...... ... |
.. |
. |
.. |
. |
. |
LỜI MỞ ÐẦU
Pháp Tứ
Ðế là pháp căn bản, nền tảng trong đạo Phật. Ðây phải được xem là
một nguyên tắc học đạo và hành đạo.
Ðạo Phật
là một đạo bằng phương pháp mà diệt khổ. Thì đây là một phương pháp
cụ thể.
Thế nên
muốn hành một phương pháp diệt khổ nào cũng phải dựa vào nguyên tắc
bốn bước này, không thể ngoài được. Ngoài sẽ không thành.
"Tứ
Ðế" đây là phương pháp bốn bước không thể thiếu ở bất cứ người
nào tu đúng chánh pháp. Vì thế "Tứ Ðế " là chánh pháp.
Tứ Ðế
là con đường đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi, đã chứng nghiệm. Do đây
Ngài thành Phật, thành vị thầy Trời, người, thành vị cha lành của
chúng sanh.
THAY LỜI TỰA
Phật pháp đơn sơ giá trị
cao,
Thậm thâm mầu nhiệm biết chừng nào.
Bao nhiêu tinh túy trong một chữ,
"Xả" bỏ hết điều chấp thuở nao.
Ðức Phật hay! Ðức Phật hay sao!
Dám xả bao điều thiên hạ đeo.
Từ thân, tâm, cảnh Ngài xả hết,
Không nhân, không ngã, trí huệ cao.
Huyền Linh.
Thơ: PHÁP TỨ ÐẾ
- Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni,
Sau khi thành đạo Ngài đi cứu đời.
Khởi đầu Ngài đến vườn Nai,
Tìm năm người bạn cùng Ngài tu xưa.
Kiều Trần Như kính cẩn thưa,
Cần cầu học pháp chơn thừa giải mê.
Phật đà hoan hỷ vào đề,
Ấy pháp Tứ Ðế nói về bốn chơn.
Khổ, Tập, Diệt, Ðạo quả nhơn,
Tập nhơn, Khổ quả mỏi mòn tử sinh.
Luân hồi sáu nẽo linh đinh,
Ðạo nhơn, Diệt quả được sinh Niết Bàn.
Hết khổ, hết kiếp lầm than,
Mới hay Tứ Ðế pháp này diệu thay.
"Tứ Diệu Ðế" pháp là Thầy,
Các Thánh đệ tử từ đây tu thành.
"Tứ Thánh Ðế" ấy pháp lành,
Là người con Phật nên hành theo đây.
|
* * * * * *
I. KHỔ ÐẾKHỔ
ÐẾ chắc thật không sai,
Sanh, già, bệnh, chết bốn này ai không?
Ðã sanh trong chốn bụi hồng,
Vua quan, sĩ thứ đâu không khổ này!
Khổ sinh tử - khổ voi dày,
Khổ như bốn ngựa phanh thây bốn đường.
Lại như bốn núi bốn phương,
Dồn người ép ngặt không lường đớn đau.
- Thương nhau lại phải xa nhau,
"Ái biệt ly khổ", khổ sầu nào hơn!
Yêu đương chất ngất cao sơn,
Tình trường máu lệ, tình thương lệ trào.
- "Oán tắng hội khổ", khổ sao!
Không ưa lại gặp, ghét nhau lại tìm.
Gặp nhau tức ứa gan tim,
Không muốn lại gặp phát điên phát khùng.
- Bao nhiêu cầu ước khôn cùng,
Công danh sự nghiệp, đỉnh chung lắm đường.
Nào hay thế sự vô thường,
"Cầu bất đắc khổ", khổ dường dao đâm.
- "Ngũ ấm xí thạnh khổ" thâm,
Khổ này khổ cả thân tâm nóng bừng.
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức hừng,
Bốc thành lửa nóng cháy phừng ấm thân.
Khổ vì thân, khổ vì tâm,
Ðây là thứ khổ nhất trần đó ai!
Hãy mau thức ngộ khổ này,
Ðể nương lời Phật mà thay đổi mình.
"Ðổi mình" sạch bóng vô minh,
Dứt niềm đau khổ được sinh an lành. II. TẬP ÐẾTẬP ÐẾ nhơn tu
rõ rành,
Mười nhơn chắc thật luôn hành hạ ta.
Hại ta khổ chốn Ta bà,
Luân lưu sáu cõi, trôi qua ba đường.
Ðường sanh hoạt lắm tai ương,
1.- Tham lam dính mắc là đường đấu tranh.
2.- Sân giận nóng nảy, giựt dành,
3.- Si mê, ngu muội không rành giả chơn.
Giựt dành tranh đấu thiệt hơn,
Tham, sân, si độc ba nhơn dẫn đầu.
Tham là gốc để khổ sầu,
Tham tài, tham sắc, tham giàu, tham danh.
Tham ăn, tham ngủ ngon lành,
Vì tham năm món nên đành khổ thân.
Tham cảnh sắc, đắm thinh âm,
Dính hương, dính vị, xúc trần đeo mang.
Nặng quằng dính mắc đa đoan,
Trong tâm dính niệm, ngoài tâm dính trần.
Dính vọng tình chấp tự thân,
Thân, tâm, trần, cảnh tham lam buộc ràng.
Lòng tham đưa đến phủ phàng
Nắm không thể được, mộng vàng ô hô!
Tham sanh từ cõi mê đồ,
Chấp nê theo vọng, vọng vô cội nguồn.
Vọng hư ảo như hát tuồng,
Nhác trông như thật nhưng tường thì không.
Vọng không, tham cũng là không,
Bao nhiêu bám chấp chớ trông mong vào.
4.- Mạn, ngã mạn ấy cống cao,
"Ta" đây là nhứt không sao ai bằng.
"Tăng thượng mạn" tự đắc rằng:
Ta đà chứng Thánh không thằng nào hơn.
Ngã to như Tu Di sơn,
Làm tàng, làm phách Ta hơn đất trời.
Do đây cuộc sống rã rời,
Người hiền không gặp bị trời xéo chơi.
5.- Nghi ngờ Phật pháp người đời,
Lòng luôn chao đảo thốt lời chẳng tin.
Chẳng tin pháp, chẳng tin mình,
Lao chao điên đảo, chong chinh lờ mờ.
6.- Với Thân kiến thấy lững lờ,
Thân là bất tịnh khù khờ chấp ta.
Thân này tứ đại làm va,
Thế mà không biết lầm ra là "mình".
Ô hô! Chẳng rõ sự tình,
Thế nên phải khổ vì mình mà thôi.
7.- Biên kiến cũng bởi cái "tôi",
Tôi là hơn hết nên coi một chiều.
Chỉ nhìn một phía một điều,
Thấy một bên, biết một chiều không hơn.
