- NIÊN ĐẠI CỦA ĐẠI THÁP BỒ-ĐỀ
- Thích Nữ Giới Hương dịch
Nguồn gốc của đại tháp Bồ-đề ở Bồ-đề
Đạo Tràng vẫn còn là một điều bí ẩn. Lý do chính về điều này là bởi
vì thiếu các nguồn tư liệu để nghiên cứu. Các văn bản Phật giáo để
làm nguồn tài liệu căn bản thì không rõ ràng về nhiều điểm.
Điều này có thể được chứng
minh qua việc đề cập tới ba nguồn khác nhau có liên quan đến cuộc viếng
thăm của vua A-dục ở Bồ-đề Đạo Tràng. Như Sắc lệnh thứ VIII của
Vua A-dục khắc trên bia đá cho chúng ta biết rằng vua A-dục "đã thực
hiện cuộc hành hương tới Bồ-đề Đạo Tràng vào năm trị vì thứ 10 của
mình."[1] Tuy nhiên, trong cuốn Mahavamsa đã nói cuộc viếng thăm này
lại ở vào năm thứ 18 trị vì của vua A-dục.[2] Divyavadana dường như đề
cập đến một sự kiện khác nữa vua A-dục đã viếng Bồ-đề Đạo Tràng
trong cuộc hành hương kéo dài đến những thánh tích Phật giáo ở phía bắc
Ấn Độ.[3] Thật ra là Divyvadana đã nói vườn Lâm-tỳ-ni là một trong những
thánh tích đầu tiên mà vua A-dục viếng thăm cùng với thầy của mình là
Upagupta, kế đến là vua A-dục đến viếng thăm cây bồ-đề. Theo
Divyvadana, vua A-dục đã thực hiện chuyến hành hương sau khi xây dựng nhiều
tăng già-lam và tháp mà theo Mahavamsa[4] tất cả được hoàn tất vào sau năm
thứ 7 lên ngôi, tức là sau năm 262 trước tây lịch.
Như vậy, có nhiều truyền thuyết
không nhất quán về điểm này. Divyavadana cũng nói với chúng ta rằng lần
đầu tiên vua A-dục viếng thăm cây bồ-đề, rồi Ngài đã bị cuốn hút
ở đây đến nỗi hoàng hậu Tisyaraksita ganh tị và đã chặt cây bồ-đề.
Nhưng cuối cùng bà bị cảm hóa bởi lòng nhiệt tâm của vua và đã cùng
với Ngài viếng thăm, chăm sóc cây bồ-đề cho nó sống lại.[5] Như vậy,
vua A-dục đã thực hiện hai chuyến hành hương (dhammayatras) tới Bồ-đề
Đạo Tràng. Một lần vào năm thứ 10 như trong bia đá đã khắc và lần thứ
hai như trong Mahavamsa đã nói. Vì vậy, ngược lại với sự xác định của
tiến sĩ D.K. Barau, các nguồn tư liệu này đã không mâu thuẩn lẫn nhau về
điểm này mà hơn nữa chúng lại bổ sung hỗ tương với nhau. Tuy nhiên,
Barua đề nghị rằng cuộc viếng thăm của vua A-dục tới nơi này hầu như
không có đề cập tới đại tháp Bồ-đề, vì điều này không được nhắc
đến trong bia ký cũng như không có ghi trong bản kinh Phật giáo[6]. Đối với
D.K. Barua, sự đóng góp duy nhất của vua A-dục cho Bồ-đề Đạo Tràng dường
như là việc làm nổi bật thánh địa này như là một trung tâm quan trọng
của thánh địa Phật giáo, chỉ bởi vì cuộc hành hương chiêm bái của
vua A Dục[7]. Tuy nhiên, vấn đề này cần được xem xét lại.
