- Ý
NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN
Mùa Phật
Đản năm nay lại về trong niềm vui của mọi người dân Việt đang sống
lưu vong nơi đất khách quê người, cách xa quê nhà cả nửa vòng trái-đất.
Hơn hai triệu người Việt hiện ở tạm dung trên các nước thuộc
Âu-Châu, Uùc-Châu, Mỹ Châu đang nô lực tổ chức ngày “Đại Lễ Phật Đản Phật lịch
năm 2547”để hòa nhịp với niềm vui chung của nhân loại trong mùa
Phật Đản năm Quí Mùi, 2003.
Nhân dịp
ngày Đại Lễ năm nay, tôi cũng xin ghi lại để cống hiến quý đồng-bào
Phật Tử bốn phương cùng tìm hiểu
về “Chân
lý và nguồn gốc ngày Đản Sinh của Đưc Phật “hầu
lưu lại cho các thế hệ mai său, nối gót các bậc tiền nhân, duy trì và
phát huy Đạo lý cao siêu của Đức Thế Tôn, trong ánh đạo vàng đến
vơi mọi người trên thế-gian.
Phật Đản
còn gọi là Quán Phật Hội (hội tắm Phật), Giáng Đản hội (hội giáng
sinh) đó là nghi thức tắm Phật. Ngày Phật Đản tức là ngày Đức Phật Thích Ca ra đời.
Ngày Phật Đản
hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của
một tháng, thường trùng vào tháng năm
dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất
đối với hàng Phật tử khắp thế
giới. Đức Phật sinh nhằm ngày rằm, tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ) gần biên
thùy giữa đông bắc Aán Độ và Népan. Ấy là Thái tử Siddatha Gotama. Cha của ngài là Hoàng Đế
Tịnh Phạn (Cuddhodana) họ Cồ Đàm (Gotama), và mẹ của Ngài là hoàng hậu
Ma Gia (Mayadevi) Ngài tên là Siddhartha Gautama. Ngài mất mẹ rất sớm. Său
khi hạ sanh Hoàng Tử được 7 ngày thì hoàng hậu thăng hà.
Thái tử sanh ra là một đai hạnh, đại phúc, cho tất
cả chúng sanh. Dĩ nhiên, đã là Hoàng tử, Ngài sống một cuộc đời vô
cùng sung sướng trong cung điện nguy nga, nào biết gì đến cảnh thực ngoài
đời. Nhưng ngày qua tháng lại lần lần trong tâm Ngài tự phát giác sự thật.
Khi Ngài giác ngộ được rằng vạn vật là vô thường, có rồi không,
thành rồi bại, có sinh có tử, có gìa có bệnh.
Rằng bao nhiêu vinh hoa, phú qúy,
khoái lạc vật chất dẫy đầy trước mắt chẳng qua là một bã hư vô,
Ngài mới nhất định xuất gia, bỏ hẳn
thế sự, để đi tìm đâu là sự thật, đâu là tịnh lạc. Năm
ấy được 29 tuổi, Ngài từ bỏ
cung- điện nguy nga và nhửng sa hoa vật chất của một vị Hoàng tử,
không phải vì thắc-mắc băn khoăn riêng
cho Ngài, mà chính vì cảnh đău khổ trầm luân của kẻ khác.
Lần từ biệt ra đi của Ngài đã dũ sạch nợ trần,
để đi tìm một con đường giải thoát cho nhân-loại. Suốt sắu năm trời, Ngài hãm thân vào cuộc
đời khổ hạnh, hy sinh, chịu đựng muôn ngàn đău khổ vơí một tấm
lòng sắt đá, kiên trì, với một niềm tin vô biên và luôn luôn xả thân
để phụng sự. Đây là cuộc đời phấn đấu mà sức phàm khó lòng chịu
nổi.
Rồi một hôm
tinh toạ trên mớ cỏ khô dưới cội
bồ-đề, tại Bồ-Đề Đạo-Tràng (Buddhagaya), Ngài tự nguyện : “Dù ràng thịt
ta phải nát, xương phải tan, hơi phải-mòn,
mắu phải cạn, ta quyết ngồi nơi này đến khi được hoàn
toàn đắc quả vô thượng”. Vào ngày rằm, tháng Vesak, Ngài đắc
quả Chánh Đẳng, Chánh Giác. Quả
này là kết-tinh cuối cùng của một lòng tự tin, tự lực, tự giác, chớ không phải nhờ ở một
quyền lực siêu nhiên nào giúp đỡ. Ngài
đã diệt được bao điều chi phối của ngoại cảnh đối với thân tâm
để trở thành thanh tịnh chứng pháp, lãnh hội rõ ràng chân tánh của một
sự vật : Ngài đã là Toàn Giác, Ngài
đã thành Phật. Lúc bấy giờ Ngài 35 tuổi.
Từ đây người ta gọi Ngài là Đức Phật Cồ Đàm (Gotama), một vị Phật
trong trường chi vô lượng Phật quá khư và vị lai.
Như vậy thì lễ Visak không những là kỷ
niệm ngày giáng sinh mà cũng là ngày đắc đạo của Đức Phật. Khi đã
được hoàn toàn sáng suốt và đăc quả Chánh Đảng, Chánh Giác rồi,
Ngài gia tâm đi hoằng hoá pháp mầu để rọi sáng dẫn dắt kẻ khác. Được hoàn toàn giải thoát, Ngài gia tâm
giải thoát chúng sanh bằng một lối đường Trung Đạo. “Mở rộng cửa
chân-lý cho những ai muốn tìm chân lý; rót
thẳng niềm tin tưởng vào tai những ai muốn tìm tin tưởng.” Đó
là câu bất hủ mà ngài đã thốt ra lần đầu tiên, khi bắt đầu xứ-mạng
hoằng dương đạo pháp của Ngài.
Đầu tiên
Ngài lập ra Giáo Hội Tăng Già chỉ gồm có năm vị Thanh Tịnh Pháp Sư, đó
là 5 anh em Kiều Trần Như. Đây là hột
giống đầu tiên hết sức nhỏ bé mà Ngài đã gieo, để rồi về său này
nở muôn ngàn đầy khắp bốn phương : Là Giáo
Hội Tăng Già ngày nay, khắp thế giới, một hệ thống tổ chức thật sự dân chủ xưa nhất trong lịch sử nhân loại.
Khi rải các đệ tử đi
hoằng hoá Giáo Pháp trong thiên hạ, Ngài gửi lời khuyên nhủ chư tăng
như său : “Hỡi chư Tỳ-Kheo, các con hãy mạnh dạn ra
đi, đi vì ích lợi cho chúng sanh, đi
vì hạnh-phúc an vui cho nhân quần, xã hội, đi vì thương xót nhân loại.
Các con hãy đi khăp chốn, ban bố giảng dậy Pháp này là diệu Pháp hoàn
toàn. Các con hãy nêu cao đời sống Thánh Đức khiết thanh, luôn luôn hoàn
toàn và trong sạch.”
Riêng
phần Ngài, la ø hoá thân của Đức Độ cao siêu, trí tuệ luôn luôn sáng
suốt, đầy lòng nhân đạo, từ bi, bắc ái, hy sinh không bờ bến, đêm
nghỉ chỉ một giờ. Trong năm mười hai tháng, hết tám tháng Ngài giãi dầu
phong sương khắp chốn, không quản gì thân. Ngài tế độ chúng sanh như vậy
suốt bốn mươi lăm năm trường.
Một hôm, khi
cảm thấy sức đã kiệt, ngày lâm chung săp đến, Ngài gọi tất cả đệ-tử
về và nói : “Kiếp sống thật là ngắn ngủi ; Thầy nay tuổi
đã già. Thầy sắp xa lìa các-con ! Từ lâu vẫn
nương tựa nơi Thầy. Các con hãy cố
gáng chuyên cần tinh tấn,hãy kỹ càng thận trọng và luôn luôn giữ một
lòng đạo đức cao cả, với những
tư tưởng
trong sạch siêu mẫn, các con hãy giữ gìn bản tâm cho chu đáo. Nhờ tôn chỉ
và kỷ luật này, với một đời sống tích cực hoạt động đạo
đức, các con sẽ được thoát khỏi vòng sinh tử, tử - sanh và chấm dứt
được phiền não, đău khổ. Vạn vật
cấu tạo là nhứt dán, là vô thường. Các
con hãy cố gắng lên !.
Năm ấy Đức
Phật tám mươi tuổi thọ. Ngài trở
về Kusinara, là một làng nhỏ bé xa
xôi, nơi đây êm ái và an tịnh. Ngài
tịch diệt, thân nàêm giữa hai cây long thọ (Sala), hôm ấy đúng ngày rằm
vào tháng Vesak. Như thế Vesak là ngày
kỷ niệm gồm ba : Giáng sanh, Thành Đạo, và Tịch Diệt của Đức Phật.
Ngày nay Phật tử khắp hoản cầu cử hành
cuộc lễ gồm ba ấy với một niềm tin tuyệt
vời và một đạo tâm chơn thành.
Ngày nay khoa học
và văn minh càng tiến bộ thì Đạo Phật càng được phát triển, vì hầu
hết những khám phá trong khoa học hiện nay thì Đức Thế Tôn đã nói ra
cách đây từ 2546 năm về trước,
các kinh sách của Đức Phật đã để lại cho nhân loại một kho tàng quý
bắu. Tất cả đều dựa trên cái Tâm và Trí của thực thể con người, không
ảo-tưởng, không thần thoại, cũng không có cái gì là siêu hình, mê tín.
H.G. Wells, là
một học giả người Anh đã viết : “Đức
Phật là một nhân vật vô cùng giản dị, có Tâm Đạo nhiệt thành, tự lực
một mình phấn đâu cho ánh sáng tươi-đẹp, một con người sống, chứ không
phải là một nhân vật của thần thoại, huyền bí, bên său cái bề ngoài
hơi ly kỳ thần thoại mà người đời hay gán cho ngài, tôi chỉ thấy rõ
một con người như bao nhiêu vị Giáo Chủ khác.
Ngài cũng truyền lại một tuyên ngôn, một hệ thống giáo lý
rộng rãi khả dĩ thích hợp cho khắp loài người. Bao nhiêu ý niệm văn-minh
của ta ngày nay cũng hòa hợp được với giáo lý ấy. Ngài dậy rằng tất
cả cái bất-hạnh và phiền não của ta là do lòng ích kỷ mà ra, Ngài đã
nhất định không sống riêng cho Ngài mà phải sống cho kẻ khác, từ đó
Ngài sống một cuộc đời siêu nhân trên tất cả moi người. Xuyên qua trăm, ngàn ngôn
ngữ khác nhău.
Đức Phật đã dậy đức từ bi, hỷ xả gần 600 năm trước chúa Giesu ra đời. Đứng
một phương diện nào đó mà nói, ta có thể cho rằng giữa ta là người Aâu
và đòi hỏi nhu cầu Tâm và Trí của chúng ta, với Đức Phật có nhiều chỗ
giống nhău vậy. Đối với đời sống thực tại của ta cũng như đối với
vấn đề trường tồn bất hoại của kiếp ta, Đức Phật đã tỏ ra biết
trước.
Thực vậy, Đức Phật đã nói :
Ta là Phật đã thành,
Các ngươi là Phật sẽ thành.
Vậy mọi
người trên thế gian này, nếu có
tâm đạo, có ý chí quyết tâm, tu thân, tích đức, lọai trừ cái tham, sân , si mà đi theo con đường
Đức Phật đã vạch ra, thì cũng sẽ thành Phật, không phải như các huyền
thọai khác lấy tôn giáo thần thánh hoá cá nhân
để mê hoặc con người
đi tìm một ảo tưởng vô hình. Đức Phật nói đúng, vì chính Phật cũng
là một người như ta, nhưng Ngài đã vượt ra ngoài cái khuôn khổ của
loài người để đi tìm lấy một chân lý tối thượng hầu truyền lại
cho con người đi theo con đường Chân, Thiện, Mỹ để tiêu diệt cái “Tâm
độc ác, cái Trí ngu muội”, trên trần gian, đem đến cho mọi người được thân tâm an lạc, thanh bình, thịnh
vượng, hạnh phúc và có trí sáng tạo.
Oâng Bertrand Russell, một học giả triết gia
hiện kim người Anh có nói : “Đức Phật rõ là một nhân vật chủ trương
thuyết phi thiên cách cao thâm nhất từ cổ chí kim vậy”. Tựu theo
giáo lý cuả Đức Phật Oâng Thomas Paine, một học giả uyên thâm khác đã
viết theo lời Phật dậy : “Thế giới
là nhà ta, nhân loại là anh em ruột già ta, và vi thiện là đạo ta”.
Từ hơn hai ngàn năm trăm năm về trước Đức Phật há chảng nói : “Chớ nên làm ác, hãy làm lành, cố gắng lên,
cố gắng làm cho tâm ngày càng trong sạch”. Đó là điều mà Đức
Phật dạy chúng ta phải làm, chỉ có bấy nhiêu.
Và chỉ nhờ có bấy nhiêu mà ta sẽ diệt đươc ba nạn là :
Tham-ái, sân hận, và si mê.
Để kỷ niệm
ngày Đức Phật giáng trần và cũng là ngày Đăc Đạo său sắu năm khổ hạnh
và 49 ngày tịnh toạ trên mớ cỏ
khô dưới cội Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng (Buddagaya). Hàng năm cứ
gần đến ngày rằm tháng tư âm-lịch là toàn thể các tín đồ Phật
giáo thuộcø các giáo hội trên khắp thế giới nao nức tổ chức kỷ niệm
ngày đản sanh. Tại Hoa Kỳ các Chùa, Viện thuộc Bắc Tông, Nam Tông hay Đại
thừa và Tiểu thưa, Mạt Tông, hay Thiền Tông đều tổ chức trọng thể và
trang nghiêm. Để nhắc nhở người
con Phật ôn lại những răn dậy tinh hoa của Đức Thế Tôn, làm kim chỉ
nam cho đời sống hiện tại cho mỗi người trên trần gian.
Mặt khác,
tưởng cũng nên nhìn lại lịch sử ta
thấy bao nhiêu bạo lực độc ác của các đế quốc tàn bạo để nô lệ
hóa con người, nhưng tất cả đã lần lượt tiêu tan theo thời gian ngắn
ngủi. Chỉ có giáo lý cuả Đưc-Phật là còn tồn tại mãi mãi, bất diệt
nơi tâm hồn của hàng triệu, triệu người Phật Tử nói riêng và nhân loại nói chung mỗi ngày một phát triển trên khắp năm
châu. Tôi tin rằng giáo lý của Đức Thế Tôn đã và sẽ
được phát triển tột đỉnh trong lòng các
dân tộc văn minh Tây Phương./-
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/
ynghiaphatdan.htm