Sai lầm không đúng lẽ chơn,
Thế nên sai trật làm nhơn khổ hoài.
8.- Kiến thủ là thứ chấp sai,
Ỷ mình là nhất không ai bằng mình.
Chắp chặt ý kiến đinh ninh,
Không biết ý nọ là sinh diệt mà.
Nó nào có thiệt đâu là,
Ôm gìn cái "chẳng phải là" nên đau.
9- Giới cấm thủ nghĩa như sau:
Giữ giới cố chấp không đâu cũng gìn.
Giữ giới chỉ với lòng tin,
Không cần suy xét theo tình lý chi.
Giới hại mình người ích gì,
Vậy mà cũng giữ cũng hy sinh nhiều.
Làm cho phận phải liu điu,
10.- Tà kiến thấy quấy lắm điều hiểu sai.
Thật là tai hại nguy thay,
Sự thật là vậy mà hay thấy lầm.
Thấy lầm nên phải khổ tâm,
Xa lìa chân lý lỗi lầm vô biên.
Cứ thế mà khổ triền miên,
Gây người đau đớn, đảo điên vì mình.
Ðời này kiếp nọ điêu linh,
Nhọc nhằn sanh tử lênh đênh biển đời. III. DIỆT ÐẾDIỆT ÐẾ
chắc thật tuyệt vời,
Mười nhân gây khổ diệt rồi là xong.
Cảnh giới tịch diệt lặng trong,
Vô minh trần cấu đều không chốn này.
Không mình, người không kia đây,
Một vầng tròn sáng đong đầy lặng trong.
Không là Phật chỉ là không,
Chơn Không rỡ rỡ mênh mông đất trời.
Không một pháp, khó nên lời,
Luân hồi, sanh tử, sự đời càng không.
Thênh thênh biển giác lòng trong,
Hết hồi phiền não qua dòng sông mê.
Tự do trên lối đi về,
Tiêu dao tự tại Bồ đề quê hương.
An vui tịch diệt miên trường,
Là chơn lạc cảnh, chơn thường tự tâm.
Chơn ngã, chơn tịnh thậm thâm,
Ấy là cõi tịnh Niết Bàn diệu tâm. IV. ÐẠO ÐẾÐẠO ÐẾ phương
pháp thâm trầm,
Chắc thật đúng đắn tu tâm diệu kỳ.
Với bảy nhóm phá sầu bi,
Là ba mươi bảy món thi trổ tài.
Ba mươi bảy trợ đạo này,
Phá tan mười món Tập dày thâm căn. 1.- TỨ NIỆM XỨDiệt tập nhơn
bát Niết bàn,
Là "Tứ Niệm Xứ" đầu đàn tiến công.
Phật đà Ngài đã khai thông:
"Các Tỳ kheo hãy sống trong pháp này.
Con đường độc nhất như vầy,
Ðưa đến thanh tịnh là Thầy chúng sanh.
Chánh trí phát, khỏi linh đinh,
Niết bàn thành tựu đời mình thong dong".
Tứ niệm xứ hãy rõ thông,
Ấy là bốn quán lóng trong tâm mình.
"Quán thân bất tịnh" thần tình,
Phá chấp thân mình có thiệt cái Ta.
"Quán tâm vô thường" rõ ra,
Tâm là hư vọng không ta vô thường.
"Quán thọ thị khổ" tỏ tường,
Cảm giác không thật không nương chốn nào.
"Quán pháp vô ngã" thấu vào,
Các pháp không chủ làm sao hại mình.
a.- Quán THÂN để sạch vọng tình,
"Quán" là xem xét kỹ hình hài ta.
- Trước hết ngồi thế kiết già,
Chủ yếu hơi thở vào ra cho đều.
Thở vô ra chớ ít nhiều,
Thở ra biết thở ra, đều thở vô.
Thở vô biết rõ không thô,
Chỉ nương hơi thở không lo tính gì.
Bao nhiêu việc ở trên đời,
Chớ có nương gá, xa rời lững quên.
- Nằm ngồi, cúi xuống, đứng lên,
Hãy biết từng việc không nên hồ đồ.
Mỗi sinh hoạt nhỏ hay to,
Ăn cơm, mặc áo duỗi co trong ngày.
Tất cả tỏ rõ biết ngay,
An trú chánh niệm giác hay tỉnh liền.
- Quán "Bất tịnh" chân trước tiên,
Ðầu, mình, răng, tóc, mặt tiền, mặt sau.
Hong phải, trái, nách, háng, khu,
Thấy rõ nhơ nhớp, hôi bu bám mình.
Lại xem xét cả thân mình,
Bên trong gan, ruột bụng phình xẹp sao.
Thấy khắp cho đến tế bào,
Ðầu óc, tim, não, phổi, phèo, máu me.
Nước tiểu, nước giải chín khe,
Trong ngoài nhơ nhớp dù che lụa là.
- Tấm thân như thể cái nhà,
Tánh thật của nó chỉ là diệt sinh.
Dòng sinh diệt diễn phiêu linh,
Trong ngoài không thật vọng tình chấp nê.
Ấy là cái chỗ si mê,
Tạo bao thứ khổ đi về vô minh.
Nếu chưa thấy rõ huyễn hình,
Cần nên quán tiếp thân mình của ai?
- Của tứ đại chẳng thể sai,
Của đất, nước, gió, lửa nhồi mà ra.
Ðất là chất cứng xương da,
Cùng lông cùng tóc cùng là thịt răng.
Nước là chất lỏng máu mang,
Lửa là chất nóng nhiệt năng trong người.
Gió ấy chất khí làn hơi,
Bốn chất như vậy sanh đời ta đây.
Thế nên nuôi nó như vầy:
Ðói cho cơm nước cho đầy bụng y.
Cơm là đất, nước khác gì,
Ngộp liền cho thở hít thì Ôxy.
Lạnh run sưởi lửa tức thì,
Bốn đại nuôi nấng cũng vì thân thôi.
Vậy thân tứ đại đúng rồi,
Nó của tứ đại có chi là mình!
Nên khi hết kiếp phù sinh,
Thở khì một thở, khí đình gió ngưng.
Ô hô! trống điểm thần dừng,
Thân là như vậy thôi đừng đeo mang.
- Hãy theo thân xác táng an,
Nơi ngoài đồng nội, trên ngàn tha ma.
Ngày đầu, ngày kế sình ra,
Trải qua chín lớp thây ma rã rời.
Còn chăng? Chỉ xương trắng phơi,
Cái chi là thật, cái gì là ta.
Cái ta là "thây ma" à?!
Thế nên để biết cái ta đâu là.
Thân ta nào phải của ta,
Là của tứ đại đâu là của ta.
Vậy nên phải sớm ngộ ra,
Thân ta, chẳng phải của ta đâu mà!
