- NGHIÊN CỨU CỦA NGƯỜI NHẬT VỀ
NIÊN ĐẠI ĐỨC PHẬT
- Nguyên tác: Giáo sư Hajime Nakamura
- Thích Thiện Quý dịch
Các vấn đề về "Phật
lịch" và niên đại của Đức Phật đã được các học giả Nhật Bản
đề cập trên nhiều quan điểm khác nhau. Thậm chí trong các giới tu sĩ Phật
Giáo cũng đã có những quan điểm bất đồng.[1] Điển hình như các nước
Phật Giáo Nam tông cùng thống nhất tổ chức lễ tưởng niệm "Ngày
Nhập Niết-bàn của Đức Phật lần thứ 2500" vào năm 1956 sau Tây lịch.[2]
Ở Tích Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan và một số nước Phật Giáo
Nam tông khác, hầu hết những buổi lễ tưởng niệm ấy đều được sự
ủng hộ và giúp đỡ của chính phủ và những thành viên trong Giáo Hội.
Tuy nhiên, trong các nước Phật Giáo
Bắc tông, đã có những quan điểm bất đồng nảy sanh. Phần lớn các học
giả phương Tây đã bác bỏ truyền thuyết của Tích Lan, một trong những
truyền thống cho rằng niên đại mà Đức Phật Nhập Niết-bàn là năm 544
trước Tây lịch, được thể hiện qua cách lựa chọn năm 1965 làm năm tưởng
niệm Đức Phật Nhập Niết-bàn lần thứ 2500. Truyền thống này không thể
truy nguyên (tức không thể có mặt) trước tiền thế kỷ thứ 11.[3] Nó cũng
không phù hợp với bảng niên đại của các vị Vua nước Ma-kiệt-đà. Sự
tuyên bố của các nước Nam tông về tính chính thống trong niên đại của
Phật chủ yếu là dựa trên truyền thuyết rằng các Thầy Tỳ-kheo đã
đưa ra một nguyên tắc là phải "điểm vào một chấm" trong Luật
tạng mỗi khi kết thúc một mùa An Cư Kiết Hạ hàng năm. Tin tưởng rằng
truyền thống "chấm vào một điểm" không hề bị gián đoạn từ
trước đến giờ, họ cho rằng bảng niên đại dựa trên số lượng của
các dấu chấm trong các Luật tạng thì không thể nào sai được.
Tuy nhiên, cũng có sự nghi ngờ, vì
cũng đã có một truyền thuyết tương tự do Sanghabhara, người đã đặt
chân đến đất nước Trung Hoa vào năm 489 sau Tây lịch, đề xướng. Ngài
cũng tuyên bố rằng các Thầy Tỳ-kheo tại Ấn Độ trước đó cũng đã
điểm một chấm vào trong Luật tạng của họ vào mỗi lần An Cư Kiết Hạ,
nhưng có điều là Ngài đã đếm được tất cả 975 chấm. Số lượng dấu
chấm này cho ta kết luận rằng Đức Phật nhập Niết-bàn vào năm 486 trước
Tây lịch và năm Đản sanh của Đức Phật là năm 566 trước Tây lịch.[4]
Theo giáo sư Pachow, "sự ghi nhận dấu chấm" nhằm để chứng tỏ
rằng niên đại mà Đức Phật Nhập Niết-bàn vào khoảng năm 483 sau Tây lịch.
Điều đó phù hợp với cách tính của W. Geiger, dựa trên nền tảng của
những bảng ký sự niên đại bằng tiếng Pali.[5]
Về phương diện của bảng niên đại
cổ xưa, truyền thuyết của Sanghabhadra có phần đáng tin tưởng hơn những
truyền thuyết của các nước Phật Giáo Nam tông. Do vậy dưới sự lãnh
đạo sau này của học giả Nhật, Junjirò Takakusu (người đã chấp nhận
theo truyền thuyết của Sanghabhadra), nhiều Tu sĩ Nhật Bản đã cùng nhau tổ
chức lễ tưởng niệm ngày Niết-bàn của Đức Phật lần thứ 2500 vào năm
1932 sau Tây lịch. Tuy nhiên, các tông phái như Tịnh Độ (J‡ do), J‡ do–Shin
và Nhật Liên tông (Nichiren) đã không chính thức hợp tác với họ, bởi
vì những vị sáng lập ra những tông phái này như Hònen, Shinran và Nichiren
lại chấp nhận vào học thuyết cho rằng năm nhập Niết-bàn của Đức Phật
là 949 trước Tây lịch. Đó là niên đại được Fo-lin (Horin)[6] đề ra. Cần
nói thêm rằng, ngày nay, có quá ít người, thậm chí chỉ vài tín đồ của
các tông phái này tin vào học thuyết ấy.
Cố học giả Hakuji Ui đã xác định
lại niên đại của Đức Phật là năm 466 – 386 trước Tây lịch, vốn dựa
trên các truyền thuyết của các ấn bản Kinh điển Phật Giáo bằng ngôn
ngữ Trung Hoa, Tây Tạng và Sanskrit điển hình như Samayabheda-uparacana-cakra.
Bởi vì niên đại của vua A-dục, sự bắt đầu cho những nghiên cứu về
bảng niên đại, phải được thay đổi trong quan niệm của sự nghiên cứu
gần đây. H. Nakamura đề nghị rằng bảng niên đại của H. Ui phải được
thay đổi là 463 –383 trước Tây lịch, dựa trên những quan điểm chính
mà ông đã nghiên cứu.[7]
Những nghiên cứu của Genmyò Ono
và Hakuji Ui đã có ảnh hưởng đến giới học giả Trung Hoa. Thượng Tọa
Yin-Shun, một học giả Trung Hoa, đã phê bình các giả thuyết về ngày của
đức Phật của các nhà học giả Đông Nam Á và phương Tây, và cho rằng
ngày Đức Phật nhập Niết-bàn là năm 390 trước Tây lịch. Nguyên nhân phủ
nhận này cũng không khác nhau cho lắm so với Ui.
Trình bày một quan điểm tương đối
dung hoà nhất của học giả châu Âu, giáo sư M. Winternitz đã nói rằng:
"Khi chúng ta cân nhắc rằng có
một chứng cứ có đầy đủ khả năng để chứng tỏ rằng Đức Phật là
người đương thời với vua Tần-bà-sa-la và vua A-xà-thế, những người rất
có khả năng sống vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6 trước Tây lịch. Như vậy,
sau đó ít nhất chúng ta có lý khi nói rằng các giả thuyết đáng tin cậy
nhất là đặt cuộc đời đức Phật vào giai đoạn này."[8]
Tuy nhiên, như vậy chúng ta sẽ bị
rơi vào tình trạng khó phân định, vì triều đại của các vị vua này lại
không thể được xác định trừ khi chúng ta đã xác định được niên đại
của đức Phật.
Kanakura[9] phát triển quan điểm của
cố giáo sư Jacobi, người đã cho rằng năm nhập Niết-bàn của Đức Phât
là năm 484 trước Tây lịch, nhằm để ủng hộ truyền thuyết của các nước
Phật Giáo Nam tông. Mizuno lại nghi ngờ tính xác thật của truyền thuyết
của các nước Phật Giáo Bắc tông cho rằng vua A-dục xuất hiện khoảng
100 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, và chấp nhận vào truyền thống
của các nước Phật Giáo Nam tông.[10] Đại biểu của các Phật tử Nhật
bản đã tham gia vào lễ tưởng niệm lần thứ 2500 ngày Đức Phật nhập
Niết-bàn được tổ chức tại các nước Phật giáo Nam tông vào năm 1956
sau Tây lịch. Họ đã tổ chức ngày lễ tưởng niệm lần thứ 2500 khác
vào năm 1959 dưới sự bảo trợ của chính phủ Nhật Bản nhằm để đẩy
mạnh tình hữu nghị với các nước Phật giáo châu Á. Tuy nhiên điều này
không có nghĩa là Nhật Bản đã chấp nhận bảng niên đại của Tích
Lan.[11]
***
[Dịch từ nguyên tác tiếng Anh
"Japanese Research on the Date of the Buddha" của giáo sư Hajime
Nakamura, đăng trong tuyển tập "When did the Buddha live? The Controversy on
the Dating of the Historical Buddha" (Đức Phật sống trong thời đại nào?
Sự tranh luận về cách tính ngày của đức Phật lịch sử) do giáo sư H.
Berchert biên tập. Delhi: Sri Satguru Publications, 1995, các trang 135-6].
CHÚ THÍCH
[1] Buttan Nisen-gohyakunen Kinen Gakukai (Hội các nhà
nghiên cứu tổ chức lễ tưởng niệm ngày sanh của đức Phật lần thứ
2500), Bukkyògaku no Shomondai (Các vấn đề Phật học), Tokyo, Iwanami, 1935,
trang 275f; Genmyò Nendaikò (Các nghiên cứu về niện đại Phật Giáo). Do
Kaimei Shoin tái bản, 1977, Agency: Meicho Fukyùkai.
[2] Tài liệu thảo luận về ngày Nhập Niết
Bàn của Đức Phật do Keishò Tsukamoto chọn lọc và khảo cứu, Shùkyo
Kenkyù, 33,4 (Nr. 163) (tháng Ba - 1960), trang, 59 - 93.
[3] So sánh. Maurice Winternitz. Lịch Sử Văn Học
Ấn Độ (A History of Indian Literature), quyển thứ 2, nhà xuất bản của trường
Đại học Calcutta, 1933, trang 597.
[4] H. Ui, Indo Tetsugaku Kenkyù, quyển thứ 2, Tokyo,
kòshisha, 1926, trang 1- 112. Ông đã mạnh dạng đưa ra sự mâu thuẩn về
các truyền thuyết của những nứơc Phật Giáo phương Nam, và đồng thời
giới thiệu rằng truyền thuyết của các nứơc Phật Giáo phương Bắc đã
được nhiều bộ phái Phật giáo, cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa, chấp
nhận.
[5] W. Pachow, "Nghiên cứu về sự ghi nhận dấu
chấm" (A Study of the Dotted Record), đăng trong Tạp chí Xã hội Đông phương
của Mỹ (Journal of the American Oriental Society), 85, 3 (1965), trang 342 - 349.
[6] Cao tăng Trung Hoa (572-640 Tây lịch)
[7] H. Nakamura, "Niên đại của triều đại
Mauryan," (The Date of the Mauryan), trong Tòhògaku 10 (1955), trang 1f; cũng được
đăng trong Kodaishi, Lịch Sử Cổ Đại AᮠĐộ, (Ancient History of India).
Tokyo, Shunjùsha, 1966, quyển thứ 2 trang 409-437.
[8] M. Wintermitz, sách đã dẫn., II, trang 598.
[9] E. Kanakura, Indo Kodai Seishinshi, trang 339f.: H.
Jacobi, Buddhas und Mahàvìras Nirvàna und die politische Entwicklung Magadhas zu Jener
Zeit, Berlin, 1930 (Sitzungsberichte der preuBischen Akademie der Wissenschaften zu
Berlin, 26).
[10] K. Mizuno, Có phải Phật Giáo đã bị phân
hoá thành nhiều bộ phái khác nhau trong suốt thời đại của vua A-dục,"
Indogaku Bukkyògaku Kenkyù / Tạp chí Phật học và AᮠĐộ học (Journal of
Indian and Buddhist Studies), 6 (1958), trang 395 f. Truyền thuyết của các nứơc
phương Bắc về niên đại của vua A Dục cũng bị Kakue Miyaj phủ nhận;
indogaku Bukkyògaku Kenkyù / Tạp chí Phật học và Aᮍ Độ học (Journal of
Indian and Buddhist Studies), 8 (1960), trang 311f. Những quan điểm có thể đưa
đến sự tranh luận về niên đại của Đức Phật đã được Keishò
Tsukamoto tóm lược, Indogaku Bukkyògaku Kenkyù / Tạp chí Phật học và AᮠĐộ
học (Journal of Indian and Buddhist Studies), 8 (1960), trang598f.
[11] T. Hayashiya (Bukkyò oyobi Bukkyòshi no Kenkyù
[nghiên cứu Phật giáo và lịch sử Phật giáo], Tokyo Kikuya Shoten, 1948,
trang 1-92) đã phát biểu quan điểm của ông về niên đại nhập Niết Bàn
của Đức Phật là năm 587 trứơc Tây lịch.
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/121-niendai.htm