...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
- HT. Thích Thiện Hoa
- (Trích từ Phật Học Phổ Thông)
A. MỞ ĐỀ
ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA LÀ MỘT TẤM
GƯƠNG SÁNG
Bắt nguồn một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là
một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các
vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một
vị* nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng đức Phật
Thích Ca Mâu Ni. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, cho đến mỗi
im lặng của Ngài đều là những bài học quý báu cho chúng ta. Nếu chúng
ta học giáo lý của Ngài mà không hiểu rõ đời sống của Ngài, thì sự
học hỏi của chúng ta còn phiến diện, thiếu sót. Đời Ngài chính là những
biểu hiện giáo lý của Ngài. Ngài nói và Ngài thực hành ngay những lời
Ngài đã nói. Đời Ngài là một bằng chứng hiển nhiên để người đời
nhận thấy rằng giáo lý của Ngài có thể thực hiện được, chứ không
phải là những lời nói suông, những không tưởng, những lâu đài xây dựng
trên mây, trên khói.
Vậy cho nên khi chúng ta học hỏi đời Ngài, chúng ta không
nên có cái quan niệm học cho biết để thỏa mãn tánh hiếu kỳ, mà chúng
ta cần phải tìm hiểu ý nghĩa thâm túy của đời sống ấy để đem áp dụng
cho đời sống của chúng ta.
Làm được như thế mới khỏi phụ ý nguyện lớn lao của
đức Phật khi giáng sanh xuống cõi Ta Bà này và đã cam chịu bao nỗi đau
khổ, gian lao trong kiếp sống như mỗi người chúng ta.
B. CHÁNH ĐỀ
ĐỊNH NGHĨA HAI CHỮ "GIÁNG SANH"
Thường trong danh từ nhà Phật, khi nói đến sự hiện
diện của đức Phật Thích Ca trong cõi đời này, người ta thường dùng
chữ đản sanh (nghĩa là một sự ra đời vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn
cho cõi đời); hay thị hiện (nghĩa là hiện ra bằng xương bằng thịt,
cho con mắt trần của chúng ta thấy được); hay giáng sanh (nghĩa là
từ một chỗ cao mà xuống một chỗ thấp để sanh ra).
Ba chữ ấy đều có 3 ý nghĩa khác nhau: Chữ đản sanh dùng
để ca tụng một bậc tôn quí ra đời; chữ thị hiện hàm cái ý Phật
bao giời cũng có cả, nhưng vì mắt người không thấy được, phải hiện
rõ ràng ra mới thấy; chữ giáng sanh hàm cái ý đức Phật ở một cảnh
giới cao hơn, tốt đẹp hơn mà hạ xuống cảnh giới phàm trần này. Ba chữ
ấy mặc dù khác nhau, nhưng đều có thể dùng để chỉ sự ra đời của
đức Phật. Trái lại, khi một nguời phàm ra đời thì gọi là "đầu
thai". Đầu thai có nghĩa là bị nghiệp báo hoặc thiện hay ác bắt buộc
phải luân hồi để chịu quả báo lành hay dữ. Còn giáng sinh hay thị hiện
thì không hàm cái nghĩa bị nghiệp nhân câu thúc, mà do nơi lòng từ bi, muốn
lợi ích cho chúng sanh, nên tự nguyện ứng thân xuất hiện ra đời trong một
thời gian để cứu độ chúng sanh; xong xuôi thì thâu thần tịch diệt, tự
tại vô ngại ra ngoài sống chết.
HOÀN CẢNH VÀ DÒNG DÕI CỦA ĐỨC THÍCH
CA
Đức Phật giáng sinh ở xứ trung Ấn Độ, bây giờ là
nước Népal, một nước ở ven sườn dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, là một dãy
núi cao nhất thế giới. Phong cảnh ở đấy rất đẹp; đến mùa xuân cả
nước đơm bông nảy lá như một vườn hoa vĩ đại. Dân cư ở xứ ấy rất
là thuần lương. Vị vua trị vì là Tịnh Phạn, một vị vua thuộc dòng
Thích Ca, là một dòng họ lớn đã mấy mươi đời nối nghiệp trị vì đất
nước này. Bà Hoàng Hậu Ma Da, cũng là một người thuộc dòng vua chúa đã
lâu đời. cả hai ông bà vua Tịnh Phạn đều là người đã nhiều kiếp
tu hành, có đức hạnh lớn, xứng đáng làm cha mẹ muôn dân.
Một hôm, trong thành Ca Tỳ La Vệ, là kinh đô của vua Tịnh
Phạn, có lễ vía tinh tú, vua tôi cùng nhau mở hội ăn chơi. Hoàng Hậu Ma
Da, sau khi dâng hương hoa cúng kiến trong cung điện rồi, ra ngọ môn bố
thí thức ăn, đồ mặc cho dân bần cùng. Khi trở về cung an giấc, Bà nằm
mộng thấy một con voi trắng sáu ngà từ trên hư không xuống, lấy ngà
khai hông bên hữu của Bà mà chun vào. Bà đem điềm chiêm bao ấy thuật lại
cho vua Tịnh Phạn nghe. Vua ra lịnh mời các thầy đoán mộng. Các nhà tiên
tri đoán rằng: "Hoàng hậu sẽ sanh một quý tử tài đức song toàn".
Vua Tịnh Phạn rất mừng rỡ, vì ngôi báu từ đây sẽ có người truyền
nối.
Đến sáng ngày mồng tám tháng tư âm lịch (trước Tây lịch
624 năm), tại vườn Lâm Tỳ Ni, cách thành Ca Tỳ La Vệ 15 cây số, Hoàng hậu
Ma Da đang ngoạn cảnh, trông thấy cành hoa Vô Ưu mới nở, thơm ngát, bà
đưa tay phải với hái, thì Thái Tử cũng vừa xuất hiện ngay đấy.
Ngày đản sanh Thái Tử, trong thành Ca Tỳ La Vệ, cảnh vật
đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cỏ đều đơm hoa trổ trái;
sông, ngòi, mương, giếng nước đều trong đầy; trên hư không chim chóc
và hào quang chiếu sáng cả mười phương.
Vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết mời các vị tiên tri đến
xem tướng Thái Tử. Trong số ấy, có đạo sĩ tên A Tư Đà tu ở núi Hy
Mã Lạp, tiên đoán rằng: Thái Tử vì có 32 tướng tốt xuất hiện, nên sẽ
trở thành một vị Thánh. Nhưng vua Tịnh Phạn lại chỉ muốn con mình làm
một vị vua để nối dõi tông đường mà thôi. Vì thế, Tịnh Phạn Vương
muốn đổi số mệnh con mình, nên đặt tên cho Thái Tử là Tất Đạt Đa
*(Siddartha) theo tiếng Phạn, nghĩa là: "Kẻ sẽ giữ chức vị mà mình
phải giữ". Chức vị mà Tịnh Phạn Vương muốn ám chỉ đây tức là
ngôi Vua. Ngài không ngờ rằng chính thật chức vị của Ngài là chức vị
Phật.
Hoàng hậu Ma Da sau khi sanh Thái Tử được bảy ngày, vui
thú quá vì thấy mình đã làm tròn nhiệm vụ cao quý, và đã rửa sạch
nghiệp báo nên Bà trút được xác phàm và sanh về cõi trời Đao Lợi. Vua
Tịnh Phạn giao Thái Tử cho em gái Hoàng hậu là Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi dưỡng.
TÀI NĂNG VÀ ĐỨC HẠNH CỦA THÁI TỬ
Thái Tử mỗi năm mỗi lớn, thì diện mạo càng thêm
khôi ngôi, tài năng càng phát lộ gấp bội. Ngài có một sức khỏe hơn
người, một trí thông minh xuất chúng. Từ nghề văn cho đến nghiệp võ,
Thái Tử học với ông nào thì trong ít hôm sau, vị giáo sư ấy phải xin cáo
thối, vì không còn đủ sức để dạy nữa. Cho đến ông thầy danh tiếng
đệ nhất thời bấy giờ là Sằn Đề Đề Bà cũng chịu khuất phục Ngài
luôn.
Nhưng, mặc dù tài sức hơn người, thông minh xuất chúng lại
ở trong địa vị cao sang quyền quý tột bậc, Thái Tử không bao giờ tỏ
vẻ ngạo mạn, khinh người. Ngài có một thái độ rất hòa nhã ôn hòa,
vô tư, bình đẳng. Lòng thương người, thương vật của Ngài không ai
sánh kịp, hễ có dịp giúp đỡ, thì dù khó khăn bao nhiêu Ngài cũng không
từ nan. Bởi thế, Ngài được trên Vua cha yêu quý, dưới thần dân kính
trọng, nể vì.
NHỮNG RÀNG BUỘC CỦA TỊNH PHẠN VƯƠNG
ĐỂ NGĂN CHÍ XUẤT GIA CỦA THÁI TỬ
Càng thương yêu, quý trọng con Tịnh Phạn Vương lại càng
lo sợ con mình sẽ không ở lại với mình, mà sẽ xuất gia tìm Đạo để
thành một vị Thánh, như lời tiên đoán của đạo sĩ A Tư Đà. Nhất là
khi nhận thấy càng lớn, Thái Tử lại càng có vẻ suy nghĩ xa xăm, và nét
mặt Thái Tử lại không được vui tươi như thời thơ ấu, Vua Tịnh Phạn
lại càng lo sợ rằng lời tiên tri xưa sẽ *thực hiện. Bởi thế, Vua cùng
triều thần ngấm ngầm sắp đặt mọi kế hoạch để ràng buộc Thái Tử
ở lại ngôi báo. Ngài truyền xây dựng ba tòa lâu đài nguy nga tráng lệ
để Thái Tử thay đổi nơi ăn chốn ở cho hợp thời tiết quanh năm, và
chọn từng trăm cung phi mỹ nữ có tài đàn ca hay, múa giỏi để giải khuây
cho Thái Tử. Nhưng chừng ấy cũng chưa đủ Ngài còn làm lễ thành hôn cho
Thái Tử với một Công chúa con vua Thiện Giác là Da Du Đa La, một Công
chúa tuyệt đẹp và đức hạnh vô cùng.
Thái Tử bị bắt buộc phải lập gia thất và có một con
là La Hầu La.
Nhưng, mặc dù sống một cuộc đời quá đầy đủ: nào chức
tước danh vọng, nào lâu đài cung điện, nào đàn ca múa hát, nào vợ đẹp
con ngoan, Thái Tử vẫn thấy lòng mình nặng trĩu bao nỗi băn khoăn, thắc
mắc. Ngài cho cảnh đời Ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc
chân thật, mà là giả dối, mê muội, chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nề
đau khổ. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân
thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn.
NHẬN RÕ 4 TƯỚNG KHỔ Ở ĐỜI
Một hôm, nhân ngày lễ hạ điền, Thái Tử theo vua cha
ra đồng xem dân chúng cày cấy. Cảnh xuân, mới nhìn qua, thật là đẹp mắt,
nào hoa lá tốt tươi, muôn chim đua hót; nào bầu trời quang đãng, gió
xuân phơi phới. Cảnh tượng có vẻ thái bình, an lạc lắm. Nhưng tâm hồn
Thái Tử không phải là một tâm hồn hời hợt, xét đoán một cách nông nỗi.
Trái lại, Ngài nhìn sâu vào trong cảnh vật và đau đớn nhận thấy rằng
cõi đời không đẹp đẽ an vui như khi mới nhìn qua. Ngài thấy người nông
phu và trâu bò làm việc một cách cực nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt,
để đổi lấy bát cơm, nắm cỏ. Chim chóc tranh nhau ăn tươi nuốt sống côn
trùng đang giãy giụa* trên những luống đất mới cày. Cũng trong lúc ấy,
trong bụi rậm người thợ săn đang nhắm bắn những con chim kia, và trong
khu rừng gần đấy, bọn hổ báo đang rình bắt người thợ săn. Thật là
một cảnh tương tàn tương sát, không phút giây nào ngừng ! Chỉ vì miếng
ăn để sống mà người và vật dùng đủ mọi phương kế để giết hại
lẫn nhau không biết gớm. Ngài nhận thức rõ ràng sự sanh sống là khổ.
Một hôm khác, Ngài xin phép Vua cha đi dạo ngoài bốn cửa
thành để được tiếp xúc với thần dân. Ra đến cửa Đông, Ngài gặp một
ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng còng, nương gậy lần
từng bước ngập ngừng như sắp ngã.
Đến cửa Nam, Thái Tử thấy một người đau nằm trên cỏ,
đang khóc than rên siết, đau đớn vô cùng.