Nếu lấy cái "chẳng là ta",
Làm ta, làm của ta là si tâm.
Ấy là "Bất tịnh" mê lầm,
Vậy nên bất tịnh nơi thân nghĩa là:
- "Thân nhơ nhớp chỉ túi da,
Thân là hư giả, cái ta không thành.
Thân của tứ đại đành rành,
Mà không hay biết ôm dành của ta".
Quán thân một dạ thiết tha,
Nhất tâm tỉnh giác nhận ra tỏ tường.
Quyết lòng cắt đứt tơ vương,
Ðừng cho dính líu chẳng nương vọng tình.
Thấy đúng sự thật chính mình,
Là có chánh trí hết sinh buộc ràng.
Tấm thân dù quí hơn vàng,
Biết rồi hết quí không màn nữa đâu.
Nên không còn phải lo âu,
Nay còn mai mất biển dâu chuyện thường.
Một lòng luyện đạo tinh tường,
Sống đời chơn tịnh lên đường độ sinh.
b.- Quán THỌ rõ cảm giác mình,
Nhất tâm tỉnh giác dốc lòng quán sâu.
Lo thân, vì thân từ đâu?
Ấy nhằm phục vụ nhu cầu giác quan.
Thân người ngầm phục năm căn,
Chính là năm Thọ uẩn nằm bấy lâu.
Do đây mưa gió dãi dầu,
Người người đủ cách tìm cầu hiến dâng.
Lúc cảm thọ thấy lâng đâng,
Lòng quên bao nổi khổ tràn óc tim.
Có khi mắt mũi lim dim,
Ðể mà tận hưởng hết niềm đê mê.
Ðến khi quỉ sứ lôi về,
Thì ôi! đã muộn muôn bề dở dang.
Kẻ trí rõ nguy không đang,
Rán công tu quán dứt ngang thọ này.
Quán Thọ là khổ sâu dầy,
Thọ như mồi cá béo đầy mùi hương.
Thọ như thuốc độc bọc đường,
Vướng vào phải thọ hết phương vẫy vùng.
Nếu ai là đấng anh hùng,
Hãy mau huân quán tiêu dung thọ này.
Canh phòng cẩn mật từ rày,
Theo Phật dạy, nhớ hãy bày trận mau.
Rải tâm dòm ngó trước sau,
Chú nào lấp ló nắm đầu loại ngay
Mắt, mũi, miệng, lưỡi, thân tai,
Thọ nào dáo dác là đay lên đầu.
Chớ để cho nó diễn lâu,
Ở vào thế chủ đâu đâu cũng mình.
Với thọ lạc biết lạc sinh,
Nếu là thọ khổ hãy minh xét liền:
"Thọ khổ sinh, Thọ khổ sinh"
Không thọ lạc, thọ khổ mình biết không.
Không thọ lạc, thọ khổ không,
Dõi theo cảm giác khắp trong thân này.
Ở căn tự diễn tự bày,
Hay do duyên cảnh bên ngoài mà nên.
Hoặc bên trong vọng dấy lên,
Thảy đều biết rõ thọ tên, thọ gì.
Không lững quên, không ỷ y,
Rõ ràng mồn một từng ly từng hồi.
Như cầm một ngọn đèn soi,
Luôn luôn bật sáng trông coi soát rà.
Thọ là vật chất sinh ra,
Hay thọ chẳng vật chất là không không.
Phải biết rõ ràng có không,
Biết ra hiểu rõ là không Tánh rồi.
Thọ chỉ là giả có thôi,
Gốc nguồn chỉ tại tâm thời mà ra.
Tâm sanh, thọ chính là ma,
Tâm diệt, thọ hết làm cha làm trời.
Cảm giác làm chủ được rồi,
Không theo thọ cảm hưởng đời chánh chơn.
Chánh trí, chánh niệm là hơn,
Theo dòng trí tuệ làm nhơn thoát trần.
Sống đời chơn lạc an thần,
Vui niềm thanh tịnh dưỡng chơn an nhàn.
c.- Quán TÂM xét rõ phan duyên,
Lằng nhằng dính mắc tâm lan khắp lòng.
Tâm làm điên đão khôn lường,
Khổ sinh, biển khổ, khổ dường xé thân.
Quán tâm đối trị khổ tâm,
Nhác trông một dãy liên hoàn mà thôi.
Bằng quan sát ấy có Tôi,
Tánh giác làm chủ, tôi soi tôi hoài.
Cái tâm giờ đã phân hai,
Có tâm soi, tâm bị soi rõ rành.
Phá tâm như phá tường thành,
Tâm soi giữ chặt luôn dành thượng phong.
Nhắm một chỗ cố soi thông,
Ðược thông một lỗ dễ trông dễ nhìn.
Từ đây soi phá rộng thinh,
Phan duyên tâm ấy dễ nhìn dễ trông.
Thì ra nhiều niệm thành dòng,
Niệm như viên gạch ở trong bờ tường,
Gỡ lần gạch niệm cho thường,
Niệm nào dấy khởi tỏ tường chiếu soi.
Thấy rõ tâm niệm loi nhoi,
Chúng là sinh diệt, diệt rồi lại sinh.
Bao nhiêu sinh diệt hại mình,
Thất điên bát đảo duyên sinh ấy mà.
Cái dòng tâm niệm la đà,
Ấy vô thường pháp một nhà Nhân duyên.
Vô thường nên chẳng đứng yên,
Quán tâm nên rõ căn nguyên như vầy.
Vô thường xao xuyến chuyển lay,
"Bất an" nên khổ, mạnh tay đập liền.
Ðập liền cho hết đảo điên,
Lầm than nghiệp chướng tiền khiên sạch làu.
Hãy minh chiếu rọi mau mau,
Ðâu là tâm vọng, tâm nào phá ta?
Tỉnh soi, giác biết chiếu va,
Tâm Tham đó hả? - Hãy ra đi nào.
Tâm Sân đứng đó hay sao?
Cút đi cho khuất nay tao không dùng.
Tâm Si thủng thỉnh thung dung,
Ði! đi! đi khuất mắt đừng lì nha!
Ðắc thắng ta cười ha ha!
"Vui à! vui à!" "Hay ra" tức thì,
"Buồn à! buồn à!" "Tỉnh đi!"
"Không vui, không buồn". biết y rõ ràng.
"Loạn" biết "Loạn", "An" biết "an",
Có "ràng buộc" rõ ràng đang "buộc ràng".
Có chi hay nấy đường hoàng,
Là tâm "giải thoát" giác càng gấp hơn.
"Giải thoát" giải thoát sạch trơn,
Không tâm gì cả, không sơn màu nào.
Như vậy tâm mới sạch làu,
Tâm sạch, lòng trắng phau phau nõn nà.
Ấy là đúng pháp Phật đà,
Lại thêm huân quán tâm ta ba vòng.
Vòng ngoài, vòng giữa, vòng trong,
Ba nơi không mắc, ba vòng không vương.
Ba thời cũng chẳng chỗ nương,
Ðều là tâm vọng huyễn trường chớ vương.
Hãy thôi chớ khá luyến thương,
Vô thường tánh ấy chơn thường đó thôi.
Thấu rõ chánh lý này rồi,
Giữ quyền làm chủ thật tôi sẵn này.
Niệm sạch rồi tâm thật bày,
"Vô sinh, vô diệt" tâm này thật ta.
Từ đây chánh trí bật ra,
Chánh niệm luôn giữ thì ta hết sầu.
Ưu bi khổ não đau đầu,
Từ đây thôi hết giải dầu gió mưa.
Sống đời hạnh phúc Phật thừa,
Chơn thường trải khắp nhặt thưa vĩnh hằng.
4.- Quán PHÁP cẩn thận nhớ rằng,
Ðể thấy vô ngã hết xằng chấp duyên.
Hầu trừ cái bệnh đảo điên,
Pháp có chủ tể là Tiên là Thần.
Hay là thiệt có thiệt chân,
Là có tự tướng tự thân còn hoài.
Có cố định không tàn phai,
Là những thứ chấp rất sai rất lầm.
Nên chi thống khổ thân tâm,
Giờ đây tu tập hành thâm quán này.
Pháp là muôn thứ giữa đời,
Từ người đến vật cả trời pháp thôi.
Pháp to nhứt ấy bầu trời,
Pháp nhỏ có lỗ kim li ti trùng.
Pháp to, pháp nhỏ không cùng,
Lại có pháp tánh pháp dùng để tu.
Pháp hữu vi, pháp vô vi,
Trùng trùng muôn thứ, pháp thì vô biên.
Vạn pháp sinh từ nhân duyên,
Nhiều nhân kết hợp quyện nên vật hình.
Vật nào cũng bởi duyên sinh,
Từ không thành có, có hình thái ra.
Duyên sinh nên lại tiêu ma,
Bốn tướng Thành, Trụ, Hoại và Không không.
Sanh, Trụ, Dị, Diệt chung đồng,
Bốn tướng như vậy là không thiệt rồi.
Vật không thiệt, chủ tể ai?
Ai là chủ vật? Chủ này là ai?
Thế nên nói chủ là sai,
Cái nhà là pháp, vậy ai chủ nhà?
Thợ chăng? Chủ hộ? Ai là?
Chủ nhà, thợ chỉ dựng nhà mà thôi.
Không cây lá... thợ giỏi gì,
Thế nên chủ thợ vậy thì hai nhân.
Nhân duyên sanh tạo là chân,
Cái nhà không chủ, tự thân Không rồi.
Nên nhà nào phải của tôi,
Khi duyên sinh nữa, nhà ôi! tan tành.
Thành, Trụ, Hoại, Không đành rành,
Có sao chấp pháp tham dành của tôi.
Pháp không chủ, không thật rồi,
Ấy không tự tướng, giả thôi, thật gì?
Vậy pháp chẳng cố định chi,
Có rồi mất đó thiên di đổi dời.
Hãy nên quán pháp trên đời,
Ðều là như vậy khắp trời đâu hơn.
Lý này đúng đắn thiệt chơn,
"Quán pháp vô ngã" hết trơn đau buồn.
Quán pháp, quán sát luôn luôn,
Quán pháp tận nguồn ấy phải từ tâm.
Quán tâm, pháp quán tinh thâm,
Triệt hạ "chủ tể" trọng tâm quán này.
Căn trần tỏ rõ phân bày,
Ngũ uẩn các cái phải hay thấu tường.
Không một pháp có thể vương,
Pháp là không thực chớ nương vin vào.
Bất cứ một pháp tâm nào,
Cũng sinh từ niệm, cũng trào từ tâm.
Khác nào mây nổi trời râm,
Mờ đi trong sáng làm thâm bầu trời.
Pháp tâm nếu chấp vậy thời,
Tánh trong tỏ sáng mất rồi còn đâu.
Tâm u tối phải khổ sầu,
Biết vậy buổi đầu sớm phá pháp tâm.
- Sắc pháp trần, tâm pháp căn,
Căn rõ căn, trần rõ trần, hai không.
Biết căn không, chủ trần không,
Cả hai không chủ ai hòng dính ai.
Không chủ ai người bắt tay,
Chỉ như không (0) cộng (+) không (0) thảy là không (0).
Không thành toán số "Dê-rô" (Zéro),
Ðây là giải thoát, Nam mô Phật đà.
Thực hành pháp cho được là,
Phải quán năm uẩn thấy va cho tường.
Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức vương,
Duyên chặc thành Ấm thân thường quậy ta.
Cột ta thật khó thoát ra,
Sắc, là thân xác thịt da đầu mình.
Thọ, cảm giác của thân hình,
Có nơi mũi, lưỡi, mắt nhìn, tai da.
Tưởng, là nghĩ ngợi, vọng ra,
Hành, lan man chuyển như là phim xoay.
Thức, phân biệt có kia đây,
Gây nên bao việc thị phi khổ đời.
Ðã biết năm uẩn thế rồi,
Giờ xem chủ uẩn phải tôi không nào.
Sắc, là bốn đại họp vào,
Không phải tôi rồi, Thọ cao bay thôi.
Tưởng, hư vọng chẳng phải tôi!
Hành, vô thường tôi vốn vậy hay sao?
Thức, có từ bốn nương vào,
Nên thức chẳng thật, tôi nào là y?
Năm uẩn tôi không là chi,
Cũng chẳng năm uẩn, vậy thì chủ ai?
Một trong năm món nào đây?
Là Sắc, là Thọ, Tưởng hay Thức? Hành?
Món nào "chủ tể" vòng thành?
- Tấm thân năm uẩn duyên sanh nên mình.
Nhân duyên sanh khởi chúng sinh,
Sanh ra dường có thật tình thì không.
Tánh duyên khởi ấy tánh Không,
Nên chi năm uẩn là không chủ nào.
Uẩn không chủ tể nương vào,
Thế nên uẩn rã, uẩn nào nấy đi.
Uẩn tan thân hoại hết si,
Pháp uẩn vô ngã sầu bi không còn.
Tham, Sân theo đó tan mòn,
Mạn, Nghi... các thứ thành không cả rồi.
Tập nhân diệt sạch còn chi,
Các pháp khác nữa còn gì hay chăng?
Hết! Hết! Chẳng còn lăng xăng,
Tâm lăng xăng bặt, Niệm lằng nhằng không.
Còn gì? còn gì? còn không?
- Còn lòng trống vắng, Tánh Không hiện tiền.
Tánh không trải khắp tam thiên,
Nhập hòa pháp giới ấy thiền định sư.
Giờ đây tâm cảnh nhất như,
Chánh trí, chánh niệm, hư minh hiện tiền.
Ðắc thành Chánh giác, bậc hiền,
Hết khổ, hết não ưu phiền sầu bi.
Ấy là chơn ngã vô vi,
Thân tâm tự tại bước đi giữa đời.
Tiêu dao khắp đất cùng trời,
Tùy duyên hóa độ giúp người hết mê.
Ðường đi trên lối trở về,
Quê hương giác ngộ Bồ đề phải chuyên.
Phải có phương pháp trợ duyên,
"Tu mù luyện quán" không nên không thành.
Phật đà đã dạy rõ rành,
Ngài nói các pháp để dành cho ta.
Pháp có "pháp môn" đó mà,
Và là "phương pháp" dạy ta thực hành.
"Tứ niệm xứ" pháp tốt lành,
Nhưng phải biết hành mới sớm thành công.
Không biết cách khó làm xong,
Như con dao tốt mà không biết xài.
Thật uổng phí lại đứt tay,
Nếu như biết cách thì hay vô cùng.
Việc này đức Phật dạy chung:
"Pháp Tứ niệm xứ hành chừng bảy năm.
Hoặc bảy ngày nếu khéo chăm",
Vậy nên phải biết "khéo" nằm ở đâu?
Khéo ở "biết cách" huân tu,
"Pháp hành" thật tốt công phu phát liền.
Việc này phải biết trước tiên,
Ấy là sáu nhóm đứng kiền sau đây:
Là "Tứ chánh cần" rất hay,
"Tứ như ý túc" pháp này thậm thâm.
"Ngũ căn", "Ngũ lực" hùng tâm,
Bật lên "Thất giác chi" thần diệu hơn.
"Bát chánh đạo phần" chí chơn,
Tứ niệm xứ thuốc cao đơn đại tài.
Nhưng phải biết cách thức xài,
"Cách thức" là sáu anh tài này đây.
Sáu anh tài nhớ níu tay,
Ðứng cho gián cách mất hay việc mình.
Việc mình là việc "Tử sinh",
"Thuốc", "cách" hai việc tận tình triển khai.
Dù cho trăm đắng nghìn cay,
Nhớ giữ cho vững chí này mới nên.
"Cách" là phương pháp nêu trên,
Phải bám cho chắc đừng quên món nào. 2.- TỨ CHÁNH CẦN"Tứ
chánh cần" nhớ dùng vào,
Ấy là bốn việc siêng cao cấp mà.
a/- Siêng năng ngừa ác cho ta,
Ác chưa sanh chớ sanh ra hại mình.
b/- Siêng năng diệt ác đã sinh,
Ác có rồi phải nhiệt tình diệt đi.
c/- Siêng sanh điều lành một khi,
d/- Ðiều lành đã phát vậy thì phát thêm.
- Ác là trạo cử, thùy miên,
Hôn trầm, tán loạn, niệm quên tu trì.
Hay là vô ký không ghi,
Các thứ xấu ấy bỏ đi tức thì.
Chưa sanh chớ để sanh chi,
Ra công nhớ lấy được thì tiến lên.
- Lành không các thứ nêu trên,
Lòng thích phấn chấn như lên thiên đàng.
Vui tỉnh giác luôn rõ ràng,
Sáng suốt hàng phục muôn ngàn tâm ma.
Dạng nào cũng phải nhận ra,
Ðịnh an - Huệ phát cũng là lành sanh.
Lành sanh chớ khá dừng sanh,
Sanh đến khi thành ông Phật mới thôi.
Chưa thành Phật hãy chưa rồi,
Con đường đến Phật xa xôi không cùng.
Hãy nhớ như thái không trung,
Không có bờ mé không chung cực nào.
Lành sanh, sanh mãi không nao,
Duyên ác cần tránh mau mau xa rời.
Nên giới cần giữ không lơi,
Tự mình phong tỏa không dời đổi chi.
Các ác chớ làm chớ ghi,
Các thiện làm hết không gì không nên.
Ác, thiện phân rành chớ quên,
Lầm ác và thiện là duyên ác rồi.
Nên thận trọng khéo xét soi,
Giữ ý trắng sạch mà coi rọi mình.
Biết thiện ác rất phân minh,
Nhưng không chấp thiện, thù tinh ác gì.
Giữ tâm bình đẳng thị phi,
Nhân quần đối xử tâm thì chẳng hai. 3.- TỨ NHƯ Ý TÚC"Tứ như
ý túc" hay thay,
Bốn điều để được như y ý mình.
a/- Dục, tha thiết muốn đinh ninh,
Rất mong thực hiện pháp mình chọn tu.
Muốn quyết liệt muốn công phu,
Ðây là yếu tố hàng đầu việc tu.
b/- Tinh tấn, siêng năng công phu,
Yếu tố cần thiết để tu nhanh thành.
Bao nhiêu ma oán bao quanh,
Khởi được tinh tấn tan tành ma binh.
c/- Nhất tâm, một dạ bình sinh,
Quyết lòng thực hiện pháp mình đang tu.
Mặc cho mưa nắng dãi dầu,
Một lòng đã thệ không đầu hàng ma.
d/- Quán công phu đến tối đa,
Phát huy niệm xứ tuôn ra đến cùng.
Tỉnh giác quán chiếu tập trung,
Soi phá đối tượng tiêu dung vọng tình. 4.- NGŨ CĂN"Ngũ
căn" nền tảng năm linh,
a/- Tín, niềm tin vững chắc tin tâm mình.
Tin pháp môn tin huệ sinh,
Tin sâu nhân quả, nhân minh quả thành.
Tin nghiệp ác chuyển nghiệp lành
Tin tu sạch nghiệp được sanh Bồ đề.
b/- Tấn, tiến tới chẳng lui về,
Một lòng luyện đạo không hề lãng xao.
Dù cho có chướng ngại nào,
Vẫn không lùi bước tiến vào phá tan.
c/- Niệm, ghi nhớ pháp tâm an,
Chuyên trì niệm Phật, Pháp, Tăng niệm lành.
Niệm trí huệ phá mê sanh,
Niệm Tứ niệm xứ diệt nhanh vọng tình.
d/- Ðịnh, lòng không lay động sinh,
Pháp tu giữ vững lòng mình kiên trinh.
Non mòn, biển cạn mặc tình,
Lòng này đã định, niệm sinh đâu còn.
e/- Huệ, sáng tỏ pháp vẹn tròn,
Rõ Tứ niệm xứ không còn ngờ nghi.
Huệ sanh soi rõ lối đi,
Ði lên bến giác xa rời vô minh. 5.- NGŨ LỰC"Ngũ lực" năm sức
mạnh sinh,
Ấy là nền tảng căn hình thành đây.
Năm căn như thể tay này,
Năm lực như sức mạnh tay khác gì.
a/- Tín lực, sức mạnh diệu kỳ,
Củng cố ý chí gan lỳ tử sinh.
b/- Tấn lực, mạnh tiến hết mình,
Ðạp bằng chướng ngại quyết tình tiến lên.
c/- Niệm lực, nhớ mãi không quên,
Pháp lành lòng khắc ghi tên tạc hình.
d/- Ðịnh lực, sức kiên định sinh,
Không mê, không loạn, nhiệt tình không lay.
e/- Huệ lực, bật sáng mạnh thay,
Pháp tu đã tỏ trí rày mạnh sinh. 6.- THẤT GIÁC CHI"Thất giác
chi" pháp thần tình,
Gồm có bảy bước điển hình sau đây:
Trạch, Tấn, Hỷ, Khinh an này,
Và Niệm, Ðịnh, Xả, y vầy công phu.
Theo thứ tự thực hiện tu,
a/- Trạch pháp, chọn lựa pháp từ tách phân,
Pháp nào hiệp lý hiệp chân,
Cũng vừa trình độ cơ căn của mình.
Là Tứ niệm xứ hợp tình,
b/- Tinh tấn, tiến tới chuyên tinh thực hành.
Ra công nhân phải thiện lành,
Phấn chấn tinh thần ắt sẽ thành công.
Siêng năng nhưng phải rõ thông,
c/- Hỷ, vui tươi tắn lòng không muộn phiền.
Tỉnh tuồng sảng khoái hành Thiền,
Công phu phải nhớ lòng chuyên vui này.
Hỷ là nhân để quả dầy,
d/- Khinh an, yên nhẹ như mây vương trời.
Nhẹ nhàng thư thả thảnh thơi,
Ra công quán xét pháp thời phải êm.
Khinh an nhân quả phụ thêm,
Tinh tấn phải khéo như trên mới thành.
Là phải có Hỷ - Khinh an,
Ðây là nhân để thành toàn pháp tu.
An vui thành quả công phu,
Hãy nên nhớ lấy cách tu như vầy.
e/- Niệm, tưởng nhớ pháp tu này,
Niệm Tứ niệm xứ quán dầy, quán sâu.
Giờ đây chánh thức bắt đầu,
Công phu huân quán càng lâu càng thuần.
Nhớ rằng luôn giữ Hỷ - An,
Niệm chuyên liên tục Niết Bàn không xao.
f/- Ðịnh, an tường bất động giao,
Công phu thành tựu lao xao không còn.
Tập nhân đã bị giũa mòn,
Pháp quán vuông tròn Quán - Ðối đều không.
Ngã - Pháp cũng lại tiêu vong,
Giờ đây trống vắng lòng trong sạch rồi.
g/- Xả, buông bỏ xả chấp thôi,
Dù là đắc thắng thành rồi cũng buông.
Hãy "buông thành quả" nhớ luôn!
Phải "Vô sở đắc" mới tròn công phu.
"Xả niệm thanh tịnh" chơn tu,
Không xả bám trụ là ngu chướng mà.
"Sở tri ngu" ấy chính ma,
Cái "Sở tri chướng" oan gia phá nhà.
Chúng đều là phá hại ta,
"Ngủ quên trong chiến thắng" là nguy tai!!!
"Xả" thoát nhân quả không sai,
Hãy cố mà xả, xả thì mới nên.
Hạnh "Xả" là hạnh chớ quên,
Xả Căn, Trần, Thức, xả lên Niết bàn. 7.- BÁT CHÁNH ÐẠO"Bát
Chánh Ðạo phần" an bang,
Là đường tám đúng dẫn đàng Thánh Tăng.
Tám đúng, tám chánh cao đăng,
Ấy: Kiến, Tư, Ngữ ,Nghiệp thăng hoa là.
Mạng, Tinh, Niệm, Ðịnh một nhà,
a/- Chánh kiến, thấy đúng Phật đà dạy khuyên.
Ðúng chân lý, đúng nhân duyên,
Ðúng pháp chính chắn căn nguyên rõ ràng.
Sự thật sao, thấy y chang,
Thấy đúng "Niệm xứ" rở rang pháp vàng.
Hiểu như thật, chẳng mơ màng
Ðúng nhân, đúng quả rõ ràng Tập nhân.
Thấy Tứ Ðế chắc thật chân,
Là pháp giải khổ cứu nhân loại này.
b/- Chánh Tư duy, suy nghĩ hay,
Nghĩ chánh, suy đúng không sai lẽ huyền.
Nghĩ suy đúng lý nhân duyên,
Ðúng pháp vô thường, đúng thiền niệm như:
Là Tứ niệm xứ - Chánh tư,
Suy cho thông suốt, bây chừ ra công.
Phải suy tận lý tận dòng,
Xem xét gốc gác, nhân trong nhân ngoài.
Tận tường chân lý không hai,
Các nghiệp như huyễn mộng dài thế thôi.
Suy cho cuối đất cùng trời,
Tìm xem mộng huyễn, ai người đặt ra?
Dựa theo pháp của Phật đà,
Ra công suy niệm chánh tà huân tu.
Tà bỏ, chánh giữ chọn tu,
Cái nào phải bỏ, công phu cái nào.
Ðâu đó sáng tỏ làu làu,
Suy cùng, nghĩ cạn xới đào vô minh.
Chánh Tư duy để tỏ mình,
Rõ pháp tỏ sáng chân minh đạo mầu.
Tư duy đến chỗ cao sâu,
Là bặt suy nghĩ còn đâu duỗi tìm.
Vô tư rõ biết lặng an,
Tư duy như vầy, ấy "Chánh tư duy".
c/- Chánh ngữ, nói đúng bất hư,
Không luống, không dối, không dư, không thừa.
Chính xác, không lệch, không lừa,
Không lời độc ác, chia lìa cách ngăn.
Lời nghiêm chỉnh chẳng lăng nhăng,
Nói trăng, nói cuội lằng nhằng đảo điên.
Nói chánh trực chẳng quàng xiên,
Cũng chẳng nói dài, liên miên trách dèm.
Chẳng thị phi, chẳng bớt thêm,
Vượt ngoài nhân ngã, một niềm chuyện tu.
Nói Tứ niệm xứ công phu,
Nói về chánh đạo, chớ phù phiếm chi.
Nói dẫn dắt chỉ đường đi,
Ðể người vơi khổ sầu bi, vui lòng.
Nói bằng tâm niệm sạch trong,
Hòa ái, hiểu biết, cảm thông chân tình.
d/- Chánh nghiệp, làm đúng việc mình,
Là người hành đạo chớ chinh pháp lành.
Không sát hại thảy chúng sanh,
Không trộm, không cướp, làm thành cho nhau.
Không tà hạnh chẳng lao chao,
Không vọng dối láo, nhớ trao sửa mình.
"Làm lành lánh dữ" nhiệt tình,
Chăm lo đạo chánh, lo gìn nghiệp tu.
Làm đúng chỉ biết công phu,
Chăm huân, chăm quán phù trì pháp môn
Tứ niệm xứ phải trông nom,
Lo làm cho được, sớm hôm miệt mài.
Chớ làm bậy bạ thày lay,
Tào lao vớ vẫn không ai mượn làm.
Chỉ làm việc quét lòng tham,
Quét sân si nghiệp, trừ ham sắc tài.
Quét tập nhơn, diệt bi ai,
Chăm lo việc Phật, việc đời gác qua.
Việc trí huệ ấy nghiệp nhà,
Phải lo vun quén mới là nghiệp chơn.
e/- Chánh mạng, sống đúng chánh nhơn,
"Trí huệ" là mạng chánh hơn mạng người.
Huệ mạng đời sống cao vời,
Phải biết mà sống cho đời lên hương.
Hương trí huệ, hương chơn thường,
Sanh mạng trí huệ chẳng vương thói đời.
Ðời sống cao, sống tuyệt vời,
Theo gương chư Phật sống đời thiện lương.
Bỏ đi sự sống tầm thường,
Chấp thân, chấp xác sống đường tục gia.
Ðời người có thật đâu là,
Mạng người "bị thịt" nên xa lánh dần.
Sống đời vật chất phàm trần,
Thấp hèn, thô tục chẳng cần điểm trang.
Trang nghiêm huệ mạng làm sang,
Cuộc sống đẹp đem mang giúp đời.
Hãy sống chánh mạng muôn nơi,
Ðẹp đời, tốt đạo trải phơi đạo vàng.
Sống chánh mạng thật rõ ràng,
Là hành "Tứ niệm xứ" hằng sát na.
Vậy là đúng ý Phật đà,
f/- Chánh tinh tấn, siêng đúng là siêng chơn.
Siêng thực hiện pháp tu hơn,
Siêng hành Phật đạo, tạo nhơn Niết bàn.
Siêng tu "Niệm xứ" pháp vàng,
Luôn luôn hành thiện, chẳng màn lợi danh.
Phá Ấm Giới, Nhập tan tành,
Siêng năng đập phá lũy thành Tập nhơn.
Giải trừ Tập nghiệp tham, sân,
Tiêu tan phiền não, diệt màn vô minh.
Siêng lo xây dựng công bình,
Không hai tâm nữa, không mình kia đây.
Xóa đi biên giới tao, mầy,
Siêng hành đẳng quán giữa này và kia.
Siêng dậy sớm, siêng thức khuya,
Chăn tâm, giữ niệm, chẳng lìa giác tâm.
Siêng chánh quán, siêng hành thâm,
Siêng làm Phật sự, siêng tầm pháp sâu.
Siêng phát triển Trí - Hạnh mầu,
Siêng lo Tam Bảo được lâu, được dài.
Siêng và siêng mãi, siêng hoài,
Ðộ thoát mình người, không nài gian lao.
g/- Chánh niệm, nhớ nghĩ đúng vào,
Pháp tu quán niệm, pháp nào cũng chuyên.
"Bốn niệm xứ" một lòng nguyền,
Tâm luôn nhớ giữ hằng duyên nương vào.
Nhớ! nhớ! dù có ra sao,
Niệm nào, niệm nấy chẳng nao chẳng sờn.
Luôn luôn khắc niệm pháp môn,
Lòng hằng chăm chỉ, tâm khôn nghĩ gì.
Dù ngồi, dù đứng, dù đi,
Nói nín, động tịnh nhớ ghi không rời.
Tiến tới nhứt niệm không lơi,
Chỉ tâm này! chỉ tâm ni! rặc ròng.
Toàn không niệm khác sạch lòng,
"Nhất tâm chánh niệm" quyết xong việc mình.
Tập trung quán niệm tận tình,
Một lúc nào đó tâm mình sạch duyên.
Trong ngoài thôi hết đảo điên,
Lặng trong bặt nghiệp, pháp Thiền thành công.
Ấy là chánh niệm tâm không,
Tập nhân lặng hết, lòng không muộn phiền.
Khổ đau thôi hết kiền kiền,
Lòng an, Trí sáng, Tâm thiền thái hư.
h/- Chánh định, không loạn nhất như,
Một lòng không loạn quyết từ đây tu.
Không thay, không đổi công phu,
Ra công bám trụ pháp tu không rời.
Không hướng khác, chỉ một thôi,
Lập trường xác định đời tôi nguyện gìn.
TỨ NIỆM XỨ đã xác tin,
Thề không lay chuyển nguyện xin thọ trì.
Giữ chặt chăm hẩm bất ly,
Ôm pháp mà ngủ, ôm ghì luôn luôn.
Một lòng không loạn, không buông,
"Nhất tâm chánh định" luôn luôn phò trì.
Ðịnh sanh, Huệ chiếu phá si,
Tham, sân đâu nữa luôn thi triển hoài.
Huệ soi, Ðịnh lặng hay thay,
Ðịnh an, Huệ tỏ chẳng phai trong lòng.
Ðịnh - Huệ qua lại tâm trong,
Công phu này phát tưởng mong chi còn.
Bao vọng tưởng được dũa mòn,
Pháp môn Ðịnh Huệ vuông tròn tâm không.
Mộng tưởng, điên đảo đều vong,
Vô minh sạch bóng, lòng trong sáng ngời.
Ðến đây không uổng một đời,
Ra công thiền định tuyệt vời Như Lai.
TÁM CHÁNH con đường không hai,
Gom vào "NIỆM XỨ" triển khai pháp hành.
Có vậy pháp mới thật lành,
Trọng tâm "Niệm Xứ" chóng thành quả chơn./-
TÁN THÁN PHÁP TỨ ÐẾ
Tứ Ðế,
một pháp thật hay. Ðúng là Diệu - Diệu Ðế.
Tứ Ðế,
quả là một con đường đưa đến đạo Thánh - quả Thánh. Ðúng là Tứ
Thánh Ðế.
Pháp Tứ
Ðế vì vậy xứng là:
-"Vô
thượng thậm thâm vi diệu pháp" (Vòi vọi rất sâu pháp thật hay).
Với pháp
này, đức Phật đã nêu lên cõi Tịch diệt qua Diệt đế. Ðức Phật đã
nêu lên cõi Niết bàn. Ðây là nêu lên cõi Phật. "Nêu lên" để
cho tất cả cùng thấy - thấy cõi Phật. Thấy cõi không một chút khổ
đau, là cõi an vui trọn vẹn, vắng bặt hoàn toàn bóng dáng Tham, Sân, Si,
phiền não, vô minh. Vắng mất Tập Nhân!
Nêu lên
cõi Phật là nêu lên tánh Phật, giòng giống Phật (họ Phật).
Nêu lên
"tánh Phật" để người chịu nhìn, thấy được họ mình, giòng
giống mình - Thấy được tánh Phật.
Thấy
"tánh Phật", tức thấy Phật chủng. Thấy được mình là giòng giống
Phật.
Biết được
mình là giòng giống Phật, tức rõ mình được giòng giống Giác.
Giòng giống
Giác là giòng họ an vui, hạnh phúc trọn vẹn. Vì giòng giống này ngự trị
khắp cả đất trời, khắp cả tam thiên đại thiên thế giới. Giòng giống
này vì thế là của báu đầy ắp cả mười phương, không một giòng họ
nào có thể sánh được.
Và giống
Phật, giòng Giác có tuổi thọ ngang trời đất - Vô lượng thọ, nên
không có sanh, già, bệnh, chết trong đó. Ðây là giòng họ Vô sanh, vô diệt,
thường còn bất biến.
Lại là một
giòng họ đầy ánh sáng - Vô lượng quang. Ánh sáng chói tỏa rạng ngời
khắp tam thiên, vượt hơn cả mặt trời, mặt trăng trong thái dương hệ.
Nên không có một bóng tối nào trong đó. Ðây là giòng trí huệ siêu việt
sáng soi không ngằn mé, luôn hiện hữu.
Giòng họ
này lại đầy đủ muôn ngàn công đức - Vô lượng công đức. Công đức
chan rải cho khắp cả muôn loài, đem lợi ích cho tất cả chúng sanh. Công
đức này không bao giờ hao hụt, khiếm khuyết. Công đức tràn đầy như
hư không trùm khắp. Nên công đức đến chúng sanh thật đầy đủ, thật
viên mãn, không có lẫn tiếc.
Qua Tứ Ðế,
đức Phật nêu lên "Tánh Phật" để hàng đệ tử hữu duyên đón
nhận mà tiếp nối giống Phật chủng, tiếp nối giòng giống Phật. Có sự
tiếp nối mới không làm đoạn giống, tuyệt giòng Phật. Người nhận
được chính là con Phật - là Phật tử. Người này là con mắt sáng trong
hàng Trời Người, để dẫn đạo trời người, những ai cần ra khỏi đêm
dài sanh tử, cánh rừng vô minh dầy đặc. Người có được như vậy mới
xứng gọi là "Báo ơn Phật".
Quy y Phật
là cốt nối giòng giống Phật, nối Phật chủng.
Ðây cũng
là vì chúng sanh mà phải như vậy.
Thế nên,
khi đức Phật đã "nêu lên" thì hãy dồn hết Thân tâm đón nhận.
"Dồn
thân tâm" chính là "Xả thân tâm".
Hãy khéo
xả thân tâm đón nhận.
Hãy hồn
nhiên đón nhận, chớ có phụ lòng đức Từ Phụ.
Ðức Phật
đã thương chúng sanh biết bao, đã khéo léo làm sao, vì muốn cứu độ chúng
sanh khỏi khổ sanh tử nên nêu lên pháp Tứ Ðế. Ngài đã nêu lên một
cách rõ ràng về Diệt đế. Nêu lên để chỉ cho kho báu vô tận, mà từ
kho báu này có thể tạo cho mình một cõi an vui tột cùng - một cõi Cực lạc...
Ðức Phật
đã TỪ BI, đã TRÍ HUỆ và PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO là vậy, ta nỡ cô phụ
Ngài sao?
Ngài đã
ÐẠI TỪ, ÐẠI BI khai đại phương tiện là vậy, hãy thấy đây là việc
hy hữu, ít có nhất trên thế gian. Ðược thấy sự khai thị này, vì thế
phải hiểu là ta có "Ðại Phước". Phải hiểu đây là con rùa mù
ngoài biển cả ngàn năm vớ được bọng cây. Vì vậy hãy khéo xả tất cả
"Kiến chấp" đã có để đón nhận.
- Ôi!
Pháp Phật mầu diệu biết bao. Ðúng là "Diệu pháp".
"Diệu
pháp" này nở ngay thân tâm bất tịnh này, giống như hoa sen thơm đẹp
nở trong bùn lầy.
Thế mới
hay, chẳng những năm anh em Kiều Trần Như đã hoan hỷ đón Phật đà. Các
vị đã nở nụ cười tươi tắn, hồn nhiên như nụ cười đầu đời của
đứa bé được mụ bà dạy, sau khi nghe đức Phật nêu lên pháp Tứ đế,
nêu lên đóa hoa Niết bàn.
Và Ngài
Ca Diếp cũng nở nụ cười già trước cành sen vàng trong tay đức Phật,
khi Ngài nêu lên. Việc này nay đã trở thành huyền thoại - một huyền thoại
sâu xa. Huyền thoại này làm nát tim, nát óc của những ai muốn biết đến
việc bí mật giữa đại chúng này.
Chao ôi!
"Huyền thoại" hay "Bạch thoại"?
- "Huyền"
và "Bạch" cũng đều kỳ diệu, cũng đều giá trị phi thường.
Ðó là "cái thật" nhất trên cõi đời gió bụi này, là cái thật
nhất ngay nơi ta.
"Sự
thật" này, "Ðế" này nói sao cho cùng, nói sao cho tột. Ôi! DIỆT
ÐẾ! Ôi! ÐẠO ÐẾ! Ôi! DIỆU ÐẾ cao thâm, lợi ích Trời Người biết
bao cùng.
Thân tứ
đại của Phật dù có chết, dù có ra tro bụi, nhưng Diệu Pháp của Ngài
vẫn đọng lại cõi Ta bà, vẫn hiện hữu trong lòng người con Phật. Vì
đây là "ÐẾ".
Hư không dù có hao mòn,
Tâm này "Diệu Ðế" hãy còn sáng soi.
Nam Mô Phật,
Nam Mô Pháp, Nam Mô Năm Tôn giả Kiều Trần Như, Nam Mô Tôn giả Ma Ha Ca Diếp,
Nam Mô tất cả Tăng già.
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Ðệ tử và chúng sanh
Ðều trọn thành Diệu Ðế
* * * *
(Trích dẫn: VƯỜN
NAI, Biên soạn: HUYỀN LINH,- 1999 PL. 2542).
Mừng Phật đản, nhớ ơn Từ Phụ. (15-04-2546).
Sưu tầm và đánh máy: Thanh Sơn.(VA. 2002)
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/phaptude.htm
|
|