Trên cơ sở xác nhận của Ngài Huyền
Trang đã gợi ý rằng vua A-dục đã cho xây dựng một ngôi chánh điện nhỏ
tại nơi Phật thành đạo.[8] Thật thú vị để nói thêm rằng, trong số
những tàn tích của tháp ở Bharhut có hai mẫu điêu khắc của tháp nhỏ
này với cây bồ-đề phía sau. Một trong hai mẫu này có khắc truyền thuyết
cây bồ-đề của Đức Phật Thích-ca-mâu-ni.[9] Vì những kiến trúc điêu
khắc này khoảng gần thế kỷ thứ II trước tây lịch nên các mẫu này
có thể được xem như giống y chang cấu trúc ban đầu. Những mẫu này cho
thấy rằng tháp lúc đầu chỉ là một cái mái có những cột trụ đỡ. Tòa
Kim cang (Vajrasana) được đặt ở trung tâm và được trang hoàng phía trước
là bốn cột trụ. Ngay sau tòa Kim cang (Vajrasana) là cây bồ-đề mọc cao lên
tỏa mát khu đại tháp. Mỗi bên tòa được trang hoàng với những biểu tượng
Tam bảo (Triratna) và chuyển pháp luân (Dhammachara) đứng trên đỉnh của một
trụ ngắn. Đỉnh của tòa Kim cang (Vajrasana) được trang trí với nhiều
hoa tươi nhưng không có tượng Phật ở đó. "Tịnh thất Kim cang"
có trang thờ giống nhau ở tất cả các phía. Kiểu mẫu này thể hiện cho
mẫu gốc được chứng thực rõ ràng hơn bởi sự khám phá trong
"situ" của hai cái bệ trụ đá cũng như tòa sa thạch với các chi
tiết liên quan khác. Hơn nữa trên bề mặt của tòa được chạm khắc các
mẫu hình có vòng tròn chính giữa với các viền kép hình vuông, và bốn mặt
tòa được khắc nhiều hình rất phong phú như hình chim bồ câu, các hoa văn
và các con ngỗng thường được thấy ở đầu cột của vua A-dục xây.
Hình sau cũng cho thấy rõ mối liên hệ của vua A-dục với các kiến trúc
đó.
Một khám phá nữa làm tăng thêm sự
xác định trên là có một bản khắc bằng chữ Brahmi nằm trên bề mặt
nhỏ của tòa, có ý nghĩa chứng nhận việc cúng dường tòa này. Mặc dù
sự kiện khảo cổ không thể phủ nhận như vậy, nhưng Barua từ chối bất
kỳ sắc lệnh nào nữa của vua A-dục đối với hoạt động xây cất nào
của vua ở Bồ-đề Đạo Tràng, và thêm rằng: "Ngài Huyền Trang nói,
thật khó để mô tả lòng tín thành của vua A-dục trong việc xây dựng
chánh điện này."
Người ta tin rằng chánh điện nhỏ
này đã tồn tại, đứng trước cây bồ-đề gốc và tòa Kim cang cũng thế
… Chánh điện ban đầu không phải do vua A-dục xây mà do cac頶ị như Kuran, Matron, và bà Kuranji và sự cúng dường của
họ vẫn còn được khắc trên tường đá cổ. Tháp tòa Kim cang (Vajrasana)
vẫn còn tồn tại bên trong tháp hiện tại mà không có mái bao phủ và bốn
trụ đá đã bị gãy[10]. Rõ ràng D.R. Barua đã bị ảnh hưởng nhiều về
bộ 15 bia khắc của bà Kuranji trên các trụ đá và hai miếng đá mái
chìa[11] mà ông đã quên sự kiện khảo cổ xác thực việc kết hợp của
vua A-dục với đại tháp. Sự thật là, dưới tòa Kim cang (Vajrasana) có một
cái bệ bằng gạch, được trang hoàng mỗi phía với những hình ảnh người,
sư tử và đây chắc chắn là một cột trụ – kiến trúc tòa Kim cang
(Vajrasana). Bên trong có nền gạch, ở chính giữa của mặt trước được
tìm thấy một vật tròn bằng đất mà khi bị bể ra thì có nhiều vàng bạc,
châu báu, ngọc ngà bao gồm một bùa hộ mạng bằng vàng giống như mẫu
đồng cắc của thời vua Huvishka ở cả trên hai mặt và năm đồng cắc có
dùi lổ [12]. Trong khi cạo bỏ lớp hồ trên mặt nền gạch thì khám phá
thêm rằng "lớp hồ thay vì làm bằng cát và vôi thì được làm bằng
san hô bột trôﮠvới những mảnh ngọc bích nhỏ, tinh thể ngọc trai và
ngà, rồi trộn với vôi." Hiển nhiên điều này chỉ rõ rằng ngôi
chánh điện và tòa Kim cang được xây dựng trên niềm kính trọng cao nhất.
Vào thời điểm đó tháp trở nên thiêng liêng cao cả đã chứng tỏ rằng
sự tồn tại của một kiến trúc trước kia và đã được bổ sung một
phần suốt trong thời kỳ này. Tòa Kim cang (Vajrasana) của vua A-dục được
bà Kuranji xây bồi thêm cái nền nữa, dường như nó là giai đọan thứ
hai của việc xây dựng này.
Trong qúa trình xây dựng, phần lớn
các phần tu bổ thêm đã được tiến hành khoảng thế kỷ I và II. Điều
này được xác định thêm nữa do việc khám phá một bản khắc trên đế
tượng Phật gần chánh điện nhỏ bị hư, sát cổng phía nam của bức tường
đại tháp.[13] Tượng này dường như thuộc về giai đọan trường phái
nghệ thuật điêu khắc của Indo-Scytian. May thay, bia ký này có niên đại
Samvat thứ 64 và giống như sự ghi nhận thường là của trường phái
Indo-Scytian hơn là nền nghệ thuật Mathura. Hầu như không có nghi ngờ nào
cả về niên đại của nó thuộc thế kỷ thứ II. Năm 64 có thể là niên
đại Shaky, thuộc triều đại Huvishka. Bản khắc hiện nay trong tình trạng
bị hư hoại nghiêm trọng nên tên người thí chủ cúng dường khó nhận
ra. Tuy nhiên, vị ấy là môt đại vương (một hầu vương của triều đại
Kushana, vua Huvishka) người mà theo ông Cunningham: "có lẽ là vua
Huvishka, thuộc Indo-Scytian là người đứng xây ngôi đại tháp Bồ-đề. Tên
của thí chủ là Tukamala hoặc Turamala."[14]
Đây là một kết luận, để cho thấy
rằng đại tháp Bồ-đề được xây dựng trong triều đại vua Huvishka,
nhưng tiếc là các sự kiện được biết này thì đã bị thất lạc. Để
bắt đầu, chúng ta cần chú ý rằng các bản khắc đang được nghiên cứu
hầu như không đề cập đến việc xây dựng bất kỳ tháp nào hoặc lớn
hoặc nhỏ, mà chỉ nói đến việc xây hai bức tượng. Chắc chắn rằng
đây là điều thích hợp nhất sau hiện tượng Phật giáo Đại thừa phát
triển và việc tôn thờ hình tượng Phật bắt đầu xuất hiện. Chánh điện
của vua A-dục có thờ một tượng Phật mà trước đó chưa có. Nhưng đối
với chúng ta dường như rằng hai tượng mà đang bàn bạc thì không thể
an vị bên trong chánh điện vì chúng là các tượng Bồ tát. Vì vậy, những
hoạt động điêu khắc của triều đại Huvishka đã không đưa ra bất kỳ
sự chỉ dấu nào về việc trùng tu chánh điện của vua A-dục. Những phần
được thêm vào này, nếu tất cả có liên quan đến Đại tháp chính Bồ-đề
thì được tu bổ thêm do bà Kuranji và những người khác.
Đọc các tường thuật sinh động
của các nhà chiêm bái Trung Quốc thì điều này được bộc lộ rất rõ.
