- ĐỨC PHẬT
THÍCH CA
CON ĐƯỜNG TỪ KHỔ HẠNH ĐẾN GIÁC NGỘ
- Minh Thông
I-
NGUYÊN ỦY
Các biến cố quan trọng trong những năm tháng cho đến
khi Ngài Sakya Gotama Siddhatta (Thích Ca Cồ Đàm Sĩ đạt đa) thành đạo tựu
viên mãn Phật quả để được gọi là Sakya Buddha được ghi chép đa dạng
bỡi những trường phái khác nhau và vào những thời điểm hoàn toàn khác
sau khi đức Phật nhập diệt nhiều trăm năm. Bỏ qua tất cả các yếu tố thiếu đồng bộ, đi tìm mẫu số chung
trong những sự kiện ngỗn ngang của dữ liệu để rút ra bài học bổ
ích, có tính phổ quát và khách qua, không chấp trước vào từng tình tiết,
câu cú nhỏ nhặt, đó là chính là phong cách nghiên cứu. Ngay cả kinh điển
Catholic, mặc dù đức Jesus ra đời sau đức Phật đến 600 năm, nhưng những
kinh điển được các Thánh rao truyền không phải được ghi lại ngay từ
thế kỷ thứ nhất, thế kỷ Chúa Jesus ra đời và bị khổ hình trên
thánh giá. Phải đến trăm năm sau các Thánh mới ghi chép lại thành văn bản
và lưu truyền hậu thế. Điểm trớ trêu là, nội dung ghi chép của các
Thánh kinh ấy cũng có nhiều điểm dị biệt đến độ mâu thuẫn, đó
chính là một trong những nguyên nhân khiến người ta diễn giải kinh Thánh
theo những cách riêng, dẫn đến việc chia xẻ giáo hội thành những chi
phái như Công giáo La mã (Roman Catholic), Tin lành, Chính thống giáo,… Cũng
như Phật tử chúng ta, những người Công giáo, từ gọi chung tín đồ tôn
thờ Chúa Jesus và đức Mẹ Maria, bằng cặp mắt nhìn xa hiểu rộng và cởi
mở cũng đã tháo gỡ những dị biệt nhỏ nhoi, không chấp trước vào từng
câu cú, từng ý, từng từ để đi tìm mẫu số chung, ý nghĩa chung và phổ
quát để lấy làm bài học chung. Khi đức Phật phân chia thời gian tồn tại
của giáo pháp thành thời kỳ chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp, một
trong những điều Ngài nhìn thấy có lẽ ở chỗ càng ngày chúng ta càng thủ
đắc nhiều phương tiện, càng thủ đắc nhiều chúng ta càng vướng mắc
nhiều, càng vướng mắc chúng ta càng không thể xả ly để cuối cùng tự
chúng ta ngày càng xa rời chánh pháp và chôn vùi đời kiếp mình trong hố
sâu luân hồi sinh tử.
Hai mươi sáu thế kỷ về trước, tại
một vương quốc của dòng họ Thích (Sakyas), một vương quốc nhỏ nhưng
thịnh vượng, rải rác các ngọn đồi ở khu vực sông Rapti tây bắc tỉnh
Oudh nam Nepal ngày nay. Vị vua trị vì vương quốc là Tịnh Phạn
(Suddhodana), hoàng hậu là Ma-da (Maya Gotami). Ngày trăng tròn năm 623 trước Công
nguyên, hoàng hậu Ma-da hạ sanh thái tử tại vườn Lâm tỳ ni (Lumbini)
thành Ca tỳ la vệ, đặt tên là Siddhatta, gọi đầy đủ là Sarvarthasiddha,
nguyên chữ là Sakya Gotama Siddhatta. Bảy ngày sau khi hạ sanh, hoàng hậu qua
đời, Gotama được nhũ mẫu là Ma ha Ba Xà Ba Đề (Mahapajapati) nuôi dưỡng
đến khôn lớn.
Sinh sống trong hoàng cung, Thái tử được học
tập văn võ song toàn, tinh thông kinh điển Bà la môn. Năm 16 tuổi, theo
phong tục của cha sai người lo hôn sự cho Thái tử. Cuộc tuyển lựa cuối
cùng đã chọn được Công chúa Da Du Đà La (Yasodhara, còn được gọi là
Bhaddakaccana Bimba Rahulamata), người bà con cô cậu, con của Thiện Giác Vương
(Suprabuddha) thành Ca tỳ la vệ (Kapilavatthu). Tục lệ gia đình Thiện Giác Vương
chỉ gả con cho những ai văn võ song toàn và phải qua kỳ tranh tài cao hạ.
Cuộc so tài được tổ chức trong hàng hoàng thân quốc thích gồm tổng cộng
64 bộ môn, từ thi ca đến hội họa, đô vật,… Gotama là người cuối cùng
toàn thắng và được thành hôn với Công chúa. Một trong những hoàng thân
thua cuộc trong đó là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta).
Vào năm Thái tử 29 tuổi, Da Du Đà Đà La hạ
sanh một hoàng nam, Vua Tịnh Phạn đặt tên là Rahula (nghĩa là trói buộc)
nhân vì khi hay tin Công chúa hạ sanh, Thái tử đã buộc buộc miệng than
"Lại thêm một trở ngại. Lại thêm một dây trói buộc nữa." Dù
sống trong nhung lụa, Thái tử vẫn luôn cảm thấy bất an trước những cảnh
sinh lão bệnh tử, mạng người bấp bênh, phiền não khổ đau và cảnh ung
dung tự tại của những đạo sư. Rồi một đêm, sau khi đi qua nhìn vợ
con lần cuối, Thái tử ra lệnh mã phu Xa nặc (Channa) thắng ngựa tên Kiền
trắc (Kanthaka) để Ngài vượt hoàng cung, xuất gia cầu đạo. Sau khi qua sông
Anoma, Thái tử cắt tóc, gữi cả áo mão, vàng vòng châu báu để Xa nặc
mang về. Từ đó Ngài bước hẳn vào con đường xuất gia cầu đạo.
Sau khi rời nhà Gotama đi thẳng về hướng đông,
qua khỏi các xứ Sakyas, Koliyas và Mallas hay ít nhất cũng bằng những khoảng
cách địa lý tương đương. Không có tài liệu nào đề cập đến khu vực
nơi Ngài đặt chân đến trước nhất. Văn bản Pali gọi khu vực đó là
sông Anoma, cách thành Kapilavatthu (Ca tỳ la vệ) ba mươi dặm, và nói rằng
Ngài đi đến rừng xoài Anupiya, một địa danh mà trong kinh điển có đề
cập đến như là một thị trấn nhỏ. Đại sử (Mahavastu) có nói đến một
dòng sông, nhưng lại thuộc thị trấn Animiya, cách Mallas mười hai dặm.
Theo Phương đẳng bản khởi kinh (Lalita-vistara sutta), đó là một địa danh
có tên Anuvaineya hay Anumaineya thuộc miền Maineyas, khỏi xứ Mallas, địa
danh này lại cách Mallas sáu dặm đường. Những dữ kiện này đều nhằm
chỉ đến một địa điểm có thực tại một chỗ nào đó ở miền đông
Kapilavatthu mà theo truyền thống sử liệu, đó chính là nơi Gotama đã đến.
Anupiya là một địa danh có thực được đề cập đến trong kinh điển.
