Người Ấn Độ
có khả năng nhớ rất tốt và truyền khẩu nhanh. Sau khi Đức Thế tôn nhập
niết-bàn, nhằm ngăn ngừa hàng ngọai đạo xen vào làm
lệch
lạc giáo lý khiến Phật pháp bị mai một, nên chúng đệ tử cử hành nhiều cuộc
kiết tập kinh điển. Kiết tập lần đầu các ngài dùng phương pháp vấn đáp
qua lời dạy của Đức Thế tôn, biến thành thể thi kệ (già-đà) từ kim khẩu,
sau đó là thể trường hàng. Văn vần là hình thức truyền bá giáo lý có giá
trị hiệu nghiệm phi thường, ghi lại và tụng, lưu truyền nhanh chóng. Thể
lọai văn vần trong kinh văn Phật có hai dạng khác nhau, một loại gọi
‘trùng tụng” (geya) y như trường hàng (văn xuôi) nội dung thuật lại đơn
giản rõ ràng, tạo thêm ấn tượng, dễ ghi nhân tức thì. Riêng một lọai gọi
“phúng tụng” hay “cô khởi tụng” (gāthā); chỉ diễn đạt ý tưởng trong văn
trường hàng mà không dùng đến văn xuôi. Hán dịch là kệ
偈
hay kệ
tụng
偈 頌
. Đời nhà Đường, thi hào Bạch Cư Dị có bài thơ Quận trai hạ nhật ức Lô
Sơn thảo đường:
Nhàn ngâm bốn câu kệ
Một lò hương thơm lừng.
Cũng nguyên
nhân ấy
kệ
trở thành thi, gọi là thi kệ, hình thức tương tự như nhau.
Thập Đắc
đời nhà Đường có bài:
Thi kệ cùng
một loại
Lúc đọc cần
tư niệm.
Kệ
thông
thường vốn do vài chữ và âm tiết cấu thức nên. Thể kệ này truyền
sang đời sau, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn học Trung Quốc, đó
là văn học nói hát, khá phong phú, được quần chúng yêu thích. Sự thưởng
lãm thơ kệ không ai hơn Thiền tăng; nhằm cái ý này thiền tăng cũng là thi
sĩ.
Thiền sư
Tuyết Đậu có bài:
Trời sương,
đêm tạnh, trăng thầm
Ai đem trang
lạnh ngâm dòng suối thu.
Thiền sư
Trường Sa có bài:
Xưa theo sắc
cỏ phai
Tìm lại dấu
hoa rơi.
đều hàm chứa
thiền cơ, phát xuất từ tâm hồn thanh thản mà họa ra thơ.
Từ đời Đường
về sau, thi kệ thịnh hành trong giới văn nhân, đều mang đậm Thiền phong.
Tô Đông Pha có bài đầu cơ kệ rất nỗi tiếng:
Suối tuôn
tướng lưỡi rộng dài
Lặng thinh
cảnh núi lầu đài tịch cô
Nữa đêm ngàn
kệ điểm tô
Một mai sao
lại hiển phô tựa người.
Từ xưa đến
nay thơ thiền khá phong phú, đều thấy phổ biến qua thể thi kệ.
Đời nhà
Đường, Lý Đoan có bài Tặng Uẩn Thiền Sư:
Bán kệ
truyền đã tận
Quần sanh
chưa hồi đầu.
Lương Sĩ
Nguyên có bài Đề Tinh Xá Tự
Trăng treo
trên lầu
Vạn pháp
rỗng lặng
Tăng đọc bán
kệ
Lặng lẽ
duyên không.
Viên Liểu
Phàm đời Minh có bài:
Thấm nhuần
bán kệ
các duyên
dứt sạch
các cảnh bên
ngoài
trở nên vô
sự.
Đức Thế tôn vào thời quá khứ có một công hạnh nổi tiếng, vì nửa câu kệ mà
hy sinh thân mạng. Khi ấy ngài tu ở Tuyết Sơn, thực hành bồ tát đạo, người
đời gọi là Tuyết Sơn Đại Sĩ hay Tuyết Sơn Đồng Tử. trước
lúc nhập niết bàn ngài nhớ lại: Vào thời qúa khứ lúc ánh sáng Phật pháp
chưa được lưu truyền rộng khắp. Ngài lặng lẽ tu tập, ăn toàn hoa qủa,
chuyên tĩnh tọa thiền quán. Trải qua vô lượng kiếp, Đế Thích thấy Đại sĩ
tu khổ hạnh một mình, bèn từ trời xuống, hóa thân làm la-sát, thăm dò độ
sâu cạn sức kiên định của ngài. Quỷ la-sát đến trước Đại sĩ đọc nửa câu
kệ mà chư Phật qúa khứ đã nói:
Chư hành vô
thường
Thị sanh
diệt pháp.
(Các hành vô
thường
là pháp sanh
diệt).
Đại sĩ nghe
nửa bài kệ ấy liền sanh lòng vui thích, ngoảnh nhìn 4 phía, chỉ thấy
la-sát, bèn nói: Nếu có thể nói thêm hai câu còn lại, ta nguyện suốt đời
làm đệ tử ngươi. La-sát nói, ta nay đang mệt mỏi, thật không thể nói. Đại
sĩ hỏi, ngươi ăn uống những gì? Đáp: Những món ta ăn là thịt người tanh,
món uống là máu nóng. Đại sĩ nghe xong kiên quyết nói, nếu nói hết bài kệ,
ta sẽ cúng dường thân này cho ngươi.
Ngài liền để
lộ toàn thân. Ngồi xuống tĩnh tọa, la-sát thấy thế liền nói tiếp nửa bài
kệ sau:
Sanh diệt
diệt dĩ
Tịch diệt vi
lạc
(sanh diệt,
diệt rồi
tịch diệt là
vui).
Đại sĩ tư
duy kệ nửa bài ấy xong, liền viết lên bức tường đá, rồi viết trên thân
cây. Sau đó phi thân lên ngọn cây cao, chúi đầu xuống đất. Lúc này la-sát
hóa lại làm Đế thích, kính cẩn tiếp đón Đại sĩ, ngồi xuống đất một bên,
đảnh lễ sám hối mà đi. Đại sĩ vì cầu nửa bài kệ mà bỏ thân mạng, siêu 12
kiếp, thành vô thượng đạo trước thời đức Di-lặc . Trong phẩm Kiên Hạnh,
kinh Niết-bàn, phẩm Tự, Tâm địa quán luận có nói rõ việc nầy: “Lúc Phật
còn ở nhân địa tu hành, vào Tuyết Sơn cầu đạo, tinh tấn kiên định, vì cầu
nửa bài kệ mà bỏ thân mạng”.
Trong văn
đoạn kết thường dùng nửa bài kệ gồm 8 chữ. Đức Phật nói dùng phương
tiện thiện xảo để giáo hóa, có thể một câu bao hàm vô lượng pháp, hay
dùng vô lượng pháp trong một câu. Bài kệ trên vốn kệ chỉ có bốn câu nhưng
hiển thị toàn bộ giáo lý Phật-đà. Đạo là sự khai mở hết thảy nguồn gốc
sanh diệt, vô thường; vạch rõ phương cách thoát ly sanh tử nhằm đạt đến
mục tiêu giải thoát, niết-bàn. Hai câu kệ sau rất quan trọng, như trong
Niết-bàn
kinh sớ
quyển 21 có
nói:
“Sanh
diệt đã diệt rồi tức xa lìa ghềnh thác sanh tử. Tịch diệt là vui
tức là thường trú trong vô lượng an lạc. Vì thế, Tuyết Sơn Đại sĩ dám bỏ
thân mạng để được nghe. Đúng như Tứ Pháp Kinh nói: Suốt đời, cho đến gặp
cảnh tán mạng, cũng không xa rời bậc thiện tri thức vậy”.
Bài kệ trên
kệ là do Đế thích ở Tuyết Sơn vì Đại sĩ mà nói. Nên cũng gọi là Tuyết
Sơn Kệ. Tuyết Sơn tức núi Hy-mã-lạp-sơn (Himālaya), nằm ở hướng bắc
Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng. Tây vức truyện nói, Tuyết Sơn nằm
phía Bắc Thiên Trúc, tường núi đầy rêu phủ kín. Đời Đường có Pháp sư
Huyền Trang qua Tây Trúc cầu pháp, đã từng băng qua Tuyết Sơn (theo Đại
Đường Tây vức ký, quyển
1).
Kinh
Niết-bàn, phẩm Kiên Hạnh có ghi:
“Do tính
thanh tịnh-suối nước ngọt ngào
Rừng toàn
cây thuốc-lan tràn đầy đất”.