- Thiểu dục và tri túc
- HT. Thích Thiện Hoa
A. MỞ ĐỀ
Người đời phần nhiều thường
đua chen, dong ruổi theo vật chất, không biết bao nhiêu cho vừa. Người thiếu
thốn tham muốn đã đành, nhưng người dư giả, tiền bạc lấy thước mà
đo, thế mà vẫn còn tham muốn.
Đã tham muốn, thì không bao giờ thấy
mình đầy đủ cả. Ngạn ngữ có câu: "Bể kia dễ lấp, túi tham
khó đầy". Thật đúng như thế, "lòng tham đã không đáy",
thì làm sao đầy được?
Để đối trị lòng tham, Phật
khuyên chúng ta phải "Thiểu Dục và Tri Túc". Trong Khế kinh có
nói: "Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng du vi an lạc, bất chi túc
chi nhơn, tuy xứ thiên đường diệt bất xưng ý". Nghĩa là: Người
biết đủ, dù nằm trên đất cát vẫn an lạc, trái lại, người không biết
đủ, dù ở cung trời cũng không vừa ý.
Vậy muốn được sung sướng an
vui, chúng ta cần phải Thiểu Dục và Tri Túc.
- B. CHÁNH ĐỀ
- I. ĐỊNH NGHĨA
Thiểu Dục là muốn ít: Tri túc
là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho
có. Như muốn có cái nhà ở vừa sạch, vừa che kín nắng mưa; cần đi cho
mau, muốn có một phương tiện giao thông gì cho tiện lợi, chỉ cốt đỡ
mỏi chân, đỡ tốn thì giờ là được , chứ không muốn một chiếc xe hơi
lộng lẫy, mấy trăn nghìn, quá sức tài chánh của mình.
Biết đủ, gặp hoàn cảnh nào cũng
đều an phận tùy duyên. Đối với việc ăn, mặc và ở, tự thấy mình
có đủ dùng rồi, không tham cầu nhiều hơn nữa, mà phải khổ sở về
tinh thần.
II. NGƯỜI ĐỜI
THƯỜNG THAM MUỐN NHỮNG GÌ?
Người đời thường bị năm thứ
tham muốn sau đây sai khiến:
a) Tham muốn tiền của
b) Tham muốn sắc đẹp
c) Tham muốn danh vọng
d)Tham muốn ăn ngon
đ) Tham muốn ngủ kỹ.
Người tham muồn tiền của,
thì tiền kho bạc đống, nhà ngang dãy dọc, đất ruộng cò bay thẳng
cánh, cũng chưa cho là vừa, mà vẫn còn mong muốn được làm giàu thêm nữa.
Người tham muốn sắc đẹp,
thì suốt đời giong ruổi đi tìm hoa; thấy ai có nhan sắc là mê mết, tìm
cách nầy cách khác để gần gũi cho kỳ được. Một khi đã thỏa mãn,
thì lại ruồng bỏ người đẹp nầy để chạy theo người đẹp khác;
luôn luôn bị vật dục sai khiến, mất hết cả nhân cách.
Người tham muốn danh vọng,
thì suốt đời giong ruổi theo chức cả, quyền cao, tiếng danh, hay tốt. Họ
còn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, để mong được cái địa vị cao
sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm mọi cách để nắm giữ cho được cái hư
danh.
Người tham muốn ăn ngon, thì
suốt đời lân la bên cạnh những cao lương mỹ vị, quanh quẩn bên những
tiệc bàn, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ. Thế giới của
họ thu hẹp lại trong những món ăn và những người bạn rượu.
Người tham muốn ngủ nghỉ,
thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường; ăn xong lại nghỉ
chuyện đi nằm, nằm là ngủ, ngủ xong lại muốn ngủ nữa, mất cả tự
chủ của mình.
Tóm lại, khi đã tham muốn những
thứ ấy, thì cuộc đời của những kẻ ham muốn kia, chỉ còn thu hẹp lại
trong sự ham muốn của mình, và làm tôi mọi cho vật dục mỗi ngày mỗi
thêm chặt chẽ. Xét cho cùng thì những sự tham muốn trên, ngoài sự tham
muốn danh vọng là do kiêu căng ngã mạn, còn các thứ tham vọng khác, đều
do ngũ dục là động lực chính cả. Ngũ dục là: Sắc dục, thanh dục, hương
dục, vị dục, và xúc dục.
Sắc dục là gì? Là nhãn căn
đối với sắc trần, sanh tâm tham muốn. Trong thì "chánh báo" là
thân phần của nam nhơn hay nữ nhơn: Mày tằm mắt phượng, môi đỏ má hồng...Ngoài
thì "y báo" là vật dụng của thế gian: ngọc, ngà, châu, báu, vật
quý đồ xưa, sắc màu lộng lẫy...Những món ấy, đại đa số người vừa
trông thấy liền sanh tâm tham ái.
Thanh dục là gì? Là tai nghe
tiếng hay, tâm sanh say đắm; như tiếng ca, giọng hát, khúc lý câu tình,
âm điệu du dương, khêu gợi tâm dục của người, sanh tâm dắm nhiễm.
Hương dục là gì? Là lỗ mũi
khi đối với hương trần sanh tâm tham muốn; như dầu thơm ngào ngạt, phấn
sáp nồng nàn v.v...Những món hương trần ấy, khiến cho người ngửi đến
thì sanh tâm ưa thích đắm nhiễm, mơ tưởng vẫn vơ.
Vị dục là gì? Là khi lưỡi
đối với mùi vị, sanh tâm tham đắm, như các mùi vị thơm tho, ngọt bùi,
chua chát, mặn lạt, mỡ thịt, cá tôm, chả gỏi nem bì, những đồ cao
lương mỹ vị..
Vẫn biết nhân loại đối với sự
ăn uống phải cần dùng nhiều món để nuôi sống mà làm việc. Thế nên
cả nhân loại ăn chẳng công nhận nó là điều cần thiết nhất, nếu ăn
uống kém thiếu, thì thân thể phải ốm gầy. Nhưng ta nên xem sự ăn uống
như là uống thuốc, để chữa bịnh đói khát mà thôi. Nếu quá tham món
cao lương mỹ vị, chỉ biết lo sống để mà ăn, thì con người có cho là
cao thượng? Phật nói: "Chúng sanh sở dĩ đi không cách đất, không jhỏi
cỏ cây, ra vào không rời khỏi không khí, là bởi ăn những món "do đất
sanh ra", nên thân thể rất nặngj nề".
Xúc dục là gì? Là thân thể
khi giao thiệp với xúc trần, sanh tâm tham muốn. Bố vải thô sơ, mặc vào
mình biết nhám; lụa là, gấm nhiễu xuông, vào mình biết trơn láng, gỗ
chạm vào mình biết cứng, bông đụng vào mình biết mềm v.v...Những vật
gì mềm mại thì sanh tâm ưa thích, những vật gì cứng nhám thì sanh lòng
ghét bỏ.
III. TAI HẠI CỦA
LÒNG THAM MUỐN QUÁ ĐỘ
Những sự tham muốn quá độ, làm
cho lòng người xao xuyến, mất hết cả tự chủ, và chỉ còn là nô lệ
cho những thèm muốn của mình mà thôi. Một khi đã bị lòng tham dục điều
khiển, thì con người gây không biết bao nhiêu tội lỗi, dám làm những
chuyện hung ác mà chẳng gớm tay. Lại chính vì lòng tham muốn không ngằn
mé, mà mình không tự nhận biết, nên đến khi muốn mà không được , thì
đổ lỗi cho người, nhân đó sinh ra cạnh tranh, xung đột, làm cho nhân loại
chịu lắm điều tàn hại. Lòng tham muốn quá độ, làm cho con người tối
mắt trước những sự phải, trái, thúc đẩy người đời vào đường tội
lỗi. Chẳng hạn một kẻ không có năng lực, đạo đức mà muốn được
giàu có lớn và quyền thế to, thì có thể dùng những mưu mô gian xảo,
đen tối, dã man để đạt ý muốn của mình. Hoặc giả, cũng vì muốn
được như ý bà vợ yêu quí, mà có lắm ông chồng bị bắt buộc làm những
việc trái với lương tâm cho đến tan thân mất mạng.
Tóm lại, ngũ dục làm hại cho
loài người không thể kể xiết: Vì ngũ dục mà sanh ra lo buồn giận dữ,
vì ngũ dục mà sanh ra dối trá, gian tham vì ngũ dục mà sanh ra cạnh tranh
xâu xé, nhân loại đưa nhau vào rừng tên mưu đạn.
Trong hiện tại lòng tham muốn quá
độ, sự chạy đuổi theo ngũ dục đã làm tổn hại chẳng những cho mình
và cho người, mà trong tương lai, chúng lại còn đưa con người vào chốn
tam đồ ác đạo, nhất là vào vòng ngạ quỷ, để phải chịu thiếu thốn
cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần.
Đó là kết quả thảm khốc của
người quá tham, không biết "Thiểu dục" và "Tri túc".
IV. PHƯƠNG PHÁP
ĐỐI TRỊ LÒNG THAM MUỐN QUÁ ĐỘ
Túi tham đã không đáy, thì càng
tham lại thấy càng thiếu, càng khổ. Phật dạy: "Càng tham muốn,càng
khổ sở". Chúng ta đừng lầm tưởng rằng:một khi lòng tham muốn được
thỏa mãn, là hết tham muốn. Hễ còn củi thì lửa còn cháy. Tham muốn
được tọa nguyện thì tham muốn lại càng to lên. Tục ngữ thường nói:
"Được voi đòi tiên" là thế. Người mà lửa tham vọng mong
cầu nung nấu trong lòng, bao giờ cũng thấy mình còn thiếu thốn. Không thấy
thiếu món nầy, lại thấy thiếu món khác, rồi thèm khát mãi, không lúc
nào được tọa chí. Mà không toại chí là con đau khổ.
Để đối trị lòng tham vô độ,
đạo Phật cũng như đạo Nho đều dạy chúng ta phải "Tri túc" tức
biết đủ. Có bao nhiêu ta hưởng bấy nhiêu, tự cho mình không còn thiếu
gì nữa, đừng nhìn lên những kẻ giàu có sang trọng hơn mình, thế là
"biết đủ". Có bao nhiêu ta hưởng bấy nhiêu, tự cho mình không
còn thiếu gì nữa, đừng nhìn lên những kẻ giàu có sang trọng hơn mình,
thế là "biết đủ".
Trong kinh Di Giáo, Phật dạy: "Nầy
các Tỳ kheo ! Nếu các ông muốn thoát khỏi sự khổ naõ, nên suy nghiệm
hai chữ "Tri túc". Hễ biết đủ thì ở cảnh nào cũng yên vui. Người
không biết đủ, tuy giàu mà nghèo; người biết đủ tuy nghèo mà giàu. Người
không biết đủ thường bị năm thứ ham muốn kéo dắt, làm người biết
đủ thương hại.
Một người trong tay thâu tóm tất
cả của cải trong thế gian, với người nghèo mà không tham muốn, hai người
đêù giàu như nhau.
Chúng ta hãy chiêm nghiệm những lời
dạy đầy ý nghĩa ấy. Làm chủ đời ta, chính là lòng ta. Giàu nghèo sang
hèn chỉ là vấn đề phụ thuộc. Nếu ta kiềm chế được dục vọng,
tham muốn là ta giàu sang; nếu ta không kiềm chế được dục vọng tham muốn
là ta nghèo hèn.
V. LỢI ÍCH CỦA
HẠNH THIỂU DỤC VÀ TRI TÚC
Lòng tham muốn làm cho ta khổ bao
nhiêu, thì Thiểu dục và Tri túc lại làm cho ta sung sướng bấy nhiêu. Đó
là lẽ đương nhiên. Nhờ "ít tham dục", nên con ma dục vọng
không làm sao xui khiến được mình; nhờ "biết đủ", nên con quỷ
tham lam chẳng có quyền hành sai sử mình nữa. Một khi con người không
còn làm nô lệ cho vật chất đê hèn nữa, thì lòng người bắt đầu tự
do giải thoát. Con người lúc ấy mới xứng danh là con người, Mới có đủ
nhân cách và không hổ thẹn với địa vị làm anh cả muôn loài. Chỉ khi
ấy con người mới có thể tự cho là mình có hạnh phúc được; và dù
cho thường ngày vẫn ăn cơm hẩm canh rau, quanh năm cứ quần bô, áo vải,
cũng vẫn thấy trong lòng thơ thới, an vui, sung sướng. Từ xưa đến nay,
không có một vị giáo chủ nào, hiền triết nòa xứng đáng với danh nghĩa
ấy mà lại không khinh thường vật chất, mà lại chạy theo danh vọng tiền
của, ăn sung, mặc sướng cả.
Hơn nữa, nhờ Thiểu dục và Tri
túc mà gia đình, xã hội được an vui, hòa bình, không còn ai giành giật của
cải, danh vọng, miếng ngon, vật lạ của ai nữa. Có lợi ích của Thiểu
dục và Tri túc thật không sao kể xiết được.
VI. GIẢI ĐÁP NHỮNG
THẮC MẮC
Có người hỏi: Con người muốn tiến
bộ, cần phải nỗ lực phấn đấu, cạnh tranh trong tất cả mọi trường
hợp. Đạo Phật lại dayk phải Thiểu dục và Tri túc. Như thế là chủ trương
làm cho nhân loại thối hóa chăng?
Đáp: Không ! Đạo Phật dạy
"Thiểu dục" và "Tri túc" cốt yếu ngăn ngừa con đường
trụy lạc, chận đứng lòng tham lam độc ác không bờ bến của chúng
sanh, đang sống trong cõi đời vật dục, chứ không phải chủ trương ngăn
chận sự tiến triển của con người trên đường lợi người, lợi vật,
ích nước, ích dân. Nhận thấy tai hại lớn lao của bịnh tham lam, nên đức
Phật đưa ra phương thuốc rất công hiệu là "muốn ít" và
"biết đủ" để điều trị căn bệnh ấy cho tận gốc. Phương
thuốc nầy sẽ làm yếu dần tâm tham lam, nên các mối dục vọng, tội ác
dần dần tiêu diệt, chỉ còn lại tấm lòng từ bi rộng rãi bao la mà
thôi. Một khi con người hết chạy theo dục vọng, hết đuổi bắt những
hạnh phúc vật chất tạm bợ, giả trá cũng không đào bớt thêm đau khổ
của người khác, để tìm hạnh phúc cho mình nữa, thì lúc ấy, hạnh
phúc chân thật liền đến với họ.
Như thế, nghĩa là hạnh "Thiểu
dục" và "Tri túc" bắt đàu hãm bớt tốc lực của lòng dục
vọng tham lam, kế đó chận đứng nó lại, sau hết buộc nó xoay chiều, đổi
hướng, tinh tiến mãi trên con đường lành. Vậy thì hạnh "muốn
ít" và "biết đủ " chẳng những không đưa con người vào con
đường thối hóa, mà lại giúp cho sự tiến hóa của nhân loại.
Vả lại, ngày nay nhân loại dang chứng
kiệnmôt sự mất quân bình nguy hiểm giữa sự tiến hóa mau lẹ của vật
chất và sự chậm tiến của tinh thần. Sự mất tinh thàn ấy cóa thể
đưa nhân loại đén hố diệt vong. Vậy cần phải quân bình sự tiến hóa
vật chất và tinh thần. Muốn thế, chẳng có phường pháp nào là tuân
theo hạnh "Thiểu dục" và "Tri túc". Con người nếu biết
coi thường vật chất một ít, thì mới tiến hóa them về tinh thần.
Sỡ dĩ ngày nay tren thế giới, đứng
về phường diện vật chất, khoa học, con người có tiến triển rất nhiều,
rất nhanh; còn về phương diện tinh thần, đạo đức, con người tién rất
chạm, vì it s ai quan tam lưu ý dén nó, mà chỉ chạy theo vật được ục,.
Hễ vật chất quá tiến, thì tinh thần phải lùi, vật chất càng cao thì
lòng tham càng nặng, càng sau, càng lớn, không biết lúc nào là cùng. Tai họa
chiến tranh ngày nay, gieo rắc khắp nơi trên thế giới, cũng do lòng tham
không đáy của con người "bất tri túc" vậy
Vậy Thiểu dục và tri túc là hai
phương thuoóc thần diệu cho căn bệnh tràm trọng của thế giới ngày nay,
không ai có thể chối cãi được.
C. KẾT LUẬN
Kẻ ngoài đời và người trong đạo,
muốn được hạnh phúc chân thật, thì nên tu hạnh ‘thiểu dục" và
"tri túc ". Vì thật sự, những người không quá đòi hỏi về vật
chất, thì chẳng hề so sánh với bề trên; do đó, không thấy mình thiếu
thốn về vật chất, nên ít khổ. Hơn nữa, họ chỉ so sánh với kẻ dưới,
thấy mình khá giả, đầy đủ hơn, nên dể mãn nguyện.
Muốn tránh khỏi tai nạn trong gia
đình và xã hội, mỗi người trên thế gian nầy, đều phải giữ phạn thủ
thường, đừng vượt quá khả năng của mình. Trên thể giới năm châuhiện
nay, muốn có hòa bình để mà hưởng lạcthú hopà bình vĩnh viễn, thì cũng
không ngoài cái hạnh "Thiểu dục" và "Tri túc" mà được.
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/070-tth-thieuduc.htm