- Tà Kiến và Mê
Tín
- Cư sĩ Chính Trực
Từ thuở xa xưa, cho đến ngày nay, sự hiểu biết và, kiến
thức con người, phát triển không ngừng, theo đà tiến hóa, của cả nhân
loại, theo sự phát triển, khoa học kỷ thuật. Đó là sự hiểu biết, hay
kiến thức nhân loại, về phương diện khoa học, về phương diện kỹ thuật,
về phương diện vật chất, nhằm thỏa mãn nhu cầu, khám phá những bí mật,
thiên nhiên và vũ trụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu, về tiện nghi vật chất,
cho cuộc sống loài người.
Tuy nhiên, sự hiểu biết và, kiến
thức nhân loại, về phương diện tâm linh, về phương diện huyền bí, vẫn
còn ở bước đầu, vẫn còn rất nhiều điều, chưa thể giải thích được,
vẫn còn nhiều hiện tượng, không thể hiểu nổi được, mặc dầu nay đã
có, môn khoa học huyền bí. Do đó con người, vẫn còn nhờ đến, vẫn còn
dựa vào, những sự giải thích, của các tôn giáo, khắp trên hoàn cầu, vẫn
còn sự hiện diện, của hai chữ "đức tin". Nghĩa là, con người
hãy đặt niềm tin, trọn vẹn và tuyệt đối, những gì tôn giáo nói,
không có sự giải thích, hay không giải thích được, hoặc giả được giải
thích: đó là những điều, cao siêu huyền bí, vượt tầm hiểu biết, của
con người thường!
Tuy chưa hoàn toàn, đẩy lui được
những, niềm tin vô lý, hoặc vô căn cứ, cũng với những điều, mê tín dị
đoan, đầy dẫy khắp nơi, ở bên đông phương, cũng như tây phương,
nhưng những khám phá, những điều phát minh, tiến bộ vượt bực, khoa học
ngày nay, về phương diện này, cũng đã làm cho, niềm tin từ trước, của
các tín đồ, thuộc nhiều tôn giáo, cùng với tín ngưỡng, khắp trong dân
gian, thực sự lung lay, đến tận gốc rễ, trong khi nhân loại, đang bước
vào cửa, của thế kỷ mới. Thế kỷ 21 này, sẽ là thế kỷ, khoa học hiện
đại, kỹ thuật tiến bộ. Đời sống vật chất, của khắp nhân loại, sẽ
sung túc hơn, sẽ tiện nghi hơn, sẽ đầy đủ hơn, sẽ văn minh hơn, và hiện
đại hơn. Thế kỷ 21 này, cũng là thế kỷ, của những tôn giáo, chủ trương
chánh kiến, chỉ dạy chánh tín, không pha trộn với: tà kiến mê tín!
Đó chính là những, tôn giáo chân
chánh, chủ trương phát triển, trí tuệ con người, khai sáng nhân tâm,
thoát khỏi vô minh, nhận biết rõ ràng, đâu là chân lý, đâu là lẽ thực,
nhận thấy trên đời, mọi sự mọi việc, đúng y như thực, không sợ vớ
vẩn, những chuyện trời phạt, những lời vu vơ, hăm he hù dọa, phát triển
kiến thức, hiểu biết sáng suốt, chân chánh con người, gọi là
"chánh kiến". Đó chính là những, tôn giáo chân chánh, đem lại niềm
tin, thực có căn cứ, thực có luận lý, niềm tin chân chánh, cho khắp
nhân loại, những niềm tin vui, chắc chắn đem lại, an lạc hạnh phúc, cho
khắp mọi người, gọi là "chánh tín".
Đó chính là những, tôn giáo chân
chánh, không dùng các cõi, thiên đàng tưởng tượng, để đem dụ dỗ, những
người nhẹ dạ, dễ tin dễ gạt, không dùng lợi lộc, hay là quyền thế,
kinh tế chính trị, thực dân đế quốc, bành trướng thế lực, để đem
ép buộc, người dân xứ khác, tin theo mù quáng, những ai chống đối, đem
ra tòa xử, không dùng các cõi, hỏa ngục khổ đau, để đem hù dọa,
không có bắt buộc, tín đồ khắp nơi, nhắm nghiền đôi mắt, giơ tay lên
trời, lâm râm cầu nguyện, và chấp nhận những, "đức tin" kỳ
hoặc, không cần giải thích, không được giải thích, không thể giải
thích.
Phật giáo thực ra, không phải tôn
giáo, tạm gọi tôn giáo, là một tôn giáo, hội đủ tất cả, những yếu
tố trên, đem lại đời sống, tâm linh sung túc, cho khắp nhân loại, trong
thế kỷ 21. Chúng ta đã thấy, đang thấy sẽ thấy, Phật giáo ngày càng,
phát triển mạnh mẽ, một cách hòa bình, một cách từ bi, khởi từ
Á châu, sang đến Âu châu, Úc châu Mỹ châu, bởi các lẽ trên. Phật giáo
sinh hoạt, phát triển đến đâu, hòa nhập nơi đó, biến thành tôn giáo,
của dân địa phương, đáp ứng nhu cầu, tâm linh dân chúng, tại địa
phương đó.
Bởi thế cho nên, chúng ta có thể,
thấy người Ấn Độ, thờ các tượng Phật, giống người Ấn Độ, thấy
người Trung Hoa, thờ các tượng Phật, giống người Trung Hoa, thấy người
Việt Nam, thờ các tượng Phật, giống người Việt Nam, thấy người Nhựt
Bổn, thờ các tượng Phật, giống người Nhựt Bổn, thấy người Thái
Lan, thờ các tượng Phật, giống người Thái Lan. Đức Phật hiện diện,
ở khắp mọi nơi, trong tâm mọi người, chứ không phải là, chỉ ở Ấn
Độ. Cho nên Phật giáo, không hề đổ máu, tranh giành thánh địa, sát hại
nhân loại, không cùng tín ngưỡng!
Đức Phật không hề, bắt buộc
khuyên răn, bất cứ là ai, phải thờ lạy ngài, để được ban phước, để
được điều lành, được lên thiên đàng, được về cực lạc. Trái lại,
bất cứ là ai, dù không thờ Phật, nhưng sống cuộc đời, theo bát chánh
đạo, gìn thân khẩu ý, luôn luôn thanh tịnh, nhứt định người đó, hưởng
được cuộc sống, an lạc hạnh phúc. Hay hơn thế nữa, người nào cố gắng,
tu tâm dưỡng tánh, theo đúng Chánh Pháp, có ngày cũng sẽ, giác ngộ giải
thoát, thành tựu quả Phật, chỉ sớm hay muộn, tùy theo công phu, tu tập của
mình. Điều này thực là, tự do dân chủ, chí công vô tư, đúng là chân
lý: ai tu nấy chứng, ai làm nấy chịu, ai ăn nấy no, không ai ăn giùm,
không ai tu giúp, không ai chạy tội, người khác gánh giùm!
