- THÁNH TÍCH BỒ-ĐỀ ĐẠO TRÀNG
- Nguyên tác: Tiến sĩ A.D.T.E. Perera
- Thích Nữ Liên Hoà dịch
Ngày nay, Buddhagayaa là nơi thu hút giới Phật giáo và
các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ
diệu, Buddhagayaa, một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển
hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgayaa đang hoạt động mạnh mẽ trong đời
sống, và một lần nữa, Buddhagayaa có triển vọng sẽ là một trung tâm của
Phật giáo thế giới.
***
Thánh tích "Bồ-đề Đạo
Tràng" (Buddhagayaa hay còn gọi là Bodhgayaa) là địa danh chỉ cho nơi Đức
Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagayaa cách
thị trấn Gayaa cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với
tên Brahmagayaa, nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín
đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích
này để phân biệt với Buddhagayaa, thánh tích của Phật giáo.[1]
Buddhagaya bây giờ là một thị trấn
thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur,
Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng
sông Lilajan. Đây là một hình thức biến thái xuất phát từ Paali cổ:
Vera~nja, Nera~nja = Sanskrit: Naira~njana; Hán Việt: Ni-liên-thuyền.[2]
Từ ‘Buddhagaya’ không có mặt
trong các văn bản Phật giáo thời kỳ đầu. Tuy nhiên trong các văn bản này,
người ta tìm thấy một số thuật ngữ tương tự như Bodhima.nOfont> ala (Đạo tràng), Bodhirukkha
(Cội Bồ-đề), Gayaa (địa danh nơi Đức Phật thành đạo), Gayaasiisa (Núi
đầu voi) chỉ cho nơi Đức Phật chứng quả Giác ngộ.[3] Thuật ngữ này
chỉ xuất hiện đầu tiên trong bản ngụy tác của Amaradeva.
Một vài thuật ngữ có lẽ đã
được sử dụng để chỉ cho cội Bồ-đề thiêng, ví dụ như Bodhima.nOfont> a, v.v... đã có ảnh hưởng
đến tên của đồng tiền như Buddhagayaa, Bodhigayaa, Bodhgayaa.[4] Anagaarika
Dharmapaala vị điều hành Phật giáo Tích Lan, và cũng là vị đã đấu
tranh giành lại Buddhagayaa từ tổ chức Ấn giáo (Mahant) đã để lại lời
giải thích đáng lưu ý trong ký sự của Ông về Thánh tích này:
Bodhima.nOfont> a là thuật ngữ được dùng trong tín đồ Phật
giáo ngày trước, và dựa theo Đại Sử (Mahaava'msa), nơi này
được gọi tên Gayaa. Trong Thanh Tinh Đạo (Vi'suddhi Marga), địa danh này
cũng được gọi là Gayaa. Ngài Pháp Hiển cũng viết là Buddha Gayaa, và
Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) đến Tích Lan năm 412 TL, thuộc triều đại
Mahaanaama, cũng gọi là Gayaa. Thuật ngữ Brahmayoni thay cho Gayaa Siirsa được
gọi rất phổ thông trong thời Ngài Pháp Hiển đến Ấn và Ngài đã sử dụng
thuật ngữ này trên suốt lộ trình chiêm bái của Ngài. Có thể thuật ngữ
này bắt đầu được dùng vào thế kỷ II TL. Thuật ngữ Phật giáo
Boddhima.nOfont> a cũng có
thể được dùng phổ biến trong quần chúng, thế nên thuật ngữ
Buddhagayaa phải được công nhận. (A. Guruge, Trở Về Nẻo Chánh [Return
to Righteousness], Ceylon, 1965, tr. 587).
Thánh địa Buddhagayaa, nơi Đức Phật
chứng quả giác ngộ tối thượng (sambodhi) vang tiếng từ thuở xa xưa. Ngoài
các tham khảo trong kinh điển Phật giáo, bằng chứng của khảo cổ học
cho thấy lịch sử của thánh địa Buddhagayaa xuất hiện trước kỷ nguyên
Thiên Chúa giáo. Bằng chứng trước tiên là những bia đá của Hoàng đế
Asoka. Trên bia đá thứ VIII, vua Asoka đã đề cập đến cuộc chiêm bái của
Ngài đến Thánh địa ‘Sambodhi,’ nghĩa là Buddhagayaa.[5]
Mặc dù Ngài Pháp Hiển nói rõ
thành phố Gayaa đã bị tàn phá và đổ nát, chuyến viếng thăm Bodhi
(Peito) của Ngài đã cho biết nơi này có nhiều quần thể tháp (stuupas).
Hơn thế nữa, Ngài còn cho biết có ba tu viện (Sa.nghaaraama) làm chỗ cư trú
cho chư Tăng Phật giáo chuyên trì giới luật.[6]
Ngài Huyền Tráng (khoảng 629 TL) đã
để lại cho chúng ta một sơ đồ về Buddhagayaa ghi lại toàn bộ bằng chứng
một quá khứ vàng son của Thánh địa này. Tài liệu bút ký của Ngài thật
quan trọng khi chúng ta đối chiếu với các khai quật gần đây của A.
Cungningham vào thế kỷ XIX.
Khi đề cập đến những di tích
còn sót lại của thành phố Gayaa, Ngài Huyền Tráng có nhắc đến cội Bồ-đề
thiêng. Có một bức thành cao, dốc đứng và chắc chắn bao bọc xung quanh
cội Bồ-đề này. Chiều dài bức thành dài từ đông sang tây và chiều rộng
từ bắc đến nam. Cổng chính xoay ở hướng đông đối diện với dòng
sông Naira~njana. Cổng phía nam nối với một dãi hoa rộng lớn. Phía tây
có nhiều chướng ngại nên đi lại khó khăn. Cổng phía bắc hướng về
tu viện lớn.
Chính giữa hàng rào bao bọc cội Bồ-đề
là một toà kim cang.[7] Ngài Huyền Tráng viết thêm về các chùa tháp xung
quanh Buddhagayaa, trước tiên là Đại Tháp Bồ-đề (Mahaabodhi), khu vườn Đức
Phật đi thiền hành (caơ kama.na), hồ tắm, nơi Đức Phật nhận bát cháo
sữa của nàng Sujaataa, và nhiều nơi thiêng liêng khác.[8] Ngài còn ghi thêm
ngôi chùa nổi tiếng bên ngoài thành phía bắc của tháp Buddhagayaa.[9]
I. CỘI BỒ-ĐỀ
Cội Bồ-đề thiêng (tên khoa học
là Ficus religiosa) là điểm thu hút nhất tại Buddhagayaa tồn tại mãi
cho đến cuối thế kỷ XIX, sau đó nó bị khô và cuối cùng chết đi. Cội
Bồ-đề hiện nay không phải là cội Bồ-đề ngay nơi Đức Phật thành đạo
mà chỉ là một nhánh của cội Bồ-đề ấy.[10]
Do sự nới rộng về diện tích của
điện thờ do vua Asoka thiết lập, vị trí của cội Bồ-đề cũng bị thay
đổi. Hơn nữa, có một vài khảo cứu cho thấy sự huỷ hoại của cội Bồ-đề
có liên hệ đến trước nhất là đại đế Asoka, kế đó là Hoàng hậu
và cho đến sau này vua Sasaaơ ka ở Đông Ấn.[11]
II. ĐIỆN THỜ DO ĐẠI
ĐẾ ASOKA XÂY DỰNG
Một trong những đối tượng chính
cho việc phụng thờ tại Buddhagayaa là cội Bồ-đề. Nó được một bức
tường bao xung quanh môﴠcách tự nhiên. Ngài Huyền Tráng có đề cập đến
việc vua A'soka xây điện thờ cội Bồ-đề. Mặc dù bây giờ không còn thấy
một dấu tích nào của điện thờ, chúng ta có thể thấy được hình
dáng điện thờ Asoka xây từ hình ảnh điện thờ cội Bồ-đề qua các bức
phù điêu ở tháp Bhaarhut.[12] Ở đây những bản khắc bằng Braahmi giúp
chúng ta nhận dạng được điện thờ như là hình dáng điện thờ cội Bồ-đề
của Đức Phật Thích-ca. Những tác phẩm điêu khắc Bhaarhut phác họa cấu
trúc tháp xây dựng xung quanh cội Bồ-đề với cổng đi vào từ phía ‘Vajraasana.’
Mô hình tháp thiết trí xoay quanh cội Bồ-đề này không được xây phổ
biến ở những nơi thánh địa Phật giáo.[13]
Trong khi sửa chữa nền tháp hiện
nay, Cunningham đã phát hiện ra ở dưới móng của công trình kiến trúc sau
này còn lưu lại một vài bức tường cũ và nửa phiến đá tròn ở tại
lối ra vào.[14] Mô hình này không có gì khác so với công trình của tháp
thời Asoka trước đây. Điều này được minh chứng từ việc khám phá hai
chiếc ghế đá dưới nền tháp hiện nay, một chiếc được làm bằng sa
thạch nhẵn bóng cùng với bốn trụ tường đặt phía trước, (nó được
mô phỏng hoàn toàn giống như kiểu cách của bức phù điêu ở Bhaarhut).
Cunningham tin tưởng phiến sa thạch nhẵn bóng có thể là toà Kim Cang
(Vajraasana) của Đức Phật thuở trước.[15] Không biết đó có phải là
toà Kim Cang nguyên thuỷ hay là lớp ngoài của toà sau này hay không, chắc
chắn rằng Cunningham đã khám phá chính xác nơi Asoka xây dựng điện thờ
quanh nơi cội Bồ-đề và để che cho toà Kim Cang.[16]
III. BẢO TOÀ KIM CANG
Hiện nay, toà Kim Cang đã được tìm
thấy đằng sau bức tường thành phía tây của Đại tháp Bồ-đề được
xem như là kiểu mẫu trên bề mặt phiến đá của toà Kim Cang cổ bên
trong nội điện. Đây là loại đá xám, dài khoảng 4.6 m (7 feet, 10 inches);
bề rộng 3 m (4ft. 7.5 inches) và dày khoảng 1.52 m (6 inches). Bề mặt phiến
đá được khắc những dạng hìnhọc, tất cả 4 mặt ngoài đều được
khắc chạm hết sức công phu hoàn hảo.[17] Việc khám phá nền móng của
tháp cổ nhất bên dưới nền của Đại tháp hiện nay cùng với hai phiến
đá nằm chính giữa nền tháp cổ giúp chúng ta có thể tin rằng phiến đá
hoa văn và những bệ gạch đã có mặt cách nay quá lâu kể từ sau khi
công trình kiến tạo Đại tháp Bồ-đề sau công nguyên nhiều thế kỷ dưới
triều đại vua Ku'saana.[18] Vấn đề này còn được xác định qua bi ký
được khắc trên rìa phiến đá thời vua Ka'saana.
IV. CA'NKAMANA, CON ĐƯỜNG
THIỀN HÀNH CỦA ĐỨC PHẬT
Ngài Huyền Tráng nói rằng về hướng
bắc của cội Bồ-đề có dấu vết nơi Đức Phật thường kinh hành sau
khi đạt ngộ. Đức Phật đã bước chừng khoảng mười bước chân từ
đông sang tây, những đoá hoa kỳ diệu xuất hiện dưới dấu chân Ngài
có đến mười tám đoá hoa. Sau đó nơi này bị bức tường gạch cao khoảng
90 cm (3 feet) che lấp lên.[19]
Cunningham khi viếng thăm Buddhagayaa vào
năm 1879, đã tìm ra những dấu vết còn sót lại của hành lang cùng với
22 trụ đá nền vẫn còn ở Situ. Điệ⮠thờ nơi con đường thiền hành
này nằm về hướng bắc điện thờ cội Bồ-đề. Cùng với việc xây dựng
Đại tháp Bồ-đề lên trên điện thờ cội Bồ-đề cũ của vua Asoka, điện
thờ tưởng niệm con đường thiền hành cũng bị phủ lấp dưới bờ tường
phía bắc của Đại tháp. Con đường hành lang được phát hiện trong vị
trí này khi Cunningham tìm thấy hàng trụ đá nền xuất hiện một phần ở
phía nam, một số ít trụ chống không thẳng hàng đã bị lấp dưới nền
Đại tháp.[20]
V. RÀO CHẮN
Trong các di tích tại Buddhagayaa, có
một hàng rào bằng đá bao quanh hết các điểm.[21] Có lẽ ngày nay nó
không giữ được vị trí ban sơ của nó nữa. Các học giả nổi tiếng
tin rằng bức rào này bao quanh điện thờ của Asoka, toà Kim Cang và cội Bồ-đề.
Do cội Bồ-đề cũ bị biến mất nên bức rào này cũng bị xê dịch so với
vị trí ban đầu và bây giờ qua nhiều biến đổi, những người xây dựng
Đại tháp hoặc những người sửa chữa sau này đã đặt hàng rào ở một
vị trí cố định.
Những trụ đá và thanh ngang của
hàng rào chạm khắc nhiều hình#7843;nh về thời kỳ đầu phát triển của
nghệ thuật Phật giáo.[22] Trong các bức điêu khắc trên trụ đá, có hai
bức quan trọng nhất, một bức khắc hình vua Đế-thích trong hình thức của
Brahmin Saanti và bức kia khắc hình thần mặt trời cưỡi trên lưng ngựa.[23]
Trong số những bức điêu khắc nhỏ hơn trong hình trái tim hoặc nửa trái
tim được tìm thấy những tranh minh hoạ Yakkhii Assamukhii (các loại phi
nhân), cảnh mua đất ở vườn Kỳ-đà (Jetavana), Indrasaala guhaa (hang động
trên núi Vediya, có một thời gian đức Phật trú ở đây và thuyết bài
kinh Đế-Thích Sơ Vấn), Chaddanta Jaataka (câu chuyện tiền thân Bồ-tát khi
còn làm voi chúa), Maatuposaka Jaataka (chuyện kể tiền thân của Bồ-tát làm
thân voi nuôi dưỡng voi mẹ mù trên núi tuyết Himalaya), Padakusalamaanava
Jaataka (câu chuyện hoàng hậu của vua nước Ba-la-nại vì quên lời thờ đã
trở thành thần mặt ngựa) và nhiều cảnh khác xen lẫn các tranh hình đôi
nam nữ tình tứ Mithuna cũng như phong cách Gajalak.smii và tháp theo dáng Ba
Ngôi Báu.[24] Cùng với các di tích điêu khắc cổ kính này, những hàng
rào cổ xưa nhất được chứng minh bởi mẫu viết rời rạc khắc trên
mái tường và nhiều trụ đá.[25]
VI. THÁP ĐẠI GIÁC
Công trình kiến trúc vĩ đại và
quan trọng nhất tại Buddhagayaa phải công nhận là Tháp Đại Giác. Nối tiếp
với các di tích của thời vua Asoka (song chắn bằng đá), chính đây là
tháp cổ xưa nhất tại Buddhagayaa.[26]
Khảo cứu của Ngài Pháp Hiển về các tháp được
tạo dựng ở đây và nhiều khám phá hiện nay về quần thể tháp có dạng
tương tự như vậy (như tháp được tìm thấy ở Peshawar và ở các vùng
quanh Gandhaara, các tháp ở Naalandaa, phiến đồng (điêu khắc hình dáng)
Bodhgayaa được tìm thấy ở vùng Kumrahar, Patnaa) cho thấy các tháp có hình
dáng này rất có thể được xây dựng sớm vào thế kỷ II TL. Điều này
nói lên các tháp lớn tồn tại cho đến ngày nay là lối kiến trúc sau
này được xây dựng trên dấu vết điện thờ cội Bồ-đề của Đức Phật
Thích-ca do vua Asoka khởi công tôn tạo từ trước.
Đại tháp đã được trùng tu nhiều
lần và gần đây nhất vào thập niên cuối của thế kỷ XIX, phái đoàn
người Miến Điện do Vua Kyanzitha phái sang.[27] Theo sự mô tả của Ngài
Huyền Tráng thì cấu trúc, vóc dáng của tháp ngày nay đã có mặt vào thế
kỷ VII TL. Chiều cao của tháp hiện nay khoảng 51 mét (170 feet), gồm chín tầng
xây theo hình chóp đứng.[28] Cấu trúc chính được nổi bật nhờ vào vòm
tháp và trên nền tháp chính có tháp nhỏ ở bốn gốc, một bức hoạ
hình tháp chính thu nhỏ. Các hốc tường tháp đều được chạm khắc hình
Phật và các hình tượng Bồ-tát, thần linh theo truyền thống Đại thừa.[29]
Trong nhiều thế kỷ sau, Đại tháp Bồ-đề được xem như mẫu lý tưởng
về kiến trúc chùa tháp Phật giáo cho các nước ngoài Ấn Độ.[30]
VII. QUẦN THỂ
THÁP TRONG KHUÔN VIÊN ĐẠI THÁP
Trong mảnh đất hình chữ nhật
rào kín quanh Đại Tháp còn có vô số di tích thuộc về kiến trúc, những
bức phù điêu tuyệt mỹ và được trang hoàng bằng những tháp tưởng niệm,
đa dạng nằm rải rác xung quanh Đại tháp liên tục cuốn hút khách hành hương
chiêm bái. Ngài Huyền Tráng có ghi lại rằng: "trong vòng bờ thành những
dấu vết thiêng liêng nối liền với nhau khắp mọi hướng, đó đây đều
là tháp, kế tiếp là tịnh xá. Các vị vua, hoàng tử, quý tộc ở khắp mọi
nơi (Jambudviipa), những vị tiếp thọ giáo pháp vô song của Đức Phật đã
xây dựng các bia tưởng niệm nầy."[31] Một khám phá duy nhất của
Cunningham trong khoảng đất này là những mảnh vỡ của một cổng ra vào
hiện nay đang trùng tu.[32] Cunningham đã nhận diện nhầm đây là bức hình
Phật, Pháp, Tăng và gọi là biểu tượng Tam Bảo. Tấm bảng đồng này
có thể là một biểu tượng tượng trưng của Phật giáo Đại thừa mô tả
Đức Phật và bên cạnh có chư vị Bồ-tát đứng hầu. Ngài Huyền Tráng
cũng nhắc đến những hoá thân của Bồ-tát Quan Thế Âm (Avolokite'svara)
phía bên trong Đại tháp.[33]
VIII. CÁC TU VIỆN
(SA'NGH€ R€ MA)
Bằng chứng văn học sớm nhất bàn
về sự hiện hữu của tu viện lớn tại Buddhagayaa được tìm thấy trong
quyển ký sự của Ngài Pháp Hiển. Ngài đã đề cập có ba tu viện, nơi
cư trú của các vị tỳ-kheo tu tập chuyên chú vào giới luật (Vinaya).[34]
Trở lại ký sự của Ngài Huyền Trang, trong đó có ghi lại bức tranh thật
và chính xác đáng tin cậy về tu viện. "Bên ngoài cổng phía bắc của
tường thành bao bọc cội Bồ-đề là tu viện Đại Bồ-đề (Mahaabodhi).
Tu viện này do vua Si'mhala người Tích Lan xây dựng. Tu viện có sáu phòng lớn
cùng với nhiều tháp nhỏ để tu quán ở ba tầng lầu. Bức tường thành
bao quanh cao khoảng 9 đến 12 mét (30 đến 40 feet). Các hoạ sĩ thiện xảo
nhất được mời đến vẽ, trang hoàng với nhiều màu sắc lộng lẫy."[35]
Mặc dù tu viện lớn này không còn
nữa, nhưng nền và nhiều di tích khác của móng đã được Cunningham khám
phá vào năm 1885[36] và những di tích này hoàn toàn phù hợp với cách mô tả
trong các bút ký.[37]
Việc xây dựng tu viện được cho
là do một vị vua người Tích Lan. Hai bia ký ghi bằng chữ Sanskrit cho chúng
ta biết về vị Tỳ-kheo tên Mahaanaama từ Tích Lan đã cúng dường một tượng
Phật và thiết tạo một dãy lầu (praasaada) tại vùng đất này.[38] Ngài
Huyền Tráng cũng có tường thuật lại bia ký của vị Tỳ-kheo người Tích
lan (S. Beal, sđd, tập III. tr. 357). Điều này ăn khớp với tác phẩm viết
về các bia ký của Mahaanaama tái phát hiện, ủng hộ để chứng minh việc
xác định đại tinh xá và đồng thời minh chứng chính xác các ký sự của
các nhà chiêm bái Trung Quốc.
Theo tường thuật trong tác phẩm Hing-
tchoan of Wang Hiuen- tse ở Trung Quốc có hai vị Tỳ-kheo được vua Tích
Lan - Chi-mi-kia-po-ma (Sirimeghavanna, khoảng 301 TL) phái đi hành hương về nơi
cội Bồ-đề thiêng, đã tâu trình với vua nỗi khó khăn vô cùng trên đường
đi; họ phải chịu đựng vì sự thiếu thốn nơi trú chân thích hợp ở
những vùng lân cận. Vì vậy, sử liệu nói rằng, nhà vua đã cử một biệt
phái và đem các phẩm vật dâng đến Hoàng đế Samudragupta thuộc vương
triều Gupta, trình bày và xin được phép cất một tu viện ở đó. Điều
thỉnh cầu này được chuẩn y ngay, lúc ấy Wang-Hiuen-tse đã đến viếng
nơi này và tu viện là nơi trú ngụ của khách hành hương.[39]
Buddhgayaa thịnh vượng như một
trung tâm thu hút nhiều Phật tử khắp nơi trên thế giới, cho đến thế kỷ
XIII TL thì bị quân xâm lược Hồi giáo huỷ hoại cướp phá. Chính những
kẻ xâm lược này đã phá huỷ hết tất cả những trung tâm thờ phụng kể
cả Ấn Độ giáo và Phật giáo tại Ấn Độ. Qua nhiều thế kỷ,
Buddhagayaa chìm trong quên lãng; mãi đến thế kỷ XVIII, nơi này được vài
tín đồ Ấn giáo (Saivite Mahants) coi giữ.[40]
Khi Cunningham phát hiện ra Thánh địa
này vào thế kỷ XIX, Buddhagayaa trong tình cảnh suy sụp hơn, và từ đó,
Ông bắt đầu khôi phục lại nơi này.
Vào khoảng năm 1885, ông Edwin
Arnold, tác giả của quyển sách nổi tiếng "Ánh Sáng Á Châu"
[The Light of Asia], có viết một số bài báo trong tạp chí The
Telegraph, một tạp chí xuất bản định kỳ ở Anh do chính ông làm chủ
bút, đã khêu gợi sự chú ý đến vùng đất tháp và những di tích tại
Buddhgayaa bị lãng quên. Những bài báo này đã đập mạnh vào đôi mắt của
Anagaarika Dharmapaala và kích động mãnh liệt đến người, sau đó người
đã phát động cuộc đấu tranh giành lại Buddhagayaa cho tín đồ Phật giáo.
Ngài đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc khôi phục lại Tháp Đại
Giác. Để thực hiện những quyết định của mình, Anagaarika Dharmapaala đã
lên đường sang Ấn Độ và lần đầu tiên viếng thăm Buddhagayaa vào
tháng 1 năm 1891. Ngài thật đau lòng khi nhìn thấy khung cảnh chùa tháp và
tượng Phật ở đây. Ngài trở về Tích Lan vào tháng 5 năm 1891 và thành lập
"Hội Đại Giác" (Mahaa Bodhi Society) ở Colombo. Dưới sự bảo trợ
của hội này, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Buddhagayaa. Mục
đích của hội nghị này là để gây sức chú ý của giới Phật giáo đối
với những vấn đề tại Buddhagayaa vì hội nghị thấy rõ rằng phong trào
khôi phục lại chùa tháp do hội Mahaa Bodhi Society khởi xướng sẽ không thể
thành công nếu không có sự ủng hộ và hợp tác của Phật giáo thế giới.[41]
Một trang sử mới mở ra cho Buddhgayaa cùng với buổi đầu tự do của Ấn
Độ. Cuộc tranh chấp với tín đồ Ấn giáo xảy ra không ngớt khi Hội
Mahaa Bodhi Society đưa ra những yêu cầu nhưng không được kết quả gì. Bấy
giờ chính quyền Bihar đã đến giàn xếp cuộc tranh chấp này và thông qua
Đạo luật về chùa tháp tại Buddhagayaa năm 1949. Theo đạo luật này, một
uỷ ban, cũng gọi là Uỷ Ban Quản Lý Tháp tại Buddhagayaa, bao gồm bốn
tín đồ Phật giáo và bốn tín đồ Ấn Độ giáo được thành lập. Uỷ
ban được giao phó trông nom và điều chỉnh lại chùa tháp. Vì vậy, sau
sáu năm tranh đấu gian khổ, Hội Mahaa Bodhi Society đã thành công phần nào
một trong những mục đích chính yếu là khôi phục lại chùa tháp cho tín
đồ Phật giáo.
Ngày nay, Buddhagayaa là nơi thu hút
giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm.
Như một điều kỳ diệu, Buddhagayaa, một ngôi làng tầm thường, cổ xưa
đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgayaa đang hoạt động
mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagayaa có triển vọng sẽ
là một trung tâm của Phật giáo thế giới.
***
[Dịch từ Từ Điển Bách Khoa Phật Học (Encyclopaedia
of Buddhism), tập III, do giáo sư G.P. Malalasekera làm tổng biên tập.
Ceylon: The Governance Press, 1971, trang 399-404]
CHÚ THÍCH
[1] S. Beal, Ký Sự về Ấn Độ của Người Trung
Quốc [Chinese Accounts of India], Si-yu-ki, ấn bản tại Ấn, Calcuta, 1959, tập
II, tr. 343, ghi chú 61; T. Bolth, Ghi chú về Bodha Gaya [Notes on Bodha Gaya],
Nghiên Cứu Khảo Cổ Ấn Độ, Bản Tường Trình Hằng Năm [Archaeological
Survey of India, Annual Report]. Xb. 1908 - 09, tr.139, ghi chú1)
[2] Xem: Rajendralaala Mitra, Buddhagayaa, Calcuta, 1878,
tr. 2).
[3] Luật tạng, tập I, tr. 1,8,34,35; Tăng Chi Bộ
Kinh IV, tr.302 vctkt; Tương Ưng Bộ Kinh IV, tr. 19 vctkt.; Truyện Tiền Thân Đức
Phật. I. tr. 182; Đại Phẩm. XVII, phẩm 47; xx, kệ 1; xxix, kệ 41.
[4] Xem. N. K. Sahu, Phật Giáo ở Orrissa, [Buddhism
in Orissa], Uktal, 1958, tr. 5.
[5] B. M. Barua, Các Bia Ký của Asoka [Insciptions of
Asoka], University of Calcutta, 1943, tr. 186; R. Basakva, Bia Ký Asoka [Asoka
Inscriptions], Calcutta, 1959, tr. 42. Sự việc này được nhắc đến trong Đại
sử (Mahaava'msa, chương XVII, tập 47), và trong ký sự của những nhà chiêm
bái Phật giáo Trung Quốc: Pháp Hiển và Huyền Tráng (S. Beal, sđd, tập I,
tr. 41; tập III, tr. 346-347). Tại Saa-cphần dưới cùng của rầm đỡ cổng
ra vào phía đông mô tả cuộc viếng thăm của vua Asoka đến cội Bồ-đề
(B. Bewland, Nghệ Thuật và Kiến Trúc AᮠĐộ [The Art and Architecture of
India], London, 1953, hmh. 21; Từ Điển Bách Khoa Phật Học, tập II, hmh. XV).
[6] S. Beal, sđd. tr. 19.
[7] Vajraasana: Xem tập III, hmh. XXI.
[8] Sđd, tr. 350 vctkt.
[9] S. Beal, Sđd, tập III. tr. 343 - 60. Ngoài ký sự
của ngài Pháp Hiển và Ngài Huyền Tráng ra, bằng chứng những câu khắc
trên bia ký đã làm tăng sức thuyết phục rằng vùng đất này là điểm
hướng đến chung cho những nhà nhiêm bái từ Tích Lan, Trung Quốc, v.v..., từ
thời đại lâu xa, có lẽ từ trước TL, (Nghiên Cứu Khảo Cổ Ấn Độ,
1908-09; tr. 155 vctkt; Tạp Chí Hội Hoàng Gia Á Châu của Anh và A驠Nhĩ Lan [Journal of the Royal Asiatic
Society of Great Britian and Ireland] (Bộ mới), 1880-81, tr. 552-553). Những ký sự
khác trên bản khắc được tìm thấy đã chứng tỏ những cuộc viếng thăm
của các nhà chiêm bái từ khắp nơi ngoài Ấn Độ trong những giai đoạn
kế tiếp đi đến miền đất này (Barua, Gaya and Budhagaya, Calcutta, 1931, tr.
186 vctkt; Beal, sđd, tr. 358-359; A. Cunningham, sđd, tr. 58-59; Fleet, CII. III. tr.
277 vctkt.).
[10 Xem hmh. LVII: Cunningham, Mahabodhi, London, 1892,
tr. 30 vctkt; Đông Ấn [Eastern India], I, tr. 76.
[11] Cunningham,ctsđd.; S. Beal. Sđd, tập III, tr.
546. Trong khi thực hiện các khảo quật, Cunningham khám phá ra hai mảnh cây
lớn ở phía dưới phần tháp Budhagayaa thêm sau này. Ông tin rằng những mảnh
này là của cội Bồ-đề do vua Sasaa"nka, (thuộc triều đại Gau.da?) huỷ
hoại (Cunningham, sđd, tr. 31)
[12] Xem tập III, hmh. XXXIII và các hmh. XX &
LIV: dưới tiêu đề BHAARHUT; A. Cunningham, Tháp Bhaarhut [The Stupa of Bhaarhut],
ấn bản mới, Ấn Độ, 1962, hmh. XXX; A. K. Coomaraswamy, Nghệ Thuật Điêu Khắc
tại Bhohgaya [La Sculpture de Bodhgaya], Paris, 1935, hmh. LX.
[13] A. K. Coomaraswamy, Lịch Sử Nghệ Thuật Ấn
Độ và Indonesia [History of Indian and Indonesian Art], New York, 1965, tr. 33, các
hình 46, 55, 70. Bodhighara, thuật ngữ chỉ các điện thờ trong các văn bản
đầu tiên. Đại sử đề cập một điện thờ cội Bồ - đề thiêng tại
Anuraadhapura (Mahaava'msa, chương XXXVI, kệ 103, 126). Có lẽ Bodhighara này mô
phỏng theo tháp cổ được xây dựng tại Bodhagayaa. Mặc dù, những dấu vết
của những bằng chứng về chữ khắc và lối kiến trúc được tìm thấy
(Tạp Chí Điểm Sách của Trường Đại Học Tích Lan [University of Ceylon
Review], tập XVI, 1958, tr. 1-5) vẫn còn tại Bodhagayaa, mẫu điển hình duy nhất
về Bodhighara hầu như còn giữ nguyên vẹn lối kiến trúc của giai đoạn
ban đầu (thế kỷ VI hoặc VII sau TL) tìm thấy tại Nillakgama (Tích Lan) được
xem như là mẫu độc nhất tồn tại như một công trình bất hủ ngày nay
(ASCAR. 1954, tr. 25 vctkt; Lịch Sử Tích Lan [History of Ceylon], Univesity of Ceylon
Publication, tập I, phần I, hmh. XVII).
[14] Giả định của Cunnigham rằng rất có thể
điện thờ Ca"nkamana được mô phỏng theo lối điêu khắc Bhaarhut
(Cunningham, sđd, tr. 8, hmh. V. Id. Bhaarhut stuupa. Hmh. XXXI. 4).
[15] Xem tập III, hmh. XXI.
[16] Nếu muốn biết chi tiết, xem Cunningham,Sđd,
tr. 4-5, hmh. II.
[17] Xem Cunningham, Sđd. tr.19-20.
[18] Xem A. Cunningham, Sđd, hmh. XII; dưới tiêu đề:
BODHIPARYA"NKA.
[19] S.Beal, sđd, tập III, tr. 350.
[20] Cunningham, sđd, tr. 8-9. Tuy nhiên, có một vài
ngoại lệ trong nghệ thuật khắc trụ đá, việc tái tạo và thêm thắt
sau này có lẽ sau kỷ nguyên Gupta, nhằm để phân biệt hình thức cổ của
nghệ thuật ban sơ với hình thức nghệ thuật Đại thừa ngụy biện. Hàng
rào được phỏng đoán rằng mẫu đầu tiên bằng gỗ, ngoài ra những
hình thức khôi phục lại như đã đề cập ở trên, sau này người ta cố
gắng làm nghệ thuật chạm khắc đa dạng thêm nhưng chỉ là việc làm vô
ích vì nó để lại lối điêu khắc sơ sài, có lẽ do những người tin
theo mật tông sau nghệ thuật Bengal của thời kỳ Paala và cũng bởi các
tín đồ Ấn Độ giáo sau này chuộng dạng này.
[21] Xem hmh. LV, hình 2.
[22] Xem hmh. LV, hình 2.
[23] B. Rowland, Nghệ Thuật và Kiến Trúc Ấn Độ
[The Art and Architecture of India], London, 1953, hmh. 19; A. K. Coomaraswamy, Lịch Sử
Nghệ Thuật Ấn Độ và Indonesia [The History of Indian and Indonesian Art], ctsđd,
hình 40 and 61.
[24] Xem hmh. LVI; A. K. Coomaraswamy, Điêu Khắc tại
Tháp Bồ-đề Đạo Tràng [La Sculpture de Bodhgayaa], Paris, 1935, hmh. Số XLVI đến
số LVI; Cunningham, ctsđd.
[25] Cunningham, sđd. tr. 14-15; T. Bolch, Ghi Chú về
Bồ-Đề Đạo Tràng [Notes on Bodhgayaa] Nghiên Cứu về Khảo Cổ Ấn Độ, Bản
Tường Trình Hằng Năm [Archaeological Survey of India], Annual Report, 1908 - 09,
tr. 147-148. Bản tường thuật chi tiết, xem MAHAABODHI TEMPLE trong Từ Điển Bách
Khoa Phật Giáo.
[26] Rajendralala Mitra, sđd, tr. 234; A. K.
Coomaraswamy, Lịch Sử Nghệ Thuật Ấn Độ và Indonesia [History of Indian and
Indonesian Art], tr. 33 vctkt; Cunningham, sđd. tr. 17-18.
[27] R. le May, Lược Sử Nghệ Thuật Phật Giáo
Thái Lan, [A Concise History of Buddhist Art in Siam], Cambridge University Press, 1938,
tr. 100.
[28] xem hmh. LVIII.
[29] B. Rowland, sđd, hmh. 52; A. Rajendralala Mitra,
sđd tr. 76; Cunningham, sđd. tr. 17 vctkt.; A. K. Coomaraswamy, sđd. tr. 81; La
Sculpture de Bodhgayaa, tr. 11 - 12. Những tháp tưởng niệm và những mô hình
thu nhỏ như các tháp được khám phá trong khuôn viên Đại Tháp ngày nay
là bản hướng dẫn tốt đối với việc nghiên cứu quá trình phát triển
cùa tháp ở các nước Phật giáo khác từ đầu công nguyên trở về thời
kỳ trung cổ (Xem A. CunninghaXe, sđd, hmh. XVIII, XIX).
[30] A. Griswold, Thánh Địa Lưu Chuyển [The Holy
Land Transported], Paranavitana Felicitation Volume, do N. A. Jayawickrama biên tập,
Colombo, 1965, tr. 173 vctkt.
[31] S. Beal, sđd. tr. 345. Marie - Therese De Mallmann
nhận diện hai hình bên cạnh Đức Phật, bên phải là tượng Ngài Quan Thế
Âm (Avalokite'svara) bên trái làTaara [cũng là hiện thân của Bồ- tát Quán
Thế Âm] (M. T. De Mallmann, Introduction a Létude D 'Avalokite'svara, Paris, 1948, tr.
133-134).
[32] Hmh. LV, hình 1; Xem Cunningham, sđd, Hmh. XVII, về
vị trí ngày nay của tora.na được tái tạo lại). Nó cao gần 5,2 m (17
feet), được kiến tạo vào thế kỷ IV và V sau TL. Một khám phá quan trọng
khác là một tấm bảng đồng có khắc hình tượng của Đức Phật và vị
thị giả ở mỗi bên (Cunningham, sđd, hmh. XXVIa).
[33] S. Beal, sđd, tập III, tr.345. Lối miêu tả của
Cunningham và Ngài Huyền Tráng về sơ đồ tu viện được khám phá lại có
thể so sánh với cấu trúc tu viện tại Anuraadhapura và các tu viện tại
Gandhaara, cũng như tại Taxila.
[34] S. Beal, sđd. tập I, tr. 39.
[35] S. Beal, sđd III, tr. 357 vctkt; Watters, Huyền Tráng
Tây Vức Ký [Si-yu-ki of Hiuene- tsiang], tập II, London, 1905, tr. 121.
[36] Cunningham, sđd. tr.43 vctkt..
[37] T. Bolch, Nghiên Cứu Khảo Cổ Ấn Độ, Sđd,
tr. 155. Lối miêu tả của Cunningham và Ngài Huyền Trang về sơ đồ tu viện
được khám phá lại có thể so sánh với cấu trúc tu viện tại
Anuraadhapura và các tu viện tại Gandhaara, cũng như tại Taxila.
[38] J. F. Fleet, CII. III. tr. 274 - 276; Khảo Cổ Ấn
Độ [Indian Antiquary (Bombay)] XV, tr. 356 - 357.
[39] Tạp Chí Hội Châu Á Hoàng Gia thuộc Chi
Nhánh Tích Lan [Journal of the Ceylon Branch of the Royal Asiatic Society]) XXIV;
Bhikkhu D. Suma"ngala, Tịnh Xá Tích Lan tại Bồ-Đề Đạo Tràng [A Sinhala
Monastery at Buddhagayaa], Phật Tử [The Buddhist], tập XLII, số 2, 1971, tr.
95-96; Lịch Sử Trường Đại Học của Tích Lan [University History of Ceylon],
tập I, phần I, Colombo, 1959 tr. 288. Trên trụ đá Allahabad, bia ký của Hoàng
Đế Samudragupta đề cập đến dân tộc Saimhala, trong số những nước đồng
minh với nhà vua. Có lẽ, đây là một biểu thị mối quan hệ khối đồng
minh của nhà vua và vua Sinhala - Tích Lan (CII. III, tr. 8)
[40] A. Guruge, sđd. tr. 617 vctkt.
[41] P.V. Bapat, sđd, tr. 472 vctkt; A. Guruge, sđd, tr.
593 vctkt.