- BỤT hay PHẬT ?
- Phan Mạnh Lương
Tạp chí Thế Kỷ 21 số 123 ra hồi
tháng 7-1999 đã đăng một bài tiểu luận viết rất công phu của Nguyễn
Trọng Phu với chủ đề Bụt hay Phật. Do sự đề xuất vấn đề và các
luận cứ được tác giả nêu ra, bài nầy hẳn lôi cuốn được sự chú
ý của khá đông độc giả nhất là giới Phật tử. Trước khi trình bày
phần quan điểm riêng và đóng góp những sưu tầm khác liên quan đến vấn
đề, chúng tôi xin mạn phép được tóm tắt lại những điểm chính trong
bài viết để giúp các vị chưa có dịp đọc bài nầy hoặc khó tìm ra tạp
chí Thế Kỷ 21 số 123, có một ý niệm chung và có thể nắm bắt được
nội dung cuộc vận động của tác giả. Dĩ nhiên chúng tôi chỉ lượt thuật
những điểm chủ chốt và điều tốt nhất đối với độc giả nếu quan
tâm đến vấn đề vẫn là nên tìm đọc toàn văn bài viết nói trên. Những
đoạn có dấu * là những ý chính của tác giả.
Bài tiểu luận "Bụt hay Phật"
của Nguyễn Trọng Phu gồm có 4 phần:
- Lý do đặt vấn đề
- Định nghĩa danh từ Bụt
- Việc sử dụng danh từ Bụt qua thời gian
- Vì sao ngày nay chúng ta dùng lại danh từ Bụt?
Trong phần 1 nói về Lý do đặt vấn
đề là để: giải tỏa một số hiểu lầm. Tác giả cho hay "một
danh từ mới, danh từ Bụt, đã xuất hiện trong khoảng 15 năm lại đây
ở một số đạo tràng, tự viện, nhóm tu học, cũng như trong một số sách
báo để tôn xưng bậc giác ngộ mà vẫn thường được gọi là đức Phật."
Theo tác giả, "từ Bụt thực ra đã có từ hồi lập quốc nhưng bị
gián đoạn sử dụng một thời gian nay được đem ra dùng trở lại có thể
gây nên môït số hiểu lầm; đặc biệt là đối với giới lớn tuổi đã
thường quen dùng từ Phật, thì cho rằng Bụt đối với họ là để chỉ
các vị Tiên, Thần và có tính cách nôm na bình dân chứ không được hàm
xúc thiêng liêng như danh từ Phật" (*).
Điểm thứ hai được tác giả
nhấn mạnh là "sự hiểu lầm nâỳ khá sâu rộng không những trong
giới bình dân và ngay cả trong giới trí thức làm công tác văn học giáo
dục nữa".(*) Cho nên, với sự giải thích tiếp theo ở phần 2 và
3 tác giả muốn giúp cho đông đảo bạn đọc thông suốt ý nghĩa của từ
Bụt, tạo nên "thuận lợi trong việc thay đổi một tập quán về
ngôn ngữ." Và một khi được thông suốt - theo ý tác giả - thì
"tiến trình thay đổi sẽ nhanh chóng hơn và sẽø tránh bớt được
một số sở tri chướng mà bất kỳ một sự thay đổi lớn nào cũng có
thể gây nên. (*)
Trong phần II về định nghĩa
danh từ Bụt, tác giả đã dùng đến 4 từ điển để tra cứu. Bốn từ
điển ấy là: Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, xb
năm 1931, Từ Điển Việt Nam, Khai Trí Saigon, 1971, Từ Điển Tiếng
Việt, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1988 và Việt Anh Tự Điển,
NXB Nguyễn Văn Khôn, Sài Gòn, 1972. Điều thú vị là ba từ điển đầu đều
giải thích Bụt là: ông Phật; quyển thứ tư giải thích Bụt là: Buddha.
Ngoài bốn từ điển xuất bản
trong thế kỷ XX từ 1931 đến 1988, tác giả đã ra công tìm tòi thêm một
quyển từ điển cổ khác xuất bản năm 1651 tại La Mã để truy cứu xem
người Việt hồi thế kỷ XVI đã sử dụng từ Bụt để gọi Phật hay
chưa. Đó là quyển Dictionarium Annamitticum, Insitanum et Latinum của Alexandre de
Rhodes hiện còn lưu trử ở La-Mãõ. Theo từ điển nầy thì hai danh từ
Bụt và Phật đều đã được dùng để gọi Buddhã(*).
Phần III nói về việc sử dụng
danh từ Bụt qua thời gian. Đây chính là phần công phu nhất của tác
giả. Ông đã tìm rất nhiều chứng liệu trong ngôn ngữ hằng ngày, trong
ca dao tục ngữ, và nhất là trong sách vở, kinh sách, từ Bụt đã xuất hiện
từ thế kỷ XIII cho đến thế kỷ XX, tính ra là 8 thế kỷ và "đến
thế kỷ 20 thì hầu như danh từ Bụt biến mất trên văn đàn. Ngay cả
trong một số lớn chùa chiền, và kinh sách cũng rất ít dùng danh từ Bụt."(*)
Về nguyên nhân của tình trạng
danh từ Bụt biến mất trên văn đàn, tác giả đỗ lỗi cho "giới
sĩ phu đã dồn mọi nỗ lực vào việc học chữ Hán để đỗ đạt ra làm
quan và phản ứng của lớp người nầy đối với cuộc đô hộ của người
Pháp và tâm trạng dè bỉu chữ Nôm, cho rằng Nôm na là cha mách qué"
(*) - mà từ Bụt là một từ Nôm. Lý do cuối cùng tác giả nêu ra là
"vì thời Trịnh Nguyễn phân tranh, hai bên đều có xu hướng mời các
cao tăng từ Trung Quốc sang để hoằng hóa nên từ Bụt bị lấn át mất
và dần dần đi vào quên lãng."(*).
Để kết thúc phần III, tác giả
đưa ra một tin vui cho độc giả là "May thay, vào khoảng 15 năm cuối
thế kỷ 20 nầy, đã có một số thiền sư, tăng ni và trí thức, đã mạnh
dạn đứng ra gọi Buddhã là Bụt. Hiện nay tại một số đạo tràng như
Đạo tràng Mai thôn ở Pháp, và các khóa thiền tập ở khắp nơi trên thế
giới, với hàng trăm người tham dự, người ta gọi Buddhã là Bụt, như hít
thở không khí bình thường vậy, nhất là đối với thành phần trẻ từ
30, 40 trở xuống, không hề có một phân vân nào. Nhưng như thế đã đủ
chưa?"(*).
Với câu hỏi chót "Nhưng
như thế đã đủ chưa?" tác giả muốn cuốn hút bạn đọc theo
ông xuống phần thứ IV vì sợ rằng với bao nhiêu dẫn chứng cụ thể từ
thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ XX vẫn chưa đủ sức lôi cuốn độc giả
từ bỏ từ Phật để sử dụng lại từ Bụt cũ.
Ở phần IV, tác giả Nguyễn Trọng
Phu đã cố gắng trình bày thêm những điểm có tính thuyết phục mạnh mẽ
khác. Ông đặt ngay câu hỏi: "Vì sao ngày nay chúng ta dùng lại danh từ
Bụt?" và ông đưa ra ba lý do chính yếu:
1) Danh từ Bụt được dịch hợp
lý từ chữ Phạn Buddhã, vì cùng một âm B với nhau. Ông cho rằng
ngay hai thứ tiếng phổ biến nhất là Anh và Pháp cùng đều dùng âm B để
dịch như thế (Pháp: Boudha, Anh: Buddha); ở nhiều nước Phật giáo Nam Tông
cũng dùng âm B để dịch chữ Buddhã từ tiếng Phạn, tuy giọng đọc có
khác nhau đôi chút. Theo trào lưu chung thống nhất cách phiên âm thì hiện
nay, Phật giáo Bắc phương mà Trung quốc là tâm điểm, từ lâu vẫn dịch
Buddhã là Phật-đà (佛 陀) nay vừa mới bắt đầu dùng chữ Bột đà (勃 陀) để
gọi bậc Giác ngộ. Theo Tự điển Phật Học Hán Việt, Phân viện Nghiên
cứu Phật học Hà Nội, xuất bản 1992, mà sách tham khảo là Thực Dụng
Phật Học Từ Điển của Lô Quán Cao và Hà Tử Bồi xuất bản ở Thượng
Hải, thì: Bột đà 勃 陀
Buddha (Thuật ngữ), còn gọi là Bột đà. Cách gọi
cũ là Phật đà. Gọi tắt là Phật - dịch là Giác (覺).
Nên nhớ là các từ điển Hán
Việt của Đào duy Anh và Thiều Chửu đều không có danh từ mới này. (*)
Cách viết mới chữ Bột (勃) rất giống cách viết chữ
Nôm Bụt (侼) của
ta và đều cùng đọc với âm B. Chúng ta rất tri ân Tổ tiên từ thượng
cổ của chúng ta đã khéo léo dịch danh từ Buddhã ra chữ Bụt và lưu truyền
lại cho chúng ta mãi đến ngày nay. (*)
2) Làm giàu trở lại ngôn ngữ
Việt. Theo tác giả thì: "... trong suốt quá trình lịch sử, các
Nho sĩ Việt Nam vẫn dùng song hành danh từ Bụt và Phật, như thế, thì nay
chúng ta dùng cả hai cũng là một điều hợp lý. Có bất hợp lý và kỳ
thị chăng, là một người lại chủ trương chỉ dùng danh từ Phật mà
thôi, với lý do rất đơn giản rằng danh từ Phật có vẻ linh thiêng hơn,
vì từ mấy chục năm qua, tại các chùa, cũng đều dùng như vậy. (*)
3) Bồi đắp gốc rễ tâm linh.
Ở điểm cuối cùng nầy, tác giả muốn hô hào việc sử dụng từ Bụt
trở lại như là một hành động trở về nguồn, bởi vì " danh từ
Bụt có vẻ như bị biến dạng, chỉ là một sự kiện nhất thời và bất
bình thường, so với thời gian dài dằng dặc suốt hơn 7 thế kỷ mà cha
ông chúng ta đã sử dụng danh từ ấy. Hơn thế nữa, dân ta vẫn có tiếng
nói riêng trước khi có chữ viết, có một nền văn hóa riêng khác với văn
hóa Trung quốc, thì các sinh hoạt về văn hóa tâm linh trải dài trong khoảng
13 thế kỷ ấy, tạm kể từ thời Hai bà Trưng, nhất định phải có tiếng
Việt riêng để gọi Buddhã chứ không phải chỉ có một tiếng Phật mượn
từ chữ Nho mà thôi".
Để hậu thuẩn cho luận điểm của
mình, tác giả đã mượn ý của Thiền sư Nhất Hạnh trong quyển Thiền
Sư Tăng Hội, do An Tiêm Paris xuất bản 1998, cho rằng, vào đầu thế kỷ
III, Thiền tập ở Giao Châu, tên cũ của nước ta, đã rất phát triển,
còn phát triển hơn cả Trung quốc, và "chắc chắn hồi ấy dân ta
đã gọi Buddhã là Bụt, đã biết đọc tam quy ngũ giới và xưng tán Tam Bảo
bằng tiếng Sanskrit, cũng có thể đã biết tụng đọc bằng tiếng Việt"-
Và để chứng minh thêm là từ Bụt đã có từ xa xưa với dân Việt,
bây giờ bỏ nó đi mà không dùng trở lại thì "Tổ tiên lâu đời
của chúng ta, nếu có sống lại mà không được nghe cái thứ tiếng xưa
kia quý vị đã từng được nghe, cũng đã từng sử dụng, thì thử hỏi
cái buồn sẽ sâu đậm như thế nào? Như vậy, nếu có hiển linh, nếu có
cảm ứng, thì sự hiển linh, sự cảm ứng đối với cả một dân tộc, tất
sẽ sâu xa rộng rãi hơn đối với một vài người. (*)
Trong phần kết luận, để
người đọc hết do dự trong việc sử dụng lại từ Bụt, tác giả đã
đi thêm một đòn tâm lý và tâm linh khá mạnh rằng " Nếu những
thành tựu tốt đẹp của tổ tiên tâm linh của chúng ta từ xa xưa mà bị
vứt bỏ không thương tiếc, thì không chừng chúng ta sẽ trở thành những
cô hồn vất vưởng đâu đó. Cho nên mỗi một chúng ta trong khi tu tập,
nên quán chiếu để tìm mọi cách bồi đắp gốc rễ tâm linh của mình!
(*). Đây chính là luận điểm có phần xa lạ đối với người học
Phật, cho nên chúng tôi sẽ bày tỏ quan điểm ở phần cuối bài.
Để kết thúc bài viết,
tác giả đã mượn ý của Nguyễn Công Trứ để cổ động một lần chót
cho việc dùng trở lại từ Bụt "Cái tiếng Bụt mà ngày hôm nay
tôi đang nói đây, chính là cái tiếng Bụt mà cổ nhân người Việt chúng
ta đã từng nói như vậy trước tôi hàng bao nhiêu thế kỷ rồi."(*)
- *
- * *
Xuyên qua toàn bộ bài viết của Nguyễn Trọng Phu, người
đọc dễ dàng nhận ra ba điểm nổi bật: một là, tác giả đã bỏ công
tìm tòi, lượm lặt nhiều chứng cứ trong thi ca, ngôn ngữ bình dân, kể cả
nhiều từ điển xưa và nay, nhằm mạnh mẽ hậu thuẩn cho cuộc vận động
sử dụng lại từ Bụt.
Hai là, ông đã không ngại dùng
bút pháp văn chương để khơi dậy tình tự dân tộc, tinh thần độc lập
và cả tín ngưỡng tâm linh để thúc đẩy một sự chuyển hướng, vì
theo ông, dùng lại từ Bụt được xem như là một hành động trở về cội
nguồn dân tộc và tô bồi nguồn cội tâm linh.
Và điểm thứ ba là, tác giả cuối
cùng muốn vớt vát, nếu không chuyển hết sang dùng từ Bụt thì, ít nhất
từ nầy nay cũng nên được dùng song song với từ Phật.
Có lẽ do quá chú trọng đến ba
điểm trên đây tác giả đã không lý tới hay bỏ quên không nghiên cứu sự
kiện hai từ Bụt và Phật đã đi vào ngôn ngữ Việt từ thời nào và như
thế nào? Ông chỉ chú trọng đến việc bảo vệ tính cổ của từ Bụt
mà không xem xét đến ý nghĩa tinh túy của từ Phật, vì theo chúng tôi,
chính đây là nguồn gốc phát sinh tính "tử " (tử ngữ) của từ
Bụt và tính "sinh" (sinh ngữ) của từ Phật. Hai yếu tố "tử"
và "sinh"nầy sẽ giúp chúng ta thấy rõ được lý do tại sao từ Bụt
đã dần dần biến dạng, mai một trong khi từ Phật vẫn tồn tại và
ngày càng phát triển trong đại chúng. Một bạn đọc ở San Francisco đã
góp ý về điểm nầy trong Thế Kỷ 21 số 124, tháng Tám 1999, nhưng bạn
ấy không đi vào chi tiết.
Phần đóng góp sau đây của chúng
tôi nhằm bổ túc cho hai phần quan trọng mà tác giả Nguyễn Trọng Phu chưa
đề cập đến.
- VÀI NÉT TỔNG QUÁT THỜI KỲ
SƠ KHAI CỦA PHẬT GIÁO
- VIỆT NAM VÀ THỜI ĐIỂM
XUẤT HIỆN CỦA TỪ BỤT
Nghiên cứu thời kỳ sơ khai của
Phật giáo Việt Nam sẽ giúp chúng ta thấy rõ vấn đề. Dựa vào những
nét lớn trong Việt Nam Phật Giáo Sử Lược của Hoà Thượng Thích Mật Thể,
xuất bản năm 1943, ta có thể ghi nhận tóm tắt một số đặc điểm của
thời kỳ nầy như sau:
* Do địa thế của nước ta, Phật
Giáo được truyền vào Việt Nam qua hai ngả: bằng đường bộ từ Thiên
Trúc (Ấn-Độ) sang Trung Hoa, rồi từ Trung Hoa sang Việt Nam và bằng đường
thủy qua ngả Sri Lanca, Java vào Indonesia và Đông Dương. Trong hai ngả nói
trên thì chủ yếu là từ Trung Hoa.
* Sau thời đại du nhập, Phật Giáo
Việt Nam rất chịu ảnh hưởng Phật giáo của Tàu kể cả tôn phái và
kinh điển trong các thời thịnh cũng như suy.
* Phật giáo từ Trung Hoa được
truyền sang Giao Châu rất sớm từ đời nhà Hán tức từ thế kỷ thứ 2
và thứ 3, với các thiền sư như Ma-Ha Kỳ-Vực (Mâjajivaka hay là Jivaka)
(294 sau TL), ngài Khương Tăng Hội (Kҡng teng-Houei (280 sau TL), Chi Cương
Lương (Tche Kiang Leang (266 sau TL) và Mâu Bác (Méou-Pô-165-170 TL) là các vị
đã đến truyền pháp đầu tiên ở nước ta. Trong bốn vị cao tăng này,
chỉ có ngài Mâu Bác là người Tàu, còn ba vị kia đều là người Ấn. Do
nhu cầu truyền giáo, họ đã dịch từ Sanskrit Buddhã ra thành Bụt và từ
này đã dần dà đi vào ngôn ngữ dân gian, trở thành gần gũi, phổ thông
từ đấy trở về sau. Tuy nhiên, theo sử liệu, các vị thiền sư đầu tiên
nầy đến rồi đi chứ không ai ở lại Việt Nam truyền đạo có hệ thống
và có truyền thừa như ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi sẽ được nói dưới đây.
* Ngài Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đến Việt
Nam vào thời Hậu Lý Nam Đế, năm 580 TL (thế kỷ thứ 6) Ngài cũng là người
Ấn từ Thiên Trúc sang Trung Hoa và được Tam Tổ Tăng Xán khuyến cáo sang
nam phương truyền đạo. Nhờ có duyên với Việt Nam ngài đã truyền dạy
Phật pháp có hệ thống và đã trở thành Tổ thứ nhất phái Thiền Tôn
đầu tiên ở Việt Nam - phái Thiền Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi..
Tính theo thời gian và điều kiện
phát triển thì từ Bụt đã xuất hiện trong ngôn ngữ Việt sớm nhất là
vào thế kỷ thứ 2 và muộn nhất là thế kỷ thứ 6 và từ nầy đã do
các thiền sư Ấn đầu tiên dịch ra từ chữ Phạn Buddhã, có nghĩa là bậc
Đại Giác, Đại Trí, bậc Giác Ngộ, Người Đạt Trí Tuệ Tột Cùng. Vì
chẳng có sử liệu nào để lại, chúng ta không thể biết một cách chính
xác là từ Bụt nầy đã do vị thiền sư Ấn nào chuyển dịch ra tiếng
Nôm một cách tài tình như vậy, vừa gọn, vừa na ná với từ gốc
Buddhã, vừa mang tính rất địa phương.
Tiếp theo đây, chúng ta cùng xem
xét đến danh từ Phật.
TỪ "PHẬT" XUẤT HIỆN Ở NƯỚC TA VÀO THỜI
NÀO ?
Vẫn theo Việt Nam Phật
Giáo Sử Lược thì những kinh điển từ Thiên Trúc (Ấn Độ) truyền sang
Trung Hoa trước Tây Lịch phần thì bị dịch sai, phần thì mấy lần bị
các vua chúa thiêu hủy, khi chép lại bị nhiều sai sót và phải đợi cho
đến đời Đường Thái Tôn (khoảng 600 TL) tức là thế kỷ thứ 6, thì
ngài Trần Huyền Trang mới tạo nên một khúc ngoặc lớn trong lịch sử
phát triển Phật giáo ở Trung Quốc và các nước lân bang trong đó có Việt
Nam với công cuộc đi Ấn Độ thỉnh kinh và dịch kinh của ngài.
- Trong tạp chí Giao Điểm số 31, mùa Thu năm 1998,
tác giả Lâm Hồng Thể với bài "Giày Cỏ Vượt Hy Mã Lạp Sơn"
đã giới thiệu công đức vô lượng của ngài Huyền Trang kể từ khi
ngài từ Ấn Độ trở về Tàu (645 TL) cho đến lúc ngài thị tịch (664 TL)
chỉ trong vòng 20 năm, ngài đã dịch được tất cả 675 cuốn kinh, đưa thêm
24.000 từ mới vào ngôn ngữ Phật giáo Trung Hoa. Với kinh điển của ngài
dịch ra, người sau gọi là "Tân dịch" so với những lần dịch trước
có phần khác biệt rất nhiều. Những kinh điển Đại thừa do ngài Huyền
Trang dịch kể từ cuối thế kỷ thứ 6 dần dần được truyền sang nước
ta trong đó chỉ có từ Phật chứ hoàn toàn không có từ Bụt nào. Và cũng
từ thời kỳ nầy trở đi, những kinh sách in ấn ở Việt Nam đều chỉ có
từ Phật mà thôi; thêm vào đó nhờ sự tụng đọc hằng ngày của đại
chúng đã làm cho từ Phật tự nhiên dần dần lấn át từ Bụt dẫu cho từ
nầy vẫn tồn tại và còn được sử dụng trong ngôn ngữ Việt mãi cho đến
thế kỷ 20 thì biến dạng dần dần.
-
-
- Ý NGHĨA THÂM DIỆU CỦA TỪ
PHẬT
- QUA CÁCH DỊCH CỦA NGÀI
HUYỀN TRANG
Từ Phật là một từ mới trong số
24.000 từ mà ngài Huyền Trang đã tạo ra cho ngôn ngữ Phật Giáo Trung Hoa từ
cuối thế kỷ thứ 6. Ngài dịch từ Phạn ngữ Buddhã ra là 佛 陀 (Phật
đà), viết tắt là 佛 (Phật).
Hơn 1.300 năm sau, vào gần cuối thế kỷ thứ 20, hai nhà ngôn ngữ học
Trung Hoa ở Thượng Hải dựa theo phương pháp Tây dịch phiên âm Buddhã ra 勃 陀 Bô.t
đà) mà theo âm ngữ Tây phương thì Bột đà nghe ná ná như Buddhã vì cùng
có âm B và Bột đà có vẽ tân tiến hơn là Phật đà.
Thật ra, hai vị học giả Trung Hoa
Lô Quán Cao và Hà Tử Bồi mà tác giả Nguyễn Trọng Phu trích thuật ở phần
III chắc hẳn không phải là Phật tử cho nên họ đã không thể hiểu nỗi
ý nghĩa thâm thúy của từ Phật do ngài Huyền Trang sáng tạo dịch ra.
Đối với người Việt chúng ta
ngày nay, ngoại trừ lớp cao niên còn quen thuộc với chữ Hán, nhiều người
nhất là lớp trẻ đã đọc và viết theo vần La-Tinh không biết chữ Phật
viết theo lối chữ Hán như thế nào. Từ Phật (佛) theo cách viết chữ Hán, gồm có hai vế: bên trái là
bộ Nhân (亻), bên phải
là chữ Phất (弗).
Dùng pháp chiết tự để dẫn giải,
bộ Nhân (亻) ở bên
trái có nghĩa là NGƯỜI.
Chữ Phất (弗) ở vế thứ hai, có nghĩa là KHÔNG, là CHẲNG ĐƯƠÏC;
theo thuật ngữ Phật giáo đó là TÁNH KHÔNG.
Ghép cả hai vế lại với nhau, Phật
(佛) nghĩa là NGƯỜI NGỘ
TÁNH KHÔNG.
Diễn giải một cách toàn diện hơn
bao gồm cả hai vế, khi nhìn thấy danh từ 佛 (PHẬT), nó nhắc nhở người Phật tử - hay những ai biết
chữ Hán - những điều nhận thức rất căn cốt và thâm diệu sau đây:
* Phật là một con người như tất
cả mọi người.
* Vì cũng là con người cho nên Phật
với chúng ta đều bình đẵng.
* Phật không phải là Tiên, Thánh
hay Thần và nhất thiết không phải là một Thượng Đế "Toàn Năng"
(Almighty God) như của bất kỳ tôn giáo độc thần nào có quyền ban ơn giáng
họa mà người ta gán cho Thượng Đế này.
* Mỗi người và mọi người đều
có khả năng thành Phật, chứ Phật chẳng dành riêng cho ai.
* Muốn thành Phật thì phải tu
hành và ngộ được Tánh Không, chưa ngộ Tánh Không thì chưa thành Phật.
* Tánh Không phải tu và hành mới
đạt được chứ không thể cầu xin hay do ai ban cho.
* Tánh Không là Phật Tánh.
Đến đây quý độc giả có thể
đã hết sức khâm phục ngài Huyền Trang vì sự uyên thâm Phật pháp, tính
sáng tạo và sự liễu Đạo của ngài, vì chỉ trong một từ với hai vế
đơn giản, ngài đã dạy cho chúng ta không biết bao nhiêu điều bổ ích,
hiểu một cách sâu sắc về đạo Phật và không thể hiểu lầm đạo Phật
với các tôn giáo khác. Những điều trên đây cũng tỏ rõ được tính
sanh của từ Phật và tánh tử của từ Bụt trong sự so sánh giá trị về
tính biểu tượng của nó. Nó cũng giải thích tại sao từ Bụt đã dần dần
đi vào mai một và từ Phật vẫn được lưu truyền trong tiến trình phát
triển của Phật giáo Việt Nam.
Trong thực tế ngày nay, khi xem xét
đến tính DỤNG của hai từ nầy thì từ Phật vẫn ở thế phổ thông hơn,
thường dùng hơn và xuôi tai hơn mặc dầu ý nghiã hai từ ấy vẫn chẳng
khác. Ví dụ: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chứ chẳng ai nói Giáo Hội
Bu.t Giáo Việt Nam, hay Phật Giáo Thế Giới chứ chẳng thể là Bụt
Giáo Thế Giới, sẽ nghe rất lạ tai và làm cho nhiều người lầm tưởng
là vừa có một tôn giáo mới ra đời. Hoặc Phật Tánh chứ không
là Bụt Tánh hay từ kép thường dùng là Phật Tử chứ không thể
là Bụt tử, vì nghe rất "tiếu lâm" nếu không nói là có ý châm
biếm. Và chúng ta có thể nêu ra vô số ví dụ khác.
Ngay cả đối với Thiền sư Nhất
Hạnh là người hiện đang chủ trương dùng từ Bụt thì trong nhiều tác
phẩm của mình, Thầy vẫn phải còn dùng từ Phật chứ không thể dứt
khoát loại bỏ hẳn được.
Đứng về mặt ngôn ngữ, từ Phật
đã được hoàn toàn Việt hoá cả hơn ngàn năm nay, đã đi vào hồn dân tộc
và ngôn ngữ Việt, chứ chẳng còn ai nghĩ nó là sản phẩm của sự vay mượn
từ chữ Nho, hoặc phải trả lại từ Phật cho người Tàu vì Việt Nam ta
đã có từ Bụt và làm như thế là để trở lại với cội nguồn dân tộc.
Còn về mặt tu Thiền, học Phật,
chúng ta luôn luôn được nhắc nhở là phải Phá Chấp - ngay cả Tâm, cả
Phật cũng Không - thì sá gì hai từ Bụt và Phật. Nếu có người hỏi:
" Chúng tôi thường nghe thuyết giảng là tu Thiền thì phải triệt để
Phá Chấp nhưng khi thực hành thì chẳng thấy quý vị Phá Chấp mà còn
làm ngược lại. Như vậy, quý vị có tự mâu thuẫn với mình không? có
tách rời Lý Thuyết với Thực Hành?" Và chúng ta sẽ trả lời như thế
nào ?
Cố vận động một phong trào dùng
lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện
nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn, sâu hơn
mà chỉ tạo thêm ra sự tranh luận mất thì giờ, chẳng bổ ích gì cho sự
tu học, gây thêm sở tri chướng, tạo thành hai phe Bụt, Phật, mất tiền
bạc in Kinh sách mới, chưa nói đến những trục trặc, vấp váp khi tụng
đọc theo lối mới mà nhiều người đã từng kinh nghiệm. Dịch Tam Tạng
Kinh Điển và các Kinh Nhựt Tụng ra tiếng Việt là một nhu cầu cấp bách
và đáng làm nhưng tìm cách đổi từ Phật sang từ Bụt là một việc làm
xa vời với tinh thần Phật pháp.
XIN ĐỪNG NHẦM LẪN GIỮA PHƯƠNG TIỆN VÀ CỨU CÁNH
Để kết thúc, theo chúng
tôi nghĩ, không cần phải vận động thay thế. BỤT hay PHẬT đều cùng một
nghĩa. Cứ tùy duyên, tùy cảnh, tùy thích mà dùng miễn là đừng lạc dẫn,
đừng lầm lạc ý nghĩa Bụt hay Phật là Tiên, Thánh, Thần hay thậm chí
là Thượng Đế "Toàn Năng". Vả lại, điều mà chúng ta cùng nhắc
nhở với nhau ở đây là xin đừng và không nên lầm lẫn giữa Phương Tiện
và Cứu Cánh. Bụt, Phật hay Boudha, Buddhã hay Bột Đà hay bất cứ từ nào
chỉ đấng Giác Ngộ đều là phương tiện diễn đạt, tự nó không phải
là cứu cánh. Cứu cánh của người học Phật là tu hành làm sao để dứt
cho được nghiệp quả, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, kiến Tánh
thành Phật. Có dùng từ Bụt/Phật hay không, hay dùng từ này mà bỏ từ
kia thì cũng chẳng nhằm nhò, hề hấn gì và chẳng bao giờ vì vậy mà trở
thành những cô hồn vất vưởng như tác giả Nguyễn Trọng Phu đưa ra ở
đoạn kết luận bài viết của ông đã làm cho người đọc tưởng chừng
như đang nghe lời hù dọa trong một lối truyền đạo.
Y Nghĩa Bất Y Ngữ, điều Y thứ ba
trong Tứ Y mà Đức Phật dạy trong Kinh Đại Niết Bàn giúp làm sáng tỏ
thêm vấn đề và xin được dùng làm lời kết cho bài nầy.
Cuối tháng 11-1999
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/155-ButhayPhat.htm