Chúng ta nên biết: có nhiều vị Phật,
hằng hà sa số, bất khả tư nghì, không thể nghĩ bàn, chứ không phải
là, Đức Phật Thích Ca, độc nhất vô nhị. Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật
có dạy:
"Nhứt thiết chúng sanh,
giai hữu Phật Tánh".
Nghĩa là: tất cả chúng sanh, đều
có Phật Tánh. Tất cả chúng sanh, có thể thành Phật, chứ không phải
là, chỉ có vị Phật, duy nhất độc tôn, bắt buộc mọi người, phải thờ
phải lạy, có trọn quyền năng, ban phước giáng họa. Phật giáo không
có, những vị giáo chủ, đầy đủ uy quyền, với các cận thần, phục sức
giống y, những vị hoàng đế, và các thuộc hạ, quân chủ phong kiến, tự
có quyền năng, phong thánh phong thần, phong chức phong tước, lập nên triều
đình, can thiệp nội bộ, của các nước khác. Phật giáo chánh truyền,
phát triển đến đâu, đem lại nơi đó, an lạc hạnh phúc, cho người nơi
đó, nhờ có chỉ dạy: "tứ vô lượng tâm", tức là bốn thứ,
tâm địa rộng lớn. Đó thực chính là: "từ, bi, hỷ, xả".
Phật giáo chánh truyền, phát triển
đến đâu, bất cứ nơi nào, trên thế gian này, không hề bao giờ, gieo rắc
hận thù, không hề bao giờ, đem theo binh tướng, hình thức chiến tranh,
không hề bao giờ, đem theo hình thức, cai trị thống trị, một cách trực
tiếp, hay là gián tiếp. Phật giáo chánh truyền, không hề bao giờ, lạmdụng
quyền lực, chánh trị kinh tế, hoặc là hôn nhân, để ép người khác, bỏ
đạo đang theo, kiếm thêm tín đồ, không hề bao giờ, dùng đến lợi lộc,
hay chuyện ân nghĩa, giúp đỡ người khác, miếng cơm manh áo, truyền giáo
kèm theo, khuyến dụ lòng người, cũng không bao giờ, cấm đoán tín đồ,
kết hôn chung sống, với người khác đạo.
Phật giáo chánh truyền, hoàn toàn
tôn trọng, tự do tín ngưỡng, của mọi người khác. Nhân loại ngày nay,
đến với Phật giáo, hoàn toàn là do, tấm lòng tự nguyện, trí tuệ sáng
suốt, tự do chọn lựa, mà thôi.
Điểm tuyệt vời của đạo Phật
là: mời con người "đến để mà thấy", chứ không phải "đến
để mà tin".
Thực ra "đức tin", là
không cần thiết, một khi con người, "thấy đúng như thực",
nghĩa là: thấy rõ biết rõ, mọi sự mọi việc.
Cốt tủy của Đạo Phật là giúp
cho con người đạt được "giác ngộ và giải thoát".
Cho nên con người, đến với đạo
Phật, bằng cửa lý trí, trí tuệ bát nhã, bằng sự hiểu biết, chân
chánh sáng suốt, tức bằng "chánh kiến", để đạt mục tiêu:
"giác ngộ" chân lý. Cho nên con người, đến với đạo Phật, bằng
một niềm tin, chân chánh sáng suốt, tức bằng "chánh tín", để
đạt mục tiêu: "giải thoát" sanh tử, phiền não khổ đau Cho nên
con người, đến với đạo Phật, không bằng đức tin, niềm tin mù quáng.
Cho nên con người, đến với đạo Phật, không phải qua các, nghi lễ cúng
kiến, không phải qua các, hình thức cầu nguyện, mê tín dị đoan.
Là người Phật Tử, chân chánh
sáng suốt, chúng ta tuyệt đối, phải hiểu rõ ràng: thế nào là chánh kiến,
thế nào là chánh tín, những gì là tà kiến, những gì là mê tín, để khỏi
bị lầm đường, lạc lối vào tà giáo, sa chân vào ngoại đạo.
* * *
Trước hết chúng
ta, cần nên biết qua, những thứ tà kiến, và những thứ hình thức, mê
tín dị đoan, hiện đang lẫn lộn, pha trộn lâu đời, trong các sinh hoạt,
Phật giáo khắp nơi, xuyên qua quá trình, truyền bá phát triển, trải suốt
chiều dài, lịch sử thế giới, hơn hai ngàn năm, xuyên qua quá trình, truyền
bá phát triển, trải suốt chiều rộng, địa dư thế giới, từ xứ Ấn
Độ, bộ đến Trung Hoa, truyền qua Việt Nam, Triều Tiên Nhựt Bổn, Tích
Lan Thái Lan, Miến Điện Lào Miên, hiện nay đang truyền, đến Âu Mỹ Úc.
Tà kiến là những, kiến thức sai
lầm, những sự hiểu biết, rất vô căn cứ, khiến cho con người, lạc vào
tà đạo, con đường sai lầm, dẫn dắt con người, đến chỗ tranh chấp,
đấu tranh hơn thua, thành kiến bảo thủ, phiền não khổ đau. Mê tín là
những, tin tưởng mù quáng, suy đoán tưởng tượng, thực vô căn cứ, khiến
cho con người, mất hết lý trí, tiêu mòn nghị lực, không sức phán đoán,
không trí thông minh. Tà kiến và mê tín, đem lại những tai hại, không thể
lường trước được, trong cuộc sống hằng ngày, của tất cả mọi người,
ngay trên thế gian này. Tà kiến và mê tín, có thể làm hư hại, trọn cuộc
đời con người, có thể làm tan nát, cả hạnh phúc gia đình, có thể làm
suy sụp, chuyện quốc gia đại sự.
Chẳng hạn như người vợ, hay ghen
bóng ghen gió, đi xem bói xem quẻ. Ông bà thầy bói nói: chồng bà có nhân
tình, bèn liền tin ngay, không cần suy xét, không chịu tìm hiểu, sự thực
thế nào, có phải gia đình, người vợ mê tín, hết sức dị đoan, tan nát
hay không? Chẳng hạn như là, một vị tướng lãnh, hay nhà cầm quyền, mê
tín dị đoan, không có khả năng, không lòng tự tin, bèn đi xem bói, xem quẻ
âm dương, tốt xấu trăm đường, trước khi chỉ huy, hành quân đánh trận,
hay khi thi hành, quốc gia đại sự, có phải như vậy, vô tình tiết lộ,
bí mật quân sự, bí mật quốc phòng, an ninh quốc gia, cho người ta biết,
có phải như vậy, làm cho nước mất, cửa nhà tan nát, xã tắc ly tan, đến
phải lưu vong, khắp nơi khắp chốn, hay không?
Những hình thức tin, mê tín dị
đoan, quả thực quá nhiều, chỉ tạm nêu lên, các điều phổ biến, thường
thấy hiện nay, chẳng hạn như là: bói bài bói toán, xem tay xem tướng, thờ
cốt thờ tượng, thần linh thiên cái, chỉ đường tương lai, khai trương
cửa tiệm, niệm Phật cầu xin, đủ thứ các chuyện, xét đoán vận mạng,
sự nghiệp tình duyên, xin keo lắc xăm, coi ngày tốt xấu, lên đồng ngồi
cốt, đồng cô bóng cậu, truyền cho nhân điện, cúng sao giải hạn, giải
trừ tai nạn, dâng sớ cầu an, xin bùa hộ mạng, xin phép làm ăn, coi tuổi
hôn nhân, chuyển xấu thành an, cải đổi số mạng, trừ khử xui xấu, cho
bùa tình duyên, làm yên gia đạo, tạo ra thịnh vượng, mượn tướng nhà
sư, tư gia cầu nguyện, giúp chuyện làm ăn, một vốn bốn lời, cũng còn
chưa chịu, một vốn triệu lời, mới vừa lòng tham, làm ăn thua lỗ, giải
trừ tật bệnh, ra lệnh thánh thần, điều khiển âm binh, gạt người ngu
dốt, đốt tiền vàng bạc, làm các hình nhân, thế mạng con người, yếm
người chết trùng, lung tung các thứ!
* *
1) Bói bài bói toán, tiên đoán v䮠mﮧ: là các vấn nạn, không phải chỉ có, ở trong
Phật giáo, không phải chỉ có, trong số chúng ta, hầu như khắp nơi, từ
đông sang tây, từ dân tộc nào, từ tôn giáo nào, trên khắp thế giới. Tại
sao chúng ta, có thể tin tưởng, những chuyện bói toán, xem tay xem tướng,
đoán thử vận mạng, coi thử tương lai, từ người hành nghề, hoặc là
người mù, hoặc người ngu dốt, hoặc người thất nghiệp, không biết
cách nào, kiếm kế sinh nhai, ngoài tài nói dóc, gạt gẫm các người, nhẹ
dạ dễ tin, đang gặp khó khăn, đang cơn bối rối?
Chúng ta cần biết, tương lai vận
mạng, để mà làm gì, phải chăng sắp xếp, công ăn việc làm, cho được
tốt đẹp? Tại sao chúng ta, không chịu tin tưởng, tài năng chính mình, lại
đặt niềm tin, ông bà thầy bói? Họ là những người, thực sự không biết,
chính xác tương lai, vận mạng chính họ, và gia đình họ, làm sao họ biết,
tương lai vận mạng, tất cả chúng ta? Đôi khi họ phải, cải dạng nhà sư,
lắc lư quảng cáo, tạp nham tạp nhạp, nào là linh thiêng, ứng nghiệm như
thần, thần dóc tổ láo, chuyển nguy thành an, biến đổi hoàn cảnh, đen tối
khổ đau, an khang thịnh vượng, dóc không tưởng tượng, vẫn có người
tin!
Tục ngữ có câu:
"Coi bói ra ma,
quét nhà ra rác!",
chính nghĩa đó vậy.
Chúng ta hãy thử, cùng nhau suy gẫm,
câu chuyện sau đây: Có một anh chàng, tuổi độ hăm tám, bị quỉ sứ bắt,
đem về trình diện, diêm vương âm phủ. Diêm vương sai bảo, phán quan phụ
trách, sổ bộ đời người, xem coi anh ta, có tội tình gì, để mà trừng
phạt. Lúc đó phán quan, phát giác ra rằng, bắt lầm anh ta, chưa đến số
chết, cho nên ra lệnh, anh ta mau mau, trở về dương thế, kẻo trễ người
nhà, đem chôn đem thiêu, cái xác dương trần, thì anh ta tiêu, không còn cơ
hội, sống lại được nữa. Anh chàng tức giận, chuyện bắt lầm này,
cho nên chỉ chịu, trở về nếu như, diêm vương cho biết, cuộc đời còn
lại, của mình ra sao.
Diêm vương đồng ý, phán quan tiết
lộ, cho anh ta biết: Năm hăm tám tuổi, quỉ sứ bắt lầm. Năm ba mươi tuổi,
thất nghiệp thất tình, vợ bỏ thình lình, tài sản tiêu tan, sự nghiệp
tan tành, ngán ngẩm nhân tình, thất thểu lang thang, xe đụng gãy giò, ăn
xin độ nhựt. Năm bốn mươi tuổi, gây gổ kịch kiệt, bị chém đứt
tay, trúng gió á khẩu, thân tàn ma dại. Kể từ ngày đó, anh ta phải sống,
cuộc đời còn lại, hết sức cơ cực. Đến năm tám hai, gặp phải tiên
tai, bị sét đánh chết, té lọt xuống sông, là mãn cuộc đời!
Nghe xong vận mạng, biết chuyện
tương lai, choáng váng mặt mày, té xỉu một hồi, lâu lắm mới tỉnh. Anh
ta ấp úng, xin phép diêm vương, ở dưới đó luôn, không muốn trở lại,
trần gian dương thế. Nếu như chúng ta, là anh chàng này, thì chúng ta sẽ,
nghĩ gì làm gì? Diêm vương đã phán, thì chắc đúng hơn, ông bà thầy
bói, nói bậy trên trần. Cũng y như vậy, chúng ta đi xem, bói bài bói
toán, có ông thầy bói, có bà gieo quẻ, nào dám cam đoan, nói trúng trăm phần,
dù cam kết ẩu, căn cứ vào đâu, để tin là đúng, không phải trúng gió?
Nếu có ông bà, làm nghề thầy
bói, nói như thế này: mọi sự tốt đẹp, chúng ta vui mừng, thưởng thêm
tiền bạc, nhưng rồi sau đó, thất vọng tràn trề, đau khổ vô cùng, khi
gặp những điều, không gì tốt đẹp. Nếu như họ nói: sáu tháng sắp tới,
gặp tai gặp nạn, đừng đi sông biển, đừng có ra đường, đừng đi đâu
hết, đừng làm gì cả, có phải chúng ta, tâm trạng bất an, bận tâm lo lắng,
suốt sáu tháng trời, một cách tai hại, một cách vô ích, hay không? Lo lắng
như vậy, thay đổi được gì, hay chỉ tổn hại, sức khỏe mà thôi? Nếu
quá ưu tư, lo lắng như vậy, chúng ta có thể, còn bị gạt gẫm, hao tài tốn
của, cho những việc làm, lập đàn cúng kiến, cúng sao giải hạn, dâng sớ
cầu an, cầu xin an lành, tiêu tai giải nạn, một cách vô lý, thực vô căn
cứ, do mấy ông bà, thầy bói đặt ra, mưu toan làm tiền, những người dễ
tin, mê tín dị đoan. Các nhà sư nào, kiêm nghề thầy bói, thực hết chỗ
nói!
Các ông hành nghề, các bà thầy
bói, nói bậy nói bạ, tu luyện đâu ra, thành quỉ hay ma, có khả năng gì,
có tài cán gì, có thể sai khiến, thần linh âm binh, giải tai giải nạn,
giúp cho chúng ta? Bản thân ông bà, thầy bói thầy bùa, hùa sư giả dạng,
có hết tai nạn, có được an chưa, cũng chịu nắng mưa, như bao người khác,
làm sao có thể, dâng sớ cầu an, giải tai giải nạn, giúp cho chúng ta?
Chúng ta cũng cần, nên biết sự thực: ông bà thầy bói, đói cũng đi chùa,
cúng kiến lễ lạy, van vái cầu xin, điều này điều nọ, hết sức thành
khẩn, cầu xin tha tội, dối trá gạt người, bằng cách cúng chùa, hậu hỉ
hơn người!
Sách có câu:
"Tay cầm tiền của bo bo.
Đem cho thầy bói, rước lo vào người".
*
2) Lên đồng lên cốt, chửa b䮨
ng봠nghèo: là các
hình thức, mê tín dị đoan, hết sức nặng nề. Đồng cô bóng cậu, là
trò bịp bợm, làm tiền trắng trợn, chỉ gạt người ngu, kẻ yếu bóng
vía. Một ông ngớ nga, một bà ngớ ngẩn, phấn son lòe loẹt, ăn mặc diêm
dúa, cử chỉ quái dị, múa may quay cuồng, lắc lư lắc lư, ợ ợ ngáp
ngáp, lè nhè tự xưng, cô ba cậu tư, tề thiên đại thánh, lê sơn thánh mẫu,
là bà chúa chổm, ngọc hoàng thượng đế, ông này bà nọ, toàn là mạo xưng,
nhân vật tưởng tượng, trong các truyện tàu, trong các tiểu thuyết, tây
phương mà thôi. Thậm chí có khi, mạo xưng là Phật, Bồ Tát Quán Âm, là
Thánh Thần Tiên, là Vua Chúa Trời, là đức Thánh Trần, Thần Tướng Quan
Công, cả ông Huy gô, nói năng tô tô, nhiều người tin thiệt, thiệt là ngớ
ngẩn!
Nhiều người lợi dụng, nghi lễ
nhà Phật, lợi dụng hình tướng, tu sĩ đạo Phật, thường tự xưng là,
Phật môn chân truyền, mật tông chánh giáo, nói láo gạt người, chuyên ngồi
đồng bóng, mê tín dị đoan, mưu toan gạt gẫm, những người nhẹ dạ, dễ
nghe dễ tin! Làm sao biết được, thế lực thần linh, ma quái quỉ thần,
nhập thân xác họ, làm thơ làm kệ, thần tàu thánh tây, nói hay tiếng Việt,
làm thơ thi phú, ngữ cú rành rành, dạy bảo việc này, dạy làm việc
khác, thiệt là ly kỳ! Thần thánh linh thiêng, phải mượn xác phàm, nói
chuyện tầm xàm, ợ ợ ngáp ngáp, có gì hay đâu, chúng ta phải tin, phải
lễ phải lạy, phải nghe tin theo? Có người nghịch ngợm, lén để vật nhọn,
ở trên ghế ngồi, mấy người đồng cốt, để xem thử họ, phải do thần
nhập, bất khả xâm phạm, mình đồng da sắt, cắt không biết đau, dao đâm
chẳng thủng, cũng như họ xưng, lập tức thấy ngay: ngồi lên đau quá, họ
la oai oái, um trời um đất, văng tục chửi thề, cũng như các người, hạ
tiện khác thôi!
Ở tại hải ngoại, lại cầu thần
linh, ở núi tà lơn, núi sam núi sập, qua đây nhập vào, nhập cảnh lậu
đó, đồng cô bóng cậu, đọc sấm tiên tri, thì quả thực là, mê tín dị
đoan, quá sức tưởng tượng. Ở tại hải ngoại, lại lập bàn thiên, cho
thỉnh nước thánh, lấy từ năm non, bảy núi gì đó, có thể chữa bệnh,
đui què sứt mẻ, đều được lành lặn, sáng mắt đi được, như người
bình thường, giúp chuyện tình duyên, giải quyết gia đạo, cơm gạo đủ
đầy, người đi trở lại, con hư thành nên, chồng có vợ bé, cải tà qui
chánh, vợ hay đánh bạc, cũng chịu chừa thôi, thì quả thực là, mê tín
dị đoan, quá sức tưởng tượng. Vậy mà vẫn có, người đăng quảng cáo,
trên báo lá cải, thu hút những kẻ, nhẹ dạ dễ tin, trong đó nhiều người,
bằng cấp này nọ, chuyên gia chuyên viên, nhắm mắt tin càn, uống nước tắm
dơ, làm thơ tán tụng, nghe theo chí tử! Thực là đáng thương, đáng xót lắm
thay!
*
3) Coi ngày tốt xấu, quan hôn
tang tế: là một hủ tục, của dân tộc ta, cần phải dẹp qua, bài trừ
mạnh mẽ. Căn cứ vào đâu, định ngày này tốt, định ngày kia xấu? Nếu
ngày này tốt, đối với kẻ trộm, thì là ngày xấu, với người mất của.
Vậy mà hằng năm, các nhà làm lịch, đặt thêm cái phần, coi ngày tốt xấu,
lịch được bán chạy, kiếm thêm nhiều tiền. Tùy tiện suy nghĩ, đặt ra
ngày này, nên làm việc này, đặt ra ngày kia, không làm việc nọ, những
người si mê, tin theo đáo để. Thí dụ người cha, có đứa con bệnh, xem
lịch thấy rằng, ngày này không nên, đem con chữa bệnh, không nên ra đường,
đợi mấy ngày sau, xem lịch kiếm ngày, mới mang con đi, bác sĩ khám bệnh,
hay đi bệnh viện, thì ôi thôi rồi, đã quá muộn màng, làm sao chữa kịp.
Bởi vậy cho nên, chúng ta mới thấy, mê tín dị đoan, gây nên tai hại, biết
là bao nhiêu.
Ở tại hải ngoại, các người tây
phương, kyố mười ba, cùng là các ngày, thứ sáu mười ba. Có nhiều
cao ốc, không có từng lầu, mang số mười ba, không có các phòng, mang số
mười ba! Như vậy dân ta, không còn được giữ, "độc quyền" mê
tín, dị đoan nữa rồi. Trước đây, khi ở quê nhà, những người không
tin, mê tín dị đoan, cứ chọn những ngày, gọi là mùng năm, mười bốn
hăm ba, ra đi làm giấy, hoặc lo công việc. Họ gặp những
điều, nhiều thuận lợi hơn, cũng nhanh chóng hơn, và dễ dàng hơn, bởi vì,
trong những ngày đó, không có những người, mê tín dị đoan ra đường làm
việc!
Có những cha mẹ, làm cho tan nát,
đổ vỡ tình duyên, con cái trong nhà, chỉ vì tin theo, mê tín dị đoan, quá
tin nơi mấy, ông bà thầy bói, nói tuổi này hạp, tuổi kia không hạp, lấy
nhau phải chết, không được bền lâu, ngày này quá xấu, ngày kia mới tốt,
cho việc cưới gả! Bởi vậy cho nên, ca dao có câu:
- Cọp vật mấy ông thầy bói
- Sói tha mấy mụ coi ngày
- Ai xui họ khéo đặt bày
- Mình thương nhau thiệt trời rày tính cho.
Trong việc tang chế, vẫn có nhiều
người, mê tín dị đoan, đi coi ngày tốt, để chôn hay thiêu, thân nhân
quá vãng, chỉ nhằm mục đích, giúp cho con cháu, làm ăn phát tài, giàu
sang phú quí! Nếu như ông bà, thầy bói có nói, thân nhân của mình, chết
nhằm "ngày trùng", mùng bốn hăm ba, cả nhà bèn xin, bùa chú hiển
linh, đem về yểm trấn, ếm đối người chết, chết đâu chết tiệt,
không được trở về, bắt con cháu theo. Nếu như ông bà, thầy bói có
nói, tuổi này không hạp, tuổi kia không hạp, không thể đi theo, đám tang
người chết, chỉ sợ xui xẻo. Những chuyện như vậy, chỉ đem xích
mích, xáo trộn bất hòa, bực bội trong nhà, chẳng ích lợi gì. Những
chuyện tin theo, mê tín dị đoan, phát xuất từ đâu, từ tâm tham lam, ích
kỷ hẹp hòi, của những con người, chỉ biết nghĩ đến, chính bản thân
mình, không nghĩ gì đến, người thân qua đời, phát xuất từ đâu, từ
tâm ngu si, tin nghe mù quáng, ông bà thầy bói, nói dối gạt người!
Những người tây phương, đâu cần
coi ngày, khai trương cửa hàng, tốt hay là xấu, nhưng họ cứ vẫn, ăn nên
làm ra, phát đạt giàu sang, hơn mình là khác. Họ đâu có thờ, ông thần
tài tàu, ông thổ địa ta, thờ ma quan thánh, đế quân gì đâu, nhưng họ
cứ vẫn, làm ăn buôn bán, phát tài như thường. Họ chỉ tính toán, ngày
theo dự án, kế hoạch làm việc, tùy theo khả năng, chuyên môn nghề nghiệp.
Những bệnh nhân cần, điều trị khẩn cấp, làm ngay tức thì, không cần
xem bói, không coi ngày giờ, tốt xấu gì cả. Còn chúng ta coi, ngày lành
tháng tốt, khai trương cửa tiệm, một cách rầm rộ, thờ cúng thần tài,
đủ thứ xôi chè, thuốc thơm thượng hạng, cúng rượu ngoại bang, nhưng
do không khéo, điều hành thương mại, sập tiệm như thường. Lúc đó,
cái ông thần tài, cùng mấy ông bà, thầy bói thầy bùa, giúp được gì
đâu?
*
4) Coi tay xem tướng, hướng dẫn
tương lai: cũng là hình thức, mê tín dị đoan, đã từ lâu đời, từ
đông sang tây, từ Á sang Âu. Đâu phải người nào, có tướng hiền lành,
đàng hoàng đứng đắn, cũng thực sự là, có tâm hiền lành, đàng hoàng
hết đâu. Đâu phải người nào, có tướng phúc hậu, cũng thực sự là,
yên lành hết đâu. Đâu phải người nào, có tướng to lớn, cũng thực sự
là, an nhàn sung sướng, giàu sang hết đâu, có khi còn phải, lao động cực
khổ, gấp bội là khác. Đâu phải người nào, có tướng học thức, trưởng
giả trượng phu, thuộc giới thượng lưu, ở trong xã hội, đều tâm quảng
đại, quân tử hết đâu.
Sách cũng có câu:
- Dò sông dò biển dễ dò.
- Đố ai lấy thước mà đo lòng người".
Sách cũng có câu:
- "Họa hổ họa bì nan họa cốt.
- Tri nhân tri diện bất tri tâm".
Nghĩa là cây thước, chỉ dùng để
đo, bàn ghế nhà cửa, không thể dùng đo, biển sâu lòng dạ, con người
thế gian. Chúng ta có thể, vẽ hình con cọp, chỉ qua hình thức, tướng mạo
bên ngoài, chứ khó vẽ được, xương cốt bên trong, vì không trông thấy.
Đối với con người, chúng ta có thể, biết mặt biết mày, diện mạo ra
sao, nhưng không làm sao, biết được lòng dạ, của con người đó.
Ngày xưa sách vở, coi tay xem tướng,
đâu có điều nào, nói chuyện vượt biên, hay là xuất ngoại, đoàn tụ
gia đình. Vậy mà sau năm, một chín bảy lăm, ông bà thầy bói, ở nhà hốt
bạc, nhờ vào dịch vụ, xem tướng diện mạo, xuất ngoại được chăng,
xem đường chỉ tay, vượt biên vượt biển, của mấy người khách, ngu ngơ
khờ khạo, dư cơm dư gạo, muốn được biết trước, số mạng của mình,
trước khi xuống tàu, xuống bến ra khơi. Cần nên biết rằng, chính cái tướng
mạo, của mấy ông bà, thầy bùa thầy bói, mới quả thực là: đáng nghi
bịp bợm!
Chúng ta cần nên biết rằng:
- "Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sanh.
- Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt".
Nghĩa là người nào, có tâm tốt
đẹp, hiền lành lương thiện, biết chuyện nhơn đức, tu tâm dưỡng tánh,
thì cái tướng mạo, mặt mũi do tâm, cảm ứng sanh ra, cũng được cảm nhận,
dung mạo hiền lành, tốt đẹp như vậy. Trái lại người nào, dù có tướng
mạo, bẩm sinh tốt đẹp, nhưng tâm xấu xa, ích kỷ tham lam, sân hận si
mê, dối trá gian ác, luôn luôn hăm he, thưa kiện người ta, ra tòa nộp phạt,
thì cái tướng mạo, dù tốt đẹp kia, cũng theo tâm xấu, lâu ngày diệt mất,
mặt mũi dần dần, trở nên khó coi, nhăn nhó cau có, quạu quọ bặm trợn.
Chúng ta hãy thử, cùng nhau suy gẫm,
câu chuyện sau đây: Có một ông cụ, một chàng thanh niên, hai người cùng
sống, trong một chung cư. Ông cụ cư ngụ, ngay ở từng dưới, ngày nào cũng
vậy, giựt mình giựt mẩy, vì tiếng đôi giày, liệng trên sàn nhà, ở từng
lầu trên, mỗi khi anh chàng, đi làm về khuya. Ngày nọ, ông cụ bèn lên, gặp
chàng thanh niên, để khẩn cầu anh, đặt giày xuống sàn, một cách nhẹ
nhàng, vì trong đêm khuya, ông cụ yếu tim, có thể nín thở, bất cứ lúc
nào. Anh chàng biết chuyện, ngỏ lời xin lỗi, và long trọng hứa, không
gây tiếng động, ở trong đêm khuya, như trước đây nữa.
Khuya ngày hôm sau, đi làm về mệt,
thói quen hằng ngày, anh chàng thanh niên, cởi chiếc giày đầu, quăng đùng
trên sàn. Chợt nhớ tới lời, đã hứa hôm trước, anh chàng thanh niên,
bèn khe khẽ đặt, chiếc giày thứ hai, hết sức nhẹ nhàng, ở trên sàn
nhà, không gây tiếng động. Chỉ một lát sau, sắp lên giường ngủ, anh
chàng thanh niên, nghe tiếng gõ cửa, một cách gấp rút. Anh mở cửa ra, thấy
ngay ông cụ, đứng thở hổn hển, một tay ôm ngực, một tay vịn cửa, thều
thào thốt lên:
- Này cậu trẻ ơi! Làm ơn làm phước,
sao không quăng luôn, chiếc giày thứ hai, xuống sàn liền đi, lão đợi nãy
giờ, lão muốn đứng tim, rồi đó cậu ơi!
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy
rằng, trong lòng mong đợi, hay là lo lắng, bất cứ việc gì, ở trong tương
lai, dù gần hay xa, đều chẳng ích lợi. Trong cuộc sống này, chúng ta thường
hay, lo lắng quá nhiều, do trí tưởng tượng, do tâm bất an. Chẳng hạn như
là, chúng ta thường hay, lo lắng viển vông, về chuyện tương lai, không biết
ngày sau, nó sẽ ra sao, lo chuyện tận thế, vào năm 2000, lo ngại về chuyện,
phán xét không tưởng.
Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:
- "Quá khứ tâm bất khả đắc.
- Hiện tại tâm bất khả đắc.
- Vị lai tâm bất khả đắc".
Nghĩa là: Những chuyện quá khứ,
đã qua mất rồi, nhớ nhung nhung nhớ, xót xa tiếc nuối, chẳng ích lợi
gì. Còn chuyện hiện tại, thấy đó rồi qua, luyến tiếc luyến lưu, chẳng
ích lợi gì. Còn chuyện vị lai, chưa thấy chưa tới, lo lắng ưu tư, chẳng
ích lợi gì. Nếu lo như vậy, chuốc khổ vào thân, nhức óc mệt tim, như
chính ông cụ, trong câu chuyện trên.
Sách có câu: "Chuyện gì phải
đến sẽ đến". Nghĩa là mặc dù, mong đợi hay không, thì cũng vậy
thôi, chúng ta đã tạo, nghiệp nhân trước đây, khi nghiệp quả đến, nhứt
định sẽ đến. Có chạy đàng trời, cũng không khỏi nắng! Lưới trời
lồng lộng, tuy thưa như vậy, mà không ai lọt!
Chúng ta cũng cần, nên hiểu biết
rằng: "Không ai có thể, cứu giúp mình được, trừ phi chính mình,
đã tạo thực nhiều, phước thiện phước báu". Khi nghiệp báo đến,
ngay chính Đức Phật, cũng không tránh khỏi, các đại đệ tử, cũng phải
trả nghiệp, do chính các ngài, đã tạo từ trước, khi chưa biết tu. Có
điều khác là: "Người nào không có, hoặc có quá ít, thiện căn
phước báo, thì phải trả đủ, người nào có nhiều, thiện căn phước báo,
thì trả nhẹ hơn", vậy thôi.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
- "Dù có lên non,
- xuống biển vào hang,
- nghiệp báo đa mang
- vẫn theo con người
- như hình với bóng,
- không ai có thể
- tránh cho thoát được",
- chính nghĩa đó vậy.
Ngày nay, có người không hiểu, lại
đi cầu nguyện, van xin Đức Phật, cứu khổ cứu nạn, mà lại không chịu,
tu tâm dưỡng tánh, lại cũng không chịu, dừng nghiệp bất thiện, không
chịu thực hành, giáo pháp Phật dạy, để tự cứu mình, thì quả thực
là, vô ích vậy thôi. Kinh sách có câu: "Chúng con khổ nguyện xin tự
độ". Như vậy, đó là người có, chánh kiến chánh tín.
Đức Phật là nhân vật có thực
trong lịch sử, đã tu hành và đắc đạo, đã giác ngộ và giải thoát,
mà còn không thể cứu chúng ta được, huống là những thượng đế, thần
thánh, do chúng ta tưởng tượng ra, rồi van xin và khấn vái, rồi cầu
nguyện và nguyện cầu, thì làm sao chúng ta được cứu rỗi?!
Hơn nữa, chúng ta cần nên, nhớ kỹ
cho rằng, các vị giáo chủ, trên thế gian này, cũng phải trải qua, đủ bốn
giai đoạn, của cuộc đời là: "sanh, già, bệnh, chết", cũng bị
khổ nạn, khi quả báo đến. Cũng có những vị, chưa đến tuổi già, chưa
kịp lâm bệnh, đã bị giết chết, một cách thê thảm! Không ai có thể,
cứu chúng ta được, nếu ta không biết, tự cứu chính mình!
*
5) Xin xăm gieo quẻ: là việc
rẻ tiền, ai ai cũng hiểu, không đúng không trúng, vẫn có người tin. Tại
sao như vậy? Bởi vì, chỉ một tủ xăm, có vài trăm tờ, và một lon xăm,
có độ trăm cây, ứng với số mạng, mấy trăm ngàn người, cầu xin hay
sao? Vả lại, xin được xăm tốt, gieo được quẻ thuận, chính mình có
tin, mọi việc tốt đẹp, thuận lợi hết chăng? Chắc chắn là không!
Trái lại, khi lỡ xin nhằm, cái quẻ
xăm xấu, gieo nhằm quẻ nghịch, chính mình không đành, cam chịu như vậy,
bèn tiếp tục xin, cái quẻ xăm khác, cho đến khi nào, xin được xăm tốt,
gieo được quẻ thuận, mới được hài lòng, mới chịu ngưng tay. Như vậy
nghĩa là, vạn sự trên đời, thảy đều tốt đẹp, thảy đều tùy thuận,
đều như ý mình, hết thảy hay sao? Chắc chắn là không!
*
6) Cúng sao giải hﮬ xem hướng
nhà cửa: là việc lạc hậu, thực vô căn cứ, và kém văn minh. Nếu những
chuyện này, có thực không sai, bất cứ ông nào, bất cứ bà nào, biết
cách cúng sao, xem hướng nhà cửa, thảy đều bình yên, đều được sung
sướng, đều được giàu có, đều được vui vẻ. Họ đâu còn giờ,
cúng sao giải hạn, xem hướng nhà cửa, cho các thân chủ, đâu còn thì giờ,
gạt gẫm người đời, năm này năm khác, đâu phải tất bật, chạy lo quảng
cáo, nói láo rằng là: linh thiêng ứng nghiệm, như thần như thánh! Đúng
là thần dóc, tổ láo thì có! Họ cũng quảng cáo, cho phép trừ tà, trừ
khử xui xấu, cho bùa trị bệnh, cho bùa bình yên, cho phép may mắn, làm ăn
phát tài, buôn may bán đắt!
Chúng ta thử xét, trong các tai nạn,
nhiều người tử vong, trên một chuyến bay, trên một chuyến tàu, trên một
chuyến xe, có phải hết thảy, nạn nhân cùng tuổi, 31 bước qua, 33 bước
lại, tam tai đại hạn, hay là họ thuộc, đủ các hạng tuổi? Ở ngoài
nghĩa địa, đâu phải chỉ có, những người hạng tuổi, gặp vì sao xấu?
Hay có tất cả, đủ mọi hạng người, từ trẻ sơ sinh, chưa có vì sao,
cho đến người già, lãnh sao quả tạ?
Chúng ta tin rằng, tuổi chẵn là tốt,
hay tuổi lẻ tốt? Nếu tuổi tây chẵn, thì tuổi ta lẻ, hoặc là ngược
lại. Hơn nữa, chúng ta đang ở, trên đất phương tây, vậy nên tính theo,
tuổi ta tuổi tây? Vào những năm nào, có sao hạn tốt, có chắc chúng ta,
hoàn toàn bình yên, mọi sự như ý, quanh năm suốt tháng? Vào những năm nào,
có sao hạn xấu, có chắc chúng ta, gặp toàn bất bình, hay bất như ý? Hay
là năm nào, cũng có chuyện này, cũng có chuyện khác, chuyện tốt chuyện
xấu, chuyện vui chuyện buồn, lẫn lộn lung tung? Tại sao như vậy?
Bởi vì, trong suốt cuộc đời, chúng
ta vừa tạo, nghiệp nhân thiện lành, đồng thời cũng tạo , nghiệp nhân
chẳng lành. Dù những năm nào, gặp sao hạn tốt, nhưng nếu chúng ta, làm
việc sai quấy, cũng gặp rắc rối, như những người khác, hoặc chúng ta
lười, không chịu làm việc, cũng đói nhăn răng, như những người khác,
trừ phi trúng mánh, hay là trúng số, bằng không chỉ là, trúng gió mà
thôi! Bởi vậy cho nên, cúng sao giải hạn, có nghĩa gì đâu, tiền mất tật
mang, thêm lo vào người, chỉ một vài cây, đèn cầy cây nến, cây nhang
cây hương, vài chung nước lã, có thể giải trừ, tai nạn hay sao? Thực ra
tất cả, mọi sự mọi việc, đều do nghiệp lành, hay nghiệp chẳng lành,
do chính chúng ta, đã tạo mà thôi!
Ở trong gia đạo, có sự bất hòa,
là do bản tánh, bảo thủ cố chấp, chấp chặt chấp nê, quá đáng quá sức,
của những anh em, cha mẹ trong nhà. Chúng ta không chịu, sửa đổi cởi mở,
vui vẻ hòa thuận, để cùng chung sống, với nhau cho được, an lạc hạnh
phúc. Trái lại, mỗi khi có chuyện, lục đục trong nhà, người ta dại dột,
đi nghe lời khuyên, của mấy ông bà, thầy bói thầy bùa, bảo thay cái cửa,
bảo sửa cái nhà, phá vách đổi giường, xoay bàn trở bếp, xáo trộn
lung tung, trong nhà trong cửa. Họ chỉ họ bảo, chúng ta phải làm, những
chuyện tào lao, tốn tiền tốn của, gây thêm rắc rối, ở trong gia đạo,
mà thôi!
Những chuyện phong thủy, hàm rồng
long huyệt, đầu mối tranh giành, thanh toán lẫn nhau, mưu mô chiếm đoạt,
tàn sát thẳng tay, chẳng hề thương tiếc, làm sao tạo phước, làm sao hưởng
lộc, vô lý như vậy? Ngày nay, vẫn còn những người, tin mấy ông bà,
phong thủy địa lý, nghèo rớt mồng tơi, đến nơi cúng kiến, cho bùa làm
giàu, cho mau phát tài! Mấy vị lãnh tụ, chánh phủ tây phương, đâu cần
địa lý, chẳng xem phong thủy, cũng vẫn an bang, tế thế như thường. Thật
là thảm thương, những người ngu dốt, có một muốn hai, được hai muốn
bốn, một vốn triệu lời, phải cần phong thủy!
*
7) Đốt giấy vàng mã, xe hơi nhà
lầu, hình nhơn bằng giấy: là chuyện phi lý, không hiểu tại sao, đến
ngày giờ này, thế kỷ 21, vẫn có người tin. Chúng ta thử nghĩ, tiền giấy
đô la, là tiền của "Mỹ", lại in bên "Tàu", mạo ghi rằng
là: "Made in Hell", đem "sell in here", tức là đem qua, bên
"Tây" để bán, dân "Ta" tin bừa, mua đem về đốt, thân
nhân "địa ngục", lãnh tiền giả xài! Nếu làm như vậy, vô tình
chúng ta, đã hại thân nhân, nếu ở dưới đó, đã tiêu tiền giả, gánh
thêm tội lỗi!
Những điều xấu này, phát xuất từ
tâm, tham lam ích kỷ, phân biệt ngã nhơn. Lúc sống trên đời, quen thói
tranh đua, giành giựt hơn thua, muốn lợi phần mình, hay ho người thân. Đến
lúc chết đi, cũng muốn sung sướng, nhàn hạ thảnh thơi, nhà lầu xe hơi,
kẻ hầu người hạ, làm toàn bằng giấy! Thực ra, sau khi qua đời, thân
nhân chúng ta, đã đi thọ sanh, nơi cảnh giới khác, trong vòng luân hồi,
theo nghiệp đã tạo, lúc còn sanh tiền.
*
8) H䵠quả tai h褐tà kiến mê
tín: Những người tà kiến, mê tín dị đoan, thường là những người,
tin bướng tin càn, mù quáng quàng xiên, mê mờ khờ khạo, tiêu mất lý
trí, không còn sáng suốt, đâm ra khiếp nhược, không biết chân lý, mất
lòng tự tin, nơi khả năng mình. Cuộc sống của họ, luôn luôn bất an, lo
âu sợ hãi, phập phồng thấp thỏm. Tại sao như vậy?
Bởi vì, họ luôn nương tựa, thế
lực bên ngoài, dù không biết là, từ đâu đem tới, thiện hay là ác,
chính hay là tà, cũng đều không biết. Tâm địa của họ, luôn luôn ích kỷ,
biết nghĩ đến mình, phân biệt kỳ thị, không nghĩ đến ai. Cuộc đời
của họ, đầy sự khổ đau, trói buộc lo lắng, ưu tư sợ hãi. Sống
trong tối tăm, nói gì cũng nghe, nói gì cũng tin, bảo gì cũng làm, không biết
phân biệt, đâu là phải trái, đâu là chánh tà, đâu là đúng sai! Thực
đáng tội nghiệp, thương xót lắm thay!
Ngày xưa, còn ở quê nhà, có một
buồng chuối, lâu ngày trổ muộn, một gò mối lạ, hay một cục đất, hoặc
một cục đá, hơi tượng hình người, những người mê tín, liền tin đó
là, Đức Phật hiện thân, Bồ Tát giáng trần, xúm nhau tìm tới, lạy lấy
lạy để, cầu xin van vái, đủ thứ mọi chuyện. Thực ra, có ai cầu được,
bất cứ gì đâu, chỉ chuốc u sầu, lo rầu tiền mất, còn tật vẫn mang.
Chỉ có mấy ông, xe đò lục tỉnh, mấy bác tắc xi, mấy chú xích lô, mấy
bà buôn gánh, bán bưng bán thúng, xung quanh nơi đó, thiệt là vui vẻ, mỉm
cười trúng mánh.
Ngày nay, ở khắp thế giới, tại
các quốc gia, gọi là văn minh, cũng không thiếu gì, các tin đồn nhảm, thần
thánh hiện ra, nơi này nơi kia, ở trên bức tranh, vách tường ngọn cây,
ở trên đám mây, trên nóc giáo đường, thường thường lại được, tổ
chức tín ngưỡng, xác nhận là thực, chẳng biết suy đoán, căn cứ vào
đâu? Ít lâu sau đó, chính quyền địa phương, phát giác đó là, giả mạo
ngụy tạo, bèn đem truy tố, những kẻ lợi dụng, đức tin mọi người,
thủ lợi kếch xù, ẵm một số tiền, tín hữu đóng góp, biệt tăm biệt
tích, một cách tài tình!
Thí dụ như là: Vào tháng 8 năm
1997, ở thành phố Toronto, thuộc xứ Canada văn minh hiện đại, có người
nhỏ nước dầu vào bức tranh ở trên tường của một nhà thờ chính thống
Hy Lạp, rồi phao truyền là "Đức Mẹ khóc". Hai chục ngàn người,
đủ các sắc dân, cho là "phép lạ", tìm tới giáo đường,
cầu nguyện chiêm ngưỡng, hiến cúng tiền bạc, trang sức đắt giá. Khi
được số tiền, nữa triệu đô la, cái ông chơi cha, ẵm trọn gói tiền,
lẫn trốn mất tiêu.
Thí dụ như là: Vào tháng 9 năm
1998, ở tại thị trấn Cape Breton Island, thuộc tỉnh bang Nova Scotia, cũng
thuộc xứ Canada, có một tin đồn, Đức Chúa Giê Su, hiện ra trên vách, một
tiệm cà phê, ế khách lâu rồi, tên Tim Hortons, liền khiến tiệm đó, bổng
dưng đắt khách, mấy chục ngàn người, liên tiếp viếng thăm. Nhờ vậy
cho nên, các tiệm chung quanh, tha hồ hốt bạc. Trong sự vụ này, không ai bị
tố!
Như vậy, từ nay dân ta, không còn
độc quyền, mê tín dị đoan, bởi vì cạnh tranh, trên khắp thế giới!
* * *
Tóm lại trên đây, chúng ta nghiên cứu, những điểm gọi
là, tà kiến mê tín, nhìn qua lăng kính, quan điểm Phật giáo. Tức nhiên,
người theo đạo Phật, người đang tìm hiểu, giáo lý đạo Phật, một cách
nghiêm túc, tâm trí minh mẫn, trí tuệ sáng suốt, với tâm bình thường, công
minh chính trực, bất tùy phân biệt, không có thành kiến, thị phi tranh chấp,
hơn thua loạn động, kỳ thị đố kyﬠthảy đều hoan hỷ, tiếp nhận dễ
dàng.
Phần trên nêu lên, thí dụ điển
hình, tà kiến mê tín. Phạm vi bài viết, không đủ kích thước, không đủ
tầm vóc, tìm hiểu tất cả, tà kiến mê tín, trên thế gian này. Tại sao
như vậy? Bởi vì, theo lời Phật dạy, "vô minh phiền não", từ rất
lâu đời, từ thời vô thủy, khiến cho con người, rất khó lãnh hội,
chân lý lẽ thực, rất khó nhận ra, đâu là sự thực, rất khó giác ngộ,
một cách nhanh chóng, và dễ dàng được. Cần có thời gian, và sự quyết
tâm.
Cái màn vô minh, che lấp trí tuệ,
thông minh sáng suốt, biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp rồi, như những
đám mây, che khuất ánh sáng, mặt trăng mặt trời, cũng như bóng tối, bao
phủ căn phòng, đã ngàn năm qua. Nhưng nếu quyết tâm, học hiểu thực
hành, giáo lý đạo Phật, ngay trong cuộc sống, có ngày chúng ta, bổng dưng
bừng sáng, giác ngộ chân lý, ngay trong phút giây. Cũng nhܠchỉ cần, một
cơn gió mạnh, đủ sức thổi sạch, những đám mây kia, để cho mặt
trăng, mặt trời lại sáng. Cũng như chỉ cần, bật ngọn đèn lên, căn phòng
sáng lên, thấy rõ lập tức, không cần phải đợi, đến ngàn năm sau, mới
sáng tỏ được.
Thực mong vậy thay! Thực mong vậy
thay!
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/143-chinhtruc-takien.htm