Đến cửa Tây, Ngài trông thấy một cái thây chết nằm giữa
đường, ruồi lằng bu bám, và sình lên, trông rất ghê tởm.
Ba cảnh khổ già, đau, chết, cộng thêm vào cái ấn tượng
tương tàn trong cuộc sống mà Thái Tử đã nhận thấy khi đi xem lễ cày
ruộng, làm cho Ngài đau buồn, thương xót chúng sanh vô cùng.
Một hôm khác nữa, Ngài ra cửa Bắc, gặp một vị tu sĩ
tướng mạo nghiêm trang, điềm tỉnh thản nhiên như người vô sự đi
ngang qua đường. Thái tử thấy trong lòng nẩy sinh một cảm mến đối với
vị tu sĩ. Ngài vội vã đến chào mừng và hỏi về ích lợi của sự tu
hành. Vị Sa môn đáp rằng: "Tôi tu hành là quyết bỏ dứt mọi sự
ràng buộc của cõi đời, *về cầu cho mình khỏi khổ và thành chánh giác
để phổ độ chúng sanh đều được giải thoát như mình"
Lời giải đáp trúng với hoài bão mà Thái Tử đang ấp
ủ bấy lâu, nên Ngài khôn siết vui mừng. Ngài liền trở về cung xin vua
cha cho mình xuất gia. Vua Tịnh Phạn không nhận lời. Thái Tử yêu cầu vua
cha 4 điều nếu vua giải quyết được thì Ngài hoãn viêđi tu, để trở
lại lo chăn dân, trị nước. Bốn diều này là:
1. Làm sao cho con trẻ maic không già
2. Làm sao cho con mạnh mãi không đau
3. Làm sao cho con sống hoài không chết
4. Làm sao cho mọi người hết khổ
Bốn điều này làm cho vua cha bối rối, không giải quyết
được điều nào cả.
SỰ XUẤT GIA TÌM ĐẠO
Tịnh Phạn Vương, khi biết được ý định xuất gia của
Thái Tử, lại càng lo sợ, lại tìm hết cách để ngăn cản, ràng buộc
Ngài trong "cung vui". Nhưng một khi Thái Tử đã quyết thì không có
sức mạnh gì ngăn trở được Ngài.
Một đêm khuya thừa dịp quân lính canh gác và cung phi mỹ
nữ say ngủ sau một tiệc linh đình, Thái Tử lén trổi dậy, *khi nhìn vợ
con lần cuối, rồi đánh thức tên giữ ngựa Xa Nặc dậy, thắng yên cương,
rồi hai thầy trò trốn ra khỏi thành. Lúc bấy giờ nhằm đêm mồng tám
tháng h ai, và Ngài được 19 tuổi.
Sau khi vứt bỏ khỏi cuộc đời vương giả, Thái Tử đi vào
vùng sdsâu *tìm Đạo.
Ban đầu Ngài đến ở tu với các vị tu khổ hạnh. Nhưng
hạng người này sống một cách kham khổ, nhịn ăn nhịn uống, dãi nắng,
dầm sương, hành thân hoại thể một cách ghê rợn. Thấy cách tu hành như
thế không hiệu quả, Ngài khuyên các vị đó nên bỏ phương pháp tu hành
ấy, nhưng họ không nghe. Ngài lấy làm thương họ, nên tìm đi nơi khác để
tu hành. Ngài đi hết chổ này đến chổ khác, ở đâu nghe có một vị tu
hành đắc đạo thì Ngài tìm đến học; nhưng đến đâu thì Ngài thấy đạo
của họ vẫn còn hẹp hòi, thấp thỏi, không thể giải thoát cho con người
hết được. Từ đấy Ngài * chốn tu tập một mình, đêm ngày nghiền ngẫm
đến đạo giải thoát, quên ăn bỏ ngủ thân hình mỗi ngày mỗi tiều tụy.
Một hôm Ngài kiệt sức, nằm ngã liệt trên cỏ, và được một người
chăn cỏ đến đổ sủa cho Ngài tỉnh lại. Từ đó Ngài nhận thấy nếu
muốn có kết quả, cần phải bổ dưỡng thân thể cho được mạnh khỏe,
chứ không bỏ quên nó đi được.
Khi thấy mình đủ sức khỏe để chiến đấu trong trận
cuối cùng với bóng tối si mê và dục vọng, và đem lại ánh sáng giác ngộ,
Ngài đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Đề và thề rằng: "nếu
ta không thành đạo thì thịt nát sương tan, ta cũng quyết không rời chổ
này."
THÀNH ĐẠO
Đức Thích Ca đã ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới
gốc Bồ Đề. Trong 49 ngày ấy Ngài đã chiến đấu với bọn giặc phiền
não ở nội tâm như tham, sân, si, nghi, mạn...và chiến đấu với giặc Thiên
Ma do Ma Vương Ba Tuần chỉ huy.
Sau khi thắng cả giặc ở nội tâm cả ngoại cảnh, tâm
trí được khai thông, Ngài hốt nhiên đại ngộ.
Trong đêm thứ 49, vào canh hai, Ngài chứng được quả
"Túc Mệnh Minh", thấy rõ được tất cả quá khứ của mình trong
tam giới. Đến nữa đêm, Ngài chứng được quả "Thiên Nhãn
Minh", thấy được tất cả bản thể của vũ trụ và Ngài *nguyên
nhân cấu tạo của nó. Đến canh tư, Ngài chứng được *quả của đau khổ
và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi tư *pháp
luân hồi.
Từ ngày ấy, Ngài được Đạo vô thượng, thành bậc
"Chánh Đẳng Chánh Giác", hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày thành
đạo của Ngài tính theo âm lịch là ngày mồng 8 tháng 12, vào lúc sao mai mọc.
Lúc ấy Ngài được 30 tuổi.
. Ý NGHĨA CAO CẢ TRONG SỰ XUẤT GIA TÌM
ĐẠO CỦA ĐỨC PHẬT
Những chiến sĩ chiến thắng quân địch ở ngoài chiến trường,
thường được ca tụng là anh hùng. Càng chiến thắng được nhiều quân
địch càng được hoan hô là anh hùng cái thế. Nhưng những kẻ anh hùng
cái thế ấy, như Nã Phá Luân, Thành Cát Tư Hãn, Xê Đa (*Céar), chính
mình? cho nên thắng người đã khó mà thắng mình lại khó hơn. Đức Phật
đã thắng cả ngoại cảnh lẫn nội tâm, đã thắng được giặc Ma Vương
* Dục Vọng. Đức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Đại Hùng Đại Lực.
Ngài không phải * quyền lời riêng mình mà chiến đấu. Ngài
chiến đấu vì tình thương. Mà tình thương ở đây cũng không phải chỉ
nhằm tình thương trong phạm * hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ
con, bạn bè. Tình thương ở đây là tình thương chúng sanh, tất cả cõi
đời. Tình thương ấy nó rộng sâu như trời bể, thiết tha như tình mẹ
thương con. Đức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Đai Từ Đại Bi.
Lại tình thương ấy*, Ngài đã hoan hỷ lìa bỏ ngôi báu
cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, đàn hay múa đẹp, mùi ngon vị lạ
để sống một đời kham khổ, đạm bạc, thiếu thốn, giữa rừng thiêng
nước độc. Một khi mà rời bỏ thứ mà người đời cho là qúy báu nói
trên, Ngài không một phút giây nào hối tiếc, muốn quay về để hưởng
thụ lại. Bằng cớ là Ma Vương đã sai con gái mình giả làm nàng Gia Du đến
kêu gọi van xin Ngài trở về cung, mà Ngài không một chút bận tâm thối
chuyển. Ngài xứng đáng với danh hiệu là Đại Hỷ Đại Xả.
Cho nên ngày nay, mỗi khi xưng tán danh hiệu Ngài, chúng sanh
không thể không suy gẫm cái ý nghĩa sâu sắc và đúng đắn mà người đời
từ xưa đến nay đã tôn xưng Ngài là Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ, Đại
Bi, Đại Hỷ, Đại Xả.
C. KẾT LUẬN: CHÚNG TA NÊN PHÁT TÂM RỘNG
LỚN VÀ MẠNH MẼ
Chúng ta đã được biết qua đời sống của Đức Phật từ
khi sơ sanh cho đến thành đạo. Bài học của đời Ngài dạy cho chúng ta
nhiều ý nghĩa, nhiều phương diện quý báu.
Nhưng điều quý báu nhất đối với kẻ sơ cơ như chúng
ta là phải phát tâm Bồ Đề rộng lớn, nguyện vì đời, vì đồng bào,
đồng loại mà tu hành, chứ không phải *là ích lợi riêng cho chúng ta.
Chúng ta lại phải phát tâm dõng mãnh, tích cực trong sự
tu hành; một khi vào đường đạo, thì dù gặp nguy nan, hiểm trở khó khăn
cũng nhất thiết không thối lui quay gót. Chúng ta phải tập cho được cái
đức kiên trí như Đức Phật khi ngồi thiền định dưới gốc Bồ Đề.
Được như vậy mới xứng đáng là "chân chánh Phật tử".
Phần II: Từ Thành Đạo đến
nhập Niết Bàn
MỞ ĐỀ:
Trong bài trước, chúng ta đã thấy đức Phật Thích Ca
vì một đại nguyện lớn lao, vì một lòng từ bi vô bờ bến mà xuất gia
tìm đạo. Đại nguyện và lòng từ bi lớn lao ấy là: "cầu thành Phật
quả để trên đền đáp bốn ơn sâu, dưới cứu vớt ba đường khổ".
Cho nên sau khi giác ngộ, Ngài không vội nhập Niết Bàn, mà nghỉ ngay đến
sứ mạng của Ngài là: thay thế chư Phật đời trước, tiếp tục chuyển*
khai mê cho tất cả mọi người.
Sứ mạng ấy Ngài biết không phải dễ dàng, vì cái Đạo
của Ngài thì cao thâm huyền diệu, mà chúng sanh căn cơ lại không đều, mà
từ muôn kiếp đã lặn hụp trong si mê lầm lạc, khó có thể nhận hiểu
ngay được ý nghĩa cao thâm của giáo lý Ngài. chúng sanh từ lâu đời lâu
kiếp quen sống trong bóng tối của si mê, ngày nay chắc không phải chóa mắt
hoảng sợ khi tiếp xúc với ánh sáng bừng chói của trí tuệ.
Nhưng Ngài xét thấy dù sống trong tâm tối, nhưng mỗi chúng
sanh đều có mầm Phật tánh, như hoa sen, mặc dù sống trong bùn tanh hôi như
vẫn tỏa nhụy vàng thơm ngát. Ngài cương quyết thực hiện sứ mạng của
mình.
CHÁNH ĐỀ:
SỰ HÓA ĐỘ RỘNG LỚN VÀ CÙNG KHẮP CỦA
ĐỨC PHẬT
Sứ mạng hóa độ của đức Phật, như chúng ta đã biết,
thật nặng nề và khó khăn. nhưng nhờ trí tuệ sáng suốt, nhờ lòng từ
bi rộng sâu, nhờ tinh thần bình đẳng triệt để và nhờ ý chí dõng
mãnh không thối chuyển mà Đức Phật đã hoàn thành sứ mạng của mình một
cách viên mãn. Trong khi hóa, Ngài đã dựa theo ba nguyên tắc sau đây:
1. Hóa độ theo lớp căn cơ
Khi bắt đầu đi truyền đạo, ý nghĩ trước tiên của
Ngài là đi vườn Lộc Uyển tìm thấy* người bạn đồng tu với Ngài trước
kia để thuyết pháp. Các người bạn ấy là các ông: *Kiều Trần Như, Ác
Bệ, Thấp Lực, Ma Ha Nam và Bạc Đề. Bài thuyết pháp đầu tiên ấy làTứ
Diệu Đế. Năm vị này điều được khai ngộ và trở thành năm đệ tử
đầu tiên của Ngài. Kế đó, Ngài thuyết pháp trong 3 tháng cho 55 *người
này đều xin quy y theo Ngài và họp với 5 người trong nhóm ông Kiều Trần
Như thành 60 đệ tử. Sáu mươi đệ tử này, sau khi giữ đúng giới luật,
được Ngài thọ ký cho đi truyền đạo khắp nơi.
Ngài rời Lộc Uyển đi về phía nam đến xứ Ưu Lầu Tần
Loa và hàng phục một vị tổ sư rất có uy tín của đạo Thờ Lửa là
ông Ma Ha Ca Diếp và hai em ông.
Ông Ca Diếp mang tất cả đệ tử của mình gồm 2250 vị
xin quy y theo Phật.