Ngài Pháp Hiền (người đã rời Trung Quốc vào năm 339, hành hương đến
Ấn Độ, sau đó từ tiểu bang Orissa trở về Trung Quốc năm 414) đã đề
cập đến Bồ-đề Đạo Tràng rất chi tiết. Từ Gaya Pháp Hiền đi đến
Bồ-đề Đạo Tràng – nơi đây tòan là rừng cây. Ở đó, Ngài thấy các
thánh tích quan trọng có liên quan tới các giai đọan của Đức Phật trước
khi giác ngộ và có chú thích rằng tất cả chúng đều bị hư sụp hoang
phế. Tuy nhiên, ở một vài thánh tích chỉ còn có các vườn xoài. Ngài đã
ghi là ở nơi Đức Phật thành đạo có ba tu viện nhưng Ngài lại không
ghi gì cả về đại tháp Bồ-đề.[15] Như vậy, rõ ràng rằng đại tháp Bồ-đề
này đã chưa được xây dựng lúc Ngài Pháp Hiền đến. Vì vậy, có thể
đoán rằng đại tháp Bồ-đề này có thể được xây dựng vào khoảng đầu
thế kỷ thứ V.
Tuy nhiên, Ngài Huyền Trang đã làm
rõ ràng thêm sự kiện này. Ngài Huyền Trang rời Trung Quốc năm 629 và trở
về năm 648. Ngài đã đưa ra một biểu đồ của Đại tháp Bồ-đề. Khi
Ngài đến viếng cây bồ-đề thì thấy rằng có một bức tường gạch dày
và cao bao quanh. Cổng chính phía đông hướng về phía sông Ni-liên-thuyền
(Nairanjana). Cánh cổng phía nam dẫn ra một hồ bông hoa đẹp. Cổng phía bắc
dẫn đến một tăng già-lam do vua Tích Lan xây dựng, còn phía tây thì bị
cây cối bít lối. Những tháp này do những vị vua, quan, quý tộc có lòng
kính tin Phật pháp đã xây dựng để kỷ niệm. Chính giữa bức tường
bao quanh cây bồ-đề là tòa Kim cang và phía đông của cây bồ-đề có một
cái tháp cao 160 feet. Tháp này được xây bằng gạch và tô vôi, và ở mỗi
tầng có nhiều khung giống nhau có thờ tượng Phật bằng vàng. Bốn vách
tường của tháp có khắc những chuỗi ngọc trang nhã. Trên mái là một
amalaka bằng đồng mạ vàng. Ở phía đông của tháp có ba cái đồi nối
tiếp nhau, tất cả làm tăng thêm vẻ mỹ quan và có một lối đi thông
vào một tịnh thất bên trong. Ngài Huyền Trang cũng đề cập đến nhiều
những tháp nhỏ khác tại Bồ-đề Đạo Tràng.[16]
Như vậy, chắc chắn rằng vào đầu
thế kỷ thứ頖II đại tháp Bồ-đề đã có
rồi. Các nhà chiêm bái Trung hoa đã thấy tháp giống như Đại tháp Bồ-đề
bây giờ, thì hiển nhiên việc so sánh của O⮧ Cunningham giữa việc mô tả
của Ngài Huyền Trang với hiện thực chi tiết của đại tháp hiện tại
như sau:[17]
- Kích cở của hai tháp thì hầu như
giống nhau. Cấu trúc hiện tại rộng 48 feet, cao 170 feet, hầu như phù hợp
với lời mô tả của Ngài Huyền Trang. Thật thú vị để chú ý rằng vào
năm 1861, khi đại tháp Bồ-đề này được hoàn tất thì nó cao 160 feet và
được cao thêm 10 feet nữa sau khi sửa lại đỉnh tháp.
- Hầu như khớp với lời mô tả của
Huyền Trang là tháp được xây dựng bằng gạch có màu hơi xanh và được
tô bằng thạch cao.
- Bốn mặt của tháp hiện nay có
vài tầng có các khung thờ. Tầng này kế tiếp tầng khác. Rõ ràng ở mỗi
tầng có thờ tượng Phật như Ngài Huyền Trang đã tường thuật. Tuy nhiên,
vào thời Ngài Cunningham thì chỉ còn sót lại có ba tượng.
- