- Lược sử đức Phật A Di Đà và 48 đại
nguyện
- HT. Thích Thiện Hoa
A. MỞ ĐỀ
Cây có cội, nước có nguồn. Phật tử chúng ta
phjần nhiều tu pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực
lạc ), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế
nào, và 48 lời nguyện ra sao.
Đức Phật A Di Đà có công đức rất lớn và hãnh
nguyện rất qủang đại.Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sanh ở
thế giới Ta Bà nầy rất nhiều.
Muốn cho chúng sanh cõi nầy vượt khỏi kiếp lầm than
của những cái khổ, sanh, già, bệnh, chết, nên đức Phật Thích Ca
nói rõ nhân địa hạnh nguyện của Phật A Di Đà và khai thị pháp
môn Tịnh độ tu hành. Từ thượng lưu trí thức đến hạng dân
thường, nếu ai chuyên tu, cũng đều được vãng sanh cả.
- B. CHÁNH ĐỀ
- I. GIẢI NGHĨA DANH HIỆU " A DI ĐÀ"
A Di Đà là dịch âm chữ Amita. tàu dịch nghĩa là
Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ nghĩa là tuổi
sống lâu không có số lượng; Vô Lượng Quang, là Ngài có hào
quang sáng suốt không lường.
II. LƯỢC SỬ TU NHÂN VÀ CHỨNG
QUẢ CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ
Chỗ nhân địa của đức Phật A Di Đà ở kiếp
trước rất nhiều, không thể kể xiết, nay lược nói 4 kiếp như sau:
1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở phẩm Thí dụ, hóa
thành có chép:
"Đức Phật A Di Đà, kiếp trước là con của
đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức thường
giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sanh nghe, nên thành Phật hiệu là A Di
Đà,ở cõi Tây phương Cực lạc".
2. Kinh Quán Phật Tam Muội Hải, chép:
"Đời quá khứ Ngài làm Tỳ kheo, chăm lòng kính
lễ quán tưởng tướng lông mày trắng của đức Phật Không Vương,
nên được thọ ký là Phật hiệu là A Di Đà".
3. Kinh Bi Hoa, chép:
Đời quá khứ hằng hà sa kiếp trước, Ngài là vua
Chuyển Luân tên là Vô Trách Niệm. Ngài có một quan Đại Thần tên
là Bảo Hải, rất giàu lòng tín ngưỡng. Một hôm vua nghe đức Phật
Bảo Tạng đến thuyết pháp tại vườn Diêm Phù ở gần bên thành,
Ngài với quan Đại thần Bảo Hải liền đến nghe và rất hài lòng.
Vua pháp tâm thỉnh Phật và đại chúng vào vương cung cúng dường
trọn ba tháng để cầu phúc báu.
Đức Phật khuyên vua nên phát Bồ đề tâm cầu đạo
Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Khi đó đức Phật Bảo Tạng liền phóng hào quang sáng
ngời, soi khắp cả thế giới của như Phật mười phương, cho chúng
hội đồng thấy. Bảo Hải đại thần liền tâu với vua Vô Tránh
Niêm: "Nay Bệ hạ nhờ oai thần của Phật, được thấy các thế
giới, vậy Bệ hạ muốn cầu lấy thế giới nào?".
Vua đảnh lễ Phật, quyd gối chắp tay phát lời đại
nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phật, quốc độ và nhân dân của
Ngài, đều được trang nghiêm thanh tịnh. Do nhơn duyên ấy, sau Ngài
thành Phật hiệu là A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc.
4. Phật Thích Ca nói:
"Đời quá khứ lâu xa, cách hơn 10 kiếp, có một
nước tên là Diệu Hỷ, vua cha là Nguyệt Thượng Luân vương, mẹ
là Thù Thắng Diệu Nhan. Vương hậu sanh ra ba người con: người con
trưởng là Nhựt Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca,
người con thứ ba là Nhật Đế Chúng. Khi ấy có đức Phật ra đời
hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều Thi Ca bỏ ngôi vinh quí theo
Phật Thế Tự Tại xuất gia, thụ Kỳ kheo giới, Phật cho hiệu là
Pháp Tạng Tỳ kheo. Ngài Pháp Tạng đối trước Phật, pháp 48 lời
nguyện rộng lớn, độ khắp tất cả mười phương chúng sanh; nếu có
một nguyện nào chẳng viêm mãn, thì Ngài thề chẳng thành Phật. Khi
ấy chư thiên rải hoa, tán thán, qủa đất rúng động, giữa không
trung có tiếng khen rằng:
"Pháp Tạng quyết định sẽ thành Phật hiệu là A Di
Đà".
Như thế, chúng ta biết rằng, đức Phật A Di Đà tiền
thân là Thái Tử Kiều Thi Ca, bỏ ngôi sang, xuất gia tu chứng thành
quả Phật là A Di Đà.
III. 48 ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ
Nguyện thứ 1: Lúc tôi thành Phật, nếu trong cõi
nước tôi, có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thời tôi không ở
ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 2: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, sau khi thọ chung, còn trở lại sa vào
ba ác đạo, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 3: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, thân chẳng màu vàng tất cả, thời
tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 4: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, thân hình có kẻ tốt người xấu
chẳng đồng nhau, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 5: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng có Túc mạng thông, ít nhất
là biết rõ những việc trăm nghìn ức na do tha kiếp (vô số kiếp)
thời tôi không ở ngôi Chách giác.
Nguyện thứ 6: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, chẳng đặng Thiên nhãn thông, ít
nhất là thấy rõ trăm nghìn ức na do tha thế giới của chư Phật,
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 7: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, chẳng được Thiên nhĩ thông, ít
nhất là nghe và thọ trì tất cả lời thuyết pháp của trăm nghìn
ức na do tha đức Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 8: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được Tha tâm thông, ít nhất
là biết rõ những tâm niệm của tất cả chúng sanh, trong trăm nghìn
ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 9: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, chẳng đặng thần túc thông, khoảng
một niệm, ít nhất là đi qua khỏi trăm nghìn ức na do tha thế giới,
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 10: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, còn có quan niệm tham chấp lấy thân,
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 11: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, chẳng trụ định tu, nhẫn đến trọn
diệt độ, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 12: Lúc tôi thành Phật, nếu quang minh
còn hữu hạn, ít nhất cũng chiếu thấu trăm nghìn na do tha thế
giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 13: Lúc tôi thành Phật, nếu thọ
mạng còn hữu hạn, ít nhất cũng đến trăm nghìn na do tha kiếp,
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 14: Lúc tôi thành Phật, chúng Thanh
Văn trong cõi nước tôi, nếu có ai tính đếm biết được số bao
nhiêu, dầu đó là vô lượng Bích Chi Phật đồng tính đếm trong
trăm nghìn kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 15: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, thọ mạng còn hữu hạn, trừ
người có bổn nguyện riêng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 16: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, còn có người nghe danh từ bất
thiện thời tôi không ở ngoài Chánh giác.
Nguyện thứ 17: Lúc tôi thành Phật, nếu vô
lượng chư Phật thập phương thế giới, chẳng đều ngợi khen xưng
danh hiệu tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương
chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến
10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác;
trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương
chúng sanh pháp bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi
nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện
thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương
chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi, và tu các
công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu
chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 21: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, tất cả chẳng đủ ba mươi hai tướng
đại nhơn, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 22: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ
Tát ở cõi khác sanh về nước tôi, cứu cánh đều quyết đến
bực Nhứt sanh bổ xứ, trừ người có bổn nguyện riêng, tụ tại
hóa hiện, vì chúng sanh mà thoát hoằng thệ nguyện, tu các công
đức, độ thoát mọi loài, đi khắp thế giới, tu Bồ Tát hạnh,
cúng dường thập phương chu Phật, khai hóa vô lượng chúng sinh, làm
cho tất cả đều đứng vững nơi đạo vô thượng chánh giác, siêu
xuất công hạnh của các bực thông thường, hiện tiền tu tập Đại
nguyện của Phổ Hiền, nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
Nguyện thứ 23: Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát
trong cõi nước tôi, thừa thần lực của Phật, mà đi cúng dường
thập phương chư Phật, trong khoảng thời gian một bữa ăn, nếu không
đến khắp vô lượng vô số ức na do tha thế giới, thời tôi
không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 24: Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát
trong cõi nước tôi, khi ở trước thập phương chư Phật, hiện công
đức của mình, muốn có những vật cúng dường, nếu không Chánh
giác.
Nguyện thứ 25: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng
Bồ Tát trong cõi nước tôi, không được Nhứt thế trí, thời tôi
không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 26: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng
Bồ Tát trong cõi nước tôi, chẳng đều được thân kim cương Na la
diên, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 27: Lúc tôi thành Phật, thì trong cõi
nước tôi, tất cả đồ dùng của nhơn thiên, hình sắc đều sáng
đẹp sạch sẽ, rất tột vi diệu, không có thể tính biết, dầu là
người được thiên nhã. Nếu có người biết danh số các đồ vật
ấy được rõ ràng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 28: Lúc tôi thành Phật, nếu Bồ Tát
trong cõi nước tôi, dầu là người ít công đức nhứt, chẳng
thấy biết được cội cây đạo tràng cao bốn trăm muôn do tuần, vô
lượng quang sắc, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 29: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ
Tát trong cõi nước tôi, nếu thọ trid, đọc tụng, giảng thuyết kinh
pháp mà chẳng được trí huệ biện tài, thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
Nguyện thứ 30: Lúc tôi thành Phật, nếu có ai
hạn lượng được trí tuệ biện tài của Bồ Tát trong cõi nước
tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 31: Lúc tôi thành Phật, cõi nước
tôi thanh tịnh, các nơi đều soi thấy tất cả vô lượng vô số bất
ư nghị thế giới ở mười phương, như là thấy mặt mình trong gương
sáng. Nếu chẳng được như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
Nguyện thứ 32: Lúc tôi thành Phật, trong cõi
nước tôi từ mặt đất tràn lên đến hư không, lầu nhà cung
điện ao nước hoa cây, tất cả vạn vật đều là vô lượng chất
báu và trăm nghìn thứ hương, hiệp chung lại mà thành; vạn vật
đều xinh dẹp kỳ diệu, mùi thơm xông khắp thập phương thế giới.