Nhớ lại lời hẹn xưa với vua Tần Bà Xa La, Ngài đi đến
xứ Ma Kiệt Đà vào thành Vương Xá để độ cho vua. Vua Tần Bà Xa La gặp
lại Ngài vui mừng khôn xiết, truyền xây tịnh xá Trúc lâm để thỉnh Phật
và chúng Tăng ở lại thuyết pháp độ sanh.
Trong lúc Phật ở tại tịnh xá Trúc Lâm, thì vua Tịnh Phạn
nghe tin Ngài đã thành Phật, truyền sứ giả đi thỉnh Ngài về thành Ca Tỳ
La Vệ. Nhưng chín lần chín sứ giả ra đi đều biệt tăm, không trở lại.
Thì ra những người này khi đến Trúc Lâm nghe Ngài thuyết pháp, đã say
mê quên sứ mạng của mình và xin thọ giới xuất gia.
Lần thứ mười, Tịnh Phạn Vương sai một cận thần thân
tín là Ưu Đà Di, mới thỉnh được Phật về. Trên đường từ thành Vương
Xá trở về Ca Tỳ La Vệ, đức Phật đã thuyết pháp độ cho không biết
bao nhiêu người. Về thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài ở lại 7 ngày. Mặc dù chỉ
trong vòng thời gian ngắn ngủi ấy, Ngài cũng cảm hóa tất cả dòng họ
Thích và tất cả những người trong dòng họ này đều xin xuất gia theo Phật,
như các ông: Nan Đà, A Nan Đà, A Nâu Lâu Đà, La Hầu La...
Sau khi trở về thăm gia đình và quê hương, đức Phật cùng
các đệ tử lại tiếp tục đi truyền đạo. Ngài đi đến thành Xá Vệ
là kinh đô nước Kiều Tát La, thuộc quyền thống trị của vua Ba Tư Nặc.
Ở thành này, có một đại thần tên là Tu Đạt Đa, giàu lòng bố thí cho
kẻ bần cùng côi cút, nên được gọi danh hiệu là Cấp Cô Độc Trưởng
Giả. Ông rất ngưỡng mộ đức Phật nên đã trút tất cả tiền của
vàng bạc trong kho ra mua khu vườn rộng lớn của Thái Tử Kỳ Đà để làm
tịnh xá cho Phật và đệ tử của Ngài ở, thuyết pháp độ sanh.
Được ít lâu, nghe vua Tịnh Phạn đau nặng, sắp thăng hà,
đức Phật vội vã trở về thăm cha lần cuối cùng. Thấy phụ thân buồn
rầu trên giường bệnh, Phật thuyết về "Lẽ vô thường, khổ, không,
vô ngã" cho vua nghe. Nghe xong, vua liền dứt hết phiền não, gương mặt
vui tươi, cất tiếng niệm Phật, rồi băng hà một cách êm ái.
Sau khi Tịnh phạn Vương mất, bà mẹ nuôi của Phật là Ma
Ha Ba Xà Ba Đề và bà Da Du Đà La cùng nhiều người bên nữ giới họ
Thích xin được phép xuất gia. Từ đó trong đạo Phật, lần đầu tiên
có hàng Tỳ Kheo Ni.
Đức Phật cũng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền Đạo.
Đi đến đâu Ngài cũng được sùng mộ, tin theo và nhiều người noi theo
gương của ông Cấp Cô Độc lập tịnh xá, cất giảng đường để Ngài
thuyết pháp độ sanh.
Như thế, chúng ta thấy đức Phật đã tuần tự hóa độ
và kết nạp đệ tử, từ những hạng người đủ căn trí dễ hiểu thấu
giáo lý của Ngài rồi mới rộng ra những người khác; lập Tỳ Kheo trước,
rồi Tỳ Kheo Ni sau.
2. Hóa độ tùy phương tiện:
Trong suốt thời kỳ thuyết pháp độ sanh, lắm khi Ngài
cũng gặp nhiều cảnh gay go trái ngược do lòng đố kỵ của ngoại đạo,
tà giáo, hay lòng ganh ghét của nội thân quyến thuộc gây ra. Nhưng lúc
nào Ngài cũng tùy phương tiện để cảm hóa họ và đưa họ về đường
ngay lẽ phải. Chẳng hạn, khi thì Ngài bị cô gái con của ngoại đạo độn
bụng giả có chửa đến giữa đạo tràng để vu oan cho Ngài; khi thì Ngài
bị anh chàng Vô Não đuổi theo quyết giết Ngài để lấy ngón tay góp
thêm cho đủ số 1000 ngón mà nó đã giết người để lấy, vì theo thuyết
tà đạo, nó tin rằng có làm được như thế mới chứng quả; khi thì
Ngài bị Đề Bà Đạt Đa, người anh em họ hung ác, âm mưu hãm hại Ngài
bằng cách thả bầy voi say cho chạy đến chà đạp Ngài, hay lăn đá to từ
trên núi cao xuống đè Ngài.
Nhưng tất cả những âm mưu ấy đều vô hiệu quả, vì
oai đức uy danh và trí tuệ của Ngài bảo bọc Ngài, không một hành động
xấu xa nào có thể thắng Ngài được. Ngài có đủ phương tiện khôn
ngoan khéo léo, xoay chiều đổi hướng dễ dàng, hoán cải được tất cả
những nghịch cảnh trở thành thuận lợi. Và cuối cùng, kẻ khinh ghét
Ngài trở lại kính mến Ngài; người chống Ngài trở lại phục Ngài; kẻ
ngoại đạo trở thành Phật tử. Bằng chứng là: Đề Bà Đạt Đa cũng
được Ngài thọ ký, anh chàng Vô Não cũng được quy y, bầy voi say cũng
được sám hối, vua A Xà Thế cũng hối cải và quay về đường ngay.
Nói tóm lại, đức Phật có đủ muôn ngàn phương tiện thích
ứng với mọi người, mọi vật, mọi hoàn cảnh để hóa độ tất cả những
ai mà Ngài đã gặp trên đường truyền đạo của Ngài. Không phải chỉ
ngoài đời, mà ngay trong Giáo Hội của Ngài, Ngài cũng tùy theo căn cơ; tâm
lý của mỗi đệ tử mà áp dụng phương pháp thích hợp. Chẳng hạn như
đối với ông Nan Đà, mặc dù thân đã xuất gia mà tâm vẫn muốn ngao du,
luyến ái bạn bè, Ngài dùng thần thông để đưa ông lên cõi trời xem những
cảnh sống tốt đẹp, vui thú khác thường, rồi đưa ông xuống địa ngục
mục kích những hình phạt đau đớn rùng rợn, hãi hùng để ông so sánh
hai cảnh đời trái ngược mà tự chọn lựa lấy một đường.
Còn đối với ông A Nan, người học rộng nghe nhiều,
nhưng vì nghiệp duyên còn nặng, nên mắc nạn "Ma Đăng Già 覱uot;, thì Phật lại đem giáo lý thâm sâu là kinh Lăng
Nghiêm ra giảng dạy để cho ông A Nan thấy rõ được cái quý giá của
chân tâm mà lo tu luyện, chứ không giong ruổi theo giả cảnh nữa.
Xem như thế thì *đức Phật đã dùng phương tiện để tùy
duyên hóa độ, như ông lương y giỏi tùy bệnh cho thuốc, chứ không nhứt
thiết phải theo một đường lối cố định nào cả. Đối với kẻ thân,
người thù, đối với kẻ thông minh hay người ngu độn, đối với kẻ giàu,
người nghèo, Ngài đều có đủ pháp môn cho họ khai ngộ và quy y theo
Ngài.
3. Hóa độheo tinh thần bình đẳng:
Tinh thần triệt để bình đẳng là một điểm son quý
giá nhất trong giáo lý của đức Phật, cũng như trong tâm hồn của Ngài.
Ngay từ khi còn ấu thơ, tinh thần ấy đã được bô lộ trong những cử
chỉ cứu giúp những kẻ bần cùng, những con vật lâm nạn, như chúng ta
đã thấy trong bài trước.
Khi thành đạo, tinh thần bình đẳng ấy lại bộc lộ rõ
ràng hơn nữa. Ngài đã có những câu nói bất hủ, khiến cho ngày nay, người
ta vẫn đem ra làm khuôn vàng thước ngọc. Như khi Ngài xin nước của một
người thuộc giai cấp hạ tiện nhất Ấn Độ, người này sợ làm lây ô
uế cho Ngài, thì Ngài phán bảo: "Không có giai cấp trong dòng máu cùng
đỏ, trong nước mắt cùng mặn. Mỗi người sanh ra đều có Phật tánh và
có thể thành Phật".
Trong Giáo hội của Ngài, Ngài nhận cả những người thuộc
giai cấp hạ tiện. Như ông Ưu Ba Ly một đệ tử có tiếng tăm của Ngài
về phương diện giới luật, là một người thuộc giai cấp hạ tiện Chiên
Đà La, làm nghề gánh phân.
Sự thâu nhận ấy đã làm cho các vị vua chúa bất mãn.
Chính vua Ba Tư Nặc đã bạch Phật: "Đấng Chí Tôn thâu nhận kẻ hèn
hạ vào hàng Tăng đồ như vậy, không ngại rằng đá sỏi lẫn lộn với
châu ngọc, làm mất giá trị của chúng Tăng sao?".
Phật dạy rằng:
"Người hèn hạ mà biết phát tâm Bồ Đề, xuất gia
tu hành, chứng được quả Thánh, thì quý báu vô cùng, chẳng khác gì hoa
sen mọc ở bùn lầy nhơ bẩn mà vẫn tinh khiết thơm tho".
"Một người sinh ra không phải liền thành Bà La Môn
(giai cấp trên hết) hay Chiên Đà La (giai cấp thấp nhất), mà chính vì sở
hành của người ấy, tạo thành Chiên Đà La hay Bà La Môn".
Ngài xâu giùm kim cho người mù, hoan hỷ nhận hòn đất sét
mà đứa bé đã nắn để dâng Ngài, thọ lãnh bữa cơm cuối cùng do một
người đốt than nghèo nàn dâng cúng.
Chính vì sự hóa độ bình đẳng như thế, mà kinh Đại Niết
Bàn đã tán thán:
"Đức Như Lai không chỉ thuyết pháp cho các hạng người
quyền quý như vua Bạt Đề Ca, mà cũng thuyết pháp cho hạng người bần cùng
như ông Ưu Ba Ly; không riêng thọ lãnh sự cúng dường của những người
giàu có như ông Tu Đạt Đa, mà cũng thọ lãnh sự cúng dường của các hạng
nghèo khổ như ông Thuần Đà; không riêng cho phép xuất gia các hạng không
có tánh tham như Ngài Ca Diếp, mà cũng cho phép xuất gia những người có
nhiều tánh tham như ông Nan Đà; không những thuyết pháp cho hạng người
an tịnh không dự việc đời, mà cũng thuyết pháp cho vua Tần Bà Ta La
trong lúc đang bận rộn việc nước; không những thuyết pháp cho hạng
thanh niên trẻ tuổi, mà cũng thuyết pháp cho bà Hoàng hậu Mạt Ly, *mà
thuyết pháp cho dâm nữ Liên Hoa".
NĂM THỜI NÓI KINH:
Tóm lại, trong một đời của đức Phật, tùy theo
trình độ của mọi người mà thuyết pháp giáo hóa, mãi đến khi Ngài nhập
diệt, cộng lại là * 49 năm. Những Kinh Pháp của Ngài nói ra, về sau các
đệ tử kiết tập chia ra làm năm thời:
1. Thời thứ nhất Phật nói kinh
Hoa Nghiêm:
Khi Phật mới thành đạo, ở tại cội Bồ Đề, nói
kinh Hoa Nghiêm 21 ngày, vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao sâu mầu nhiệm
của đạo Phật. Chủ đích có hai điều:
a) Dắt dẫn các bậc Bồ Tát lên địa vị Đẳng Giác và
Diệu Giác.
b) Nêu bày giáo pháp rốt ráo của Như Lai, chỉ có Phật với
Phật mới rõ mà thôi; ngoài ra hàng Nhị thừa ngồi nghe như đuôi, như điếc,
huống chi ngoại đạo tà giáo làm sao hiểu nổi! Đức Phật trình bày
giáo pháp siêu việt tuyệt vời ấy, là muốn cho đại chúng phải tu theo
Đại Thừa Phật Giáo mới được hoàn toàn rốt ráo.
2. Thời thứ hai Phật nói Kinh A
Hàm:
Biết rằng: "Muốn đi xa phải do nơi gần, muốn lên
cao phải từ nơi thấp", đức Thích Ca y theo chư Phật mà nói pháp Tam
Thừa. Vì vậy thời thứ hai, Ngài nói kinh A Hàm trọn 12 năm, dùng thí dụ
thật tế, chỉ rõ chân lý cho hàng Tiểu Thừa dễ thừa nhận, mà lo bề tự
tu và tự độ.
