XXIV BIỂU ĐỒ GIẢN LƯỢC BA MƯƠI BẢY PHẨM ĐẠO:
Từ trong Đạo đế của Tứ đế, Phật Đà khai thị ra loại
pháp môn tu tậpThánh đạo cơ bản, gọi là 37 phẩm đạo, cũng gọi là pháp
của 37 phần Bồ đề.
[
Chú giải]:
1.
Pháp
quán bốn loại của Tứ niệm xứ:
bốn loại này đều
dùng lực lượng huệ quán để giữ gìn tâm niệm thường trụ trong đạo pháp,
khiến cho tâm được chánh niệm, không tà.
2.
Tứ
chánh cần :
tức là tinh tấn
cần lao, là tu tập bốn loại đạo pháp, rất là thù thắng, dùng để đốc thúc
thân, khẩu, ý đoạn ác sanh thiện. Cũng gọi là Tứ chánh thắng. Sức trí
tuệ lúc này đã tăng nhiều nhưng sức thiền định rất bạt nhược.
3.
Tứ
thần túc :
tức là dùng bốn
loại định lực để nhiếp tâm, khiến cho định, huệ được tương đồng, thần
lực được dồi dào, sở nguyện đều được đủ. Dục thần túc là mong cầu dục
lạc. Cần thần túc là tinh tấn không ngừng. Tâm thần túc là nhất tâm
chánh niệm. Quán thần túc là tâm bất phân tán.
4.
Ngũ
căn ngũ lực
: là tên được đặt
theo trình độ sâu cạn. Như sự tăng trưởng về tín căn, phá được các lòng
tin tà vạy thì gọi là tín lực. Cho nên ngũ căn là căn bản để sanh ra
thánh đạo. Ngũ lực là chủ lực để tăng trưởng thánh đạo. Kinh Phật nói:
“Có năng lực sanh thiện pháp, cho nên gọi là căn. Có năng lực phá ác
pháp, cho nên gọi là lực.
-
Ngũ căn
1)
Tín căn
: Tin tưởng
đạo lý và kềm chế được sự ham muốn khoái lạc đối với các tà pháp.
2) Tấn căn: Tin tưởng cách lý giải về các pháp thiện nên càng tinh
tấn gấp bội.
3) Niệm căn: là nhớ lại chánh đạo, không quên chánh pháp.
4) Định căn: là nhiếp tâm chánh đạo, tương tục không phân tán.
5) Tuệ căn: là chọn lọc rõ ràng, suy nghĩ chân lý.
-
Ngũ lực :
1)
Tín lực:
tin tưởng căn tăng thượng, cho nên có thể phá chướng ngại về nghi hoặc.
2)
Tấn lực:
đi vào căn tăng thượng, cho nên có thể phá giãi đãi.
3)
Niệm lực:
niệm căn tăng
thượng, cho nên có thể phá hôn ám.
4)
Định lực:
định căn tăng thượng, cho nên có thể phá tán loạn.
5)
Tuệ lực:
tuệ căn tăng thượng, cho nên có thể phá ngu muội.
Lại vì
ngũ căn; ngũ lực dùng trí tuệ làm chủ để hiển thị tín tâm. Cho nên chữ
tín để đầu, chữ huệ để sau.
-
Thất bồ đề
phần : được nói rõ như sau :
1)
Trạch pháp bồ đề phần _ dùng trí tuệ để chọn pháp thực hay giả.
2)
Tinh tấn bồ đề phần _ dùng tâm dõng mãnh để nổ lực hành chánh pháp.
3)
Hỷ bồ đề phần _ tâm đắc thiện pháp mà sanh hoan hỷ.
4)
Khinh an bồ đề phần _ trừ bỏ thân tâm phiền não nặng nhọc để được khinh
an.
5)
Niệm bồ đề phần _ nhớ rõ định huệ, khiến định huệ được tương đồng.
6)
Định bồ đề phần _ tâm suy nghĩ về một cảnh mà không tán loạn.
7)
Hành bồ đề phần _ xả bỏ các vọng ngữ xằng bậy, càng làm thêm việc ích
lợi.
8) Thất bồ đề phần _ còn gọi là Thất
giác chi. Ở trong 37 phẩm đạo được gọi là Độc giác. Nguyên nhân chính là
chúng ta chưa được giác ngộ từ khi chưa tu Tứ niệm xứ cho đến khi tu
ngũ căn. Nhưng đến sau khi tu Bát chánh đạo thì đã được giác ngộ. Theo
cách tư duy thì trong khi tu Thất giác phần do mê mà ngộ, do chưa giác
mà giác, cho nên được gọi là Độc giác.
9)
Bát chánh đạo _ là dùng chánh kiến làm đầu. Tức là cho rằng chánh kiến
rất trọng yếu. Vì đã có chánh kiến mới có thể có nhận thức chính xác về
sự và lý. Đúng là có khả năng phá được cái biết tầm thường và cái thấy
tầm thường của sự chênh lệch vọng ngữ xằng bậy mà ngộ nhập chánh đạo.
10) Hữu lậu _ có phiền não, cũng
gọi là hữu vi.
11) Vô lậu _ thanh tịnh không
phiền não, cũng gọi là vô vi.
XXV GIẢI THÍCH GIẢN LƯỢC VỀ TỨ NIỆM XỨ :
Lúc Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, Ngài nói với A Nan Đà và chúng Đệ tử
rằng: “Sau
khi ta nhập diệt, Tỳ kheo các con nên nương vào Tứ niệm xứ mà an trụ”.
Trong Phật pháp rộng lớn, Đức Phật vì sao chỉ nói an trụ ở Tứ niệm xứ?
Đó là vì chúng sanh có bốn loại vọng kiến điên đảo :
1.
Duyên thân thì chấp tịnh.
2.
Duyên thọ thì chấp lạc.
3.
Duyên tâm thì hằng còn.
4.
Duyên pháp thì chấp ngã.
Nếu
như không tiêu trừ bốn vọng kiến điên đảo theo sự lưu chuyển của phàm
tục này thì phiền não chồng chất. Do đó, Phẩm trọng yếu nhất trong 37
phẩm đạo là Tứ niệm xứ, là phẩm đối trị bốn vọng kiến điên đảo này. Vì
sao gọi là Tứ niệm xứ? Tứ niệm xứ được thuật đơn giản như sau :
1) Thân niệm
xứ _
Quán thân bất tịnh: là dùng huệ lực tu quán bất tịnh để đối trị vọng
kiến điên đảo của “ Duyên thân chấp tịnh”. Thử nghĩ thân thể chúng ta
thì không phải rất thanh tịnh sao ? Bất cứ là bạn trang sức xem đẹp như
thế nào, nhưng lúc mồ hôi của bạn đầy khắp thân, bạn liền có cảm giác
mùi hôi khó chịu. Huống gì các loại tiểu tiện, nước mủi, nước bọt… đều
là bất tịnh. Người ta sau khi chết, mọi người lại sợ thấy người chết.
Thi thể sau khi chết hẳn thì mụt nát, khắp thân sinh vòi, xương răng,
xương tủy bị gậm, cuối cùng trở thành một đống xương trắng, thì việc
sinh tồn của thân thể này thật ra là bất tịnh. Cho nên có thể quán thân
bất tịnh, thì các loại phiền não của sắc tướng diễm lệ, luyến mộ, nhớ
nhung, tham ái của người từ đó có thể tiêu diệt, thì tâm niệm mới có khả
năng an trú trong đạo pháp.
1)
Thọ niệm xứ
_ Quán thọ là khổ: là dùng huệ lực quán khổ để đối trị vọng kiến điên
đảo của“Duyên thọ chấp lạc”. Thọ chính là lãnh nạp vì nghĩa nhân, cũng
tức là ấn tượng cảm thọ bên ngoài. Khi chúng ta tiếp xúc với cảnh giới,
bất luận cảm giác khổ, vui hay buông xả mà chúng ta lãnh nạp được thấy
trong pháp lý vô thường thì khổ thọ cố nhiên là khổ. Còn từ lạc thọ cho
đến chỗ vui rốt ráo rồi cũng sanh đau thương, vẫn là trốn không hết cái
khổ. Xả là xả thọ, tức là cảm giác không khổ, không vui. Vì bên ngoài
của chúng sanh có bốn tướng chuyển đổi là sanh, trụ, dị, diệt. Bên trong
có những ý niệm suy nghĩ không gián đoạn thì đến tận cùng cũng là khổ (
tức là hành khổ). Cho nên đời người là khổ, thế giới này là cái khổ tràn
trề. Khổ đã là do “Ái” mà có. Thế thì biết khổ mà không tham dục lạc,
chính là không có cách nhìn sai lầm rằng “Duyên thọ chấp lạc”của vọng
kiến do cảnh giới chuyển đổi. Đúng là vọng kiến điên đảo không thể tồn
tại được.
3) Tâm niệm
xứ _
quán tâm vô thường: là dùng huệ lực quán tâm vô thường để đối trị vọng
kiến điên đảo của “Duyên tâm chấp thường”. “ Tâm” là bản chất của sinh
mệnh, đồng thời là chỗ then chốt của chúng sanh, nhưng tâm không phải là
vật cố định duy nhất để tồn tại mà chính là nhân duyên hòa hợp mà có.
Thế giới tâm và vật chất của nhân duyên hòa hợp, tức là thế giới ngũ uẩn
(sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Còn thế giới thân tâm ngũ uẩn chính là vô
thường, là sẽ hoại diệt. Cho nên tâm của chúng ta là không có thực thể,
chẳng qua là sự phát triển quan hệ nhân duyên của tâm lý hoặc là tư duy
mà thôi. Tuyệt nhiên là không có thực thể nào có thể nắm bắt được. Vả
lại, hiện tượng của tâm là niệm niệm sinh diệt, một sát na cũng không
dừng nghỉ thì làm sao có thể chấp nó là thường? Do đó, huệ lực quán tâm
vô thường có thể khiến tâm niệm xa lìa nỗi lo lắng lỗi lầm của vọng kiến
chấp thường.
4) Pháp niệm
xứ _
quán pháp vô ngã: dùng huệ lực quán pháp vô ngã để đối trị vọng kiến
điên đảo của “Duyên pháp chấp ngã”. Vũ trụ vạn pháp đều là nhân duyên
nương nhau tồn tại. Thân thể chúng ta là hình thể của ngũ uẩn và tứ đại
(đất, nước, gió, lửa) hợp thành. Một khi tứ đại không điều phục, ngũ uẩn
phân ly, sinh mệnh liền chết mất. Phật thuyết về ngã của ngũ uẩn là “Cái
ta giả”, không thể chấp là “Cái ta thật”. Nhưng chúng sanh không biết, ở
trong pháp vô ngã mà vọng chấp có ngã. Loại vọng chấp này gọi là “Ngã
kiến”. Đã có ngã kiến thì có phiền não chồng chất và cố chấp một mặt,
chính là không thể tiếp nhận chánh pháp. Cho nên phải khiến cho tâm niệm
an trú trong đạo pháp rồi phải dùng huệ lực “Quán pháp vô ngã” để tiêu
trừ sai lầm của “Duyên pháp chấp ngã”.
Lúc
quán tu Tứ niệm xứ, các phần đã thuật ở trên nên mở ra để quán xét, thì
gọi là Biệt tướng niệm xứ. Mỗi một niệm xứ nên tu tạo một quán giống như
lúc quán tu Tứ niệm xứ, ba quán còn lại cũng tu tạo như vậy thì gọi là
Tổng tướng niệm xứ. Ví như lúc quán pháp vô ngã, nên phải quán thân này
bất tịnh: là khổ, là vô thường. Hoặc nên quán thân, quán thọ, quán tâm
đều là vô ngã. Lúc quán thân bất tịnh, nên quán thân này là khổ, là vô
thường, vô ngã. Hoặc nên quán thọ, quán tâm, quán pháp cũng đều bất tịnh,
ngoài ra chúng ta còn phải suy luận.