Bồ Tát các nơi ngửi đến mùi thơm ấy, thời đều tu hạnh của
Phật. Nếu chẳng như thế, tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 33: Lúc tôi thành Phật, các loài
chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương,
được quang minh của tôi chiếu đến nhẹ nhàng hơn thiên nhơn, nếu
chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 34: Lúc tôi thành Phật, các loài
chúng sanh tong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương,
nghe danh hiệu của tôi mà không được vô sanh pháp nhẫn, cùng các
môn thâm tổng trì, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 35: Lúc tôi thành Phật, các người
nữ trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, vui
mừng tin mến phát Bồ đề tâm, nhàn ghét thân gái. Nếu sau khi
mạng chung mà còn làm thân người nữ nữa, thời tôi không ở
ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 36: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ
Tát trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, nghe danh
hiệu tôi, vẫn thường tu phạm hạnh, mãi đến thành Phật. Nếu
chẳng được như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 37: Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn
thiên trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, nghe
danh hiệu tôi, cuối đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui
mừng tin mến tu Bồ Tát hạnh, thời chư Thiên và người đời đều
kính trọng người đó. Nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
Nguyện thứ 38: Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn
thiên trong cõi nước tôi muốn có y phục, thời y phục tốt đúng
pháp liền theo tâm niệm của người đó mà đến trên thân. Nếu
còn phải cắt may nhuộm giặt, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 40: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng
nhơn thiên trong cõi nước tôi, tùy ý muốn thấy vô lượng thế
giới nghiêm tịnh của chư Phật ở mười phương, thời liền được
thấy rõ cả nơi trong cây báu, đúng theo ý muốn, như thấy mặt mình
trong gương sáng. Nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
Nguyện thứ 41: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ
Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó nhẫn đến
lúc thànhp, mà các căn còn thiếu xấu, thời tôi không ở ngôi
Chánh giác.
Nguyện thứ 42: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ
Tát, ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, thảy đều được
giải thoát tam muội. Trụ tam muội đó, trong khoảng thời gian một
niệm, cúng dường vô lượng bất tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà
vẫn không mất chánh niệm. Nếu chẳng như thế, thời tôi không ở
ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 43: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ
Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung thác sanh mà
Tôn quí, nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 44: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ
Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hơn hở, tu Bồ Tát
hạnh, trọn đủ công đức, nếu chẳng như thế, thời tôi không ở
ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 45: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ
Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi, đều đặng Phổ đẳng tam
muội, trụ tam muội nầy mãi đến lúc thành Phật, thường được
thấy Vô lượng bất tư nghị tất cả chư Phật. Nếu chẳng như thế
thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 46: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ
Tát ở trong cõi nước tôi, muốn nghe pháp gì, thời liền tự
nhiên đặng nghe pháp ấy. Nếu chẳng như thế thời tôi không ở
ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 47: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng
Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu tôi mà chẳng
được đến bực bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh
giác.
Nguyện thứ 48: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng
Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, mà chẳng liền
được Đệ nhất âm hưởng nhẫn, ở nơi Phật pháp chẳng liền
được bực bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
C. KẾT LUẬN
Nói tóm lại, lịch sử đức Phật A Di Đà, với 48
đại nguyện. Công đức của Phật A Di Đà rất rộng lớn, là do
lòng đại bi đại nguyện lợi tha. Ngài đành bỏ tất cả ngôi sang
cao quí, nguyện tu hành khi thànhp, ở trên một cảnh giới huy hoàng
trang nghiêm, để tiếp độ chúng sanh. Trải qua một thời gian được
kết quả, y báo chánh báo xuất hiện rực rỡ như lời Ngài đã
thệ nguyện.
Phật tử chúng ta, từ hồi nào đến bây giờ, biết
niệm danh hiệu Phật A Di Đà, biết được pháp môn niệm Phật cầu
sanh Cực lạc (Tịnh độ) là nhờ đức Phật Thích Ca ta chỉ dạy.
Vậy xin khuyên tất cả Phật tử, noi theo gương đại
nguyện của Phật A Di Đà, nên phát tâm thệ nguyện rộng lớn, cầu
khi lâm chung sanh về Cực lạc, hóa sanh từ hóa sen, tu chứng lên
bực Bất thối, rồi trở lại cõi Ta Bà hóa độ bà con quyến thuộc
vàấttt chúng sanh tu hành đồng thành Phật đạo.