3. Thời thứ ba Phật nói Kinh Phương
Đẳng:
Đạo Phật chẳng những dạy pháp giác ngộ phần mình
mà Ngài còn chỉ bày phương pháp giác tha nữa, tức là khuyến khích từ
cái giác ngộ tiêu cực nhỏ hẹp của Tiểu Thừa (A La Hán) để tiến lên
cái giác ngộ tích cực bao la của Đại Thừa Phật Giáo. Ấy là thời nói
kinh Phương Đẳng trọn 8 năm, dẫn Tiểu Thừa qua Đại Thừa.
4. Thời thứ tư Phật nói Kinh Bát
Nhã:
Đến khi đức Phật xem căn cơ của chúng sanh có thể
tiến lên một tầng cao nữa là hấp thụ được hoàn toàn giáo pháp Đại
Thừa, nên Ngài chỉ bày đạo lý chân không của vũ trụ, thuyết minh cái
thật tướng vô tướng của các pháp. Ấy là thời nói Kinh Bát Nhã trọn
22 năm.
5. Thời thứ năm Phật nói Kinh
Pháp Hoa và Niết Bàn:
Sự hóa độ một thời* của Phật gần viên mãn, thêm
thấy căn cơ chúng sanh đã thuần thục, có thể gánh vác Đại Thừa chánh
pháp của Như Lai, nên Ngài bèn nói rõ bản hoài của Ngài thị hiện ra đời
là vì một nguyên nhân lớn: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri
kiến". Ngài phú chúc, thọ ký cho các hàng đệ tử, tương lai sẽ
thành Phật. Ấy là thời nói Pháp Hoa và Niết Bàn trọn 8 năm. Đến đây
nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của đời Ngài đã viên mãn.
Tóm lại 5 thời thuyết pháp, Cổ nhơn có làm bài kệ như
sau:
- Hoa Nghiêm tối sơ tam* thất nhựt
- A Hàm thập nhị Phương Đẳng bát
- Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm
- Pháp Hoa Niết Bàn cộng bát niên
DỊCH NGHĨA
- Trước nói Hoa Nghiêm hăm mốt ngày
- A Hàm mười hai, Phương Đẳng tám
- Hai mươi hai năm nói Bát Nhã
- Pháp Hoa Niết Bàn cộng tám năm
SỰ HÓA ĐỘ VIÊN MÃN:
Từ khi thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề cho đến ngày
nhập diệt, trải qua một thời gian 49 năm, đức Phật đã đi khắp xứ
Ấn Độ rộng lớn bao la, hết nước này đến nước khác. Hễ chỗ nào
có chân Ngài giẫm đến là ánh Đạo vàng bừng tỏa huy hoàng.
Mỗi ngày, Ngài theo một thời dụng biểu, một chương trình
nhất định, không bao giờ xao lãng, giải đãi, từ khi trẻ cho đến già,
từ mùa mưa cho đến mùa nắng. Mỗi ngày, khi trời chưa sáng, Ngài đã
lìa khỏi giường đi tắm rửa, thay đổi y phục rồi vào phòng quán cơ
*cho đến lúc mặt trời xuất hiện. Sau đó Ngài thuyết pháp cho chúng Tăng
đến lúc trưa mới nghỉ để thụ trai.
Buổi chiều, Ngài thuyết pháp cho tín đồ ở các vùng lân
cận đến nghe; rồi lại giảng giải những nghi vấn của các chúng Tăng về
những vấn đề mà Ngài đã thuyết pháp buổi sáng.
Mỗi năm, Ngài đi chu du để thuyết pháp độ sanh trong chín
tháng nắng ráo còn ba tháng về mùa hạ có mưa lớn (theo thời tiết Ấn
Độ), thì Ngài lại ở luôn trong các tịnh xá để an cư kiết hạ.
Ròng rã 49 năm như thế, hạt giống từ bi được Ngài tinh
tấn gieo khắp các xứ ở Ấn Độ. Từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, từ
rừng núi đến đồng bằng, không nơi nào là Ngài không đặt chân đến,
hay truyền đệ tử đến thay Ngài để hóa độ chúng sanh. Và ở đâu
Ngài và các đệ tử cũng được nhân dân, từ vua đến dân, từ giàu đến
nghèo, từ già đến trẻ, từ phái nam đến phái nữ, đổ xô ra đón tiếp
Ngài, vui thú được tắm gội trong ánh sáng Trí Tuệ và nước Từ Bi do Ngài
tưới xuống. Ở đâu có ánh Đạo vàng đến, thì tà giáo và ngoại giáo
lui xa dần, tan biến như những làn mây, như những bóng tối, tan biến trước
bình minh đang lên. Giọng thuyết pháp của Ngài có cái oai lực như tiếng
sư tử rống, làm cho cầm thú phải khiếp phục, như tiếng hải triều lên,
lấn át tất cả bao nhiêu tiếng tỉ tê của côn trùng, *chom chóc.
Đạo Bồ Đề từ đấy đã ăn sâu gốc rễ trên bán đảo
Ấn Độ bao la, và trở thành một tôn giáo chính của các nước lớn, nhỏ
thời bấy giờ tại Ấn Độ. Đức Phật sau khi tự giác, đã giác tha và
đến đây giác hạnh của Ngài đã viên mãn.
TRƯỚC KHI NHẬP NIẾT BÀN:
1. Phật báo tin sắp lìa cõi đời
Khi giác hạnh của Ngài đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi.
Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến
đổi, yếu già. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách
thành Ba La Nại chừng 129 dặm.
Một hôm, Ngài gọi ông A Nan, người đệ tử luôn luôn ở
bên cạnh Ngài đến và phán bảo:
- "A Nan ! Đạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện
xưa, nay ta đã có đủ 4 hạng đệ tử: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc
và Ưu Bà Di. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe Pháp, và Đạo cũng
đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các người mà ra đi. Thân
hình ta, theo luật vô thường, bây giờ như một cỗ xe đã mòn rã. Ta đã
mượn nó để chở Pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm
gì trong cái thân tiều tụy này nữa? A Nan ! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập
Niết Bàn".
Tin đức Phật sắp vào Niết Bàn, lan ra như một tiếng sét.
Các đệ tử Ngài đi truyền giáo ở các nơi xa, lục tục trở về để cùng
đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.
Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, đức Phật vẫn
không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo.
Một hôm, Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp
một người làm nghề đốt than, ông Thuần Đà, thỉnh Ngài về nhà để
thọ trai. Ngài im lặng cùng các đệ tử đi theo ông. Đến nhà, ông Thuần
Đà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm, thường gọi là nấm heo rừng,
vì thứ nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.
Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử lại từ giã ông Thuần
Đà ra đi. Được một khoảng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan và
truyền treo võng lên trong rừng cây Ta La (Tàu dịch là Song Thọ: cây có hai
cành lớn chia ra như cái nạn) để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng
giữa hai cây Ta La, đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phía tay phải,
mặt xây về phía mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.
Nghe tin Ngài sắp nhập Niết Bàn, dân chúng quanh vùng đến
kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài tám mươi tuổi,
tên Tu Bạt Đà La đến xin xuất gia thọ giới Sa Di với Ngài. Ngài hoan hỷ
nhận lời. Đó là người đệ tử chót trong đời Ngài.
2. Phật nói Kinh Di Giáo và những lời
phú chúc:
Lúc bấy giờ các đệ tử Ngài đều có mặt đông dủ, chỉ
trừ ông Ca Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa kịp về. Ngài hội tất cả
đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú
chúc như sau:
a) Y, bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp.
b) Các đệ tử phải lấy giới luật làm thầy.
c) Ở đầu các Kinh, phải nêu lên 5 chữ: "Như thị ngã
văn".
d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm 3 phần:
- Một phần cho thiên cung,
- Một phần cho long cung,
- Một phần chia cho tám vị Quốc vương ở Ấn Độ.
Sau đây là lời vàng ngọc của Ngài đã để lại trong giờ
phút cuối cùng.
- "Này ! Các người phải tự thắp đuốc lên mà đi ! Các người hãy
lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát ! Đừng
tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một
nơi nào khác, ngoài các người !...".
- "Này ! Các người đừng dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật
ở đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có đạo ta là
quý báu. Chỉ có Chân lý của đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tấn
lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta !".
Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào
Niết Bàn. Lúc bấy giờ nhằm ngày Rằm tháng hai âm lịch (theo giáo sử
Trung Hoa).
Rừng cây Ta La tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất
u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót, vạn vật như chìm lặng
trong những giây phút nặng nề của sự chia ly.
Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vào kim quan và bảy ngày
sau, đưa kim quan Ngài vào thành Câu Thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ
trà tỳ (lễ hỏa thiêu).
Tám vị Quốc Vương lớn ở Ấn Độ kéo binh hùng tướng
dũng đến toan tranh giành Xá Lợi. Nhưng ông Hương Tích y theo di chúc của
Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thể sự phân chia xá lợi đều được
ổn thỏa.
KẾT LUẬN
Đức Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng gương sáng của đời
Ngài vẫn còn chiếu sáng rực trước mắt chúng ta. Suốt một đời, trong
80 năm trời, không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là
hóa độ chúng sanh đang trầm luân trong bể khổ. Khi còn tại gia, Ngài là
người ở trong địa vị có diễm phúc nhất, cao nhất của người đời,
thế mà Ngài vẫn không màng* tưởng đến; khi vào trong đạo, Ngài là người
ở trong địa vị cao chót vót của Đạo, thế mà Ngài vẫn không chịu ở
yên trong địa vị ấy, lại vất vả duỗi rong trên mọi nẻo đường bụi
bặm, gai góc để đưa dắt chúng sanh lên con đường hạnh phúc an vui và
giải thoát hoàn toàn. Lòng thương của Phật thật là vô lượng, ân đức
của Phật thật vô biên.
1. Người đời nên noi gương sáng
của Phật
Sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt,
ý chí dũng mãnh của Ngài không những là bao nhiêu gương sáng cho riêng
hàng Phật tử, mà còn cho tất cả mọi người. Nếu chúng ta quan niệm
Ngài là một vĩ nhân, thì đó là một vĩ nhân trên hết các vĩ nhân của
nhân loại từ xưa đến nay. Nếu chúng ta quan niệm Ngài là bậc siêu
nhân, thì đó là một siêu nhân cao hơn bao nhiêu bậc siêu nhân khác. Nếu
chúng quan niệm đời Ngài là một sự thị hiện của Phật, thì đó là sự
thị hiện đẹp đẽ nhất và đầy đủ ý nghĩa hơn hết trong các sự thị
hiện.
Cho nên không những đối với tín đồ Phật Giáo, mà đối
với toàn thể mọi người, đức Phật đáng được kính cẩn tôn sùng và
chiêm ngưỡng.
2. Tín đồ nên ghi nhớ những lời
di chúc của Phật
Chúng ta, những Phật tử, ai cũng biết đời đức Phật là
đẹp đẽ, cao cả; bài học của đời Ngài là quý báu, sâu xa. Nhưng nếu
chúng ta không cố gắng học tập, thì bài học dù hay ho quý báu bao nhiêu
cũng vô ích. Đức Phật, trước khi nhập diệt, đã dặn chúng ta một câu
cuối cùng:
- " Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã.
Chỉ có Đạo ta là quý báu. Chỉ có Chân lý của Đạo ta là bất di bất
dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát !".
Vậy thì điều kiện trọng yếu nhất để giải thoát là
sự tinh tấn. Chúng ta đừng bao giờ quên điều kiện ấy trong sự tu hành.
- NIÊN LỊCH CỦA PHẬT THÍCH CA
- (Theo Kinh Điển Đại Thừa)
PHẬT GIÁNG SANH NGÀY MÙNG 8 THÁNG 4
(Trước Chúa giáng sanh 624 năm. Nếu tính năm Phật Nhập Diệt
thì trước Chúa giáng sinh 544 năm).
- 19 TUỔI XUẤT GIA, NHẰM NGÀY MÙNG THÁNG 2
- 5 NĂM TẦM HỌC CÁC ĐẠO
- 6 NĂM TU KHỔ HẠNH
- 49 NGÀY NHẬP ĐỊNH
- 30 TUỔI THÀNH ĐẠO, NHẰM NGÀY MÙNG 8 THÁNG CHẠP
- 49 NĂM THUYẾT PHÁP ĐỘ ĐỜI
- 80 TUỔI NHẬP NIẾT BÀN, NHẰM NGÀY RẰM THÁNG 2.
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/ p-008-lichsuPhat.htm
|
|