Lama
Thubten Yeshe
Trích từ Wisdom
Energy 2
Publications For Wisdom
Culture
Năm 1979
Quan
niệm sai lầm chung thường cho là sự trì tụng chân ngôn là sự thực hành
thiền quán dị thường và hình thức, chứ không phải là sự giải thoát nội tâm.
Vì vậy, sự trì tụng chân ngôn không có nghiã chỉ là sự lập lại những âm
thanh với những âm tiết. Nhiều hành giả thấu rõ qua quá trình tu tập rằng
sự hành trì chân ngôn làm thăng hoa những âm thanh và ngôn từ bên ngoài.
Giống như là lắng nghe những âm thanh nội tại vi tế luôn luôn ẩn trú trong
hệ thống thần kinh chúng ta.
Khi chúng ta được truyền thọ
một chân ngôn từ vị Thầy đầy phẩm hạnh, thì năng lực chân ngôn thể nhập
trong tâm chúng ta dễ dàng lớn mạnh. Từ năng lực sáng suốt của chân ngôn,
chúng ta có thể dễ dàng tương thông với chân tánh sáng suốt của mình,
không bị tán loạn bởi ngoại cảnh. Vùng trời tâm bình nầy giúp che chở
chúng ta thoát khỏi những rắc rối về cảm thọ, như chúng phát sinh . Vì
những sự tán loạn nầy xâm chiếm tâm và không ngưng gây trở ngại cho việc
thiền định. Khi chúng ta lập đi lập lại câu chân ngôn thì sự xao động cuả
tâm tự nhiên giảm tác động, đưa tâm đến an lạc. Sự thể nhập vững chắc vào
chân ngôn đem lại nhất tâm bất loạn và nhanh chóng giải thoát chúng ta
khỏi sự phân tâm nguyên do bởi những cảm thọ quen thuộc bị kích động của
ngoại cảnh.
Trong lúc tinh tấn phát triển
để đi sâu vào tánh không, thì thật là vô lý khi chúng ta bỏ quá nhiều thời
gian cho việc ăn uống và ngủ nghỉ, nhưng lại thiếu thời gian để tu chân
ngôn. Thường thì chúng ta có rất nhiều thời gian để lắng nghe những chuyên
tầm phào vô nghiã, nhưng lại dành ít thời gian để phát triển trí tuệ bằng
cách lắng nghe tiếng của tâm. Thực ra, tiếng của tâm có thể giúp đạt được
chánh định hoàn hảo, thể nhập toàn vẹn vào thực tại.
Sự hiện hữu âm thanh của tâm
không thể nào để quên lãng được. Hệ thống thần kinh của chúng ta có nội âm
đặc trưng. Đó không phải là những gì mà các nhà đại thừa đã sáng tạo ra,
mà đó là một thực tại khách quan hiện hữu trong mỗi chúng ta. Ví dụ như,
âm thanh “ah” hiện hữu trong ta khi vừa mới chào đời. Tất cả những
tiếng nói đều bắt nguồn từ chủng tự “ah”. Nếu không có chủng tự “ah”,
sẽ không có nào âm thanh khác.
Chân ngôn có nhiều oai lực hơn
khi được truyền thọ từ vị Thầy đức hạnh- người đã miên mật sâu xa vào chân
ngôn. Người đã chứng đắc được năng lực của chân ngôn từ vị Thầy nội tâm (vô
sư trí) và thấu đắc những kinh nghiêm thâm sâu khi nhập định. Hơn nữa, vị
Thầy cao cả nầy còn tạo những thuận duyên để nâng cao tín tâm vững chắc
cuả chúng ta vào trí tuệ được chuyển hoá bới chân ngôn.
Chân ngôn của Ngài Thánh Cứu
Độ Phật Mẫu Tara
Chân ngôn được hành trì theo
nhiều phương cách. Sự trì tụng chân ngôn với những thời gian qui định phối
hợp với thiền quán, sẽ mở căn tánh chúng ta vào năng lực siêu phàm và tuệ
giác. Chân ngôn cũng còn có thể dùng như liệu pháp trị bệnh, và đem lại sự
an lạc trong những biến động tinh thần. Đó là kinh nghiệm trải qua của
biết bao nhiêu thiền giả.
Chân ngôn là năng lực, hằng
thanh tịnh và không bị ô nhiễm bởi những tư tưởng tiêu cực tác động. Vì
chân ngôn không phải là năng lực thô trược, nên không thể bị lệ thuộc vào
những các hiện tượng tướng do cảm thọ tác động lên tự tâm. Một hành giả có
thể khôn khéo khám phá được năng lực của chân ngôn cho chính mình, tùy vào
sự chuyên tâm thiền định.
Những ai hành trì với trí tuệ
thiện xảo sẽ tự nhiên đạt được sự thực chứng qua năng lực của chân ngôn.
Những nhà Du già chân ngôn khám phá ra rằng những nội âm nầy sẽ trở nên
tương nhập làm một với tự tánh của chân ngôn.. Do dó, dù lời nói thông
thường cũng trở nên chân ngôn.
Một ngày mùa Thu năm 2006
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/channgon.htm