Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
CHÁNH TÍN TRONG PHẬT GIÁO
Pháp sư Thánh Nghiêm
(tiếp theo)

Đại thừa và Tiểu thừa là gì?

Pháp Phật chỉ một vị, không phân biệt Đại thừa hay Tiểu thừa nhưng vì để thích ứng với đối tượng nghe và môi trường sống của họ nên nội dung diễn đạt có khác.

Đối với chúng sanh căn tánh cạn mỏng thì Phật giảng giáo lý căn bản của nhân thiên thừa: Giữ năm giới, tu thập thiện. Đối với người nhàm chán thế gian thì Ngài chỉ phương pháp thoát ly sanh tử, gọi là Tiểu thừa Thanh Văn. Người thiện căn sâu dày, có bi nguyện hoá dộ chúng sanh thì Ngài giảng về pháp Đại thừa Bồ-tát.

Sự thật thì giáo pháp nhà Phật chia làm năm thừa: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Độc Giác thừa, Bồ-tát thừa. Người căn trí bậc thượng, giữ năm giới, tu thập thiện được sanh vào cõi trời; người căn trí bậc trung giữ năm giới, tu thập thiện được sanh vào cõi người, gọi chung là Nhân Thiên thừa. Do nghe pháp và y pháp tu hành được giải thoát sanh tử, gọi là Thanh Văn thừa. Người không nghe pháp, không có bậc đạo sư hướng dẫn, tự mình tu tập, quán chiếu ngộ pháp vô thường, được thoát ly sanh tử, gọi là Độc Giác. Cả hai Thanh Văn và Bồ-tát thừa gọi chung là Giải Thoát đạo. Người còn một pháp tu tập cầu giải thoát cho chính mình nhưng không bỏ chúng sanh, gọi là Bồ-tát thừa. Cho nên Đại thừa Bồ-tát là kết hợp giữa Bồ-tát thừa và Nhân Thiên thừa.

Người giữ năm giới, tu thập thiện được sanh vào cõi nhân thiên nhưng vẫn là phàm phu, khi nào liễu thoát sanh tử, chứng đạo giải thoát mới gọi là thánh nhân. Còn những người chỉ một mực lo cho bản thân mình, nương vào pháp Phật tu tập, được giải thoát nhưng không nguyện trở lại cứu độ chúng sanh cho nên gọi là Tiểu thừa.

Theo cách phân chia trên thì Phật giáo hệ Phạn văn Bắc truyền: lấy Phật giáo Trung Quốc làm trung tâm truyền đến Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng là Phật giáo Đại thừa.

Phật giáo hệ Pali Nam truyền: lấy Phật giáo Tích Lan làm trung tâm truyền đến các nướcThái Lan, Miến điện là Phật giáo Tiểu thừa.

Kỳ thật, cách phân chia này xuất phát từ môn đồ Phật giáo Bắc truyền nhưng Nam truyền phủ nhận tính chính xác của nó. Vì căn bản có bộ luật 45 quyển, trong đó, quyển 28 trang 769 có tên gọi của Đại thừa, đó là chỉ việc tu trì Bát Chánh Đạo; Tạp A Hàm quyển 26 trang 604 lấy việc tu trì Tứ Nhiếp Pháp làm Đại Sĩ(1) ;Tăng Nhất A Hàm quyển 49 đã nói rõ pháp Lục Độ của Đại thừa.

Trừ những phát huy của cảnh giới lý luận trên, trong sinh hoạt thực tế hàng ngày, Phật giáo Bắc truyền vượt trội hơn Phật giáo Nam truyền. Khu vực thuộc Phật giáo bắc truyền chưa hẳn thuần Đại thừa, khu vực thuộc Phật giáo Nam truyền chưa hẳn rặc Tiểu thừa. Phật giáo Bắc truyền ở Trung Quốc, ngoài việc ăn chay ra thì đâu có gì xuất sắc hơn Phật giáo Nam truyền. Hơn nữa, những thành tựu của Phật giáo Đại thừa Trung Quốc được hình thành từ tư tưởng Huyền Học Lão Trang, đặc biệt râùt thịnh hành vào thời Nguỵ, Tấn, cho nên con cháu của vua quan thuôïc thượng tầng xã hội đem huyền lý Phật học làm trò tiêu khiển. Cho dù lý luận của Thiên Thai tông và Hoa Nghiêm tông có chính xác đến đâu cũng phải chịu bao nhiêu ám thị của phong tục tập quán này. Vì thế, thời cận đại có một vị học giả người Nhật là Mộc Thân Thái Hiền phê bình: Phật giáo Trung Quốc thuộc về Phật giáo của học vấn, không phải là Phật giáo của thực tiển. Hẳn phải có lý do.

Trên thực tế, tư tưởng của Thiên thai tông và Hoa Nghiêm tông phần nhiều xuất phát từ cảnh giới tự ngộ của Cao tăng Trung Quốc, còn về phương diện tư tưởng Phật giáo Ấn Độ thì không đủ chứng cứ. Do đó tinh thần Đại thừa chân chánh ở Trung Quốc từ xưa chưa phổ cập đến nhân gian, nên không thể nói căn cứ theo tín ngưỡng dân gian được. Có người nói: Phật giáo Trung Quốc là hành vi Tiểu thừa trong tư tưởng Đại thừa.

Phải chăng Phật giáo là tôn giáo có tính phổ cập?

Đúng.

Bởi vì Phật giáo không phải là một vị thần bảo hộ của bất cứ một dân tộc nào. Phật là Đấng Chánh Biến Tri của vũ trụ, là một cộng hữu trong vũ trụ, tánh Chánh Biến Giác và ánh từ quang của Đức Phật bao trùm cả vũ trụ. Cho nên bản chất của Phật giáo là thế giới tánh, là vũ trụ tánh, có tánh cùng khắp. Do vậy, hơn hai ngàn năm trăm năm qua, Phật giáo đã du nhập, thể hội và dần dần có mặp khắp mọi nơi trên thế giới.

Sau khi Phật nhập diệt khoảng ba đến bốn trăm năm, vì bất đồng ý kiến nên giáo đoàn Phật giáo đã phân làm hai bộ phái lớn: Phái có tư tưởng bảo thủ gọi làThượng toạ bộ, Phái có tư tưởng tiến bộ hơn gọi là Đại chúng bộ. Về sau, Thượng Toạ bộ đem giáo lý truyền về phương Nam, đến đảo Tích Lan, phần lớn họ dùng phương ngữ Pali của Nam Ấn để ghi chép kinh điển, cho nên đời sau gọi là Phật giáo hệ Pali ngữ. Còn Đại chúng bộ đem giáo lý truyền về phương Bắc, tuy không trực tiếp sản sanh ra Phật giáo Đại thừa nhưng những địa phương Đại chúng bộ hoằng hoá thịnh hành lại là khu vực phát sanh ra Phật giáo Đại thừa. Đây là sự phân biệt rất lớn.

Kỳ thật, căn cứ theo sử tích truyền thừa thì đầu tiên Phật giáo theo đường biển truyền về phương Nam, đến đảo Tích Lan, Miến Điện rồi vào Trung Quốc, Việt Nam lại là Phật giáo Đại thừa hệ phạn văn, còn truyền về phương bắc lại là thế lực của Phật giáo Tiểu thừa.

Phật giáo Đại thừa bắt nguồn từ thời Đức Phật nhưng sau khi Phật nhập diệt, truyền thống này không được các tỳ-kheo xem trọng, không ai hoằng truyền. Giai đoạn mờ tối này kéo dài từ bốn trăm đến năm trăm năm. Về sau, do những phức tạp và nhiều ngã rẽ của Phật giáo Tiểu thừa và do yêu cầu của thời đại, các Ngài Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân… lần lượt sưu tập, chỉnh lý, phát huy hoằng dương chánh pháp mới làm phát sanh Phật giáo Đại thừa và do vì ghi chép bằng Nhã ngữ Phạn văn của Ấn Độ cổ đại, cho nên gọi là Phật giáo hệ Phạn văn.

Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ thời Đông Hán, tương đương với giai đoạn đầu của kỷ nguyên Da Tô. Kinh sách của Trung Quốc phần nhiều chuyển dịch từ Phạn văn, về sau, tuy Phật giáo Đại thừa thịnh hành nhưng những kinh luận của Tiểu thừa cũng được dịch rất nhiều, kinh điển quan trọng của Tiểu thừa, Trung Quốc đều có bản dịch.

Giai đoạn từ nhà Nguỵ, Tần, Nam Bắc triều cho đến Tuỳ, Đường là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Trung Quốc_ giai đoạn mở rộng giao lưu giữa hai nền văn hoá Ấn Trung và có nhiều cao Tăng xuất hiện. Phật giáo Trung Quốc ở giai đoạn này như khai hoa kết quả, ban đầu phát sinh mười ba tông phái của Tiểu th?a và Đại thừa, về sau lần lần thâu nhiếp lại còn tám tông phái: Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Tam Luận tông, Duy Thức tông, Tịnh Độ tông, Luật tông, thiền tông, Mật tông. Từ thời Ngũ Đại (2) trở về sau, do nền chính trị suy tàn và do môi trường xã hội thay đổi nên Phật giáo phải tách rời trung tâm văn hoá, ẩn vào núi rừng, tăng chúng tự làm ăn sinh sống, không nghiên cứu nghĩa lý Phật pháp, cho nên , chỉ còn duy nhất một tông phái, Thiền tông, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền. Vào thời Đường, Tống vẫn còn những thiền sư chân tu đắc đạo, lời nói việc làm tuy đơn giản chân chất mà cảm hoá được rất nhiều người. Nhưng cũng do nguyên nhân xa đó mà gieo những hạt giôùng ngu muội về sau. Đến nỗi, sau thời Tống, Minh Phật giáo tuy có nhiều tăng đồ, tự viện nhưng chỉ là cái xác rỗng không hồn: họ không chú trọng đến giáo dục phẩm chất đạo đức mà chỉ lo tô điểm cho cái kiểu vẻ hình thức bên ngoài, tu học một cách mù mờ. Thời ấy không chỉ rất hiếm cao tăng kiệt xuất mà những vị tăng bình thường cũng không có tri thức. Chính bản thân họ đã không hiểu giáo lý, không biết phương cách tu tập thì làm sao có thể chỉ dạy cho người? Do đó, phẩm chất tăng chúng dường như xuống cấp, thêm vào đó là sự bài xích của Nho gia, cho nên nhân dân Trung Quốc đối với giáo lý nhà Phật ngày càng mù mịt, không biết.

Cuối đời Thanh trở về sau, cư sĩ Dương Nhân Sơn, đại sư Thái Hư cho đến các ngài Ấn Quang, Hoằng Nhất và Âu Dương Tiệm… đã ra sức xiển dương giáo nghĩa, Phật giáo Trung Quốc đã có một tí cơ may chuyển mình, nhưng cho dù chư vị có cố hết sức chấn hưng và xướng đạo cũng không thể nào nhất lên nỗi. Trước mắt Phật giáo dừng lại ở Đài Loan, sự nghiệp Phật giáo phải đổi mới, phải hưng khởi nhưng vẫn còn ở giai đoạn trẻ con chập chửng tập đi.

Vào kỷ nguyên thứ VI trở về sau, Phật giáo được truyền từ Trung Quốc đến Cao Ly, Nhật Bản, cho nên Phật giáo Nhật Bản mang khuôn mẫu của Phật giáo Trung Quốc. Nhưng vào những kỷ nguyên gần đây trở về sau, do được tiếp xúc với phương pháp nghiên cứu phương tây kết hợp với phương pháp nghiên cứu Phật học mới nên Phật giáo tại Nhật Bản không những vượt trội hơn Phật giáo Trung Quốc mà còn đứng đầu Phật giáo thế giới. Bởi vì, những học giả Nhật Bản đã biết vận dụng toàn bộ kho tàng Phật học quý giá của Phật giáo Trung Quốc lại có thể trực tiếp truy tầm nghiên cứu nguyên bản Phạn văn và Pali văn, thêm vào phương pháp nghiên cứu mới, mới sản sanh một thành quả sáng ngời như vậy. Tuy vậy, nhưng về phương diện lý tưởng tu tập thanh tịnh để đạt đến giải thoát thì dường như Phật giáo Nhật Bản không bằng các nước Phật giáo Nam truyền.

Vào khoảng kỷ nguyên thứ IX và thứ X sau Phật nhập dịêt, thế lực Bà-la-môn giáo ở Ấn Độ lớn mạnh, Phật giáo vô tình bị suy tàn, tín đồ Phật giáo lại tiếp nhận, đón lấy cái quan niệm về Phạm thiên của Bà-la-môn giáo đương thời(bây giờ gọi là Ấn Độ giáo), rồi dung nhiếp lẫn lộn trong Phật giáo Đại thừa. Một vài tập tục mê tín của thế gian, thậm chí có những thủ thuật phòng the trong quan hệ nam nữ đã xen lẫn trong Phật giáo vốn thanh tịnh. Đây là do ứng vận thần bí hoá trong Đại thừa Mật giáo, cũng là giai đoạn thứ ba của Phật giáo Ấn Độ. Nhưng, bao nhiêu chất bổ dưỡng của Phật giáo đã bị Ấn Độ giáo hấp thu làm thinh vượng cho môn giáo của họ, còn Phật giáo thì hấp thu tín ngưỡng của tôn giáo cấp thấp Ấn Độ, làm gia tăng thêm nhân tố củ hủ mục nát trong đạo! Do vậy, vào khoảng cuối thế kỷ thứ X, dưới sự tàn phá của Ấn Độ giáo và Hồi giáo, Phật giáo đã biến mất trên đất Ấn!

Lịch sử ghi: từ sau khi Phật giáo diệt vong, cuộc sống dân chúng Ấn Độ ven lưu vực sông Hằng ngày một khốn khó, giang sơn đất nước lại không thống nhất. Năm 1950, Anh quốc thống trị Ấn Độ, dân chúng Ấn Độ đứng lên đấu tranh giành độc lập chủ quyền. Ấn Độ thời xưa đã là một quốc gia có chủ quyền như Pakixtan, vương quốc Nepal. Từ năm 1951 đến nay, tuy tín đồ Phật giáo trong đất Ấn đã được pháp luật, chính phủ nâng đỡ nên đã phát triển rõ rệt nhưng chỉ có bốn trăm ngàn người chiếm 1% toàn bộ dân số Ấn Độ, chỉ từ mười vạn tám ngàn người lên đến ba trăm hai mươi lăm vạn người, thật rất đáng thương! Có người lên án nguyên nhân làm Ấn Độ giáo suy yếu là tín ngưỡng Phật giáo.

Phật giáo Tây Tạng tuy có liên quan với Phật giáo Trung Quốc nhưng sự du nhập chủ yếu và trực tiếp là từ Ấn Độ. Phật giáo Tây Tạng tuy cũng là Đại thừa nhưng chỉ thuộc Mật tông, do Thượng sư Liên Hoa Sanh ở Bắc Ấn Độ truyền vào. Bởi vì văn hoá Tây Tạng còn lạc hậu, tín ngưỡng tôn giáo đa thần, thần bí nên chỉ có linh nghiệm của Mật tông mới được người Tây Tạng chấp nhận, đặc biệt, Thượng sư Liên Hoa Sanh là một vị cao tăng thần thông siêu việt. Vào thời nhà Đường, Thượng sư cũng đã trao truyền giáo pháp Mật tông cho ba đại sư: Thiện Vô Uý, Kim Cang Trí và Bất Không. Ba vị đại sư này là môn hạ của Bồ tát Long Trí. Tăng chúng trong giáo đoàn của Thượng sư Liên Hoa Sanh ở Tây Tạng mặc y phục màu hồng, cho nên gọi là Hồng giáo. Nhưng đến cuối Nguyên đầu Minh, ở Trung Quốc các vị Lạt Ma của phái Hồng giáo sống xa xỉ không chấn chỉnh giáo cương. Nhân đây, Đại sư Tông Khắc Ba mới đề xướng quy điều luật nghi để tăng chúng sống trong quy cũ thanh tịnh, chú trọng đến việc nghiên cứu Hiển giáo, đại chấn tông phong, oai đức cảm hoá được toàn bộ dân chúng Tây Tạng, vì môn phái này mặc y phục màu vàng nên gọi là Hoàng giáo. Mật giáo của các nước Mông Cổ, Nepal đều là chi nhánh của Tây Tạng.

Như vậy, từ sau khi Phật diệt độ, Phật giáo Ấn Độ chia làm ba thời kỳ:

Thượng Toạ Bộ: từ ba trăm đến bốn trăm năm sau Phật diệt độ tiêu biểu là Phật giáo Tích Lan ngày nay.

Đại Thừa Hiển Giáo: từ năm trăm đến sáu trăm năm sau Phật diệt độ, tiêu biểu là Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản ngày nay.

Đại Thừa Mật Tông: từ chín trăm đến một ngàn năm sau Phật diệt độ, tiêu biểu là Phật giáo Tây Tạng ngày nay.

Gọi Hiển giáo, vì nặng về nghiên cứu làm rõ nghĩa lý. Gọi là Mật giáo, vì nặng về nghi thức trì tụng thần chú, đặc biệt tin vào thần lực gia trì. Trở lại vấn đề thì giai đoạn đầu là Phật giáo Tiểu thừa, giai đoạn hai là Phật giáo Đại thừa, giai đoạn ba là Phật giáo Mật tông.

Nhu cầu quan trọng ngày nay là phải đưa Phật giáo và sinh hoạt của quần chúng.

Phật giáo Tây phương, đầu tiên ở Đức, tiếp thừa tư tưởng của Phật giáo Nhật Bản, mang đậm gam màu Aùo Nghĩa Thư Ấn Độ, những kinh điển Phật giáo thời kỳ đầu đã khơi nguồn cho tư tưởng họ. Hiện nay, Phật giáovẫn còn lưu dấu trên đất Pháp, Anh, Bỉ, Áo, Liên Xô, Achentina, Braxin. Nhưng theo sự phát triển đã nói thì Phật giáo ở các nước Anh, Pháp đã có tiền đồ đầu tiên. Đặc biệt ở nước Mỹ, Phật giáo Nam truyền, Bắc truyền, Tây Tạng đều có hoạt động, nhưng nếu nói theo văn hoá của hai châu Mỹ Âu thì Phật giáo Nam truyền đã chiếm ưu thế. Bởi vì, vào những thập niên1505-1947, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh lần lượt chiếm lĩnh Tích Lan, tăng lữ ở Tích Lan phải di chuyển đến Tây Phương, bắt nhịp cầu truyền giáo pháp; sự cống hiến Phật giáo Đại thừa ở Âu Mỹ phần nhiều là doNhật Bản dày công tích luỹ. Những thập niên gần đây, văn hoá Phật giáo Trung Quốc có tiến triển hơn nhưng vẫn đứng sau các quốc gia khác như Tây Tạng… Ngày nay, đồng bào Hoa kiều ở Nhật Bản, Mỹ tin Phật giáo Đại thừa nhưng họ cũng không biết gì về Đại thừa.

(1) Đại sĩ: Phật, Bồ-tát, A-la-hán.

                            http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/chanhtin.htm

 


Vào mạng: 1-8-2004

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang