- TẢN MẠN VỀ NHÂN BẢN TRONG
PHẬT GIÁO
- Thích Đức Trường
Chủ nghĩa nhân bản Phật
giáo có phải chăng là hồi chuông thức tỉnh trầm lắng sâu vào nguồn
tâm kêu gọi con người hãy nhận rõ những gì ảo vọng, tạm bợ, chóng
tàn, tự mở ra cánh cửa bất tử vượt thoát khỏi sanh, già, bệnh, chếT,
tìm đến con đường an vui hạnh phúc.
***
Chủ nghĩa nhân bản ở phương Tây
ra đời trong thời kỳ được gọi phục hưng và phát triển mạnh mẽ
cùng với thời đại khoa học nhằm giải quyết vấn đề đời sống con
người và những giá trị liên quan các hiện tượng trên hành tinh.
Trong khi đo,頣ách đây hơn 2500 chủ nghĩa nhân bản Phật giáo đã xuất
hiện ở Ấn Độ và lan truyền rộng khắp phương Đông, khác hẳn với
các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Hindu Giáo, Lão Giáo…. Phật
giáo không chủ trương tin tưởng vào thần quyền hay đấng sáng tạo nào
làm chủ điều khiển con người và vũ trụ; cũng không tin vào một truyền
thống hay một tập tục lâu đời nào.
Phật giáo thuyết phục con người
nên tin vào chính mình bằng sự xem xét của nội tâm, không tin tưởng một
cách mù quáng vào lời tuyên bố của ai khác.
Trong Anguttara Nik ya, Đức Phật đã
cho lời khuyên đến K l ma: Này K l ma, đừng chấp nhận chỉ vì nó
được đồn đãi, bởi vì nó được lưu truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác, bởi vì nó phù hợp với kinh Thánh, với luân lý, bởi điều đó
thú vị để nghe, hoặc người nói có trách nhiệm, có nhân cách, hoặc người
đó đáng kính trọng. Bản thân ông bằng kinh nghiệm của chính mình, xét
xem điều đó có phải là điều thiện (kusala) không lỗi lầm , có thể chấp
nhận và khâm phục bởi người trí, có cách cư xử và thái độ phù hợp
mang lại điều hạnh phúc. Này K l ma, ông nên theo những điều đó".
Những dòng kệ từ Jn nas ra
Samuchchaya, Đức Phật dạy:
Như người thợ thử vàng
Đốt mài trong lửa đỏ
Cũng vậy lời của ta
Nên hướng thượng chấp nhận
Bằng tư duy quán chiếu.
Đức Phật Gotama (563-483), vị Thầy
vĩ đại trong số các nhà thành lập tôn giáo, được tuyên bố là nhà thực
chứng đạt được quả Bồ-đề, giải thoát, ra khỏi ba cõi. Ngài thôi
thúc và mong mỏi những người theo Ngài bước lên con đường tu tập tâm
linh và giới hạnh đạo đức đã được khám phá trong quá trình kinh nghiệm
tinh thần của Ngài.
Trong ba minh mà Đức phật đã chứng
đạt, hai minh đầu phản ánh các phương diện nghiệp báo, luân hồi và
tái sanh. Minh thứ ba hình thành bản chất của đạo phật, sự vắng mặt
các phiền não lậu hoặc; sự thành tựu giác ngộ và giải thoát. Điều
chú ý ở đây, con đường giải thoát và chứng ngộ của Đức Phật mang
tính siêu việt vượt thoát qua những giới hạn của luật nghiệp báo,
luân hồi.
Bằng kinh nghiệm tinh thần của nội
tâm, Ngài đả phá những hình thức nghi lễ, tôn thờ, cúng tế và ngay cả
sự suy xét vô ích của tư tưởng siêu hình truyền thống.
Lời tuyên bố cô đọng mang khuynh
hướng chống đối siêu hình gắn liền với bốn sự thật tối thượng của
Đức Phật. Sự thật về khổ, về nguyên nhân của khổ, sự thật về sự
chấm dứt khổ và sự thật về con đường dẫn đến sự diệt tận của
khổ. Con đường dẫn đến sự diệt tận của khổ là con đường Thánh
đạo tám nghành hướng đến trạng thái giải thoát Niết-bàn. Những lời
dạy đơn giản này được Đức Phật trình bày trong nhiều dịp trước các
thiện nam, tín nữ và đại chúng Tỳ-kheo nhằm mang lại những lợi ích
thiết thực.
Đức Phật từ chối trả lời những
câu hỏi siêu hình và những cặp phạm trù đưa đến sự nhầm lẫn không
nhổ hết gốc rễ khổ đau trong đời sống con người và tâm linh. Như thế
giới thường hằng hay thế giới không thường hằng, thân thể và linh hồn
là một hay thân thể và linh hồn là khác; Như Lai tồn tại sau khi chết
hay Như Lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại
sau khi chết hay Như Lai không tồn tại và cũng không không tồn tại sau khi
chết. (Trung Bộ kinh)
Tuy thế, không có nghĩa là trong Phật
giáo không có những quan điểm siêu hình. Hai quan điểm căn bản siêu hình
Phật giáo là học thuyết vô ngã (anatt ) và duyên khởi (pratfont>
tya-Samutp da). Quan điểm vô ngã nhấn mạnh mọi sự vật hiện tượng giới
thì không có "ngã" hoặc "linh hồn" mà mọi sự tồn tại
chỉ là sự tạm bợ , có thể bị diệt vong và chứa đựng đầy đau khổ
hoặc sầu muộn. Các hiện tượng giới đều theo quan niệm duyên khởi
được hình thành đều do nhân, do duyên. Sự vận động của nhân duyên
này dẫn đến sự sanh khởi của các nhân duyên khác.
Phật giáo tuyên bố rằng không có
những sự vật thật sự. Sự vật mà ta gọi đơn thuần chỉ là sự kết
hợp của các nguyên tử tạm thời. Không có cái "ngã" vĩnh cữu
trong chủ thể "tâm vật lý" được biết như con người. Chủ thể
con người nếu được phân tích sẽ không có gì còn lại trong thân năm uẩn
(skandha). Mọi sự chấp thủ vào năm uẩn này được coi là gốc rễ của
sự luân hồi (saị s ra) mà bản thân chúng xuất phát từ vô minh
(avidya). Đó là đặc điểm triết học Phật giáo của các trường phái Thượng
Toạ Bộ, Nhứt Thiết Hữu Bộ, Phân Tích Bộ.
Các nhà tư tưởng Mah y na cũng
nhằm mục đích thanh lọc bản thân hướng đến sự giải thoát khỏi các
lậu hoặc. Đặc biệt hơn, trường phái M dhyamika của Mah y na thiết
lập học thuyết Tánh không (Sunyat ) mà khái niệm căn bản của nó thì
không chỉ dựa trên chuỗi nguyên nhân mà còn trên tính tương đối. Các sự
vật mà chúng đang hiện hữu có những đặc tính dường như phô bày trong
mối quan hệ với các sự vật khác. Sự vận động bên trong các hiện tượng
mang tính tạm bợ vô thường.
Điều quan trọng hơn hết là Phật
giáo đã xây dựng con người nhân bản xuyên qua giới luật và đức hạnh
Phật giáo. Đó cũng là mục đích tối thượng của đời sống để chứng
đạt Niết-bàn. Bên cạnh đó, Đức Phật cũng quan tâm đến những nguyên
tắc, những lời dạy đức hạnh cho hàng cận sự nam, cận sự nữ. Những
nguyên tắc chính được chứa đựng trong sự phác hoạ của con đường thánh
đạo tám nghành (ashỉ n ơ ga-m rga).
Ở đây chúng ta chỉ nêu một vài
đặc điểm nổi bật trong lời dạy của Đức Phật. Đối thoại với vị
trưởng làng ở Nalanda, Đức Phật đã hỏi: Ông có nghĩ một người thích
thú trong việc giết những con thú vô tội, trộm cắp, tà hạnh, nói dối...
và nói những lời lỗ mãng gay gắt hoặc những câu chuyện tầm phào vô bổ,
người như thế có thể đến cõi trời qua cầu nguyện không? Đức Phật
kết luận rằng con người đạt đến cõi trời bởi hành động tạo tác
(karma) mà không do sự cầu nguyện. (Kinh tập)
Trong kinh Pháp cú, Đức Phật dạy
rằng:
- "Chỉ tội lỗi đã tạo
- Mới làm nhơ uế người
- Thanh tịnh và nhơ uế
- Do hành động cá nhân
- Chẳng phải ngoài ai khác
- Làm thanh tịnh con người."
Đó cũng là điều mà tại sao Đức
Phật không chấp nhận bốn đẳng cấp xã hội Ấn Độ đương thời. Ngài
thiết lập mối quan hệ con người với con người trong xã hội xuyên qua sự
nhấn mạnh một vài đức hạnh về sự thân thiện, lòng khoan dung và tình
thương.
Kinh điển Phật giáo đề cập đến
bốn đức hạnh hay bốn tâm vô lượng con người sẽ đạt năng lực tinh
thần cao nhất khi thực tập những điều này. Bốn đức hạnh Từ
(Maitri), Bi (Karuϼ/font> ), Hỷ (Mudit ), Xả (Upeksh ) có ý nghĩa đặc
biệt trong trái tim nhân hậu của vị Bồ-tát trong Phật giáo Mah y na,
những vị thực hành hoàn mỹ sáu đức hạnh Ba-la-mật (Paramit ): Bố
thí (d na), trì giới (Sfont> la), Nhẫn nhục (ksh nti), tinh tấn (vfont>
rya), thiền định (dhy na) và trí tuệ (Praj– ).
Đời sống đức hạnh và giới luật
hoàn hảo đã làm giảm đi dục tham, sân hận, cuồng si trong mỗi cá nhân.
Điều này dẫn đến việc xây dựng một xã hội an vui, một quốc gia hoà
hợp, một thế giới hoà bình.
Chủ nghĩa nhân bản Phật giáo có
phải chăng là hồi chuông thức tỉnh trầm lắng sâu vào nguồn tâm kêu gọi
con người hãy nhận rõ những gì ảo vọng, tạm bợ, chóng tàn, tự mở
ra cánh cửa bất tử vượt thoát khỏi sanh, già, bệnh, chếT, tìm đến
con đường an vui hạnh phúc.
Phật giáo đứng ngoài 62 tà kiến
với cái nhìn tri kiến siêu thoát về hiện tượng giới và con người. Phật
giáo có thể nói là đạo chân thật, đạo trí tuệ như nhà bác học
Einstein từng tuyên bố: "Nếu trên thế giới này có một tôn giáo để
tin tưởng thì tôn giáo đó chính là Phật giáo."
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/125-nhanban.htm