Tứ
niệm xứ còn gọi là Tứ niệm trụ. Quan trọng của việc tu Tứ niệm xứ này là
ở trí huệ. Dùng huệ làm thể, lực của huệ có thể khiến cho bốn loại quán
tưởng của thân, thọ, tâm, pháp thường trụ trong đạo pháp chánh niệm. Cho
nên trong giai đoạn tu Tứ niệm xứ này, trí tuệ đã được hướng về nơi chân
thật. Sau đó do nhân duyên mà càng thêm tinh tấn, nên lực trí tuệ của
chúng ta lúc này càng thêm tăng trưởng. Tiếp theo nữa là tu phẩm đạo
khác, phải cố gắng hơn mới có thể từng bước đi vào Bát chánh đạo!
[Chú giải]:
Ba
mươi bảy phẩm đạo của Đạo đế được hiểu rõ sanh tử là khổ, đó là Tứ niệm
xứ. Mà trong Tứ niệm xứ, chúng ta lìa bỏ được tham ái do trì giới mà
sanh định, đó là Tứ chánh cần, Tứ như ý túc. Do định mà khai phát huệ
thật vô lậu, đó là Ngũ căn Ngũ lưcï, Thất giác chi. Từ huệ vô lậu đủ để
tu pháp giới, định, tuệ viên mãn, đó là Bát chánh đạo.
XXVI BÁT
CHÁNH ĐẠO THỰC TIỄN:
Từ xưa đến nay mọi
người đều nói rằng: việc quan trọng của đại thừa là Bát nhã, việc quan trọng của tiểu thừa là chánh kiến. Vì đại
thừa có khả năng hành theo Bát nhã, có thể được giải thoát, tiểu thừa có
thể hành theo chánh kiến cũng có thể được giải thoát. Do đó người của
tiểu thừa phải tu phẩm đạo sau cùng của ba mươi bảy phẩm đạo _ Bát chánh
đạo. Bát chánh đạo đầu tiên là chánh kiến. Chánh kiến tức là con mắt
hành chánh đạo. Có hiểu rõ chánh kiến thì không thể tu mù, hành mù phí
công vô ích.
Nói
đến Bát chánh đạo thì không phải chỉ giới hạn ở chỗ người tiểu thừa tu.
Vì Bát chánh đạo có hai phương diện thế gian và xuất thế gian. Nương
theo Bát chánh đạo thế gian để làm thực tiễn thì sẽ có thể thành thiện
nhân quân tử. Nương theo Bát chánh đạo xuất thế gian để làm thực tiễn
thì sẽ có thể hoạch được giải thoát sinh mệnh. Cũng tức là quả vị cao
nhất của tiểu thừa, gọi là A La Hán.
Điều thứ nhất của Bát chánh đạo là “Chánh kiến”, tức là tri kiến
chính xác. Do nghe lý Tứ đế mà nhận thức được chân tướng của vũ trụ nhân
sinh, là khổ, không, vô thường, là không có một pháp nào có thể tồn tại
riêng lẻ, cũng không có một pháp nào là mãi mãi không biến đổi. Do đó,
chúng ta hiểu rõ được đời người có sự tiếp xúc ngắn ngủi này thì phải
bảo trì sự khéo tốt trong sạch, không buông thả cái ngã và không thay
đổi bản chất, hãy mau cải chánh lần lần tư tưởng chấp một mặt để bước
vào chánh kiến. Phật học Khái luận của pháp sư Ấn Thuận có nói: “Chánh
kiến, trước nhất là nghe huệ. Tức là từ chỗ nghe các loại chánh pháp về
nhân quả, sự lý, Tứ đế, Tam pháp ấn…. mà được tin hiểu thâm thiết, lý
giải chính xác được Phật pháp, là dùng Phật pháp để làm kiến địa của
mình”. Biết được chánh kiến thì Phật pháp phải đa văn, phải căn cứ vào
chân lý Phật pháp mà phân biệt chánh tà, phải tin pháp lý thiện ác nhân
quả và nghiệp báo ba đời v.v… Đệ tử Phật giáo bất luận là ai cũng đều
phải dựa vào sự nổ lực của chính mình để tu huệ, đoạn tà, bồi dưỡng
chính xác tri kiến. Đây là căn bản để tiến đức, tu thiện.
Điều thứ hai của Bát chánh đạo là Chánh tư duy, còn được dịch thành
các danh từ là Chánh dục, Chánh chí… Chánh tư duy là Chánh kiến biến hoá
thành lý tưởng của mình. Do lý tưởng mà hành động được thực hiện, là
phải suy xét thâm mật, nghĩa là ba lần suy nghĩ rồi sau mới hành động.
Vì sao lại gọi là Chánh dục? Vì dục có thiện và bất thiện. Bất thiện dục
là có lòng tư lợi, có phiền não như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
Thiện dục là chí công vô tư (xa rời sáu căn bản của phiền não), tức là
Chánh dục. Câu này, ý nói lên rằng: Chánh dục là lý tưởng dục vọng chánh
đáng. Phàm là người nên có lý tưởng Chánh dục này và nương theo mục tiêu
để làm. Muốn cho lý tưởng có khả năng thực tiễn và trở nên thành công
thì phần tư duy trước tiên phải suy nghĩ chính xác, kế hoạch phải tinh
mật, ý hướng phải xác định. Còn như Chánh tư duy lại gọi là Chánh chí
thì như trong kinh có câu rằng: “Chánh chí là phân biệt, là tự quyết,
là hiểu ý, là tính đếm, là lập ý”. Ý nghĩa này nói rõ về Chánh chí, cũng
tức là Chánh tư duy, Chánh dục, Chánh chí, nó là tư tưởng khác tên nhưng
đồng một nghĩa của chánh đơn thuần. Phàm khả năng thực tiễn của Chánh tư
duy không gây tạo ba ác nghiệp thân, khẩu, ý thì Chánh tư duy sẽ tránh
được khổ phược do phiền não bao vây.
Điều thứ ba của Bát chánh đạo là Chánh ngữ, tức là ngôn ngữ phải
đoan chánh. Ngôn ngữ là tiếng nói của lòng, do nạp vào tâm mà biểu hiện
bên ngoài. Vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ của nội tâm bất chánh
thật là như dao gươm đâm vào khiến cho tâm người ta hung ác, khó chịu
và gây ra tai hoạ. Chánh ngữ phải thực tiễn thì mới đề phòng được bốn ác
nghiệp của miệng là phải nói lời chân thành, trong sạch có lễ nghĩa, nói
từ tốn hợp với sự và lý.
Điều thứ tư của Bát chánh đạo là Chánh nghiệp. Tức là ba nghiệp thân,
khẩu, ý được thanh tịnh và xa lìa tất cả tà vọng như sát sanh, tà dâm,
trộm cướp… để phạm hạnh được thanh tịnh.
Điều thứ năm của Bát chánh đạo là chánh mệnh. Tức là bảo trì trong
sạch sinh mệnh của Thánh, phải dùng sự nghiệp, công việc chánh đáng để
nuôi sống sinh mệnh này. Nếu lợi ích công việc hay cách hoạch được không
như ý thì không thể kinh doanh khác với tính đạo đức, mà duy trì sinh
hoạt khiến cho sinh mệnh bị nhiễm ô bất tịnh. Đây cũng là nói sinh hoạt
kinh tế phải có hợp lý.
Điều thứ sáu của Bát chánh đạo là Chánh tinh tấn. Tức là bỏ ác hướng
thiện, nổ lực tinh tấn dõng mãnh, gọi là Chánh tinh tấn. Bất luận là tu
một chánh đạo nào cũng đều phải tinh tấn. Nếu không tinh tấn thì như
thuyền đi nước ngược, không tiến mà lùi. Cho nên phải có đủ nghị lực đại
tinh tấn, dũng cảm đi thẳng về phía trước, ngăn ngừa các hành vi ác và
tiến tu tất cả việc thiện.
Điều thứ bảy của Bát chánh đạo là Chánh niệm. Tức là không sanh tà
niệm mà nhớ nghĩ chánh đạo. Kinh Di Giáo nói: “Tỷ như mặc áo giáp sắt
vào trận, thì không có sợ gì”. Chính là nói chánh niệm phải kiên cố mới
có thể đề kháng được dụ hoặc của vật dục ngoại cảnh và trong hoàn cảnh ô
nhiễm của ngũ dục vẫn thảng nhiên không bị nó làm ô nhiễm. Chánh niệm là
phải tu trì tinh tấn mới không khiến trong tư tưởng có ý nghĩ bất chánh.
Điều thứ tám của Bát chánh đạo là Chánh định. Tức là nhất tâm chuyên
chú, không phân tán ra ngoài, tâm được nhập định vô lậu, liền có thể
giải thoát tự tại. Cho nên người của tiểu thừa lấy nhiếp tâm làm giới.
Do giới sanh định, từ định phát huệ. Để đạt đến quả vị chứng ngộ vô sanh
thì phải siêng năng trong chánh định sau cùng của Bát chánh đạo.
Bát
chánh đạo thực tiễn mà Phật Đà khai thị, đã có đủ sự tăng tiến thứ lớp
của Tam học Giới, Định, Huệ.
1.
Giới học như là:
chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh.
2.
Định học như là:
Chánh niệm, chánh định.
3.
Huệ học như là:
Chánh kiến, chánh tư duy.
Chánh tinh tấn nói lên sự hoàn thành
trong việc khuyến khích Tam học giới, định, tuệ. Bát chánh đạo là quỹ
đạo chánh, mà bậc Thánh giải thoát, phải tuân theo và thi hành theo lực
thực tiễn của Bát chánh đạo. Cho đến đệ tử của Phật tại gia, nếu như có
khả năng thực tiễn về Bát chánh đạo thì cũng có thể tịnh hóa chính mình
và đẩy mạnh lên tịnh hoá xã hội khiến cho đại chúng hành chánh đạo thì
nhân sanh trong xã hội sẽ trở nên hạnh phúc , an lạc và tốt đẹp.
XXVII NÓI SƠ VỀ
NGŨ UẨN:
Duyên giác thừa là lý pháp
nương theo mười hai nhân duyên mà tu tạo. Lý của Duyên
giác thừa là tánh
không. Cho nên trước khi giới thiệu Duyên giác thừa, trước tiên nên nhận
thức pháp ngũ uẩn không phải là thực, cũng chính trong kinh thường nói
là Tứ đại vốn không, lục trần không phải chân tướng thực sự mà có.
1.
Ngũ uẩn _
Tức là
năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức , gọi là ngũ uẩn.
“Uẩn”
là nghĩa “Tích tụ”, còn gọi là “Ấm”. “Ngũ ấm” là nghĩa chướng che, có
thể che lấp pháp tánh chân như mà khởi ra các phiền não. Hãy xem thuyết
minh ý nghĩa của ngũ uẩn như sau:
1/ Sắc _ tức vật chất, có nghĩa là làm trở ngại, là
vật tạo nên bốn loại lớn đất, nước, gió,lửa.
2/ Thọ _ có nghĩa là lãnh nạp, bao gồm ba thọ là
khổ thọ, lạc thọ và xả thọ.
3/ Hành _ nghĩa là khởi tạo ra các việc làm, di
chuyển không ngừng nghỉ trong ý niệm, do hành động mà tạo nghiệp ác,
thiện.
4/ Tưởng _ nghĩa là dùng hình ảnh tạo nên sự suy
nghĩ. Dùng tướng chồng chất của các loại trong cảnh giới thiện, ác, yêu
ghét mà tạo nên suy nghĩ chồng chất.
5/ Thức_ nghĩa là hiểu biết, do cảnh giới của tâm thức
mà hiểu rõ sở duyên, sở đối.
2.
Pháp sắc và pháp tánh có bốn tác dụng lớn _ trong bốn đại thì
chất rắn là của tánh đất, chất ẩm thấp của tánh nước, chất ấm áp của
tánh lửa, chất chuyển động của tánh gió.