Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
HỌC VÀ TU
(Thái Hư toàn thư)

 Học, lấy Minh tâm làm thiết yếu

Tu, lấy niệm Phật làm ổn đáng

Luận Khởi Tín ghi : " Nói Tâm chúng sanh ắt thu nhiếp hết tất cả Pháp thế gian và xuất thế gian". Vì tất cả Pháp đều do tâm duyên khởi, y trì nơi tâm. Bởi tâm có đặc tính :

1. Có khả năng hoạt động liễu tri

2. Có khả năng bảo tồn kinh nghiệm (nhận lấy sự huân tập và giữ gìn chủng tử)

Do hoạt động liễu tri nên hay duyên khắp tất cả các pháp hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu hiện tiền, Do bảo trì kinh nghiệm nên hay nhớ lại những việc đã qua và suy tưỡng đến cái lý vị lai

Tứ Thánh, Lục phàm đều từ tâm tạo, mười phương ba đời đều đủ nơi tâm, cho nên Minh tâm thì minh hết tất cả các Pháp. Minh tâm thì minh hết tất cả các Pháp, vì thế Phật tuy nói khắp các Pháp, rộng thì vô lượng vô số, gom lại sơ lược thì ba tạng, mười hai bộ đều chẳng ra ngoài tâm này. Nói về tâm này cũng chính là giảng nói chỗ thiết yếu hơn hết trong tất cả học lý của Phật Pháp. Nếu mình đạt được tâm này thì thấy tất cả sắc đều thấy tâm này, nghe tất cả tiếng đều nghe tâm này. Ba tạng, mười hai bộ, một ngàn bảy trăm công án cũng không phải việc gì khác, cho nên nói " Pháp giới duy tâm"

Minh tâm tức là minh các Pháp, cho nên tâm không có Thể mà lấy Thể của các Pháp làm Thể. Thể của các Pháp thanh tịnh bổn nhiên Chân biến thường trụ cho nên Thể của tâm cũng thanh tịnh bổn nhiên chân biến thường trụ, Gọi đó là chân như pháp tánh. Tâm không có Tướng mà lấy Tướng của các pháp làm Tướng. Tướng của các pháp hàm dung quảng đại, nhiếp nhập giao la, nên Tướng của tâm cũng hàm dung quảng đại, nhiếp nhập giao la, gọi đó là Như Lai Đức Tạng. Tâm không có c mà lấy Dụng của các pháp làm Dụng. Dụng của các pháp chủng tử và hiện hành sanh nhau duyên khởi vô tận cho nên Dụng của tâm cũng chủng tử hiện hành sanh nhau duyên khởi vô tận, gọi đó là nhân quả Thánh phàm.

Thể,Tướng, Dụng của tâm tức là Thể,Tướng, Dụng của tất cả các pháp, cho nên Thể,Tướng, Dụng của tâm không chỗ nào chẳng có, không chỗ nào chẵng đủ, không chỗ nào chẳng quán triệt , không chỗ nào chẳng thông suốt, sở dĩ Thể đại, Dụng đại, Tướng cũng đại mà ở tại người tức là người, chẳng phải tìm cầu ở đâu khác, gọi đó là tâm Phật cũng được, tâm chúng sanh cũng được, gọi đó là tâm người cũng được. Lìa cái tâm hiện tiền mà riêng cầu tất cả Pháp, gọi đó là ngoại đạo. Lìa tất cả Pháp hiện tiền mà riêng cầu nhất tâm cũng gọi đó là ngoại đạo. Tất cả Pháp đều lấy Chân như làm Thể tánh, cho nên Thể tánh của tâm tức là Chân như mà Thánh phàm, nhiễm tịnh, thiện ác, nhân quả đều tịch diệt thường như. Tất cả Pháp đều lấy sanh diệt làm tướng dụng, cho nên tướng dụng của tâm tức là sanh diệt mà Thánh phàm , nhiễm tịnh, thiện ác, nhân quả đều duyên sanh vô tánh. Đây gọi là Nhất tâm Chân như sanh diệt, cũng gọi là Chân như sanh diệt Nhất tâm. Tôi nói :" Lấy Minh tâm làm thiết yếu, ý nghĩa đại khái như vậy.

Phật hiện thân thuyết Pháp đều vì tất cả các loài hữu tâm ở thế gian mà khai thị ngộ nhập tri kiến Phật, cho nên đều do giải khởi hạnh, do hạnh được chứng. Giải mà chẳng có hạnh thì thành hiểu suông , chứng mà không có hạnh thì không do đâu thâït chứng, cho nên nói trong Phật Pháp Tín, Giải, Hạnh, Chứng thì hạnh được trọng hơn hết và không có không được. Nhưng Hạnh môn vô lượng, nói sơ lược thì có tám muôn bốn ngàn Pháp môn đối trị phiền não, cùng với các nghi quỹ trì tụng chân ngôn trong Mật giáo, năm mươi ba vị Thiện tri thức trong Kinh Hoa Nghiêm, mỗi vị do một môn để thành giải thoát, hai mươi lăm vị vô học trong Kinh Lăng Nghiêm, mỗi vị do một môn để chứng viên thông, cho đến Pháp giới quán của Đế Tâm (Đỗ Thuận ) chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật của Tổ Đạt Ma và các Pháp quán chung của Đại thừa, Tiểu thừa như : Bất tịnh quán, Tư bi quán, Duyên khởi quán, Sổ tức quán, Niệm Phật quán v. v... không Pháp nào chẳng phải là diệu môn tu hành, tại sao nay chỉ riêng nói tu hành lấy niệm Phật làm ổn đáng ?

Ở đây trước hết cần phải biết tông chỉ của Phật pháp, kế đó phải biết Phật nghĩa là gì ?

Phải biết các Đức Phật xuất thế chẳng làm gì khác hơn là chỉ vì tất cả chúng sanh ngu muội không biết mình bổn lai là Phật, cứ mãi mê mà bất giác, ở trên tự tâm biến ra các thứ thân căn, cảnh giới, khởi hoặc tạo nghiệp, theo nghiệp lưu chuyển sanh tử luân hồi không dứt, chịu sự nhọc nhằn cay đắng một cách oan uổng, các Ngài nương vào đại bi hoằng nguyện, bày các phương tiện làm cho tất cả chúng sanh đề từ trong tự tâm khai phát vô lượng chánh biến tri, thọ dụng bình đẳng, diệu lạc đồng như Phật, đó là tông chỉ của Phật Pháp.

Kế đó, phải biết Phật chẳng đồng Thiên thần, Địa kỳ, Nhân quỷ, chỉ là người trong chúng ta và tất cả chúng sanh đã thành tựu Vô thượng Biến chánh giác. Chúng ta từ trong Phật Pháp tu hành là phát tâm học Phật thành Phật, chứ không phải phát tâm học Thiên thần, Địa kỳ, Nhân quỷ. Sở dĩ tiêu chuẩn của chúng ta chỉ tại học Phật, mục đích của chúng ta chỉ tại thành Phật, một giây phút nào trong tâm quên học Phật và thành Phật tức là quên đi cái tiêu chuẩn phải nương vào cái mục đích phải đạt đến. Niệm nghĩa là chẳng quên, tâm tâm trì niệm nơi Phật mà chẳng quên thì tự nhiên tất cả các cử chỉ nói năng động tác đều hướng về con đường tu hành mầu nhiệm của Vô thượng Bồ-đề. Tạm htời có giây phút nào quêân niệm Phật tức là hốt nhiên bất giác, vô minh tâm động ắt có khổ, tự mê phương hướng, không biết đông tây, dở chân cất bước không biết như thế nào là tốt. Nói một cách khác, một phút giây quên niệm Phật tức là quên tâm Bồ-đề đã phát thì không luận là tu thắng hạnh nào đều chỉ thành nhân quả hữu lậu của Người, Trời, Ma, Phạm và nhân quả của Thanh văn, Duyên giác, quyền thừa. Duy có niệm Phật là có thể tổng trì tất cả thắng hạnh hướng về Phật quả Bồ-đề và khiến cho tất cả sở hành đều hướng về Bồ-đề, tuyệt không sót lọt, tuyệt không có lối tẻ lui sụt, cho nên tu hành lấy niệm Phật làm ổn đánghơn hết.

Điều vừa nói trên là căn bản niệm Phật. Đức Thích Tôn còn có phương tiện khéo léo, vì thương xót các loài hữu tình tạp tưởng lăng xăng, bị các thứ khổ bứt ngặt, tuy biết cái nghiã niệm niệm chẳng quên Phật mà chưa có thể thật sự được niệm niệm chẳng quên Phật thân thiết tương ưng, một phen vô thường đến chưa khỏi theo Nghiệp lưu chuyển nên Ngài mới dạy Pháp môn niệm Phật A-di-đà cầu sanh Cực Lạc Tịnh Độ, nhờ nương vào nguyện lực A-di-đà, lâm chung được sanh về Cực Lạc, được cùng Chư Phật, Bồ taut ở chung một chỗ, thắng duyên tăng thượng, làm cho tâm tâm niệm niệm chẳng quên Phật thẳng lên Vô Thượng Chánh Giác, đây là rất ổn đáng trong ổn đáng vậy.

Biết căn bản và phương tiện Niệm Phật rồi, mới biết đầu tiên từ phàm phu phát tâm trãi quaTam Hiền, Thập Thánh cho đến thành Phật, đều phải niệm Phật, đều do niệm Phật. Bởi vì niệm Phật và chẳng niệm Phậït là phân ranh giới giũa Phật và ma là hai đường tịh nhiễm. Chẳng những tất cả hữu tình do học Phật để cầu thành Phật đều chẳng rời niệm Phật mà cho đến Đức Phật quá khứ, hiện tại trong khắp mười phương độ khắp chúng sanh cũng chẳng lìa niệm Phật. Vì các Ngài đều niệm tất cả chúng sanh bổn lai là Phật, do đó các Ngài mới hiện các thứ thân, nói các thư Pháp để hoá đạo chúng sanh thành Phật. Giả sử các Ngài chẳng niệm tất cả chúng sanh bổn lai là Phật thì chúng sanh vốn chẳng thể thành Phật, lại cần gì phải luống nhọc mà hiện thân thuyết Pháp; Cho nên tự lợi, lợi tha từ đầu đến cuối đều chỉ là một diệu hạnh Niệm Phật mà thôi.

Phật Pháp chẳng phải nói xong là rồi, nghe xong là thôi, mà điều cầøn nhất là phải từ văn tư tu, dốc lòng học hỏi, nỗ lực tu hành để tự đạt đến.

http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/hoctu.htm   

 


Vào mạng: 1-8-2004

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang