Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Trợ Niệm
Thạc sĩ Đông Nam Á học.

 A/ Trợ Niệm là gì ?

Trợ Niệm là dùng phương pháp thức niệm Phật để giúp sức cho người. Do vậy trợ niệm không phải chỉ dành cho người chết mà những lúc chúng ta “cộng tu” cùng nhau niệm Phật cũng là trợ niệm.

Nếu gặp tường hợp người sắp chết lo sợ, đau đớn. nuối tiếc, bàng hoàng, không muốn chết, khủng hoảng với cái chết…thì phải làm sao? Lúc đó cần nói cho họ rõ “Sanh, lão, bịnh, tử là con đường mà ai cũng phải đi”, giới thiệu thế giới cực lạc Phương Tây cho họ biết, khuyến khích họ phát nguyện sanh về Cảnh Tịng độ của Đức Phật A Di Đà, nhắc  nhở họ trong lòng lúc nào cũng phải nhớ niệm Phật. Nếu họ sức lực quá yếu, không thể

niệm Phật thì chỉ cho họ biết chỉ cần trong lòng khởi niềm tin có thế giới Cực Lạc và muốn sanh về cảnh giới đó chắc chắn sẽ được Phật tiếp dẫn sanh về Cảnh giới Cực Lạc ở Phương Tây của Đức Phật A Di Đà

Dùng phương thức này để khuyến dẫn cho người sắp chết là việc làm rất tốt, ngay cả với người thân của họ nếu nghe và hiểu được thì cũng sẽ giúp cho họ lòng không bối rối giữ được sự an định để lo lắng hữu sự cho người thân. Quan trọng là giúp người sắp mất không bị bấn loạn, nhẹ nhàng chọn hướng ra đi.

            Trong thực tế cuộc sống hiện nay vì tổ chức Phật giáo chưa hình thành và phát triển được công tác trợ niệm tại các địa phương. Hơn nữa hàng ngũ người xuất gia trong Phật Giáo đặc biệt là ni giới không có người tình nguyện hoặc vì thiếu trình độ nên không làm việc các bệnh viện, các phòng cấp cứụ. Do vậy một số người theo đạo Phật nhưng lúc sắp chết đã được hàng xóm hay các nữ tu trong các bệnh viện kịp thời rửa tội để đến phút cuối cuộc đời họ đi về với Chúạ. Đây là một việc đáng buồn và đáng để cho Phật giáo chúng ta phải cần suy nghĩ nhiều về công tác trợ niệm của mình.

            Tâm lý chung của mọi người là khi có người than sắp chết đều rất muốn được nhiều người đến trợ niệm với thời gian dài. Muốn như vậy mỗi chúng ta phải phát tâm trợ niệm cho người khác. Có như thế mới không sanh tâm ích kỷ tự tư và nhờ vậy nhân quả mới tròn đầy, sống chết lưỡng lự.

Trợ niệm chính là việc độ người. Vì thường khi muốn độ cho một người nào đó thì rất khó. Nhưng chính khi họ sắp chết là lúc dễ độ nhất. Thế nên trợ niệm chính là nhân duyên tốt nhất để độ người. Công đức cuả trợ niệm cũng rất lớn.

            Ngoài việc tự mình tham gia trợ niệm ra, cần phải khuyến bảo người khác tham gia trợ niệm. Nhức là những gia đình đã được chúng ta trợ niệm, khuyến tấn họ tăng trưởng niềm tin, phát tâm đem lơi ích mà mình đã lãnh hội được trợ sức cho người khác, đem kinh nghiệm mà mình và người thân đã trải qua để chỉ dạy cho người khác. Được như vậy chính là người Phật tử biết sống vì lợi ích cho bản thân và cho tha nhân.

Thường khi thỉnh cầu trợ niệm mọi người điều mong được qúi thầy, quí cô xuất gia đến hướng dẫn chúng trợ niệm. Nhưng trong cuộc sống vì nhân duyên, hoàn cảnh nên nhiều lúc cần trợ niệm nhưng không có những vị xuất gia thì cư sĩ tại gia vẫn dẫn chúng trợ niệm được. Phải xây dựng đội ngũ những người cư sĩ biết nghi thức để dẫn chúng trợ niệm khi không có mặt những vị xuất gia. Như vậy mới thúc đẩy việc niệm trợ phát triển được. Các vị cư sĩ tại gia có thể thay thế chư vị xuất  gia gánh vác công tác trợ niệm khi cần thiết. Trợ niệm là việc độ chúng sanh cũng la` việc hoằng pháp và hơn nữa cũng là hình thức tu tập. Cho nên cần phát triển việc trợ niệm để giúp cho càng nhiêù người nghe hiểu và được lợi ích của Phật Pháp, làm cho mọi người  đồng triêm lợi ích của việc trợ niệm.

 B/ Khi trợ niệm cần tụng văn quy y

Lúc trợ niệm cho người sắp mất nếu do quý vị xuất gia dẫn chúng thì sẽ vì người sắp mất truyền tam qui cho họ nếu họ chưa được qui y hoặc sẽ trùng thuyết qui y cho người đã qui y. Người sắp mất thường trong trạng thái bỏ không được, đi không đành. bấn loạn lo âu …Nếu được nghe lại những điều đã phát nguyện qui y hay được truyền cho pháp qui y sẽ giúp họ phát sanh niềm tin mình đã là Phật tử, sẽ được chư Phật Bồ tát tiếp dẫn chỉ cần phát sanh tâm thức ấy sẽ được an lạc, tâm thức ổn định chắc được vãng sanh hạ phẩm hạ sanh ở thế giói Cực lạc phương Tâỵ. Đối với người mất đây là việc cứu giúp họ lớn hơn tất  cả sự giúp đỡ nào khác. Còn đối với người trợ niềm chúng ta đây là công đức rất lớn.

Nếu khi trợ niệm vì điều kiện hoàn cảnh mà không có mặt các vị xuất gia thì các vị cư sĩ trong ban hộ niệm có thể tụng văn qui y cho người sắp mất được nghe. Nhưng phải biết các vị cư sĩ trong trường hợp này chỉ là tụng văn qui y mà không phải là đại diện cho Tam Bảo truyền pháp qui y cho người sắp mất.

 Khi cư sĩ tại gia tung văn qui y cho người sắp mất cần nhớ những qui định sau:

 1/  Phải do người thân quyến trong gia đình chử động xin thỉnh tụng văn qui y cho

người thân của họ được nghe

 2/  Khi tụng văn qui y cần phải đọc rõ “Tôi là ưu bà tắc Pháp danh.(hay ưu bà di pháp danh …) không đủ tư cách truyền pháp qui y cho người khác mà chỉ xin thay mặt chư tăng ni vì người tụng văn qui y mong rằng hương linh sẽ về Chùa để được chư tăng ni chính thức truyền pháp qui y cho”

 3/  Mời người sắp mất (nếu họ còn có thể) hay gia quyến thay mặt cùng tụng. Tam tự qui y (mỗi lần lạy một lạy)

               4/  Tiếp tục

                        Con tên….qui y Phật không đọa đia ngục (1 lạy)

                        Con tên….qui y Phật không đọa ngạ quỉ (1 lạy)

                        Con tên….qui y Tăng không đọa súc sanh  (1 lạy)

              5/  Tụng văn hồi hướng

                        Nguyện sanh tây Phương ….

Nguyện đem công đức này…..

 C/ Thực Hiện Việc Trợ Niệm như thế nào?

  1/ Dùng tín tâm, nguyện tâm để tham gia trợ niệm.

Thật ra giữa người đến trợ niệm và người được trợ niệm có mối liên hệ với nhau rất lớn. Nếu dùng tín tâm để tham gia trợ niệm thì người được trợ niệm sẽ được lợi ích. Vì bổn nguyện của đức Phật A Di Đà rất bình đẵng bất cứ ai muốn được sanh về cảnh giới Cực Lạc đều sẽ được Ngài phóng quang tiếp dẫn. Dù cho người đó lúc sống không tin tấn tu học Phật pháp, không tu tập phát môn tịnh độ chỉ cần người đó có thiện căng sâu dày thì khi gọ sắp mất hay sau khi họ mất sẽ có người đến trợ niệm cho họ. Đây là do phước đức, nhân duyên nhiều đời của người đó chiêu cảm mà thành.

            Nhiều người mê tín cho rằng không được đến nhà có tang hay ngày xấu không được đến nơi có tang. Đây không phải là chánh tín của người Phật tử/ Người Phật tử phải có quan niệm là đến trợ niệm, chính là chúng ta đến tiễn đưa một vị Bồ Tát trong hiện tại, một vị Phật ở tương lai về ao liên hoa ở thế giới cực lạc để diện kiến Đức Phật A Di Đà cùng chư vị Bồ tát. Như vậy đến tiễn đưa họ là vinh dự cho chúng ta sao lại nghĩ sợ và không nên đi? Chúng ta cần làm cho mọi người nhận thức rõ điều này, đặc biệt là giúp cho những người mê tí từ bỏ được quan niệm sai lầm đáng tiếc của họ.

            Thật ra, nếu khi mất không gặp được Phật Pháp, người chết rất đáng thương vì tâm lý tham sống sợ chết, nhưng không chết cũng không được, nên lúc sắp chết họ rất đau khổ, lại thêm không biết sau khi chết sẽ đi về đâu càng làm cho họ lo sợ hơn nữa. Lúc đó rất cần chúng ta trợ niệm cho họ, dùng Phật pháp khai thị cho họ, để họ biết có nơi chốn để họ được đi về đó là Thế Giới Cực Lạc, sẽ được Đức Phât A Di Đà dùng bổn thệ nguyện lực của ngài đến tiếp dẫn họ.

            Đều cần chú ý là người mới tắt hơi dù thân xác của họ đã chết nhưng thần thức của họ vẫn chưa rời hẳn nên không được đụng chạm liền thân xác của họ, hay gây tiếng động lớn vì lúc ấy thần thức của họ vẫn còn chấp trước vào than xác họ nên sẽ sanh tâm

sân hận.

            Công đức niệm Phật cho người mất được tạo ra bởi phước đức nhân duyên của người mất cộng với sự thành tâm, tín tâm và công phu tu tập của người trợ niệm . Nếu chúng ta trợ niệm số lần càng nhiêù thì công đức tích lũy càng lớn vì cứ mỗi lần trợ niệm là mỗi lần chúng ta được tiển được một vị Bồ tát về thế giới Cực Lạc, nên công đức của chúng ta tự nhiên càng lúc càng sâu dày hơn. Tín tâm của chúng ta càng thêm kiên cố hơn. Và như thế mỗi lần trợ niệm cho người, chúng ta càng kiền thành, khẩn thiết hơn. Khi trợ niệm chúng ta niệm Phật và Quán tưởng Phật A Di Dà, Bồ Tát Quan Ấm, Bồ Tát Đại Thế Chí đến phóng quang, Ao Liên Trì mở bày trước mặt phải quán tưởng và có niê`m tin như vậy thật là kiên đình thì điềm lành sẽ phát sanh.

    2/ Thực hành việc trợ niệm, chuyển việc tang ma thành công tác Phật Sự

            Trong Phật giáo, chúnh ta câ`n lấy việc quan tâm giúp đỡ người để giáo dục họ,

lấy việc giáo dục để đạt mục đích quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hộị .hững khi gia đình có người bịnh, người sắp mất hay tang gia hữu sự là lúc người ta cần được sự quan tâm giúp đỡ nhất. Do vậy những ai phát tâm tham gia công tác trợ niệm là những người đã phát tâm bồ tát làm việc Phật sự để quan tâm giúp đỡ và giáo dục mọi người trong xã hội, lúc cần thiết nên cần được khuyến khích và phát triển.

            Trợ niệm là việc giúp người giúp mình. Khi nhà có người mất thường  lo lắng, không biết phải làm sao? Chúng ta đến trợ niệm phải biết hướng dẫn họ chuyển việc tang ma thành Phật sự, giúp gia dình họ được an định, an toàn và ấm áp. Để họ biết được cần làm gì cho ích lợi và lo lắng tang lễ cho người thân. Nên trợ niệm là giúp đỡ người đạt được điều

“Tang lễ người chết

Không phải việc tang

Chẳng phải việc hỉ

Lại chính là việc

Trang nghiêm Phật Sự”

  3/ Cần người không cần tiền.

             Nhiều khi sau tang lễ của người thân rồi đem tiền tới chùa gọi là cúng tạ xong thì xem như hết việc. “Đường thầy thầy đi, đường tôi tôi đi” vì họ nghĩ chuà đến giúp họ trong tang lễ là để kiếm tiền nên sau lễ họ đem tiền đến trả là xem như rồi việc.

 Thật ra mục đích của Đạo Phật trong công tác trợ niệm và tang lễ không phải vì tiền mà

họ sẽ tạ lễ sau đó. Bởi vì nếu nhận tiền đó thì xem như chúng ta đã cắt đức mất thiện căn của họ. Phải nhớ mục đích chính là trợ niệm giúp đỡ người sắp lâm chung và quan tâm giúp đỡ giáo dục gia đình người sắp chết.  Cái mà chúng ta cần nếu có là cần người chứ không cần tiền.

            Cần người nghĩa là gì? Nghĩa là sau khi cảm nhận được lợi ích cho người thân và gia đình rồi họ cần phát tâm tu tập, tham gia công tác Phật sự làm lợi ích cho người khác, cũng chính là họ bắt đầu biết bước đến con đường Bồ Tát Đạo.

            Bởi vì biết tu tập và giúp người là công đức của tự mỗi người và cũng là hình thức báo ân, báo nghĩa hoàn thiện nhất. Đây là điều mà Đạo Phật cần và là mục đích muốn giáo dục cho mọi người trong xã hộị

     4/ Lợi mình lợi người, công đức vô lượng.

            Trợ niệm có 4 ý nghĩa là:

 a/ Sự tương tự giữa người với người, gia đình với gia đình.

             b/ Giúp người sắp chết ổn định thần thức, cùng với giúp họ niệm Phật làm cho thần thức của họ nhận biết việc niệm Phật, phát nguyện vãng sanh Tây Phương.

             c/ Giúp cho gia đình than nhân của người sắp chết an định thân tâm làm cho họ không quá đau thương, lo sợ. Do đó việc trợ niệm không những độ được người chết mà còn an ủi cả cho người sống nữa.

             d/ Chính là việc tích tập công đức cho bản thân mình, để được vãng sanh “cửu

phẩm cao thăng”, cũng như mua bảo hiểm trước cho bản thân vậy. Vì mỗi lần tham gia

trợ niệm cũng chính là cơ duyên niệm Phật của bản thân mình, trợ niệm càng nhiều tức chính mình có cơ hội niệm Phật được nhiều. Trong kinh địa tạng dạy “Cứ bảy phần công đức thì người mất được hưởng một phần, còn sáu phần là của người sống làm công đức đó”. Do vậy, tuy chúng ta trợ niệm cho người nhưng trong công đức niệm Phật đó có phần của chúng ta.

 Thường ngày nếu quá bận rộn chúng ta có thể nhân cơ duyên niệm Phật trợ niệm cho người mà tích tập công sức cho bản thân mình. Hơn nữa chúng ta trợ niệm nhiều nghĩa là chúng ta đã đưa nhiều người về thế giới Cực Lạc nên khi chúng ta vãng sanh sẽ có nhiều Bồ tát đến làm bạn lữ với chúng ta.

   5/ Đồng thời xây dựng quan niệm kiệm Phước.

             Thông qua việc trợ niệm hướng dẫn gia đình họ nên tiết kiệm trong việc tổ chức tang lễ không nên lãng phí trong việc tổ chức chỉ vì mục đích “nổi đình nổi đám”. Vì làm như vậy sẽ tổn phước cho người chết lẫn gia đình.

            Đối với quần áo của người chết nên chôn theo, hay thiêu tượng trưng. Số còn lại nên dùng  để bố thí cho người nghèo để tạo phước cho người chết. Làm được việc này chính là tịnh hóa nhân tâm và xã hộị

    D/ Những nhận thức khác.

    1/ Đối với những người mất tâm phải rộng mở, lòng phải hiểu rỏ để nương sức từ của Phật tiếp dẫn được vãng sanh.

            Nhiều khi còn sống bận rộn lo toan không bao giờ nghĩ đến việc tu tập hay cái chết. Đến khi họ bị bịnh mới bắt đầu thấy lo sợ, khi sắp chết lại càng thấy hoảng sợ, bất an. Bởi vì không biết sau khi tắt hơi mình sẽ đi về đâu? Nên lúc ấy nếu có người đến niệm Phật trợ niệm không quan trọng số lượng nhiều ít, một mặt niệm Phật trợ niệm, mặt khác truyền Pháp qui y (hay tụng văn qui y) giúp họ lúc ấy trở thành người Phật tử, khuyến họ phát tâm cầu xin vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc. Như vậy tâm họ lúc ấy sẽ không hoảng hốt lo âu mà còn sanh khởi niệm an ổn, hy vọng bởi vì họ đã biết rõ được phương hướng và nơi chốn mà họ sẽ đi về, đây là mục đích quan trọng của việc trợ niệm cho người.

            Chúng ta trợ niệm cho người, ho nhất định sẽ được vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc không? Không hẳn đều này sẽ vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc. Chúng ta chỉ thừa

Phật nguyện lực, cần Phật, Bồ Tát Từ Bi tiếp dẫn. Một số người khi còn sống không biết niệm Phật là gì, không biết Phật Pháp là gì nên càng không biết lợi ích của việc vãng sanh nhưng do chúng ta trợ niệm cho họ, giúp họ sau sau khi nghe được danh hiệu Phật bèn phát sanh sự cảm ứng, nếu người thâ`n trí minh mẫn sẽ phát nguyện cầu sanh Tây Phương. Với người thần thức hôn mê nhờ sự trợ duyên, trợ niệm của chúng ta nêú không sanh được Thế Giới Cực Lạc họ cũng được sanh về cỏi trời. Phần lớn được sanh về cỏi trời Đao Lợi hoặc nội viện Cung Trời Đâu Xuất của Bồ Tát Di Lặc. Nhưng muốn được sanh vào nội viện Cung Trời Đâu Xuất phải những người lúc sanh tiền đã có căn bản tu tập và niềm tin tín ngưỡng về Phật pháp. Còn nếu được sanh cõi người nhất định sẽ sanh vào nhà tôn quí mà không thể bị đọa vào tam đồ ác đạo được.

            Do đây, chúng ta biết được công đức niệm Phật hồi hướng rất có ích lợi đối với

người chết. Trong kinh địa tạng đã nói rõ, nếu người thân vì người chết làm những Phật sự, Bố thí, thiết trai, cúng dường, niệm danh hiệu Bồ tát Địa Tang hoặc tụng kinh Địa Tạng thì người chết lẫn người sống đều được ích lợi lớn. Trong kinh Vô Lượng Thọ cũng nói “Nhược hữu chúng sanh trụ đại thừa giả, hướng Vô Lượng Thọ, nãi chí thập niệm, nguyện sanh kỳ quốc, văn thậm thâm pháp, tức sanh tín giải, nải chí hoặch đắc, nhất niệm tịnh tâm, phát nhất niệm tâm, niệm ư bỉ Phật, thử nhân lâm mạng chung thờ, như tại mộng trung, kiến A Di Đà Phật, định sanh bỉ quốc, đắc bất thối chuyển, vô thượng Bồ đề”.

              2/ Đối với thân quyền của người chết được ấm lòng và gieo trồng thiện căn.

            Trợ niệm cũng rất có lợi ích với thân quyến của người chết. Trong gia đình của

người chết có thể điều là Phật tử nhưng cũng có trường hợp chỉ có một số hoặc mỗi một người là Phật tử thôi, còn đa phần điều chưa qui y hay chưa từng gần gũi Phật pháp nhưng nếu họ không từ chối tiếp nhận sự trợ niệm của chúng ta thì tâm linh của họ sẽ được an định.

Nói chung gia đình nào cũng thế khi gặp biến cố người thân của mình đột ngột ra đi mà không khỏi thương tiếc, lo âu không biết làm gì. Khi đó chúng ta một mặt trợ niệm cho người chết, mặt khác phải hướng dẫn cho thân quyến cùng niệm Phật trợ niệm giúp đỡ họ ổn định tâm mình. Đồng thời dùng nghi thức Phật giáo để hướng dẫn gia quyến lo hậu sự cho người chết. Đây là sự quan tâm giúp đỡ rất cần thiết đối với thân quyến của người chết. Không những làm cho họ cảm nhận được tình người ấm áp, mà còn giúp họ hiểu

được lợi ích của Phật giáo, hướng họ thân cận với Tam Bảo, khi nhân duyên thuần thục họ cũng sẽ trở thành những người Phật tử chánh tín.

            Trợ niệm không những có ích lợi cho người chết và thân quyến mà còn có ích lợi cho chính những người tham gia trợ niệm, là công đức lớn của những người trợ niệm vì trong kinh Địa Tang đã dạy bảy phần công đức người chết được một, còn sáu phần là công đức của người thực hiện. Hơn nữa cứ mỗi lần chúng ta trợ niệm là thêm một lần có cơ hội được niệm Phật, thêm cơ duyên tăng trưởng bạn hữu. Bạn hữu ở đây không phải chỉ cho bạn lữu dồng tu trong cuộc sống hiện tại mà còn cho hết thẩy bạn sen thiện

hữu tri thức ở Thế Giới Cực Lạc.

  3/ Đối với người tham gia trợ niệm được cơ hội niệm Phật, gieo trồng thiện duyên độ ngườị

            Chúng ta biết rằng một lần trợ niệm chúng ta có thể giúp người chết đuợc vãng sanh, giúp thân quyến của họ tăng trưởng niềm tin đối ới Phật Pháp nên trợ niệm là nhân duyên để “rộng kết thiện duyên”.

            Do đó, trợ niệm càng nhiều thì cơ hội niệm Phật càng nhiều, thiện duyên gieo trồng càng lớn. Không chỉ là tích lỹ công đức niệm Phật cho bản thân mà còn được công đức độ người và “ rộng kết thiện duyên” Công đức niệm Phật có thể cảm ứng ngay trong hiện tại như gia đình an vui, con cái hiếu thảo, sự nghiệp thuận lợi, thân thể khỏe mạnh và nhân phẩm nâng cao.

  4/ Đối với người Phật tử, xem việc trợ niệm là trang nghiêm Phật sự, vô lượng phước điền công đức.

            Nhiều người mê tín hay theo tập tục sợ đến nơi có tang chế sẽ đem sự xui xẻo về nhà, hay đi trợ niệm về bị bịnh vì phạm điều cấm kỵ…là người học Phật phải hiểu việc tang ma cũng chính là việc Phật sự bởi vì trợ niệm là việc đưa tiễn người về thế giới Cực Lạc. Người chết được trợ niệm sẽ không bị đọa vào ác đảo tam đồ. Đối với thân quyến nhờ được trợ niệm và cùng tham gia trợ niệm mà không khí đau buồn của tang chế sẽ được thay đổi, nhiều điềm lành đến với bản thân người quá cố và gia đình nên phải biết điều do công năng trợ niệm mà nên. Do vậy việc tang chẳng phải là việc buồn mà là việc trang nghiêm Phật sự vây.

 http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/troniem.htm

 


Vào mạng: 1-4-2006

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang