- Kính dâng
lên chư Tổ, Ân sư Cố Sa môn Thích Viên Đức, Sa môn Thích Quảng Trí và
những hành giả Du già đã và đang âm thầm nuôi dưỡng, duy trì và phổ biến
Mật giáo tại Việt Nam.
- Kính tri
ân những tác giả các quyển sách mà tôi đã trích đăng hay tham khảo khi
viết bài tiểu luận nầy.
- Thương
tặng Thanh- người vợ và là người bạn đồng hành.
Nhạn quá
trường không
Ảnh trầm hàn
thủy
Nhạn vô di
tích chi ý
Thủy vô lưu
ảnh chi tâm
Thiền sư
Hương Hải
Tạm dịch :
Nhạn bay
giữa trời
Bóng chìm
dưới nước
Nhạn
không lưu ảnh để lại
Nước
chẳng lưu bóng làm chi
Hình ảnh Quán Thế Âm là biểu tượng sống động của tình yêu tuyệt vời, cao
độ trong Phật giáo, đó là tinh thần Đại bi.
Phải chăng phạm trù Đại bi chỉ ứng dụng cho con người hiện đại, hay tiếng
niệm Quán Âm là tiếng cầu cứu thống thiết nhất của nhân loại trước họa
diệt vong? Chúng ta càng ngày càng sống trong một xã hội được khoa học kỹ
thuật phục vụ, và càng lúc, vì ảnh hưỡng của môi trường sống chung quanh,
ta càng quên mất chính ta. Tây phương đã lẫn lộn giữa tiện nghi và tiến
hóa, và Đông phương chỉ vì mặc cảm thua kém về kỹ thuật khoa hoc, đã và
đang tiến bước theo đà của Tây phương cũng như đã dần dần đánh mất những
bản sắc cao đẹp nhất của Đông Phương: Đó là đời sống tâm linh. Cần nhấn
mạnh là chúng ta không chống đối sự tiến bộ, sự phát triển của khoa học,
nhưng làm sao phải quân bình giữa tinh thần và vật chất, cũng như phân
biệt rõ giữa tiện nghi và tiến hóa
Phật giáo nhận thức rằng: “Con người hay hữu tình nơi đâu vẫn đều khổ. Khổ
vì sanh, già,bệnh,chết, vì lục dục thất tình làm điên đảo, đố kỵ, tranh
giành, thù hận, chém giết . . Quá khứ đã vậy và tương lai cũng vậy, chỉ
trừ khi con người đã vượt thoát khỏi sự chấp trước trong vòng nhị nguyên”.
Đó cũng là ý
nghĩa xuất hiện trên thế gian của Đức Phật.
Phẩm Phương Tiện của Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Ta vì đại sự nhân duyên mới
xuất hiện ở đời, đó là khai thị cho chúng sanh Ngộ, Nhập Phật Tri
Kiến”.
Cho
nên, tìm hiểu về Đức Quán Thế Âm Bồ tát trong Mật giáo, chính là sống
trong lòng từ bi vô bờ bến của Đức Phật, trong tinh thần Đại nguyện của Bồ
tát Hạnh, cũng là sống với chính mình, làm cởi bỏ tất cả mọi phiền trược,
thành kiến v.v...để thể nhập vào Đại bi Thai tạng giới, thể hiện tinh thần
cứu khổ, ban vui được hiện thực trên mỗi con người, mỗi hành giả.
Vậy, Đức Quán Thế Âm
trong Mật giáo ra làm sao?
Quan Âm hay Quán Âm, gọi đủ là Quán Thế Âm. Tiếng Phạn gọi là
Avalokiteshvara. Quán là quán tưởng, có nghĩa là xét thấy bằng tư tưởng và
trong tư tưởng, tức là trí năng quán. Thế là thế gian, tức cảnh sở quán.
Âm là tiếng hay âm thanh.
Quán Thế Âm
có nghĩa là xét thấy, xét nghe tiếng của thế gian đau khổ, lo sợ. Bởi tất
cả chúng sanh đều có hoặc nghiệp nên mới hòa hợp với nhau mà hiện ra các
khổ tướng báo thân. Cho nên, Quán Thế Âm cũng có nghĩa là Trí năng quán,
tiêu biểu cho Đại bi, Đại từ của Đức Phật, tức Tâm. Mà tâm thời ai cũng
có, cho nên Đức ấy có thể hiện trong bất luận chúng sanh nào, từ cõi Thiên
xuống đến cõi người, A-tu-la v.v…để độ thoát những chúng sanh trong 3 nẻo
dữ (Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh ).
Quán Thế Âm gồm 2 nghĩa :
- Về
Nhân hạnh : Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói rằng: “Tiếng bị nghe được gọi
là Cảnh sở quán, do tâm không duyên cảnh nào khác mà mỗi mỗi đều an trụ
vào Như Lai Tạng”. Đây chủ yếu là lấy Văn -Tư -Tu làm cho nhĩ căn viên
thông. Bởi vì, nếu có thể quay ngược lại để nghe nơi tự tánh, thời năng
văn của tâm và cảnh sở văn thảy đều tiêu tan, dung hội- tâm mới được tư
tại, viên thông.
- Về
Quả đức : Từ nhân hạnh, nay lấy chữ Âm làm đại biểu cho tất cả những tiếng
khổ đau, cũng là tiếng kêu vang thống thiết của chúng sanh đang ngụp lặn
trong phiền não, si mê. Bồ tát dùng nguyện lực đại bi đã từng thường xuyên
quán sát chúng sanh khổ não, gặp có cảnh xưng niệm danh tánh mình để cầu
cứu độ thoát, Bồ tát liền đem ngay trí đại bi soi xét tất cả, tức tốc thi
hành cứu độ ngay.
Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn do Thái Hư Đại sư giảng lục có giải
thích rõ về chữ Quán và 5 pháp Quán như sau:
1- Chân
quán : Là dùng diệu trí quán sát nơi chân tánh để biết thân tâm mình, thân
chúng sanh, tất cả đều bình đẳng không hai- Đây tức chân khởi nguyên của
đồng thể đại bi.
2-
Thanh tịnh quán : Là quán sát nơi tịnh pháp từ xưa đến nay chẳng tương ứng
cùng với nhiễm pháp, xa lìa 2 món chướng ngại là cái ta và vật của ta.
3-
Quảng đại trí tuệ quán : Vì tự tâm thanh tịnh, nên quán sát nơi pháp hai
Đế Chân và Tục, mỗi mỗi đều soi rõ làu làu không có sót lọt.
4- Bi
quán : Là quán nơi giữa chúng sanh và Phật đều đồng thể, do đó; mới thương
chúng sanh vì họ bị hoặc-nghiệp nên không thoát khỏi khổ não.
5- Từ
quán : Là Bồ tát Quán Thế Âm vì lòng bi nguyện cứu khổ, nên thường nghĩ
ban điều vui, an lành cho chúng sanh.
Do
Quán tự nầy, hiện rõ ánh sáng Vô cấu Thanh tịnh, tức ánh sáng của trí tuệ
năng phá các tăm tối phiền não, nhờ đó hàng phục được bổn tâm. Cho nên,
mới năng đem trí quang minh mà soi khắp các cõi để cứu khổ chúng sanh. Đây
chính là diệu dụng lợi tha.
Còn
căn cứ vào Quả đức mà nói, thời mười Phuong ba đời các Đức Phật , có Ngài
nào mà không đem từ bi quán soi các khổ não của chúng sanh để mà cứu vớt.
Do đó, không vị nào không là đồng danh đồng hiệu Bồ tát Quán Thế Âm. Và
chúng sanh đâu có gì sai khác, vì chúng sanh là Phật sẽ thành. Âm thanh
chẳng những là tiếng từ miệng phát ra, mà trong tâm chúng sanh những khi
mặc niệm cũng là âm. Bởi vì là từ danh thể làm hiện cảnh, rõ nghĩa, mà tâm
là duyên cảnh xét lấy nơi nghĩa. Cho nên, hễ động nơi bên “trong” cũng là
tiếng của tâm, nên cũng chính là niệm Quán Thế Âm của bổn tâm mình.
Trong Kinh Thủ
Lăng Nghiêm còn nói thêm: “Vì được viên thông vô thượng, cho nên Ngài có 4
Đức vô tác nhiệm màu không thể nghỉ bàn:
1-Một là xoay tánh nghe để nghe tiếng mầu nhiệm của nội tâm. Tánh nghe nầy
không chút ô nhiễm, nên ngăn dứt tất cả âm thanh đối tượng. Bấy giờ, tánh
thấy, nghe , ngửi, nếm, xúc, biết của 6 căn còn là một tánh giác thanh
tịnh có thể thay thế cho nhau mà không ngăn ngại. Do đó, có thể hiện ra
nhiều tướng và nói vô số Chân ngôn bí mật, từ 1 đầu, 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu,
9 đầu, 11 đầu, 108 đầu, 1000 đầu, 10.000 đầu cho đến 84.000 đầu. Hoặc có
thể hiện ra 2 tay, 4 tay, 6 tay, 12 tay, 14 tay, 18 tay, 10 tay, 24 tay,
108 tay, 1000 tay, 10.000 tay cho đến 84.000 tay uyển chuyển, và biến hiện
về mắt cũng như mắt vậy, nhưng có mắt thanh tịnh hoặc uy từ, hoặc uy, hoặc
định, hoặc huệ tuỳ duyên cứu độ cho chúng sanh được tự tại
2- Hai là tánh
nghe và suy nghĩ thoát ra khỏi 6 trần, như âm thanh luồn xuyên qua vách.
Do sức nhiệm màu vô tác, nên
hiện nhiều hình tướng, nói nhiều chân ngôn đem lại cho chúng sanh được sức
vô úy. Cho nên danh xưng của Ngài trong muời phương vi trần, goị là Bậc
Thí Vô Úy.
3- Do sự tu tập là phát huy căn
bản thanh tịnh sẳn có, nên được viên thông mầu nhiệm. Đi đến nơi nào hay
thế giới nào, cũng tuỳ theo sự cầu cứu của chúng sanh mà thương xót tế độ.
4- Do được Phật tâm, chứng ngộ
đến chỗ cứu cánh nên có thể đem các thứ trân bảo cúng dường Thập phương
Như Lai. Đến như các chúng sanh trong pháp giới muốn cầu trường thọ, được
trường thọ, cho đến cầu Đại Niết bàn cũng được Đại Niết bàn.
Sự
chứng đắc viên thông nầy đến từ cửa ngõ nhĩ căn quán chiếu đến tột cùng
viên mãn về âm văn ( nghe và tiếng ) mà được Tam muội, bởi vì tánh và nghe
và thấy tròn sáng châu biến mười phương”
Vì chúng
sanh có thiên hình vạn chủng, nghiệp sai biệt nên do tâm sai biệt mà chiêu
cảm hình tướng. Cho nên, trong Bộ Mật tạng của Tông Mật, Đại Bi Quán Thế
Âm cũng biến hiện ra nhiều thân hình như Thiên nhãn Thiên tý Quán thế Âm ,
Thập Nhất Diện Thánh Quán tự Tại, Quyến Sách Quán Thế Âm, Khổng Tước Quán
Thế Âm, Bạch Y Quán Âm, Chuẩn Đề Quán Âm v.v.. Để thuyết pháp hoặc nói chú
độ chúng sanh. Có nghĩa là Thần chú của Đai bi Quán Thế Âm nhiều nhất
trong Bộ Mật Tạng, tương ưng vớùi những trạng thái thống khổ của chúng
sanh trong 3 cõi, 6 đường. Có thể nói đến Phẩm Phổ Môn trong Kinh Diệu
Pháp Liên Hoa, cũng có nói đến 7 nạn, 2 cầu, và 32 ứng hóa thân của Bồ tát
Quán Thế Âm cũng cùng ý nghĩa cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh.
Mật giáo cũng là một trong mười Tông phái của Phật giáo. Mật giáo
lấy phương pháp Tam mật gia trì làm căn bản. Đây là pháp của Đức Như Lai
Đại Nhật hay Tỳ-lô-giá-na (Vairocana), là Pháp thân của Đức Phật- có nghĩa
là phương pháp được xướng khởi trên mặt Quả hay là trên sự chứng nghiệm
rồi. Tam mật gia trì, đó là thân-khẩu-ý.
* Thân:
Ngồi kiết già hay bán già, còn gọi là Thân Kim Cang- tương ứng với Pháp
thân.
* Khẩu:
Miệng tụng trì Thần chú, còn gọi là Khẩu Kim Cang, ứng với Ứng Thân.
* Ý: Quán
tưởng chủng tự hoặc Bổn Tôn, còn gọi là Ý Kim Cang, tương ưng với Hóa
Thân.
Khi
Tam mật tương ưng, chính là ngay trong khoảng sát na đó đã thể hiện trọn
vẹn hình ảnh Bổn tôn hoặc Đức Phật. Liên tục gia công hạnh pháp tức liên
tục thể nhập hình ảnh đó,tức tâm, tức ngay thân nầy phá trừ nội ngoại
chướng, thành Phật.
Mật
giáo lại chia ra làm 2 loại:
1-Kim Cang
giới tức Không, còn gọi là Trí tuệ Bát nhã, Đại
Viên Cảnh
Trí.
a/- Trí
đức bền vững không hư hoại.
b/-
Năng dung phá tan tất cả phiền não.
2- Thai tạng
giới tức Hữu, còn gọi là Đại Bi Tâm, tức Diệu Quán
Sát
Trí.
a/- Ẩn
phú : Lý thể ẩn trong phiền não.
b/- Hàm
tàng : Lý thể đầy đủ công đức, ví như thai mẹ
hàm tàng
thân con.
Thai tạng giới như cái bào thai, tiêu biểu Bi Trí tánh đầy đủ. Thai nhi
còn là biểu tượng cho chính hành giả tu trì chân ngôn.
Thai tạng giới còn bao gồm 3 Bộ :
1- Phật Bộ :
Do Đức Như Lai Đại Nhật làm chủ, nghĩa Bi Trí đầy
đủ, giáo
đại viên mãn.
2- Liên Hoa
Bộ : Do Đức Bồ Tát Quán Thế Âm làm chủ, có
nghĩa là
Đại Bi Tâm hay trụ tướng
pháp
lành, ví như hoa sen tươi đẹp trong bùn.
3- Kim Cang
Bộ : Do Bồ Tát Kim Cang Thủ làm chủ, là Trí tuệ
và Lục
dụng của Như Lai, hay phá tan mọi nghiệp khổ, dụ rắn
chắc
như Kim Cang.
(
Vì muốn làm sống động hình ảnh Đức Đại bi Quán Thế Âm hay Liên Hoa Bộ
trong Mật giáo, nên tôi đã dẫn chứng đến nhiều danh từ của Mật giáo. Còn
nói rõ về ý nghĩa cũng như phương pháp tu trì Chân ngôn là một việc khác
và sẽ được nói trong quyển “ Tinh yếu Mật giáo Việt Nam” ).
Mật
giáo lấy âm thanh làm chủ. Đây cũng là sự liên hệ mật thiết với Đại bi
Quán Thế Âm, tuy như 2 mà là một. Tay bắt Ấn, miệng niệm chú cũng là khởi
động của âm thanh, những ba động. Ý quán tưởng cũng là những âm thanh của
tâm.
Âm
của tâm tức Diệu âm, gồm ý nghĩa bất tư nghì, tức tâm Phật hay tâm của Bổn
tôn. Cái tâm bao trùm tất cả để tùy sự cầu cứu của chúng sanh mà cứu vớt
và tùy duyên giáo hóa, hay phương tiện thi thiết pháp âm, tức nơi Quyền lý
Thiệt. Nhưng vì nguyên lai Bản thể chẳng dời đổi, lay động, nên tùy duyên
mà thường bất biến. Có nghĩa là nơi Dụng hiện Thể, hiển hiện Diệu Âm hoặc
Quán Thế Âm.
Tâm
Phật và chúng sanh nào có khác nhau, chỉ duy có bên Mê bên Ngộ,
tịnh-nhiễm, giải thoát và ràng buộc. Cho nên, để thể nhập vào Đại bi Thai
Tạng giới, hành giả phải hành trì, có nghiã là thọ trì, gìn giữ, tức Niệm.
Trì Niệm gồm đủ 2 nghĩa : Sự và Lý.
Khi
trì niệm chân ngôn là Sở trì. Tâm ta là tâm Năng niệm, biết tâm năng niệm
của ta, tức hiển lộ Danh sở niệm. Lìa tâm, không có Danh sở niệm, cũng như
lìa Danh, không có Tâm Sở niệm. Ngoài Sở không Năng, ngoài Năng không Sở.
Đó chính là Nhất tâm, còn gọi là Lý trì. Sự chẳng rời Lý, Lý nhờ sự hiện,
chẳng rơi vào Không hoặc Hữu, không vướng hai bên, hợp với Tự tánh Chân
tâm, gọi đó là Phạm Âm.
Cũng như khi niệm, niệm trước chẳng sanh, tức sống trong tự tánh định,
không lìa Thể Chân như thanh tịnh, tức không vọng động. Niệm sau chẳng
diệt, tức vào nơi tự tánh huệ, bổn tánh tự tại ứng động, phát ra diệu
dụng, hiểu rõ và phân biệt tất cả Sự-Lý, mọi vật. Tuy nói trước sau, nhưng
không có thời gian hiện diện, vì tức thời hay tương tức.
Do
thể hiện được sự kết hợp với Chân tâm, ba độc tham-sân-si liền tiêu trừ,
tức thành được 3 Đức của Mật tạng: Pháp thân, Bát nhã, Giải thoát. Đức nầy
như sóng Hải triều âm làm tan mọi vọng niệm của chúng sanh để đưa đến Bờ
giác. Đó cũng là Hạnh của Bồ tát: Trên cầu Phật đạo- đó là Phạm âm. Dưới
hợp với cơ nghi, cứu độ chúng sanh- đó là Hãi triều âm.
Đại
bi Quán thế âm của Mật giáo, tức là Bồ tát tự tánh của chúng sanh. Chúng
sanh là chúng sanh ở trong tâm của Bồ tát, đem chúng sanh ở trong tâm Bồ
tát mà đảnh lễ Bồ tát trong chúng sanh, nên Năng–Sở lễ tánh đều vắng lặng-
Gọi là thị hiện Quán Thế Âm.
Đạo
Phật là Đạo của hành động, của Dấn thân. Hình chữ Vạn ( ) hình
dung rõ ràng hôn cái Lý nầy: Bất dịch (Tỉnh) nằm trong cái Lý biến dịch
(Động). Nên, hành động hay dấn thân của Đạo Phật, của Mật giáo đòi hỏi
hành giả phải thể nhập vào để thể hiện hay nhập thể để nhập thấ.
Thể
nhập là Chánh niệm. Chữ Niệm ( ? ) gồm có: trên chữ Kim (=hi?n nay ),
dưới chữ Tâm (= lòng ), tức là tấm lòng của hiện nay. Ý nói rằng: “Không
nên dùng tâm quá khứ hoặc tâm vị lai mà niệm, chỉ nên dùng tâm hiện tại
mà niệm”.
Do
tâm hiện tại niệm, từ nơi đó suối nguồn của tâm Từ bi và Trí tuệ tràn
ngập. Có Trí tuệ để quán sát sự vật như thật để đi sâu vào thức tánh và từ
đó, khởi lên Tâm Từ cứu độ. Kinh Từ Bi (Karaniya Metta Sutta), bộ Kinh
thường được trì tụng trong Phật giáo Nguyên thủy đã nói rõ về Chánh niệm
nầy:
Karaniya matthakusalena - yam tam satam padam abhisamecca-Sakko uju ca
suju ca - suvaco c’assa mudu anatimani.
Santussako ca subharo ca - Appakicco ca sallahuka vutti-Santindryo ca
nipako ca -Appagabbho kulesu ananugiddho.
Na ca
khuddam samacare kinci – Yena vinnu pare upavadeyyum –
Sukhino
Va khemino hontu – Sabhe satta bhavantu sukhitatta.
Ye keci
panabhutatthi – Tasa Va thavara va anavasesa – Digha Va ye mahanta
Vamajjihima rassakanukathula.
Dittha
Va yeva addhittha – Ye ca dure vasanti avidure –
Bhuta
Va
sambhavesi Va – sabhe satta bhavantu sukhitatta.
Na paro
param nikubbetha – natimannetha katthacinam kanci – Byarosana patighasana
– nanna mannassa dukkha miccheyya.
Mata
yatha niyam puttam – ayusa ekaputta manurakkhe – Evampi sabba bhu tesu –
Manasam bhavaye aparimanam.
Mettanca sabbha lokasmin – Manasam bhavaye aparimanam – uddham adhonaca
tiriyanca asambadham averam asapattam.
Tittham
caram nisinno Va – sayano Va yavat’assa vigatamiddho – Etam satim
adhittheyya – Brahmametam viharam idha mahu.
Ditthinca anupagamma silava – dassassena sampanno – Kamesu vineyya gedham
– Nahi jatu gabbhaseyyam puna reti’ti.
Bản dịch của
Ngài Bửu Chơn :
( Người
trí tuệ biết rõ những sự hữu ích, muốn giác ngộ theo các pháp yên lặng là
Niết bàn, thì người ấy nên có sự dũng mãnh, thân khẩu-ý chân chánh, dễ
dạy, tánh nết mềm mỏng, không ngã mạn thái quá.
Là
người tri túc dễ nuôi, ít bận rộn, thân tâm nhẹ nhàng, có lục căn thanh
tịnh, có trí tuệ, rất cẩn thận, không quyến luyến theo kẻ thế.
Các bậc
trí tuệ hằng khinh bỉ những kẻ khác, tạo những nghiệp ác nào thì người có
trí không nên hành theo những nghiệp ấy. Nên rải lòng từ ái đến tất cả
chúng sanh như vầy: “Cầu xin cho tất cả chúng sanh hằng được sự an vui,
yên ổn”.
Tất cả
chúng sanh không có hạn định, dầu là chúng sanh có sự kinh hãi, là còn
lòng tham muốn, hoặc các bậc hiền triết đã dứt lòng tham muốn. Chúng sanh
nào có thân hình dài hoặc lớn, trung hoặc vắn, gầy hoặc béo.
Chúng
sanh mà ta thấy hoặc không thấy được, ngụ nơi xa hoặc gần, đã sanh ra rồi
hoặc đang tìm nơi thác sanh: Cầu xin cho chúng sanh đó hằng được sự an
vui.
Chúng
sanh không nên hăm dọa và hãm hại lẫn nhau, không nê khinh dễ kẻ khác dầu
là nhỏ nhoi, chút ít, không nên làm khổ lẫn nhau vì sự nóng giận bất bình
là sự bực tức trong tâm.
Người
mẹ dám liều sanh mạng để bảo dưỡng con mình là con một thế nào, thì người
nên rải lòng từ bi vô lượng vô biên đến tất cả chúng sanh cũng như thế ấy.
Người
có tâm từ ái vô lượng vô biên là không bực tức, không thù oán, không kẻ
nghịch, nên rải đến tất cả chúng sanh trên thế giới, là rải nơi hướng
trên, hướng dưới, bên ngang và khoảng giữa.
Người
đó dầu lúc đi đứng nằm ngồi, không có ngủ mê lúc nào, thì nên niệm tâm từ
ái đến lúc đó. Các bậc trí tuệ gọi những tư cách đó là Phẩm Phạm Hạnh
trong Phật pháp.
Người
có tâm từ ái không tà kiến, có giới hạnh được đắc quả Tu-đà-hoàn là người
đã dứt bỏ sự vui thích theo ngũ trần và không còn thọ sanh vào thai bào
nữa”.
Thật vậy, có chánh niệm mới thể nhập được Thực tánh, thể nhập vào suối
nguồn Chân Tâm vốn đầy đủ Từ bi và Trí tuệ, Hạnh nguyện. Có thể nhập để từ
đó thể hiện. Thể nhập vào Bổn tôn, tức thấy rõ Bộ mặt muôn đời của mình.
Nhận thức rõ các pháp là huyễn, phiền não tức Bồ đề. Chúng sanh tức là
Phật, mê là ngộ v.v. .
Tổ
Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo đàn nói:
Bồ đề bổn vô
thọ
Minh cảnh
diệc phi đài
Bản lai vô
nhất vật
Hà xứ nhạ
trần ai
Dịch :
Bồ đề vốn
không cây
Gương sáng
cũng không đài
Phật tánh
thường thanh tịnh
Chỗ nào
nhuốm bụi nhơ
Từ chỗ Chân không Diệu hữu mới thấy được pháp giới trùng trùng duyên khởi,
tương tức tương nhập: Một la tất cả, tất cả là một, tất cả là tất cả. .
Đó
là Trí tuệ, có Trí tuệ mới có Từ bi hoặc có Từ bi mới có Trí tuệ. Trí tuệ
và Từ bi là một, từ đó, hạnh nguyện độ sanh tự nhiên tràn trề, tức là thể
hiện Đại bi Quán Thế Âm.
Hành giả sống trong tâm thức của Bổn tôn, gọi đó là “Gia” do ánh sáng mầu
nhiệm của Bổn tôn chiếu rọi vào. Thu nhận và hòa đồng cùng ánh sáng đó,
gọi là “Trì”. Hai bên thừa tiếp nhau, nên gọi là Tam Mật Gia Trì, hay Định
Huệ.- gồm ý nghĩa:
Huệ
là Trí Đức Trang Nghiêm.
Định gọi là Phước Đức Trang Nghiêm.
Đây là Lưỡng
Túc Tôn, tức Pháp thân hay Như Lai Đại Nhật.
Bộ
Kinh Đại Thừa Trang nghiêm- Một Bộ Kinh tối ư quan trọng của Mật giáo, nêu
rõ lý tưởng Từ Bi trong Trí Tuệ, hay ngược lại, Trí tuệ là Từ bi. Đây cũng
là Bộ Kinh của Mật tạng nói lên sự thể hiện hay là con đường dấn thân của
Đức Bồ tát Quán Thế Âm.
Sao
gọi là Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương ? Vì Kinh nói nơi Tự tánh gồm có
đầy đủ Phước Huệ.
Nơi
Tự tánh là Sở Trang Nghiêm, còn nơi Phước Huệ là Năng Trang nghiêm. Năng
Sở chẳng phài 2, nên gọi là Diệu Trang Nghiêm, bao gồm đầy đủ Tam học là
Giới-Định-Huệ và Đà-la-ni.
Kinh cũng thuyết về SÁU CHỮ ĐẠI MINH CHÂN NGÔN, đó là :
OM-
( ) : Ý nghĩa Quy mạng hay trở về. Sắc màu trắng,
thoát Thiên giới.
MA
( ) : Sắc xanh, thoát A-tu-la.
NI
( ) : Sắc vàng, thoát Nhân.
BÁT
( ) : Liên Hoa tức Quán Thế Âm. Sắc lục, thoát
Bàng anh.
MÊ
( ) : Sắc đỏ, thoát Ngạ quỷ.
HÙM
( ) : Sắc đen, thoát Địa ngục.
Những màu sắc cũng như những cảnh giới vượt thoát khỏi, tương ứng với
những hình ảnh của cận tử nghiệp hay thân trung ấm. Tuy nhiên, đề cập
đến Liên hoa Bộ, chúng ta thấy rằng: Đây la một may mắn vô cùng cho
các Phật tử, vì Chân ngôn Lục tự Đại Minh nầy là Pháp bảo của Đức Bồ tát
Quán Thế Âm trao lại cho cuộc đờøi. Sáu chữ nầy có công năng đưa hành giả
thoát ra khỏi Tam giới Lục đạo. Nhưng, làm sao để giải thoát ra khỏi khổ
nạn nầy? Làm sao để trang nghiêm thân để thân là Bồ tát Quán Thế Âm? Làm
sao để tìm học và thọ trì? v.v.. .
Trong Kinh, Đức Phật dạy: “Nếu Thiên nam và Thiện nữ y pháp niệm Sáu chữ
Đại Minh Đà-la-ni nầy, người đó chắc chắn đắc Tam-ma-địa, an trụ nơi
đạo giải thoát, không thể nghỉ bàn.
Lúc
đó, Bồ tát Trừ Cái Chướng bạch Phật rằng:
-
Bạch Đức Thế Tôn! Con phải đến nơi đâu để lảnh thọ Sáu chữ Đại Minh. Kính
mong Ngài từ bi chỉ dạy”.
Phật dạy rằng: ‘Nầy Thiện nam tử! Ở tại thành Ba-la-nại có một vị Pháp sư,
thường phát tâm khóa tụng thọ trì Sáu chữ nầy”.
-
Bạch Đức Thế Tôn, con nay muốn qua thành đó và muốn được thấy Pháp sư để
lễ bái cúng dường.
Phật dạy: “Lành thay Thiện nam tử! Ông nên biết rằng, vị Pháp sư kia rất
khó gặp. Thấy được Pháp sư đó cũng như thấy Đức Như Lai, như thấy được
công đức Thánh địa, như thấy phước đức chứa tụ, như Pháp tạng, như Châu
Ma-ni Như Ý cứu đời.
Thiện nam tử! Nếu ông thấy vị Pháp sư đó, không được sanh lòng khinh mạn
nghi ngờ. Thiện nam tử, cũng chớ nên thoái thất tâm Bồ đề. Ta sợ ông thoái
thất địa vị Bồ tát, vì vị Pháp sư kia giới hạnh khuyết phạm, lại có vợ
con, đại tiểu tiện dính dơ cà sa, trông không oai nghi”.
Bầy
giờ Bồ tát Trừ Cái Chướng đem vô số chúng xuất gia Bồ tát, Trưởng giả,
Đồng tử và vì muốn hưng khởi đại lễ cúng dường, nên đem Thiện Bảo Cái cõi
Trời và các thứ mão báu, châu báu …và đến chỗ ở của Pháp sư, rồi cúi đầu
đảnh lễ sát chân của Ngài để cầu Pháp Lục tự.
-
Đây là Đại Pháp tạng, Cam lộ vị tạng, là bể pháp thâm sâu, vi diệu. Đức
Như Lai Đẳng Giác biết rõ về ông. Nay tôi khao khát Chánh pháp, nguyện cầu
ban cho Pháp vị khiến được an trụ nơi Pháp chủng Bồ đề.
Pháp sư nói rằng: “Nếu được sáu chữ Đại Minh Đà-la-ni nầy, thì không thể
bị ba độc tham-sân-si làm ô nhiễm. Như được Vô Thượng Trí, Như Đại Giải
Thoát. Tất cả Trí tuệ Mẫu đều xuất phát từ đó, tất cả Như Lai Đẳng Giác và
các vị Đại Bồ Tát thảy đều cung kính chấp tay làm lễ. Thiện nam tử! Bồ tát
tu pháp nầy, tức được đầy đủ Sáu Ba la mật”.
Bấy
giờ Pháp sư Ngài hiện thân tướng Liên Hoa Thủ, Liên Hoa Cát Tường, Bồ tát
Tự Tại Quán Thế Âm vì Bồ Tát Trừ Cái Chướng trao truyền Sáu Chữ Đại Minh
Đà-la-ni”.
Tại
sao cầu Sáu chữ Chơn ngôn nầy lại không cầu nơi Đức Phật, nơi các vị Đại
Bồ tát hoặc các
vị có những hình dạng đặc biệt hay hiển lộ ra những đức hạnh oai nghi,
siêu việt v.v… làm dễ kính phục, mà lại cầu thọ lãnh Pháp nơi một vị Cư sĩ
khiếm khuyết oai nghi, vợ con đùm đề, đại tiểu tiện dơ dáy, dính cà sa?
Như
chúng ta được biết, Đạo Phật là đạo của hành động và hành động thì tác
động lên tất cả mọi sự vật, mọi tư tưởng. Bản chất của hành động bao gồm
Trí tuệ ( Sự hiểu biết ) và Từ bi (Tình thương ).
Kinh Hoa Nghiệm nói rằng: “Nhất thiết duy tâm tạo”.
Tâm
con người như người họa sĩ vẽ lên tất cả các nét của cuộc sống. Tâm là một
năng lực có thể gây nên mọi sự mầu nhiệm hoặïc xấu xa. Cho nên, hành động
theo đạo Phật như - bản chất- đưa chúng sanh đi thẳng vào Chân lý. Tuy
nhiên, Chân lý lại không thể tách rời khỏi cuộc đời, khỏi con người,
vì nếu trần gian ô trược nầy là đất chết, thì cũng chính nơi đây là đất
sống, như phiền não tức Bồ đề. Không có một sự giải thoát nào tách rời
khỏi con người hoặc cuộc đời uế nhiễm nầy.
Con
ngươi vì do vô minh, vì thành kiến, cố chấp, thiếu thông cảm v.v..làm
thành một lớp màn che phủ Chân tâm, tức Bản Giác.
Trong quyển Tự điển Phật học Hán Việt, Tập 2, trang 1684: Bồ tát Trừ Cái
Chướng là tên tắt của “Trừ Nhất thiết Cái chướng”.
Cái
là tên khác của phiền não, che lấp cái tâm của chúng sanh, làm chướng ngại
Thánh đạo, khiến thiện tâm không nẩy nở được, ví dụ như Ngũ cái: 1- Tham
dục, 2- Sân nhuế, 3- Thụy miên (Biếng nhác, ham ngủ), 4- Trạo hối (Xao
động, hối hận) 5- Nghi pháp (Ngờ vực Chánh pháp) v.v… Như Kinh Vô Lượng
Thọ, quyển Hạ nói: “ Sự thanh tịnh do xa lìa triền cái, cái tâm không lừơi
biếng giải đãi” hoặc trong Pháp giới thứ đệ, quyển Thượng: “Cái có nghĩa
là che lấp tâm hành giả, khiến lòng tin thanh tịnh không thể nẩy sanh
được”.
Vị
Bồ tát Trừ Cái Chướng biểu tượng như là một con người bình thường như
chúng ta, là chúng ta. Một con người đang bị ràng buột trong với những nội
kết, những đau thương của ngã và pháp chấp, tuy nhiên lại mang một tâm
thức cầu đạo. Người đã mang nổi niềm khao khát giải thoát, hơi thở choáng
ngợp trong sự tù hảm của nội tâm muốn vươn lên, hai tay chới với giữa
khoảng không gian. Người đã đem tất cả những gì quý nhất để đảnh lễ vị
Pháp sư để cầu thọ lảnh Sáu Chữ Đại Minh Đà-la-ni. Điều nầy làm cho chúng
ta liên tưởng đến những mẩu chuyện kể về Tiền thân của Đức Phật đi cầu
Pháp, chỉ 1 câu hay 1 bài kệ mặc dù phài hy sinh đến tánh mạng v.v.. Đó là
những tấm lòng tha thiết vì sanh tử đại sự, vì muốn đắc thành Chánh quả.
Thành Phật
có nghĩa là trở về Thủy giác, Chân tánh, cho nên không có nghiã là xa lánh
cuộc đời. Sáu chữ Đà-la-ni mầu nhiệm nầy nằm sẳn trong tâm thức của mỗi
người, mọi chúng sanh biểu hiện như lục dục, thất tình làm điên đảo con
người. Thành Tất điạ có nghiã là chuyển lục thức thành Ngũ Trí Như Lai,
chuyển Lục tự thành chân tâm tức xé bỏ mọi cái chướng, triền phược, chấp
trước…
Bản giác ví
như vàng khối, tức biểu tượng chúng sanh đều có Phật tánh. Còn Thủy giác
ví như vàng đã thành những đồ mỹ khí, trở về Chân Như Thực tánh, hội nhập
vào Bổn tôn hay Thực tại. Sự hội nhập nầy không phải bằng Trí năng mà
bằng tất cả sự sống tâm linh, gột rửa con người hắc ám, củ kỷ, đạt đáo bỉ
ngạn.
Vị Pháp sư hiện thân sống giữa đời và thành Phật giữa phiền nảo vô minh,
như bông sen vươn lên giữa bùn lầy nhầy nhụa, như ánh mặt trời làm tan
chảy những tảng băng dày đặc thành kiến, sai lầm.
Núi thành
núi, sông thành sông
Đâu có
gì sai khác giữa Phật và chúng sanh, giữa mê và ngộ. Pháp sư tuy ở giữa
cuộc đời, nhưng Ngài đã thực chứng. Thực chứng bằng thực nghiệm của cuộc
đời sanh tử, không phải là cái biết có tính cách lý luận của Trí năng, mà
là cái biết đã được thực nghiệm bằng sự sống của bản thân. Ngài đã yêu cái
trần gian , yêu chúng sanh vì đó là tâm của Ngài. Qua Kinh, trông Ngài vẻ
bề ngoài như phi pháp, quần áo lôi thôi lếch thếch, ăn nói ngông nghênh,
nhưng tất cả hành trạng đó chỉ để thể hiện hay biểu tượng cho cái tâm
không vướng mắc, rong chơi, vuợt chốn nhị nguyên đối đải, hoàn toàn giải
thoát.
Ngài đã
quán chiếu thực tại và đi xuyên suốt thực tại và thực tuớng của nó, quán
rõ cảnh giới đều do Tâm lưu xuất và đạt Ðại Tự Tại. Quán biết căn cơ của
chúng sanh mà hoá độ, nên Ngài là hiện thân của Đại bi Quán Thế Aâm , gần
gủi chúng sanh, gần gũi con người, tự tại vô ngại mà thể hiện Bi Trí, Lý
Sự vô ngại, đầy đủ đại hùng đại lực, xem thường tất cả mọi sự thăng trầm,
khổ vui, phân biệt của cuộc đời.
Đó chính là bàn tay
“Tài thủ đắc vật”, nói theo ngôn từ Mật giáo, có nghĩa là đầy đủ “phương
tiện thiện xảo” để tuỳ căm cơ độ sanh. Còn gọi là Đà-la-ni môn, theo Kinh
Lăng Nghiêm nói:” Khi đã chứng được Đà la ni môn nầy là chứng biết vạn
pháp sai biệt” hay còn gị là “Du hí thần thông tam muội”, đi vào cuộc đời
sanh tử như một trò du hí độ sanh.
Thiền sư Lâm Tế
nói về Du hí Thần thông như sau:” Vào thế giới sắc không bị sắc đánh
lưà,vào thế giới âm thanh không bị âm thanh đánh lừa, vào thế giới
hương-vị-xúc-pháp không bị hương-vị-xúc-pháp đánh lừa. Thành tựu được sáu
thần thông tức đạt được Không tướng của Sáu trần. Tuy còn là thân ngũ uẩn
hữu lậu, nhưng thực là đang đi thần thông trên đất”.
Câu nói nầy hẳn
nhiên bổ túc, bóc trần được hình ảnh linh động, kỳ đặc của Pháp sư tứ c Bồ
tát Đai bi Quán Thế Aâm qua biểu tượng trong Kinh Đại thừa Trang Nghiêm
Bảo Vương.
Do đó, Đức Phật mới
nói với Bồ tát Trừ Cái Chướng (Đây có nghĩa Sở tri, chướng ngại, định kiến
) rằng: ”Pháp sư đó thường phát tâm koá tụng, thọ trì Lục tự nầy (sống hồn
nhiên trong Đại bi Thai tạng giới ), nên thấy vị Pháp sư đó cũng như thấy
Đức Như lai. Đây là Pháp tạng (Chân tâm hay Châu Ma-ni Như ý (thể hiện Đại
bi) và Pháp sư sống giữa đời thưòng để giác ngộ cuộc đời, ban vui cứu khổ.
Qua Mật giáo, qua
Liên hoa bộ mà Đức Bồ tát Quán Thế Aâm là Chù bộ, chúng ta nhận thấy Ngài
không chỉ hiện thân trên con người, vì con ngưòi, mà còn hoá thân vì những
chủng loại khác nhau như : noãn, thai, thấp, hoá v.v.. vì tâm bao trùm tất
cả. Kinh Thủ Lăng Nghiêm còn nói rằng:” Phải biết hư không sanh trong tâm
của ông, cũng như một đám mây điểm giữa bầu trời, huống là các thế giới ở
trong hư không”.
Chân tâm rộng lớn,
biến khắp viên mãn, bao gồm mười phương.
Chúng ta từ vô thủy
đến nay không rõ tâm nầy, vọng thấy các tướng cũng như con mắt bệnh, nên
thấy hoa đốm giữa hư không. Ơû trong Chân tâm vốn đầy đủ vô tận sắc tâm
công đức, tức cùng Tỳ-lô-giá-na ( Vairocana ) thân tâm bình đẳng. Cho nên,
muốn thành tựu Phật quả, cần phải ngộ Tỳ-lô-giá-na giới.
Ngài Thành Lương
thì nói rằng:” Không nương sự Ngộ nầy, việc làm không chân chánh, sự tu
hành của mình sẽ ràng buộc thành nghiệp ”. Cho nên, Chân tâm nầy biểu
tượng là Đàn tròn (Viên Đàn ) trong Bộ Liên Hoa của Mật giáo, bao
gồm Bi-Trí, Lý-Sự viên dung.
Theo Đại Trí Độ Luận viết: “Mọi
hiện tương đều gồm trong 2 phạm trù Vật lý và Tâm lý, ngoài ra không
còn gì khác. Trên phương diện phân biệt, ta nhận thấy Tâm và Vật khác
nhau, nhưng trên bình diện Giác ngộ, mọi hiện tựơng đều từ Tâm. Tâm mầu
nhiệm mà Vật cũng mầu nhiệm ( Diệu Sắc Diệu Tâm ). Tâm là Vật, mà Vật cũng
là Tâm, ngoài Tâm không Vật, ngoài Vật không Tâm. Cả 2 tương nhiếp lẫn
nhau, nên gọi là bất nhị”.
Câu nầy cũng nói
lên tinh thần của Liên Hoa bộ, như đã nói ở trước, Liên hoa bộ bao gồm đủ
: Phật, Liên hoa và Kim cang bộ. Phật bộ là Thực tại, biểu tượng là hình
vòng tròn hàm chứa Bi Trí, Tâm Vật….đây là ý nghiã thể nhập vào Bổn tôn
hay đắc Tam mật gia trì của Mật giáo.
Trong Kinh Dịch có
nói: “Tẩy tâm, thối tàng ư Mật “.
Chữ Mật nầy thì
đồng nghĩa với Chân tâm. “Tẩy tâm” là gột rửa Tâm mình, gột rửa những meo
mốc của quá khứ, những thành kiến phải quấy, thiện ác v.v…để trở về với
Chân tâm. Chân tâm khác với cái tâm nhị nguyên. Ơû đây, Chân tâm là biểu
tượng cho cái vòng tròn, như cái lòng của biển cả.
Theo quan niệm “vật
thể “ của Tây phương, vòng tròn hònh căng lên giống như cái bầu của người
đàn bà. Do đó, thường biểu tượng cho đàn bà và sự sanh nở qua những nét
tròn.
Quan niệm của Đông
phương, tròn là biểu tượng cho sự biến dịch, va chạm vào nhau mà không gây
hại cho nhau. Đây là hoà đồng phải có trong mọi sự sống chung, để sanh
tồn. Ví dụ: gặp thhời tiết băng giá hoặc điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt, thù ngịch,; thì loài vật có khuynh hướng thu tròn lại để bảo tồn
năng lượng.
Còn quan niệm của
Mật giáo, vòng tròn biểu tượng cho Đại Viên Cảnh trí, như các Kinh
Đà-la-ni trì tụng Pháp nói:” Tam ma địa hay Du già trì là tưởng Tâm thành
vòng tròn sáng” (Mặt nguyệt )
Mật giáo chỉ thẳng chân tâm,
không qua con đường lý luận trí năng. Vị Du già sư qua Đàn pháp, Ấn khế,
Chân ngôn v.v…đẩy hành giả vào tâm điểm của vòng tròn, đó là tâm điểm của
Thực tại. Dĩ nhiên, người hành giả đã trải qua bao nhiêu là thăng trầm,
miên mật trong biển Pháp và vị du già su đã nhìn thấy ra căn cơ đã chín
nuồi. Đàn Pháp chỉ là môi giới làm cho hành giả thể nhập thẳng vào dòng
sống đó.
Chúng ta phải quen với ngôn ngữ
Mật giáo, vì ngôn ngữ đó thường biểu lộ qua Ấn khế, Quán tưởng, Chân ngôn,
Đàn pháp, vì đó bao hàm nội dung hoặc Tâm ấn ẩn tàng sự Giác ngộ của Bổn
tôn hay Đức Phật hoặc vị Thượng sư. Về mặt Lý tánh, thì đồng thể giữa
chúng sanh và Phật. Về mặt sai biệt, như trong Hiển Mật ViênThông nói:” Ly
tướng ngoài cầu lấy Vô tướng” và Vô tướng chính là Thực Tướng.
Kinh Quảng Bát lầu Cát còn nói
rằng:” Chân ngôn là Mẹ của chư Phật”. Thần Biến sớ gọi đó là Vô tướng Pháp
giới. Mỗi mỗi chữ đều gồm đủ Giới-Định-Huệ, đủ muôn hạnh không ngoài Lục
độ, Lục độ không lià Tam học”.û
Vì thế, chân ngôn
cần phải được Mật truyền, không được giải thích, vì nếu giải thích từng
chữ, từng câu sẽ không đủ hết ý nghiã, hơn nữa, còn thành những ý niệm,
định niệm, phân đoạn v.v…khiến hành già xa lìa Chân tâm. Khi chia xẻ Thực
tại, Thực sẽ là vô nghĩa.
“Thời gian suy
nghĩ, mây xa ngàn dậm” ( Thiền sư Trí Bảo, phái Vô ngôn Thông ở Việt Nam
).
Tuy nhiên, làm hiển
lộ Chân tâm hay thể nhập vào Tâm ấn của Đức Như lai ( Đại bi Thai tạng
giới ) được hay không, phải do Công Năng miên mật của hành giả. Tại sao
phải hội đủ Công Năng?- vì lẻ, như yá nghĩa được nói sau về Công Năng:
Tinh Cần tu hành, gọi đó là Công và phải đủ Tín nguyện, đó là Năng.
Không hành trì,
không Tín nguyện, chúng ta mãi mãi đứng xa khoảng trời Mật nhủ, trừ phi
phải là bậc đã đầy đủ túc duyên, gieo trồng căn lành nhiều đời nhiều kiếp.
Do Công Năng nầy, hành giả liên
tục gia trì ( miên mật) trong dòng sống Thực tại, kết được Thánh thai Đại
bi Quán Thế Âm, vì làm bùng vở cái hữu ngã, chấp trước, vị ngã để nhảy vào
vô ngã, một chân trời thênh thang, vô tướng, vô cầu, nhưng đầy hạnh Đại
bi.
Trong Kinh Tăng A-hàm viết:”Tác
ý tức nghiệp” hay Kinh Kim Cang:”Ứng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Nghiệp ở
đây là Bạch tịnh nghiệp, đã tịnh hoá, trở về với Chân tâm. Như Lục tự Đại
minh còn nói:” màu trắng là tổng hợp của 7 màu, nó chỉ cho sự bao dung vô
cùng tận trong sự hoà hợp của Tâm hư”.
Vào thế kỷ 17, nhà Bác học
Newton sau khi làm thí nghiệm ánh sáng mặt trời xuyên qua hình lăng trụ
bằng thủy tinh, đã đi kết luận sau:” Một mảnh thủy tinh hình lăng trụ có
thể phân chia ánh sáng mặt trời thành 7 màu khác nhau”.
Các nhà Bác học thường gọi màu
sắc trên là linh hồn của ánh sáng. Hai nhà Bác học Thụy sĩ là Georg
Agricola (1499-1555)- người lập ra ngành mỏ và Paracelse (1493-1544)-
người cha đẻ của thuật luyện kim đơn, đã phát hiện rằng:” Từ màu sắc của
ngọn lửa, chúng ta suy luận và biết vật thể đang cháy”.
Qua phương pháp suy luận qui
nạp, chúng ta nhận thức rõ màu trắng là tổng hợp của 7 màu và qua Mật
giáo, Bạch tịnh thức bao hàm sự chuyển y, chuyển hoá của lục dục thất tình
hay “Phiền nảo tức Bồ đề”. Đây là đường rrở về Chân tâm và Khí.
Mật giáo quan niệm rằng làm chủ
được thân-khẩu-ý, tức đạt được tam muội ( Chánh định ). Cũng như nếu biết
xử dụng hơi thở (khí) và âm thanh (Phạm âm) sẽ tạo ra được những luồng ba
động có năng lực sáng tạo. Năng lực sáng tạo nầy trưởng dưỡng Thánh thai
Đại bi và Trí tuệ, do sự trở về với Bạch Tịnh Thức.
Chủng tử của Bạch tịnh thức
theo Đại bi Quán Thế Âm hay Liên hoa bộ là Hật-rị ( Hrih ).
Theo A-di-đà Nhất tự Tâm chú, chân ngôn chủng tử nầy luôn luôn đi theo với
Lục tự : Om- Mani Padme Hùm, Hrih ( Đoá sen trong viên ngọc ma-ni ( như ý
) được hình thành trong Bạch tịnh thức.
Chữ Hrih gồm đủ 4 chữ để thành
một chân ngôn. Chữ HA
( H ) tự môn, có nghiã là tất
cả pháp nhơn bất khả đắc. Chữ RA
( R ) tự môn, nghiã là tất cả
pháp ly trần. Trần nghiã là ngũ trần gồm: sắc-thanh-hương-vị-xúc. Đây,
cũng gọi là 2 thứ chấp trước Năng thủ và Sở thủ. Chũ Y ( I ) là tự tại bất
khả đắc. Chữ ÁC (H ) gọi là Niết bàn. Do Giác ngộ các pháp vốn không
sanh, xa lià 2 thứ chấp trước, nên chứng được Pháp giới thanh tịnh.
Chữ Hrih nầy cũng gọi là tâm hổ
thẹn, hay Tàm quí. Thẹn với luơng tâm mình, và xấu hổ đối với nguời khác,
vì thế không làm điều bất thiện, đầy đủ tất cả các pháp lành vô lậu. Trong
Liên hoa Bộ gọi là Pháp bộ, chuyển thành Diệu dụng. Do chuyển được Lục dục
thành Tịnh thức, đây là Tịnh thổ của Tâm do sự trở về (chuyển y) và phương
Tây là biểu tượng của Tịnh thức nầy. Mặt trời mọc ở phương Đông, lặn ở
phương tây.
Qua đôi mắt hạn hẹp của chúng
ta, mặt trời đã lặn khi ở cuối phương tây. Nhưng, nó lặn để mà mọc lại rõ
ràng ánh sáng rực của buổi bình minh: Xuân Hạ Thu Đông vẫn tuần tự trôi
qua, ngày lại đến đêm, rồi lại ngày. Nơi nầy vừa chấm dứt, nơi kia lại bắt
đầu, liên tục…
Thiền sư Mãn Giác nói rằng:
Mạc vị xuân, hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ, nhất chi mai
Dịch:
Chớ bảo xuân tàn, hoa ruing hết
Đêm qua sân trước, một cành mai
Theo Abhidharma
:”Sự sanh và sự chết bất cứ lúc nào cũng xuất hiện đồng thời”.
Cho nên, trở về với Tịnh thổ,
có nghĩa là chết đi con người cũ kỷ, con nguời của sách vở, của của xã
hội, của nhị nguyên, của nhân vị tạo thành. Con người của kiến thức, của
truyền thống lâu đời không biến cải v.v… ( Huyền nhai tận thủ, tuyệt hậu
tái sanh : Vực thẳm buông tay, chết đi sống lại ).
Không chết con người nầy, sẽ
không bao giờ chuyển y được và sẽ không là con người của Đại bi Đại trí.
Oâm cái vị ngã hạn hẹp vào mình, thì bầu trời bao la chỉ còn gom lại trong
lòng bàn tay, chật cứng. Chết đi con người cũ, nghĩa là phá tung cái vị
ngã để hoà vào vô ngã, của vùng trời bao la vô cùng tận.
Ngài Điều Ngự Giác Hoàng nói:
“Nhất hồi niêm xuất, nhất hồi xuân “. Con người mới, con người của vô ngã,
của cái tâm bao dung, là con người giải thoát tự tại, và là một Đại bi
Quán Thế Âm. Đó là một biểu tượng cực đẹp, sống động ban vui cứu khổ, là
cứu cánh của Mật giáo.
Trên cái bàn viết của tôi, motä
cái lọ nhỏ nằm trên bàn, vài nhánh cây vạn niên thanh ( tên thường gọi là
cây trầu bà ) được cắm vào đó, lẫn với sỏi, nuớc. Mỗi ngày, tôi nhìn nó và
uớc muốn nó sẽ lớn, xanh. Nay thì nó đã thêm nhiều lá,xanh mưót, tràn đầy
sức sống, yểu điệu, vươn mình khoe sắc. Từ cuối thân, những mầm rễ trắng
nhú ra, mỉm cười. Có những nhánh dài màu xám nhạt, len lỏi qua kẻ hở của
những hạt sỏi chồng chất nhau, bám rễ và hút nước. Một mẫu thiên nhiên nhỏ
được tôi nuôi dưỡng bằng chính tình thương của tôi. Tôi đã nhìn nó hàng
ngày và nó đã sống dậy, không chỉ vì nuớc mà còn, cũng vì lòng thương,
tình cảm của người bạn săn sóc nó.
Tình thương phải chăng làm cho
cuộc sống có ý nghĩa và sống dậy. Chúng ta đã có bài học yêu thương đầu
đời bằng tình thương của cha mẹ và khi lớn lên, với thiên nhiên, với mọi
sự vật chung quanh. Sự hiện hữu của một người là do tình thương của bao
nhiêu ngưòi khác, tương tức tương nhập và ngược lại. Sự dau khổ, sự vô
thường, sự chia cách, được thua, vinh nhục, giàu nghèo v.v..đã không làm
cho chúng ta trưởng thành và nhiều tình thương hơn sao?
Cho nên, tình thương chính là
sự sống. Sự sống vươn mình hiển hiện khắp mọi nơi, thì Đại bi Quán Thế Âm
cũng thể hiện, phân hình khắùp nơi chốn cần cầu. Tình thương- đó là Phật
giáo, vì đến từ cái tâm trưởng thành. Tình thương không thể có trong một
con ngưòi nhiều thành kiến, đố kỵ, hận thù…Tình thương chỉ có thật khi con
người thông cảm lẫn nhau do sự hiểu biết chân thành và nhận ra nhau là
những vị Phật sẽ thành. Những lớp phủ bề ngoài chỉ là những nghiệp lực tác
động đến, còn Tâm Phật vẫn luôn ngời sáng.
Đời sống cuồn cuộn trôi như
nước chảy qua cầu, có ai bắt được dòng nuớc vừa trôi qua. Mọi sự luôn biến
dịch trong từng sát na một, nhưng mỗi lúc lại chứa đựng cả thiên thu.
Trong nhà thiền gọi là: “Nhất niệm vạn niên “.
Chúng ta đang đứng trước một
nền văn minh vật chất cực thịnh, quay cuồng mọi người trong những mắc
xích, mà mỗi người là một mắc trong đó. Chúng ta chạy theo thời gian, dù
thời gian vật lý một ngày chỉ có 24 giờ, ta vẫn cảm thấây thiếu, vì tâm
luôn bất an. Chúng ta nhận lầm tiến bộ vật chất là tiến bộ tâm linh và vô
tình, lại đang bán linh hồn cho những tiện nghi đó. Cho nên, tấm lòng Đại
bi thể hiện trong lúc nầy là cùng nhau làm cho vật chất có ý nghĩa tiến bộ
thực sự là để phục vụ con người đúng nghĩa. Và chung quanh chúng ta, bao
hoàn cảnh đau khổ đã đang có mặt, trong ta hay trong những người thân, bạn
bè, người xa lạ…Chiến tranh, thiên tai, nạn tại và là nổi bức xúc thường
trực ảnh hưởng đến mọi thân phận con người, bất kể địa phương, giai cấp,
màu da chủng tộc, tôn giáo, văn hoá v.v..Hình ảnh của Đại bi Quán Thế Âm
trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, để Chánh báo chuyển hoá Y báo, để cảnh
khổ được dập tắt, lò lửa hận thù biến thành lò sen thanh khiết, diệu hiền.
Thực sự, cuộc sống không có gì
mâu thuẩn; mâu thuẫn hay không là do chúng ta đem đến cho nó với ý niệm vị
kỷ, đặt định, ưa ghét, khen chê v.v…Con người là một cái gì vô tậtn (Phật
tánh), cuộc sống cũng vô tận (Pháp giới sum la vạn tượng, trùng trùng
duyên khởi). Đem cái vô tận ở bên trong mà ứng với cái vô tận ở bên ngoài,
đó gọi là Đại bi Quán Thế Âm.
Làm sống lại hình ảnh của Bồ
tát Quán thế Âm trong Mât giáo, chủ đích của chúng tôi mong ước rằng tất
cả chúng ta hãy trở về với Quán Thế Âm của tự tánh mà mọi người đều có đủ,
để cứu khổ ban vui cho mình, cho tất cả mọi người, mà chính ta cũng là một
sự sống trong đó.
Có đường nào không quanh co,
khúc khuỷu
Có đuờng nào thẳng hoài, êm
dịu bước chân đi
Người có đến, có đi
Cỏ cây, hoa lá đều vẫn vậy
Chim vẫn hót reo vui trong
trong nắng bình minh
Hay buổi chiều tà về nắng
nhạt
Xuân Hạ Thu Đông vẫn tuần tự
trôi qua
Đã bao lần, ta không nhìn
thấy
Nhưng hôm nay, Ngài đến
Mắt Liên hoa nhìn suốt đại
thiên
Những tia sáng dịu hiền, mắt
trong như nước cam lộ
Bàn tay Phât thủ giang rộng
đến vô thỉ vô chung
Mảnh Thiên y khua động bao
tầng vũ trụ
Nhành dương chi rải, dập tắt
mọi hận thù,
vén lên màn ánh sáng
Đại bi Quán Thế Âm!
Người hởi người!
Người là ta hay ta chính là
Người
Ta vẫn thấy người trong mọi
sinh vật
Vẫn thấy Nguời trong vô cùng
pháp giới
Ta vẫn thấy trong mỗi cầu
mong, tâm niệm
Xuân Hạ Thu Đông vẫn tuần tự
trôi qua
Chim vẫn reo vui
Cỏ cây hoa lá đều cũng vậy….
Tiết Hạ năm Mậu Thìn
- Tô Tất
Địa
Thầy Thích Viên Đức dịch
- Đông Mật của Đại sư Hoằng
Pháp “
- Hiển Mật Viên
Thông
“
- Chuẩn Đề Đà la ni
Kinh
“
- Tô Bà Hô Đồng tử Kinh
luân
Thầy Thích Quảng Trí dịch
- Phổ Môn giảng lục- Đại sư
Thái Hư HT. Trí
Nghiêm dịch
- Huyền luận về Kinh Pháp Hoa.
Đại sư Thái Hư Minh Lễ dịch
- Diệu Pháp Liên Hoa giảng
diễn lục
HT. Trí nghiêm dịch
- A Di Đà sớ
sao
HT Thích Hành Trụ dịch
- Dòng Tiếp
Hiện Nhất Hạnh
- Pháp Hoa huyền
nghĩa
Chánh Trí Mai Thọ Truyền
- Quán Thế Âm Bồ tát tín
luận
Cư sĩ Hàn Tín
- Phật Học Phổ
thông
HT Thích Thiện Hoa
- Sáu cửa vào động thiếu
thất
Cư sĩ Liễu Như
- Chu Dịch huyền
giải
Nguyễn Duy Cần
- Nguyễn Trãi- Sinh thức và
hành động
Võ văn Ái
- Kinh Thủ Lăng
nghiêm
HT Thích Từ Thông
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/lienhoabo.htm