Địa danh này được công nhận là nơi đức Phật dừng chân đầu tiên,
những tên gọi còn lại chỉ là những cách gọi khác nhau của Anupiya mà
thôi. Anupiya cũng như những địa danh cùng những biến cố nổi bật khác
không phải được đề cập chỉ một lần trong bốn tạng kinh A hàm mà
được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong những văn bản khác với những
chi tiết khác nhau, bằng nhiều hình thức khác nhau, hay được thêm vào
kinh tạng theo trình tự và thứ lớp khác nhau, nhất là trong các văn bản
Sanskrit, văn bản ra đời rất lâu sau những văn bản Pali. Người ta không
thể không đặt ra vấn đề những điểm dị biệt và thêm thắc này trong
văn bản bằng tiếng Sanskrit phải chăng chỉ là những điểm phụ họa, hoặc
vã kinh điển chỉ nêu lên một số tình tiết chọn lọc trong số hàng loạt
những chi tiết có thực vào thời điểm đó, để rồi những chi tiết này
sẽ được nói đến đầy đủ hơn trong các luận văn ở đời sau?
Kinh điển kễ lại rằng trước nhất Gotama tìm đến
thụ học với hai đạo sư, nhưng vì thấy họ không thể thỏa mãn được
những điều mong mnuốn nên Ngài bỏ đi thực hành khổ hạnh trong sáu năm
trường cùng với năm đệ tử. Sau đó Ngài nghĩ ra phương pháp tu tập mới
nên không theo lối khổ hạnh tự đày đọa bản thân, quả nhiên sau đó
Ngài đạt đến giác ngộ và giải thoát. Trong những ngày đầu sau khi thành
đạo Ngài có lưỡng lự không muốn hoằ讧 pháp
độ chúng, nhưng rồi Ngài quyết định chuyển pháp luân và lên đường
đến Benares. Tại đây Ngài gặp lại năm đệ tử ấy, những người này
trước đó đã bỏ rơi Ngài khi thấy Ngài không tu theo lối khổ hạnh,
Ngài thuyết pháp và quy y cho họ. Ngoài những điểm này, người ta còn
tìm thấy những chi tiết khác có ghi trong các trường ca và được xem như
là những ‘huyền thoại cổ’, có lẽ những chi tiết này sau đó được
các luận văn nhắc đến.
Ở giai đoạn này trước nhất chúng ta cần
soi sáng những dữ kiện về nhân vật và địa danh có tư liệu ngoài phạm
vi tư liệu của Phật giáo. Có nhiều tư liệu liên quan đến Đức Phật
nhưng những nhà viết sử có thiên kiến cũng đã thêm bớt rất nhiều
vào các truyền thuyết xưa cũ. Tuy nhiên chúng ta cũng đều thấy được rõ
ràng phương diện nổi bật của sáu năm nỗ lực là việc khám phá đạo
lộ đúng đắn để dẫn đến giác ngộ. Việc học tập với hai đạo sư
không phải là thời gian ngấu nghiến mớ triết lý suông mà chính là việc
rèn tập một phương pháp thiền định cần thiết phải có.
Đại kinh Saccaka (Mahasaccaka sutta) (Trung A hàm,
i 240) viết:
"Như vậy Như lai nỗ lực tìm kiếm điều
tốt đẹp, tìm kiếm niềm phúc lạc tối thượng, và Như lai đã đến với
Alara Kalama rồi nói:
- ‘Thưa đạo hữu Kalama, tôi muốn sống đời
phạm hạnh bằng giáo lý và giới luật này.’ Ngài Alara Kalama nói với Như
lai:
- ‘Đạo hữu hãy ở lại đây, còn đấy là
giáo lý mà mà một người thông tuệ chẳng mấy chốc tự mình có thể
quán triệt được, lĩnh hội được và sở đắc được và an trú trong
giáo lý ấy.’
Chẳng bao lâu sau Như lai nhanh chóng quán triệt
được giáo lý ấy. Như vậy đến mức này chỉ việc mở môi là lặp lại
được những điều đã thuộc lòng, Như lai và những đạo hữu khác đã
trở thành chuyên nghiệp. Như lai nghĩ ‘Ta tuyên bố một giáo lý của trí
huệ, một giáo lý dành cho bậc tôn trưởng ta hiểu và biết. Chẳng phải
do lòng tín thành mà Alara đã tuyên dạy giáo lý của ông, mà tự chính bản
thân ông đã hiểu được, ngộ được, sở đắc được và an trú trong đó.
Rất là như vậy lắm, Alara đã biết và hiểu được giáo lý này.’ Do vậy
Như lai tìm đến Alara và nói với ông:
- ‘Thưa đạo hữu Alara, Ngài đã quán triệt
được, lĩnh hội được và sở đắc được giáo lý này đến mức nào
và Ngài có thể tuyên bố được như thế nào?’
Do nhân duyên như vậy Alara tuyên bố sở đắc
tánh không. Rồi Như lai tự nghĩ, ‘Alara không có lòng tín nhưng ta có.
Alara không có lòng dũng, nhưng ta có. Alara không có sự tỉnh thức nhưng ta
có. Alara không có định, nhưng ta có. Alara không có huệ nhưng ta có. Sẽ
như thế nào nếu ta nỗ lực quán triệt giáo lý mà Alara đã tuyên bố là
chính ông đã quán triệt được, lĩnh hội được, sở đắc được và an
trú được ở đấy.’ Chẳng bao lâu sau ta nhanh chóng quán triệt được,
lĩnh hội được, sở đắc được và an trú ở đấy.
Rồi Như lai tìm đến Alara và bạch với
Ngài:
- ‘Phải chăng đó là giới hạn của giáo
lý mà chính bản thân Ngài đã quán triệt được, lĩnh hội được, sở
đắc được và chính Ngài đã tuyên bố như vậy?’
- ‘Thưa đạo hữu, đó là giới giới hạn
của nó’.
- ‘Thưa đạo hữu, bản thân tôi, tôi cũng
đã quán triệt được, lĩnh hội được, sở đắc được và an trú được
ở đấy’.
- ‘Thưa đạo hữu, thật là thắng lợi cho
chúng ta, quả là thắng lợi vĩ đại cho chúng ta để có được một môn
sinh giờ thành bạn hữu. Chính là như thế đó, giáo lý mà chính bản
thân tôi đã quán triệt được, lĩnh hội được, sở đắc được và
tuyên bố, chính giáo lý ấy đạo hữu cũng đã quán triệt được, lĩnh hội
được, sở đắc được và an trú được ở đấy… chính là như thế đó,
tôi như thế nào thì đạo hữu cũng như thế ấy, đạo hữu như thế nào
thì tôi cũng như thế ấy. Này đạo hữu, giờ đây cả hai chúng ta nên
cùng nhau hiến dâng cho cộng đồng này.’
Chuyện là như vậy, Alara người thầy dạy của
Như lai đã xem đồ đệ của mình ngang hàng với ông ta và đã tôn vinh ta
bằng sự tôn vinh nổi bật nhất. Nhưng ta lại nghĩ, ‘giáo lý này chỉ
đạt đến sự lãnh ngộ tánh không chứ không dẫn đến sự nhàm chán, sự
dứt bỏ luyến ái, sự chấm dứt khổ đau, sự tịch tĩnh, trí huệ siêu
việt và Niết bàn.’ Do không ham mê lý thuyết này nên ta bỏ đi lòng
không hối tiếc."
Rồi Ngài đến Uddaka Ramaputta và nội dung cũng
được diễn tả bằng những lời tương tự, nhưng ở đây giáo lý được
thực hiện và do Rama, cha của Uddaka, tuyên bố sở đắc. Đấy là cảnh giới
Phi tưởng Phi phi tưởng. Về phần Uddaka, ông ta không muốn đặt Gotama
ngang hàng với mình mà chỉ công nhận Ngài làm thầy của các môn đệ của
ông ta mà thôi. Ngài nhận thấy lý thuyết này cũng không thỏa mãn được
Ngài nên lại lần nữa bỏ đi.
‘Ngài đến thọ giáo với một giáo sĩ danh
tiếng khác là Uddala Ramaputta. Không bao lâu sau, vị đệ tử thông minh xuất
chúng Gotama đã thấu triệt giáo lý của thầy và đắc đệ bát thiền vô
sắc tức tầng cao nhất của thiền vô sắc, cảnh giới Phi tưởng, Phi phi
tưởng, không còn tri giác nữa, ấy là bậc thiền cao nhất trong tam giới.
Khi đắc được thiền này, tâm trở nên vô cùng tinh vi, tế nhị đền nỗi
không thể nói là có tâm hây không. Vào thời bấy giờ không ai đắc được
thiền nào cao hơn nữa.
Vị đạo sư cao thượng ấy lấy làm hoan hỉ
được biết sự thành công rực rỡ của người đệ tử đặc sắc của
mình. Nhưng không như đạo su trước, đạo sĩ Uddaka Ramaputta mời Ngài nhận
lãnh trọn vẹn trách nhiệm dạy dỗ hàng môn đệ:
"Hỡi này đạo hữu, tôi lấy làm hoan hỉ.
Thật vậy, tôi vô cùng hoan hỉ được gặp một người đồng tu tài đức
đáng tôn kính như đạo hữu. Giáo lý mà Rama đã hiểu biết đạo hữu
cũng hiểu. Giáo lý mà đạo hữu hiểu tôi cũng đã hiểu biết. Rama đã
như thế nào thì hôm nay đạo hữu cũng nhu thế ấy. Ngày nay đạo hũu
như thế nào thì Rama đã như thế ấy. Vậy, hỡi này đạo hữu, hãy lại
đây, đạo hũu sẽ dẫn dắt nhóm đạo sĩ ở đây."
Tuy nhiên Gotama cảm thấy đó cũng chưa phải
là mục tiêu cứu cánh. Ngài đã hoàn toàn chế ngự tâm, mình, hoàn toàn
làm chủ cái tâm, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn còn mãi ở xa. Ngài đang
tìm con dường Niết bàn, tức là con đường hoàn toàn siêu thoát ra jkhỏi
vòng phiền não trầm luân và tận diệt mọi hình thức ái dục.
Không thỏa mãn với phương pháp tu tập của
Ramaputta, một lần nữa Gotama lại ra đi.
Sau khi học tập với hai đạo sư nổi tiếng
nhất thời ấy, Gotama nhận thấy rằng không còn ai có đủ khả năng để
dẫn dắt mình thành tựu mục tiêu vì tất cả đều chưa thoát khỏi vòng
vô minh. Từ đò Ngài không đi tìm sự giúp đỡ bên ngoài nữa.
"Như vậy Như lai nỗ lực tìm kiếm điều
tốt đẹp, tìm kiếm niềm phúc lạc tối thượng, Như lai dò dẫm đến
Magadhas, rồi đi đến Uruvela, một thị trấn nhỏ bé. Ở đó Như lai thấy
một địa điểm xinh xắn có một khu rừng con, một dòng sông trôi chảy
thơ mộng có nước trong vắt và những cây cầu đẹp, chung quanh là làng mạc
có thể trì bình khất thực. Nơi này chắc chắn là một chỗ rất thích hợp
để người ta nỗ lực đạt đến những điều mong muốn. Rồi Như lai ngồi
xuống đó : nơi chốn thích hợp là đây để nỗ lực phấn đấu."
Còn có ba truyện kễ khác liên quan đến giai đoạn nỗ
lực phấn đấu của Gotama. Một mẫu truyện nói về một người cố nhóm
lửa bằng chà que củi nhóm lủa vào một mảnh gỗ tươi xanh ướt sủng bị
ngâm trong nước. Anh chàng ấy không sao có thể nhóm lửa lên được, đó
là hình ảnh của những tu sĩ khổ hạnh nhưng lòng còn đầy tham-ái. Trường
hợp ấy cho dù họ có hành trì lâu mau, nghiêm mật, khôn khéo, khổ hạnh
đắng cay hay không, họ đều chẳng thể nào đạt được trí huệ và
giác ngộ. Đó chính là trường hợp thứ nhì, trường hợp một anh chàng
dùng que củi chà vào mảnh gỗ tươi xanh ướt sủng, cho dù có vớt mảnh
gỗ ấy ra khỏi nước cũng không có gì thay đổi. Trong trường hợp thứ頢a, anh chàng ấy dùng mảnh gỗ khô, thế là anh ta có thể
nhóm được lửa. Như thế là ngươi tu khổ hạnh nếu biết gạt bỏ và
làm lắng dịu tham-dục, anh ta có thể đạt được trí huệ và giác ngộ.
Điểm quan trọng của đoạn trích dẫn dưới đây ở chỗ một phần đoạn
văn này có nguồn gốc rất xa xưa nhờ tìm được trong các nguồn kinh điển
Sanskrit, phần khác ở chỗ đoạn văn này cho thấy phương pháp thiền định
của Phật giáo là độc nhất hay có vay mượn ở những nguồn tôn giáo
khác. Người ta dễ dàng nhận thấy Gotama là người đầu tiên thực hành
những phương pháp nổi tiếng này trong đoạn văn dưới đây:
Đại kinh Saccaka mô tả hạnh tinh tấn của
Bồ Tát như sau:
Lúc ấy tư tưởng sau đây đến với ta:
Hay là ta cắn chặt răng lại, ép lưỡi sát
vào nắp vọng, rồi dùng tâm (thiện) đè nén, chế ngự, và tiêu diệt những
tư tưởng (bất thiện)!
Rồi Như lai cắn chặt răng lại, ép lưỡi sát
vào nắp vọng, và nỗ lực đè nén, chế ngự, và tiêu diệt những tư tưởng
(bất thiện) bằng tâm (thiện). Lúc ta chiến đấu như vậy thì mồ hôi từ
trong nách chảy tuôn ra.
Như người mạnh nắm lấy đầu hay hai vai một
người yếu rồi đè xuống, dùng sức cưỡng bách và khắc phục, không
cho ngóc lên, cũng dường thế ấy, ta chiến đấu và khắc phục (những tư
tưởng bất thiện).
Sự tinh tấn của ta quả thật kiên trì và bất
khuất. Tâm niệm của ta thật là vững chắc và không hề chao động. Tuy
nhiên, thân ta mòn mỏi và không an lạc sau khi cố gắng một cách đau khổ
- thể xác phải chịu khuất phục trước sự nỗ lực kiên trì. Mặc dầu
những cảm giác đau đớn phát sanh đến thân ta , nó không chế ngự được
tâm ta.
Lúc ấy Như lai nghĩ như sau: hay ta thử trau
giồi pháp hành thiền nín thở!
Rồi ta kiểm soát chặt chẽ hơi-thở-vô và
hơi-thở-ra, từ miệng và mũi. Khi ta kiểm soát hơi-thở-vô, thở-ra, ở miệng
và ở mũi, thì có luồng hơi thoát ra từ lỗ tai, tạo nên một thứ âm
thanh to lớn khác thường. Hơi gió thoát ra từ hai ống thụt của anh thợ
rèn kêu như thế nào thì lúc ta ngừng thở, luồng hơi từ lỗ tai thoát ra
tạo một âm thanh cũng to như thế ấy… Rồi Như lai nghĩ: hay ta thử trau
giồi pháp hành thiền nín thở! Thế là ta kiểm soát chặt chẽ hơi-thở-vô
và hơi-thở-ra, từ miệng và mũi. Khi ta kiểm soát hơi-thở-vô, thở-ra,
ở miệng và ở mũi, thì có luồng hơi thoát ra từ lỗ tai, tạo nên một
thứ âm thanh to lớn khác thường. Hơi gió thoát ra từ hai ống thụt của
anh thợ rèn kêu như thế nào thì lúc ta ngừng thở, luồng hơi từ lỗ tai
thoát ra tạo một âm thanh cũng to như thế ấy…
Dẫu sao, hạnh tinh tấn của ta vẫn kiên trì
và bất khuất. Tâm niệm của ta vẫn vững chắc và không hề chao động.
Tuy nhiên, thân ta mòn mỏi và không an lạc sau khi cố gắng một cách đau
khổ - thể xác phải chịu khuất phục trước sự nỗ lực kiên trì. Mặc
dầu những cảm giác đau đớn phát sanh đến thân ta , nó không chế ngự
được tâm ta.
Rồi tư tưởng sau đây đến với ta: Hay là
ta thử trau giồi pháp nín thở!
Rồi Như lai kiểm soát hơi-thở-vô, thở ra từ
miệng, mũi và tai. Lúc ngừng thở bằng miệng, mũi và tai thì hơi (bị dồn
ép) đập mạnh trong đầu ta . Như có người thật mạnh khoan vào sọ ta một
lưỡi khoan thật bén, khi tôi ngừng thở, hơi đập vào đầu ta cũng làm
đau đớn như vậy. Mặc dầu những cảm giác đau đớn như vậy phát sanh
ở thân ta, nó không ảnh hưởng đến tâm ta chút nào.
Lúc ấy Như lai tự nghĩ: Hay ta thử hành
pháp thiền nín thở ấy một lần nữa!
Rồi Như lai kiểm soát hơi-thở-vô, thở-ra từ
miệng, mũi và tai. Và lúc ta ngừng thở, đầu ta nghe đau bưng lên. Trạng
thái đau đớn kinh khủng lúc bấy giờ giống như có một lực sĩ dùng
dây thừng siết chặt đầu ta lại. Tuy nhiên, hạnh tinh tấn của ta vẫn một
mực kiên trì. Những cảm giác đau đớn ấy không gây ảnh hởng đến tâm
ta.
Lúc ấy Như lai tự nghĩ: Hay ta thử hành thiền
về pháp nín thở một lần nữa!
Rồi Như lai ngưng thở bằng miệng, mũi và
tai. Khi ta kiểm soát hơi thở như thế ấy thì một luồng hơi mạnh thọc
xuyên qua bụng ta. Tên đồ tể, thiện nghệ hay mới tập sự, dùng dao bén
rạch một đường trên bụng, làm đau đớn thế nào thì luồng gió mạnh
thọc xuyên qua bụng làm ta đau đớn dường ấy. Tuy nhiên ta vẫn một mực
kiên trì tinh tấn. Những cảm giác đau đớn ấy không ảnh hưởng đến tâm
ta.
Lần nữa Như lai tự nghĩ: hay ta thử hành
thiền thêm về pháp nín thở!
Rồi Như lai kiểm soát hơi-thở-ra, thở-vào
từ miệng, mũi và tai. Và khi nín thở như vậy ta cảm giác như có một ngọn
lửa to khủng khiếp bừng lên và bao trùm lấy ta. Như có hai tay lực sĩ nắm
chặt một tên yếu ớt nướng y trên đống lửa than đang cháy đỏ cho đến
lúc hoàn toàn thiêu rụi, lửa thiêu đốt thân tôi lúc ngừng thở cũng nóng
dường thế ấy. Tuy nhiên, ta vẫn kiên trì tinh tấn. Những cảm giác đau
đớn ấy không chế ngự được tâm ta.
Lúc ấy có những vị Trời thấy Như lai vậy
thì nói với nhau: Đạo Sĩ Gotama đã chết! Vài vị khác ghi nhận: Đạo
Sĩ Gotama chưa chết hẳn, nhưng đang chết dần! Trong lúc ấy cũng có vị
nói: Đạo Sĩ Gotama chưa chết hẳn cũng không phải đang chết dần. Ngài
là một vị A La Hán. Đây là lối sống của một vị A La Hán."
Rồi Như lai nghĩ: hay ta thử hành pháp tuyệt
thực!
Lúc ấy có những vị Trời đến gần Như
lai và nói: "Bạch Ngài, xin Ngài chớ nên hành pháp tuyệt thực. Nếu
Ngài tuyệt đối không dùng vật thực nữa thì chúng tôi sẽ rót trên
thân Ngài những chất bổ của cảnh Trời để cho nó thấm vào lỗ chân
lông và nuôi sống Ngài.
Và Như lai nghĩ: nếu ta hành pháp tuyệt thực
mà các vị Trời lại rót chất bổ của cảnh Trời để nuôi sống thân
này thì quả là một điều gian dối, nên tôi từ chối rằng: "Điều
ấy không cần thiết."
Lúc ấy Như lai suy nghĩ như sau: hay ta thử dùng
chút ít vật thực, mỗi lần chỉ một chút thôi, một ít nước đậu xanh
hay rau cỏ, hay đậu đỏ, hay đậu trắng.
Khi mà Như lai chỉ dùng thật ít vật thực
như thế, ở thể đặc hay thể lỏng, thì thân ta trở nên cực kỳ gầy yếu.
Vì thiếu vật thực, những bộ phận lớn và nhỏ trong thân ốm gầy
không khác nào những cọng cỏ ống hay những cây đăng tam thảo. Vì thiếu
vật thực, bàn tọa của ta chỉ còn bằng cái móng của con lạc đà. Vì
thiếu vật thực, xương sống ta cũng như một xâu chuỗi dựng đứng lên
và cong vào. Vì thiếu vật thực, xương sườn ta tựa như một cái sườn
nhà bị sụp đổ. Vì thiếu vật thực, mắt ta không khác nào hình ảnh của
những ngôi sao mà ta có thể thấy dưới một cái giếng sâu. Vì thiếu vật
thực, trái mướp đắng cắt ra lúc còn tươi rồi đem phơi, gió và nắng
làm da mướp teo lại, nhăn nhó và héo tàn thế nào thì da đầu ta lúc ấy
cũng nhăn nhó và héo tàn như thế ấy. Khi muốn rờ da bụng thì ta đụng
nhằm xương sống, còn khi muốn rờ xương sống thì ta lại đụng nhằm da
bụng, vì thiếu vật thực da bụng tôi ép sát vào xương sống. Lúc muốn
đứng dậy cho thoải mái, thì ta luống cuống té ngã xuống vì thiếu vật
thực. Ta đập nhẹ trên chân, tay để làm cho thân mình sống lại, lúc đập
như thế, lông trên mình ta lả tả rơi xuống đất do đã chết gốc vì
thiếu vật thực.
Thấy Như lai như vậy, có người nói: 'Đạo Sĩ Gotama
đen'. Vài người nói: 'Đạo Sĩ Gotama không đen mà là nâu'. Cũng có người
nói: 'Đạo Sĩ Gotama không đen mà cũng không nâu, màu da của ông ta là màu
da ca,駠màu da sáng sủa và trong trẻo của ta
tàn tệ đến như thế ấy vì thiếu vật thực.
Rồi tư tưởng sau đây phát sinh đến với
Như lai : dầu các đạo sĩ hay các nhà tu khổ hạnh trong quá khứ đã chịu
những cảm giác nhức nhối, đau đớn, dữ dội hay xót xa như thế nào,
thì cũng đến mức này là cùng, không thể hơn nữa. Dầu các đạo sĩ hay
các nhà tu khổ hạnh trong tương lai sẽ chịu những cảm giác nhức nhối,
đau đớn, dữ dội hay xót xa thế nào, thì cũng đến mức này là cùng,
không thể hơn. Tuy nhiên, đã trải qua bao nhiêu khắc khổ, khó khăn và
đau đớn mà ta không đạt được điều chi tốt đẹp, xứng đáng với sự
giác ngộ cao thượng và trí tuệ vượt hẳn những trạng thái cao thượng
của loài người. Hay là còn con đường nào khác dẫn đến giác ngộ chăng?"
(Đoạn trích
dẫn của HT Narada trong quyển The Buddha and
His teaching, trích lược từ bản tiếng Việt của Phạm Kim Khánh được
sửa chữa đôi chỗ)
Rồi Như lai nghĩ, bây giờ Như lai nhớ lại
hồi Như lai còn ở với phụ vương, lúc ra ngoại thành có lần Như lai đã
ngồi tọa thiền dưới bóng cây trong tâm không còn có tư tưởng tham dục,
không còn có tư tưởng tà vạy, ta đã đạt đến cảnh thiền thứ nhất
đầy hỷ lạc từ trong sự tịch tĩnh kết hợp với lý luận và suy nghiệm.
Có lẽ đây là con đường dẫn đến giác ngộ. Rồi dùng sự kết hợp tỉnh
thức với ý thức làm con đường đi đến giác ngộ. Như lai lại nghĩ, tại
sao ta lại sợ hãi trạng thái hỷ lạc không vướng bận tham dục và tư
tưởng tà vạy? Và ta lại nghĩ, ta không nên sợ hãi trạng thái hỷ lạc
không vướng bận tham dục và tư tuởng tà vạy ấy.
Rồi ta lại nghĩ, bằng với cơ thể suy yếu
như thế này ta thật khó mà có thể đạt trạng thái hỷ lạc ấy được.
Nếu bây giờ ta thử dùng thực phẩm thô, cơm, sữa chua,… thì sự thể sẽ
ra thể nào? Khi ấy năm vị sư theo hầu ta có ý nghĩ là "khi đạo sĩ
Gotama đắc đạo Ngài sẽ nói đạo ấy cho mình." Nhưng khi ta dùng thực
phẩm thô, gạo và sữa chua, năm vị sư ấy nhàm chán, nói rằng "đạo
sĩ Gotama sống đời lợi dưỡng, ông ta đã bỏ tu trì, ông ta sẽ quay theo
đời sống lợi dưỡng."
Bấy giờ sau khi ăn uống và phục hồi sức
khoẻ trở lại, tuyệt không vướng bận tham dục và tư tưởng tà vạy Như
lai đạt đến và an trú trong cảnh thiền thứ nhất đầy hỷ lạc từ
trong sự tịch tĩnh kết hợp với lý luận và suy nghiệm. Dù cảm giác hỷ
lạc phát sinh nó vẫn không chế ngự được tâm ta. Rồi ngưng lý luận
và suy nghiệm, Như lai đạt được và an trú trong cảnh thiền thứ nhì đầy
hỷ lạc do tâm định, nội tại tịch tĩnh, trụ tâm vào một chỗ không
còn lý luận và suy nghiệm. Hướng sự xả ly vào hỷ và sân Như lai an trú
bằng tỉnh thức và ý thức rồi kinh nghiệm được diệu lạc bản thân,
đó là điều mà những bậc tôn túc gọi là "an trú bằng xả ly, tỉnh
thức và phúc lạc", và Như lai đạt được cũng như an trú được
trong thiền cảnh thứ ba. Xả ly hỷ lạc, xả ly đau khổ, trước khi tư
tưởng buồn vui biến mất, Như lai đạt được và an trú trong cảnh thiền
thứ tư, cảnh thiền không còn đau khổ, không còn hỷ lạc mà chỉ còn đầy
sự thanh tịnh của tâm tỉnh thức và tịch tĩnh.
Bằng với tâm đã định, thanh tịnh, tinh khiết,
không tỳ vết (vô nhiễm), phiền não diệt, bất thối chuyển, dễ uốn nắn,
kiên định Như lai hướng tâm về sự nhớ lại những kiếp quá khứ (Túc
mạng minh). Như lai nhớ lại nhiều kiếp như thế này: đầu tiên một kiếp,
hai kiếp, rồi ba kiếp, rồi bốn, rồi năm, mười, hai mươi, đến năm
mươi, rồi một trăm, một ngàn, một trăm ngàn, rồi sự phân tán của nhiều
châu kỷ thế gian, rồi sự phát triển của nhiều châu kỷ thế gian rồi
cả hai, sự phân tán và sự phát triển của nhiều châu kỷ thế gian. Ở
đây Như lai tên gì, sanh trưởng trong gia đình nào, giai cấp nào, kiêng cử
điều gì, vui thích và đau khổ thế nào và chết chóc cách nào. Từ cảnh
ấy ra đi Ngài tái sanh vào cảnh nào. Rồi tên gì, sanh trưởng trong gia đình
nào, giai cấp nào, kiêng cử điều gì, vui thích và đau khổ thế nào và
chết cách nào. Rồi từ đó ra đi, tái sanh vào cảnh nầy.
Như thế Như lai hồi nhớ cách thức tái sanh
và nhiều chi tiết về những kiếp sống quá khứ.
Đây, hẳn vậy, là Tuệ giác đầu tiên mà
Như lai chứng ngộ lúc quán chiếu lần thứ nhất, đêm thành đạo.
(Đoạn
trích dẫn của HT Narada trong quyển The
Buddha and His teaching trích lược từ bản tiếng Việt của Phạm Kim Khánh
được sửa chữa đôi chỗ)
Bằng với tâm đã định, thanh tịnh, tinh khiết,
không tỳ vết (vô nhiễm), phiền não diệt, bất thối chuyển, dễ uốn nắn,
kiên định Như lai hướng tâm về sự tri giác hiện tượng chết và tái
sinh của chúng sanh (Thiên nhãn minh). Bằng với nhãn quan phạm thiên, thanh tịnh
và siêu phàm ta nhìn thấy chúng sanh chết đi rồi tái sanh trở lại, dưới
cõi thấp cũng như trên cõi cao, bằng màu da tốt cũng như màu da xấu,
trong cảnh đời hạnh phúc hay khổ đau tuỳ nghiệp căn của họ. Những chúng
sanh sống đời tà mỵ bằng hành, ngữ và ý, nói điều tà mỵ với những
bậc tôn túc, những chúng sanh với tà kiến, hành nghiệp do tà kiến, sau
khi thân xác tan rã sẽ sanh vào cảnh khổ sở đớn đau trong địa ngục.
Những chúng sanh sống đời tốt lành bằng hành, ngữ và ý, không nói điều
tà vạy với những bậc tôn túc, những chúng sanh với chánh kiến, hành
nghiệp do chánh kiến, sau khi thân xác tan rã sẽ sanh vào cảnh hạnh phúc
trên những cõi trời…
Đây là Tuệ giác thứ nhì mà Như lai chứ鮧 ngộ khi quán chiếu lần thứ nhì đêm thành đạo.
Bằng với tâm đã định, thanh tịnh, tinh khiết, không
tỳ vết (vô nhiễm), phiền não diệt, bất thối chuyển, dễ uốn nắn,
kiên định Như lai hướng tâm tìm hiểu về sự tận diệt các pháp lậu
hoặc (Lậu tận minh). Do vậy Như lai lĩnh ngộ được chân lý về ‘đây
là sự khổ,’ do vậy Như lai lĩnh ngộ được chân lý về ‘nguyên nhân
của khổ’, và do vậy Như lai lĩnh ngộ được chân lý về ‘đây là sự
diệt khổ,’ do vậy Như lai lĩnh ngộ được chân lý về ‘đây là con
đường dẫn đến sự diệt khổ.’ Do vậy Như lai lĩnh ngộ được ‘đây
là những lậu hoặ#146;..’đây là nguyên nhân của lậu hoặc’…’đây
là sự diệt tận lậu hoặc’… ‘đây là con đường dẫn đến sự diệt
tận lậu hoặc’. Như lai hiểu và nhận thức như thế, tâm ta giải thoát
các lậu tham dục, các lậu tham hữu, các lậu vô minh. Và Như lai được
giải thoát, bản thân Như lai hiện rõ ý thức về sự giải thoát đó. Như
lai nhận rõ sự sanh đã diệt, đời phạm hạnh đã được viên mãn, đã
làm xong những việc cần phải làm, không còn trở lại trạng thái này nữa.
Đây là Tuệ giác thứ ba mà Như lai chứ鮧 ngộ
khi quán chiếu lần thứ ba vào đêm ấy. Vô minh đã tan, tuệ giác đã khai
mở. Bóng tối đã cuốn đi, ánh sáng đã chan hòa. Và Như lai an trú trong tỉnh
giác, dũng khí và cương quyết."
II-NHỮNG
CHI TIẾT QUAN TRỌNG KHÁC
1- Phương đảng
bản khởi kinh có nhiều chi tiết thú vị khác: Sau khi khoác áo đạo
sĩ khổ hạnh Gotama đến tịnh cốc của một nữ hành giả Bà la môn tên
Saki, rồi tịnh cốc của nữ hành giả Bà la môn khác tên Padma, sau đó gặp
hành giả Raivata, hành giả Rajaka con trai của Trimandika, cuối cùng Ngài đến
Vaisali rồi gặp đạo sĩ Alara.
Kinh Xuất gia
(Pabbajja-sutta) ghi rằng sau sau khi xuất gia, Gotama ở trong rừng xoài tại
Anupiya một tuần lễ rồi sau đó mới đến Rajagaha, một thị trấn ở
Magadha. Tại đây Ngài trì bình khất thực từng nhà, oai nghi của Ngài khiến
cả thị trấn ai cũng phải chú ý. Sau đó vua Bình sa vương (Bimbisara) biết
chuyện nên thân hành đến tại chỗ ngồi của Gotama, vì cảm kích nên tự
miệng dâng cả giang san cúng dường cho Ngài. Gotama từ chối và giải
thích cho Bình sa vương hiểu rằng Ngài đã từ bỏ ngai vàng để đi tìm
giác ngộ nên Ngài không ham muốn gì đến của cải thế gian. Ngài có hứa
nếu viên mãn Phật quả Ngài sẽ trở lại quy y cho Bình sa vương.
2- Tập Bổn
sanh truyện (Jataka) thêm nhiều chi tiết khác quanh sáu năm gian khổ của
Ngài. Sau thời gian dài tu theo lối khổ hạnh nhịn ăn Gotama bị ngất xỉu,
tin truyền đến tai phụ vương của Ngài rằng Ngài đã chết. Vua Tịnh Phạn
không tin, Ngài tuyên bố: "Trẩm không tin chuyện ấy. Con trẩm không
bao giờ có thể chết mà chưa viên thành Phật quả." Nhà vua còn nhớ
lúc Gotama mới được hạ sanh, tám vị tiên ông, trong đó có cả Kaladeva
đã tiên tri rằng Gotama sau này sẽ thành Phật nếu xuất gia đi tu, nay
Gotama đã xuất gia, Gotama sẽ thành Phật. Mẹ Ngài trên thiên đình hay tin
cũng than khóc, nhưng Ngài tỉnh lại và tuyên bó Ngài sẽ sống và sẽ tu
cho đến lúc thành Phật.
Khi Ngài nhận vật thực trở lại, Bổn sanh truyện viết,
vật thực ấy do một thôn nữ tên Sujata (Tu xà đa, hay Thi ca la việt, hay
Thiện Sanh) sống trong làng dâng cúng, cô là con gái của một người tên
Senani thôn Senani tại Uruvela (Ưu lâu tần loa). (Cô thôn nữ này ở làng
Nanda, cúng thức ăn bằng sữa, bột và mật ong cho Gotama. Về sau, lúc gần
nhập Niết bàn, đức Phật có nói cho Ngài A nan rằng trong đời có hai người
cúng dường thức ăn được phước báu nhiều hơn hết là cô gái Tu xà
Đa đâng thức ăn trước khi Phật đắc đạo và anh thợ rèn Thuần Đà
dâng cơm lần cuối trước khi Phật nhập diệt). Truyện rằng nàng Sujata
trước đây vì đã có đến bên cây này và cất lời ước nguyện cúng dường
mỗi năm nếu về sau nàng sanh hạ con trai. Lời cầu xin ứng nghiệm nên
nàng sai người hầu tên Punna (Phước Thiện) chuẩn bị việc cúng dường.
Đấ鹠là một ngày trăng tròn tháng Visakha
(tháng tư và năm) đúng ngày Phật thành đạo. Khi đến nơi, Punna thấy
Gotama ngồi dưới cây bồ đề, thoạt đầu Punna nghĩ vị ấy chính là thần
cây bồ đề hiển linh giáng lâm. Đêm trước ấy nàng đã thấy năm giấc
mơ kỳ lạ, khi giật mình tỉnh giấc nàng còn nghĩ giấc mơ ấy là điềm
nàng sẽ thành Phật (1- Trời đất thành giường ngủ, còn dãy Tuyết sơn
thành gối kê đầu. Tay trái của ông dang ra tới biển đông, còn tay phải
tới biển tây, chân thòng đến biển nam. 2- Cây Tiriyatừ bàn tay ông mọc
ra cao ngất lên đụng đến trời. 3- Sâu trắng đầu đen bó qua đầu gối.
4- Bốn loài chim qúy bốn màu từ bốn phương bay lại rơi xuống chân, đột
nhiên lông biến ra màu trắng. 5- Ông bước qua núi phân mà không hề bị
ô uế). Sujata bước tới dâng đến Gotama vật thực cúng dường đựng
trong bát bằng vàng, lúc ấy cái bát bằng đất Ngài nhận từ lúc xuất
gia nay đã biến đâu mất. Ngài cầm bát đến bờ sông, tắm rửa chỗ có
một cây cầu hoặchỗ để tắm tên gọi là Suppatitthita, rồi thọ thực.
Đây là bữa ăn duy nhất mà Ngài nhận được trong vòng bốn mươi chín
ngày. Thọ thực xong, Ngài thả bát xuống sông và nói: "nếu hôm nay ta
có thể viên thành Phật quả thì bát này hãy trôi ngược dòng." Bát
trôi ra đến giữa sông, rồi trôi ngược dòng lên nguồn nhanh như ngựa chạy
trong một khoảng bằng tám chục xải tay rồi chìm xuống nơi xoáy nước
đến tận chỗ Long vương, vua loài rồng. Tại đó bát thọ thực của
Ngài khua vào bát thọ thực của ba vị Phật đời trước rồi đứng lại
theo tôn bậc thấp nhất. Qua hết ngày ấy trong rừng cây sa-la, chập tối
Ngài theo đường bộ rộng rãi đến cây bồ đề có thiên thần canh giữ,
các thiên thần này ca hát và tôn vinh Ngài bằng những thứ hoa thơm ngọt.
Lúc ấy có một người cắt cỏ tên Sotthiya (hay Svastika, Kiết Tường) gặp
Ngài và cúng dường Ngài tám bó cỏ. Sau khi ngồi thử hết bốn hướng,
Ngài chọn hướng đông, hướng bất thối chuyển của tất cả chư Phật
để đánh tan phiền não trược; rồi Ngài giủ bó cỏ ra làm thành bồ đề
tọa dài mười bốn tay. Ngài ngồi kiết già và thốt ra lời thệ nguyện:
"Cho dù chỉ còn lại da, gân bọc xương. Cho dù thịt máu ta có khô cạn,
ta sẽ không rời chỗ này nếu không đạt đến giác ngộ."
Kinh Xuất gia (Pabbajja-sutta) kể thêm rằng trong thời
gian Gotama ở trong rừng gần Uruvela, người con gái cũa một trưởng làng
tên là Sujata đã quen việc hàng ngày cúng dường cho tám trăm tu sĩ Bà la
môn, lúc cúng dường lần nào nàng cũng khấn "Nguyện cầu các vị Bồ
tát nhận vật thực của con, đạt thành giác ngộ, viên thành Phật quả".
Một đêm trăng tròn tháng năm Sujata nằm mộng thấy thiên thần đến cho
hay tin rằng đạo sĩ Gotama đã lìa bỏ lối tu khổ hạnh nay muốn thọ dụng
thực phẩm bổ dưỡng và nói thêm "bây giờ lời cầu nguyện của con
sẽ thành sự thật.". Hôm sau nàng vội vã chạy ra chỗ nuôi bò của
cha, từ lâu nàng đã quen việc chăn bò vắ鴠sửa,
nàng vắt sửa của tám con bò béo bổ nhất, để sửa vào trong nồi mới
rồi chuẩn bị món cơm sửa. Đoạn nàng sai gia nô Punna đến gốc cây lớn
nơi nàng để vật thực cúng dường hàng ngày. Lúc bấy giờ Bồ tát đang
tham thiền dưới gốc cây, cả vùng trời rực sáng. Punna nhìn thấy ngỡ rằng
đấy chính là thần cây hiện ra muốn đích thân nhận vật thực cúng dường.
Punna chạy trở về báo tin cho Sujata, Sujata vội vã chuẩn bị mọi thứ sẵn
sàng, nàng lấy bình bát bằng vàng đựng vật thực, đậy lên bằng miếng
vải trắng mới tinh rồi đi ra gốc cây. Tại đây nàng gặp Bồ tát Gotama
mà ngỡ là thần cây. Sujata đến gần, đặt bát lên tay Ngài, thấy Ngài
nhìn nàng rồi mới nói: "Thưa Ngài, xin Ngài thọ nhận vật thực con
cúng dường đến Ngài. Con cầu nguyện để nhờ đó Ngài có được niềm
phúc lạc lớn lao như con đã hằng có!" Nói xong nàng trở về.
3- Về nhóm năm
đệ tử theo hầu ngài trong sáu năm khổ hạnh, Bổn sanh truyện kễ rằng
Kiều Trần Như (Kondanna) là người trẻ nhất trong nhóm tám đạo sĩ đến
xem vận mạng cho thái tử Gotama lúc mới hạ sanh. Khi Gotama xuất gia thì bảy
người kia đã qua đời, Kiều Trần Như đến gặp con các vị ấy mời họ
cùng theo hầu Gotama, nhưng chỉ có bốn người đồng ý. Theo Phương đẳng
bản khởi kinh, năm vị này chính là đồ đệ của Uddaka, vì thấy rằng
Gotama sớm muộn gì cũng trở thành bậc thầy của thiên hạ nên theo Ngài
đến Rajagaha. Còn truyện kễ của Tây tạng (Rockhill,
p. 28) thì viết rằng
sau khi vua Tịnh Phạn hay tin Gotama theo tu học với Uddaka, Ngài vội vã gữi
300 người theo hầu, Thiện Giác Vương (nhạc phụ của Thái tử) gữi theo
200. Trong số này Gotama tuyển chọn lại và chỉ nhận năm người cho theo
tu tập với Ngài.
Kinh Xuất gia (Pabbajja-sutta) ghi thêm rằng sau
khi rời Alara Kalama, Gotama đến làng Uruvela, bên bờ sông Ni liên thiền
(Nairanjana), tại đây Ngài gặp năm đạo sĩ du phương khất thực, trưởng
nhóm là Kiều Trần Như, người đã có lần đến hoàng cung tiên tri cho
Gotama lúc Ngài mới hạ sanh. Biết Ngài sớm muộn gì cũng viên thành Phật
quả nên Kiều Trần Như cùng cả nhóm ở lại để cùng tu với Gotama. Về
sau, sau khi thấy Gotama từ bỏ lối sống khổ hạnh sau sáu năm kiên trì để
xoay qua đời sống thọ vật thực, họ nghĩ "Tại sao Thầy ấy lại làm
chuyện đi khất thực trong làng và thọ dụng những vật thực tầm thường
ấy như vậy?" và rồi họ từ bỏ Gotama để đến ngoại ô của
thành phố Benares gọi là khu Isipatana (Chư thiên đọa xứ). (Buddha and
the Gospel of Buddhism, by Ananda K. Coomaraswamy, p. 30)
III-
BÀI HỌC GIẢI THOÁT
Qua những điểm ghi nhận nêu trên, chúng ta
có thể nhận thấy rõ ràng rằng:
1- Tiến trình giác ngộ của Đức Phật là một
tiến trình tự tiến triển theo thời gian, từ thấp đến cao. Tiến trình
này không nhảy vọt từ không đến có, từ ngu phu thành hiền giả, từ
phàm phu thành thánh nhân trong một sớm một chiều hay trong khoảnh khắc
vô minh xoá sạch. Đức Phật đã tu tập từ vô lượng kiếp, những thành
quả ấy cuối cùng kết tinh để viên thành Phật quả. Sự kết tinh ấy
trước khi thành tựu đòi hỏi sự phấn đấu và nỗ lực vượt bực lần
cuối cùng để khẳng định dũng lực cần thiết. Khẳng định tâm bất
thối chuyển trước cảnh đời hữu sắc và vô sắc. Khẳng định không
còn chút rơi rớt vi tế nào của tham sân si, của phiền não. Khẳng định
một cái tâm đã được thuần thục, nhu nhuyễn, tinh khiết, không tỳ vết.
2- Chúng ta không nên nhầm lẫn sự giác ngộ
viên mãn của đức Phật với tinh thần đại ngộ, liễu ngộ, giác ngộ,
trực ngộ, kiến tánh và những từ có ý nghĩa tương đương … được đề
cập đến với các đại thành tựu giả, các đại sư và các tổ. Sự
giác ngộ viên mãn của Đức Phật đạt đến Phật quả. Sự giác ngộ của
các đại đệ tử, của các thánh, tổ, đại thành tựu giả, đại sư,
… còn cần phải được một vị Phật thọ ký để "trong vô lượng
kiếp về sau sẽ thành Phật hiệu là …" vì rằng trong một kỳ kiếp
không có hai Phật cùng ra đời.
3- Thiền tập là công phu không thể thiếu để
đạt đến giác ngộ. Con đường thiền tập ấy đã được nâng lên từng
bước một. Thoạt đầu ở mức sơ thiền, "trong tâm không còn có tư tưởng tham dục, không
còn có tư tưởng tà vạy, ta đã đạt đến cảnh thiền thứ nhất đầy
hỷ lạc từ trong sự tịch tĩnh kết hợp với lý luận và suy nghiệm ...
Như lai lại nghĩ, tại sao ta lại sợ hãi trạng thái hỷ lạc không vướng
bận tham dục và tư tưởng tà vạy?" Sau đó đức để đạt đến nhị
thiền đức Phật đã: "Rồi ngưng lý
luận và suy nghiệm, Như lai đạt được và an trú trong cảnh thiền thứ
nhì đầy hỷ lạc do tâm định, nội tại tịch tĩnh, trụ tâm vào một chỗ
không còn lý luận và suy nghiệm." Tiến thêm một bước nữa, đức Phật
hướng tâm đến tam thiến: "Hướng sự
xả ly vào hỷ và sân Như lai an trú bằng tỉnh thức và ý thức rồi
kinh nghiệm được diệu lạc bản thân, đó là điều mà những bậc tôn
túc gọi là "an trú bằng xả ly, tỉnh thức và phúc lạc", và Như
lai đạt được cũng như an trú được trong thiền cảnh thứ ba." Cuối
cùng là cảnh thiền thứ tư, Đức Phật đã: "Xả ly hỷ lạc, xả ly
đau khổ, trước khi tư tưởng buồn vui biến mất, Như lai đạt được và
an trú trong cảnh thiền thứ tư, cảnh thiền không còn đau khổ, không còn
hỷ lạc mà chỉ còn đầy sự thanh tịnh của tâm tỉnh thức và tịch tĩnh."
Sau khi đã định được tâm, hoàn toàn làm
chủ được tâm, đã đạt được một cái tâm hoàn toàn không có tư tưởng
tham dục, không tư tưởng tà vạy, tịch tĩnh (ngưng suy luận và suy nghiệm),
tâm luôn trụ một chỗ, không còn tâm buồn vui tham đắm hỷ lạc hay bị
chi phối của bất cứ khổ cảnh nào – dù thô hay vi tế, đó là một
cái "tâm đã định, thanh tịnh, tinh khiết, không tỳ vết, phiền não
diệt, bất thối chuyển, dễ uốn nắn, kiên định" bằng tâm ấy đức
Phật tiến đến ngũ thông và thành Phật.
4- Ngày nay, với phương tiện truyền thông khổng
lồ, mạn Internet toàn cầu, chúng ta có một cơ hội vô cùng lớn lao để
học tập. Phương tiện khổng lồ ấy mang đến chúng ta quá nhiều thông
tin cần phải gạn lọc lại để chọn lựa những chất liệu cần thiết
và bổ dưỡng. Phật pháp đã được truyền dạy 26 thế kỷ, đã có hàng
trăm hàng ngàn đại thành tựu giả khắp nơi, từ thành thị đến đỉnh
núi cao, những người tên tuổi vang lừng, cũng có những người âm thầm
đạt đến đỉnh cao trí huệ rồi âm thầm ra đi. Ngoài đức Phật, chúng
ta có Thập Đại đệ tử, 28 thánh tăng, 5 vị tổ ở Trung quốc, chưa kễ
các vị tổ khác ở Nhật, ở Tây tạng, ở Đài loan, ở Thái lan, Miến
điện, Tích Lan … Chánh pháp của Đức Phật từ một dạng nguyên thủy
theo thời gian đã được chia ra thành Nam tông, Bắc tạng, Thiền, Tịnh, Mật,…
Mỗi tông phái thủ đắc một số kinh điển làm kinh điển chánh, xây dựng
và triển khai toàn bộ lý luận xoay quanh trọng tâm của số kinh điển nền
tảng ấy và quay lưng với số kinh điển còn lại. Một số tín đồ ngày
nay còn đi xa hơn, triệt để hơn, ít nhiều trong tâm cũng có tư tưởng chê
bai, phỉ báng, rẻ rúng, không để vào mắt số kinh điển còn lại, cho
là "bàng môn tả đạo", cho là kẽ thù,… Một điều chúng ta cần
nhớ rằng, lúc còn sinh tiền, nhiều lần Đức Phật đã răn dạy đệ tử,
trong số đó có hàng Thập đại đệ tử. Tổ Ca Diếp là Tổ đời thứ
nhất, là một trong những Thập Đại đệ tử ấy. Đệ tử của Tổ Ca Diếp
gần hàng chục đời sau mới đến Tổ Mã Minh, Vô Trước, Long Thọ, rồi
mấy chục đời sau nữa mới đến Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Năng. Trí huệ
các Tổ so với chúng ta thật là một trời một vực. Trí huệ của Đức
Phật nếu đem so với các Tổ cũng một trời một vực như vậy. Bổn phận
hàng đệ tử chúng ta nên tôn thờ các Tổ, sùng bái Đức Phật. Không phải
riêng chỉ Đức Phật Thích Ca mới là Phật, tất cả chư Phật đều đồng
một tánh. Không thể nào tôn sùng Phật A Di Đà mà bỏ quên Phật bổn
tôn là Thích Ca Mâu Ni. Không thể nào tôn thờ Phật bổn tôn mà nỡ không
để vào mắt Phật A Di Đà. Nếu không đuợc như vậy thật là bất kính
với Tổ, với Phật, đã bất kính với Tổ với Phật thì đã gây nghiệp
xấu rồi, làm sao có thể thành tựu đạo quả tối vi diệu!
- Nguyện cầu tất cả chúng sanh đều được
an vui và hạnh phúc
- Nguyện mọi ma pháp đều không được thành
tựu nhưng tất cả những điều lợi lạc cho chúng sanh đều sớm được
viên mãn.
- Nguyện cầu để mọi nẻo vào ác đạo đều
bị khoá chặt nhưng đường ngay nẻo chánh mang đến lợi lạc cho mọi
người, mọi chư thiên và cửa vào Thiên đàng lúc nào cũng mở rộng sẵn
sàng.
Mùa Phật Thành đạo năm 2001 Tây
lịch
MINH THÔNG
Email: dongttran@yahoo.com
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/130-baihoc.htm