn.
Có Nhẫn nhục thì lòng từ chan chứa,
thanh tịnh tràn lan, sự nghiệp dâng cao, người người quí trọng, đạo quả
viên thành.
Vì nhận thấy công đức lớn lao và
quí báu của Nhẫn nhục cho nên cổ nhân đã có nhắn nhủ với người đời
một cách mạnh mẽ như sau:
- Nhẫn nhẫn nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận
- Nhiêu nhiêu nhiêu, thiên tai vạn họa nhất tề
tiêu
- Mặc mặc mặc, vô hạn thần tiên tùng thử đắc
- Hưu hưu hưu, cái thể công danh bất tự do
Nghĩa là:
Nhẫn nhẫn nhẫn (thân nhẫn, miệng nhẫn,
tâm nhẫn) thì những điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết.
Nhịn nhịn nhịn (thân nín, miệng nín, tâm nín)
thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đay mà được.
Thôi thôi thôi (thân, miệng, tâm đều thôi) thì
những công danh cái thế không còn tự do.
C. KẾT LUẬN
Chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa
giá trị và công đức lớn lao, quý báu của nhẫn nhục. Giờ đây chúng
ta chỉ còn quyết tâm thực hành ngay pháp môn này. Nhất là đối với Phật
tử nào đã nhiều lần bị lửa giận tàn phá tâm can, gia đình và sự
nghiệp của mình, hãy mau mau tu tập pháp nhẫn nhục này. Đừng để phải
ăn năn, hối tiếc và khổ đau thêm một lần nữa vì lửa nóng giận.
Kẻ tu hành lại càng gấp rút thực
hành pháp môn này. Không có gì taio hại cho sự nghiệp tu hành của mình
mà làm cho người chung quanh khinh lờn, xa lánh bằng sự nóng giận, cọc cằn
nơi một kẻ xuất gia cầu đạo. Dù những người ấy có tinh thông kinh
điển bao nhiêu, tu hành bao nhiêu ,mà khi thấy nét mặt họ đỏ gay, giọng
nói họ quát tháo, cử chỉ họ mất tự chủ, thì người chung quanh không
còn tin tưởng ở sự tu hành của họ nữa, vì sự nóng giận tố cáo họ
một cách hùng hồn.
Chúng tôi tưởng không cần phải
nói nhiều hơn nữa về những tai hại của giần dữ; vì chắc rằng những
ai đã có lần giận dữ cũng đã thấy rõ như thế rồi.
Để kết luận bài này, chúng tôi
chân thành cầu mong cho mọi người cùng chúng tôi, đều thật hành pháp
môn nhẫn nhục này một cách co hiệu quả, để cõi đời thêm phần an lạc.
- Độ tứ năm: THIỀN ĐỊNH BA LA
MẬT
- A. MỞ ĐỀ
Kẻ tu hành muốn đến bờ giải
thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn huệ. Trong bốn đọ trước
của lục độ mà chúng ta đã học, chỉ nói về tu phước. Trong hai độ
cưối cùng là Thiền định và Trí huệ, chúng ta sẽ học về tu huệ.
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu
tánh cách quan trọng và giá trị của Thiền định.
- B. CHÁNH ĐỀ
- I. ĐỊNH NGHĨA THIỀN ĐỊNH BA LA MẬT
Thiền định là gì? Thiền
phiên âm theo tiếng Phạn là Thiền na, xưa dịch là tư duy, nay các học giả
dịch là Tĩnh lự. Tu Tư duy có nghĩa là tu tập bằng phương pháp suy nghiệm,
nghiên tầm và suy cứu về những đối tượng của tâm thức. Tĩnh lự có
nghĩa là dùng tâm thể vắng lặng để thẩm sát các vấn đề đạo pháp.
Còn chữ Định phiên âm theo tiếng
Phạn là Tam muội (Samadhi), có nghĩa là tập trung tâm lý vào một đối tượng
duy nhất, không để cho tâm ý tán loạn. Hợp hai chữ Thiền và Định lại,
ta có một định nghĩa chung: Tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất
không cho tan loạn, để tâm thể được vắng lặng và cho tâm dụng được
mạnh mẽ, hầu quan sat và suy nghiệm chân lý.
II. CÁC LOẠI THIỀN
ĐỊNH
Thiền định có thể gọi là một
trạng thái của tâm lý, trạng thái ấy gọi là trạng tahí Tĩnh lự. Song
ở Dục giới, tâm lý không thể có được trạng thái ấy, vì nó chỉ
phát hiện ở Sắc giới, và Vô sắc giới. Rõ hơn nữa là Thiền thuộc về
Sắc giới và Đinh thuộc về Vô sắc giới. Ở mỗi giới, Thiền và Định
đều phân làm bốn cấp bực từ thấp lên cao, cho nên có danh từ là Tứ
thiền và Tứ định.
Tứ thiền và Tứ định này, tuy
là kết qủa của công phu tu tập Thiền định, hay gieo trồng thiện căn,
nhưng cũng là chung cho cả Phật pháp, cả Thế gian pháp,cả Thánh cả
Phàm. Nói rõ hơn, là dù theo phương pháp Đạo Phật hay phương pháp nào, nếu
có đường lối, có công phu đều có thể đạt đến Tứ thiền và Tứ định;
nhưng đây cũng chỉ là thế gian pháp mà thôi.
Còn nói về pháp Định của chư Phật,
Bồ Tát và A La Hán thì khác. Đó là Thiền định thuộc Xuất thế gian pháp,
không thể phát hiện trong phạm vi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới
được.Muốn đạt đến trạng thái Tĩnh lực của các bậc ấy, người ta
phải đạt đến sự thoát ly tam giới. Còn lẩn quẩn trong tam giới thì
tâm ý chỉ có thể đạt đến Tứ định là cùng.
Muốn có được Tứ thiền và Tứ
định, chỉ phải thoát ly và đoạn diệt phiền não ở Dục giới. Nhưng nếu
muốn đạt các pháp Định vô lậu, thì phải diệt trừ tất cả các phiền
não của Vô sắc giới.
Trước khi mong đến được Định
vô lậu, phải vần đến Thiền, bởi vì Thiền là căn bản của Định. Có
được ngũ nhãn, lục thông cũng nhờ Thiền. Vả lại, Thiền có công dụng
thẩm sát, nghiên cứu. Nếu muốn quan niệm chân lý, tất phải nhờ đến
Thiền do đó Thiền là pháp tối yếu cho kẻ học đạo.
Đứng về phương diện các trình
độ của Thiền, kinh sách có dạy như sau:
1. Thế gian thiền. Thiền này
có hai loại: Căn bản vị thiền và Căn bản tịnh thiền. Căn bản vị thiền
gồm có mười hai phẩm, phân làm ba: Tứ thiền, Tứ vô lượng và Tứ
không.
Người phàm chán cảnh tán loạn của
Dục giới thì tu Tứ thiền. Người muốn phước lớn thì tu Tứ vô lượng.
Kẻ nhàm chán cảnh sắc giới chật hẹp thì tu Tứ không. Vì mười hai phẩm
Thiền này có thể làm căn bản cho thịện pháp xuất thế gian, nên gọi
là căn bản Thiền. Với lại, an trú trong mười hai phẩm ấy, người tu
Thiền còn ưa thích cảm giác lạc thọ của Thiền, nên gọi là căn bản vị
Thiền.
Căn bản vị thiền, phân làm hai: Lục
diệu môn và Thập lục đặc thắng. Ai có huệ tánh nhiều thì tu Lục diệu
môn, kẻ nào có định tánh nhiều thì tu Thập lục đắc thắng. Những ai
có huệ tánh và định tánh đều nhau thì có thẻ tu cả hai loại. Vì người
ta có thể căn cứ vào pháp Thiền này để phát sinh vô lậu trí, không phải
chỉ thuần hữu lậu, như ở Căn bản vị thiền, nên gọi là căn bản tịnh
thiền.
Tuy nhiên, cả hai loại đều chỉ là
thế gian thiền mà thôi, vì trước thời Phật giáng thế, phép Thiền này
đã có.
2. Xuất thế gian thiền. Pháp
thiền này làcủa bậc xuất thế. Có bốn thứ Thiền quán: Cửu tướng quán,
Bát bối xả quán, Bát thắng xứ quán và Thập nhất thiết xứ quán. Tu bốn
thiền quán này, tuy là lấy các pháp hữu vi làm đối tượng suy nghiệm,
những có thể đi đến kết quả ly dục, phát sinh vô lậu trí, nên gọi
là Xuất thế gian thiền.
3. Xuất thế gian thượng thượng
thiền.
Đây là pháp Thiền cao tột của
các bậc đại nhân. Kinh Địa trì có giải về chín môn đại thiền này
như sau:
Một là "Tự tánh thiền",
nghĩa là quán sát thật tướng của tự tâm, không cần lấy đối tượng
ngoại cảnh.
Hai là "Nhất thiết thiền",
có công năng tự hành và hóa tha.
Ba là "Nan thiền", môn Thiền
gian nan, thâm diệu, khó tu.
Bốn là "Nhất thiết môn thiền",
có nghĩa là tất cả các pháp Thiền định đều do môn (cửa) này mà phát
xuất.
Năm là "Thiện nhân thiền",
môn Thiền của những chúng sanh có đại thiện căn cùng tu.
Sáu là "Nhất thiết hạnh thiền",
bao nhiếp tất cả hạnh pháp của Đại Thừa.
Bảy là "Trừ não thiền",
có năng lực trừ diệt phiền não, khổ đau cho chúng sinh.
Tám là "Thử thế tha thế lạc
thiền", có năng lực làm cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và tương
lai.
Chín là "Thanh tịnh tịnh thiền",
có năng lực đoạn trừ hoàn toàn các hoặc nghiệp, và chứng được Tịnh
báo đại Bố đề. Đến môn Thiền này, tâm ý hoàn toàn thanh tịnh và lại
cũng không còn thấy cái tướng thanh tịnh ấy nữa, nên gọi là Tịnh
báo.
III. CÔNG NĂNG CỦA
THIỀN ĐỊNH
Theo Bồ Tát hạnh, có thể tu tập
Thiền định và đạt đến mười kết quả tốt đẹp sau đây:
Một là được an trụ trong pháp thức
uy nghi. Tu Thiền định phải theo pháp thức mà hành trì, như vậy trải qua
một thời gian kha lâu, thì ngũ căn được tịch tịnh, chánh định phát khởi,
không cần có sự cố gắng mà vẫn được an trụ trong pháp thức oai nghi.
Hai là được thực hành cảnh giới
từ bi. Khi tu Thiền định, thì giữ được tâm từ bi, thương yêu chúng
sinh, muốn cho tất cả được an ổn.
Ba là không còn phiền não. Nhưò năng
lực Thiền định mà các phiền não tham, sân, si, không còn phát sinh nữa.
Bốn là gìn giữ được các giác
quan. Không cho sắc, thanh, hương, vị, xúc lay động.
Năm là vui vẻ lạc thú. Xem Thiền
định là một món ăn ngon lành hơn tất cả các món ănm khác trong thế
gian.
Sáu là xa lìa được ái dục. Một
khi tâm niệm đã lắng yên, ái dục không còn phát sinh và làm nhiễm trước
được nữa.
Bảy là chứng được chân không
,những không bao giờ bị rơi vào chỗ chấp đoạn diệt hư vô.
Tám là cởi mở được tất cả những
dây trói buộc sự giải thoát.
Chín là khai phát được trí huệ
vô lượng và an trú trong cảnh giới của chư Phật.
Mười là đạt đến sự giải thoát
thành thục, đến chỗ mà tất cả hoặc nghiệp không còn nhiễu lại được
nưũa.
C. KẾT LUẬN
Chúng ta có thể tóm tắt thành quả
tốt đẹp của Thiền định như sau:
Ngũ căn được tự tại, phiền não
được dứt trừ ,từ bi được mở rộng, trí huệ được phát chiếu, cảnh
giới giải thoát được phô bày ra trước mắt. Một pháp môn có công năng
quí báu, có diệu dụng phi thường như thế, làm sao chúng ta có thể bỏ
qua được?
Mong rằng vì lợi ích thiết thực
nói trên, quí vị Phật tử hãy gắng công tu tập pháp môn Thiền định này
cho chíng có kết quả.
- Độ thứ sáu: TRÍ HUỆ BA LA MẬT
- A. MỞ ĐỀ
Trong đạo Phật, hai tiếng vô
minh được nhắc nhở đến luôn, vì chính vô minh là nguồn gốc, là đầu
dây mối nhợ của đau khổ của sanh tử luân hồi. Phật thường dạy:
"Cái khổ của lạcđà, của lừa ngựa chở nặng mãn kiếp, cái khổ
trôi lăn trong tam giới chưa gọi là khổ. Ngu si không trí huệ tin tưởng
sai lạc, không biết hướng đi, cái ấy mới thật là khổ".
Ngài còn dạy một cách mạnh mẽ,
dứt khoát hơn: "Si là gốc của tội lỗi, Trí huệ là gốc của muôn
hạnh lành". Chúng ta là Phật tử chúng ta không muốn gây tội lỗi để
chịu quả khổ đau, chúng ta chỉ mong làm được các hạnh lành để hưởng
phước quả và được giải thoát. Vậy tất nhiên chúng ta phải tu huệ,
thì Trí huệ Ba la mật.
- B. CHÁNH ĐỀ
- I. ĐỊNH NGHĨA TRÍ HUỆ BA LA MẬT
Trí huệ là gì? "Trí"
phiên âm chữ phạn là Phã na; "Huệ" phiên âm chữ Phạn là Bát
nhã. "Trí" có nghĩa là quyết đoán; "Huệ" có nghĩa là giản
trạch, Tự điển Phật học Trung Hoa định nghĩa như sau: "Trí là biết
Tục đế và Huệ là thông hiểu Chân đế".
Cũng có thể nói: Trí là thể tách
sáng suốt trong sạch, Huệ là cái Diệu dụng xét soi tự tại. Trí huệ Ba
la mật là thể tách sáng suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu
đáo tinh tường đến nơi đến chốn, không thể sai lầm được.
II. CÁC LOẠI TRÍ HUỆ
Trí huệ như định nghĩa trên là
trí huệ của đạo Phật, chứ không phải trí huệ phổ thông, thường dùng
trong các sự học hỏi hiểu biết, suy luận hằng ngày trong đời.
Theo triết học Phật Giáo, khả năng
nhận thức có hai loại: Hiện lượng và tỷ lượng.
1. Hiện lượng: Là sự nhận
biết trực tiếp không cần qua trung gian suy luận. Hiện lượng lại chia làm
hai:
Chân hiện lượng, là nhận thức
trực tiếp mà đúng.
Tợ hiện lượng, Là nhận thức trực
tiếp mà sai
2. Tỷ lượng: Là sự nhận
biết qua trung gian suy luận. Tỷ lượng cũng có hai thứ:
Chân tỷ lượng, là lốihiểu biết
bằng suy luận đúng đắn.
Tợ tỷ lượng, là lối hiểu biết
mà suy luận mà sai lầm.
Hiện lượng của địa vị phàm
phu rất kém cỏi và phần nhiều là tợ hiện lượng. Tỷ lượng của địa
vị phàm phu lại còn kém cỏi hơn nữa và phần nhiều là tợ tỷ lượng.
Đứng về phương diện tính chất, Đạo Phật chia trí huệ ra làm hai loại
lớn là " Căn bản trí" và " Hậu đắc trí".
1. Căn bản trí: Căn bản trí,
là giác tính minh diệu mà mỗi chúng sinh vốn đã có sẵn, nhưng vì bị
phiền não che lấp, nên chưa phát chiếu ra được.Có thể so sánh căn bản
trí như là một chất kim khí quí báu (vàng, bạc) đang ở trong trạng tahí
khoáng chất, nằm lần lộn với đá (phiền não vô minh)
2. Hậu đắc trí: Hậu đắc
trí, là trí huệ có được nhờ công phu tu tập như trì giới, thiền định
v.v...Có thể so sánh Hậu đắc trí như chất kim khí (vàng, bạc) được lọc
từ khoáng chất ra và không còn lẫn lộn với đất đá, bụi bặm nữa
(phiền não, vô minh).
Theo Duy thức học, sau khi đạt đến
địa vị Giác ngộ, nghĩa là có được "Hậu đắc trí", thì tám
thức chuyển thành bốn trí:
Thức thứ tám, A lại da có tác dụng
là chấp trí sanh mạng và chủng tử, được đạt đến địa vị vô lậu
và biến thành "Đại viên cảnh trí" (trí sáng như bức gương lớn
và tròn đầy, tượng trưng cho biển cả chơn như).
Thức thứ bảy, Mtạ na có tác dụng
là chấp ngã, biến thành "bình đẳng tánh trí" (trí có năg lực
nhận thức cách bình đẳng, vô ngã của vạn pháp).
Thức thứ sáu, Ý thức có tác dụng
là phân biệt, biến thành "Diệu quan sát trí" (trí có năng lực
quan sát thâm diệu).
Năm thứ cuối (nhãn thức, nhĩ thức,
tỹ thức, thiệt thức, thân thức) biến thành "Thành sở tác trí"
(trí có năng lực nhận thức cùng khắp và thần diệu)
III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ
CÓ ĐƯỢC TRÍ HUỆ?
Muốn có được trí huệ, đức Phật
chế ra nhiều pháp tu. Trong số nhiều pháp tu ấy thì "Văn, Tư, Tu"
và "Giới, Định, Huệ" là những pháp thường được nhắc nhở và
thực hành nhiều nhất.
Văn, Tư, Tu: Văn, Tư, Tu là ba
pháp tu để có được trí huệ:
Văn huệ: là huệ do tia nghe
âm thanh, mắt thấy âm tự của Phật, hay qua các kinh điển mà hiểu được
nghĩa lý.
Tư huệ: là huệ do trí suy
nghĩ, tìm tòi, rõ được nghĩa lý, hiểu được sự thật.
Tu huệ: là huệ do tu hành thẻ
nghiệm và thể nhập chân lý, mà gíac ngộ, chứng được sự thật.
Văn, tư, tu rất tương quan mật thiết
với nhau, hành giả cần phải chuyên tu cả ba thứ, không thể bỏ qua một
thứ nào mà thành tựu được. Hãy nghe Phật dạy:
" Văn huệ, tư huệ, tu huệ, ba
môn khuyết một không được. Nếu ai nghe mà không suy nghĩ, thì như làm ruộng
mà không gieo mạ; nếu suy nghĩ mà không tu, thì như làm ruộng mà không
tát nước, bừa cỏ, rốt cuộc không có kết quả. Ba huệ được đầy đủ
thì chứng quả Tam thừa?" (Sa Di thập giới).
Giới: là lời răn dạy của
Phật )xem lại bài Trì giới Ba la mật).
Định: là thiền định, giữ
cho tâm ý không loạn động, để suy nghiệm đến những vấn đề căn bản
của Đạo (xem lại bài Thiền Định Ba la mật).
Huệ: là sự phát chiếu của
Trí, sau khi đã tẩy sạch phiền não và vô minh.
Giới, Định, Huệ tương quan mật
thiết với nhau: Do trì giới mà thân tâm không loạn động. Do thân tâm
không loạn động mà tâm trí được Định. Tâm trí khi đã định thì Trí
huệ phát chiếu.
Ngược lại, Trsi huệ phát chiếu
thì tâm dễ Định, Tâm đã Định thì Trì giới không khó khăn.
Tóm lại: Giới, định, huệ, đều
tương duyên tương quan mật thiết với nhau, một cái tăng thì hai cái kia cũng
tăng.
IV. CÔNG NĂNG CỦA TRÍ
HUỆ
Như chúng ta đã thấy trong phần
chia loại, trí huệ khi đã đạt đến địa vị Giác ngộ (tám thức chuyển
thành bốn trí) thì công năng, diệu dụng của nó rộng lớn vô cùng,
không thể nói hết. Tuy thế, để có một quan niệm tương đối rõ ràng,
chúng ta có thể nêu lên ba công năng chính của trí huệ như sau:
1. Dứt trừ phiền não: Phiền
não là do mê lầm phát sinh. Khi trí huệ đã có thì mê lầm phải mất, như
khi ánh sáng phát ra thì bóng tối tất phải tan biến. Mê lầm đã mất
thì phiền não tất không còn phát sinh nữa.
2. Chiếu sáng sự vật: Sự vật
bị vô minh che khuất, như màn sương sớm che phủ cảnh vật, nay trí huệ
phát chiếu vào sự vật, chẳng khác gì khi ánh sáng mặt trời lên, thì
màn sương ất phải tan biến, lúc bấy giờ thực tướng thực tánh của sự
vật được lộ bày như thật.
3. Thể nhập chân lý: Khi bị
vô minh phủ lấp, ngăn che thì người ta với người, ta với vật tưởng
như riêng biệt, sai khác. Nay nhờ trí huệ soi sáng, thấy rõ được tâm cảnh
đều chơn không, nên thể nhập được chân lý, giác ngộ hoàn toàn.
C. KẾT LUẬN
Gíá trị và công năng của trí huệ
lớn lao không thể nói hết. Nó là cứu cánh của người Phật tử. Cứu cánh
ấy, chúng ta phải cố đạt cho được.
Trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật
cũng đã thiết tha khuyên các Đệ tử phải trao dồi trí huệ như sau:
" Trí huệ là chiếc thuyền
kiên cố chở khỏi biển già, đau, chết; là ngọn đèn lớn chói sáng vô
minh hắc ám, là liều thuốc hay chữa hết thảy bệnh tật, là chiếc búa
sắt chặt gãy cây phiền não. Vậy các người phải lấy sự nghe, sự suy
nghĩ, sự tu tập mà tự tăng ích cho trí huệ mình". (Kinh Di Giáo).
Những lời nhắn nhủ thống thiết
của đức Bổn sư, chúng ta không thể không ghi nhớ và thực hành được.Vả
chăng, trong sáu độ Ba la mật mà chúng ta đã học trong ba bài kế tiếp
này, mục đích cũng chỉ để dẫn đến độ thứ sáu là trí huệ, cái mứ
c độ cuối cùng của đạo Giác ngộ và giải thoát.
Cầu mong tất cả quý vị Phật tử
có được trí huệ để tự độ và tự tha đến bên kia bờ giải thoát.
TỔNG KẾT VỀ LỤC
BA LA MẬT
Đạo Phật là đạo từ bi, mà cũng
là đạo giác ngộ. Từ bi thuộc về phước, giác ngộ thuộc về huệ. Phướv
và Huệ là hai cánh làm cho con chim đại bàng là hành giả làm bay thẳng đến
bờ giải thoát. Do đó, trong kinh thường nói: "Phước, Huệ song tu mới
thành ngôi Chánh giác". Trong sáu pháp Ba la mật, bố thí và nhẫn nhục
thuộc về tu phước; thiền định và trí huệ thuộc về tu huệ; còn trì
giới và tinh tấn là hai chất liệu có công dụng kiểm soát và đốc thúc
cho việc tu phước và huệ được thành tự hoàn toàn.
Nếu chúng ta đem so sánh một cách
mộc mạc và đơn giản sáu pháp Ba la mật với chiếc thuyền Bát nhã đưa
người từ bờ mê đến bến giác, thì: Từ bi là thức ăn, nhẫn nhục là
nước uống, tinh tấn là cánh buồm và chèo, trì giới là bánh lái, thiền
định là la bàn và trí huệ là đèn đuốc. Sáu thứ ấy đều cần thiết
cho người thủy thủ sẽ gặp khó khăn trong công cuộc hành trình vạn dặm
của mình.
Đứng về một khía cạnh khác để
nhận xét giá trị của lục độ, chúng ta sẽ thấy như thế này: Bố thí
và nhẫn nhục thuộc về bi, thiền định và trí huệ thuộc về Trí, còn
trì giới và tinh tấn thuộc về Dũng. Một Phật tử hoàn toàn phải có đủ
ba phương tiện Bi, Trí, Dũng mới mong điđến bờ giác ngộ một cách
thông suốt và nhanh chóng.
Vậy trông quí vị Phật tử tại gia cũng như xuất
gia, trong khi học và hành sáu pháp Ba la mật, đừng nên xem thường một pháp
nào. Có như thế mới đủ phương tiện nà năng lực để tự đọ và độ
tha, đến nơi cùng tột và đúng với ý nghĩa Ba la mật.
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/039-tth-lucdo.htm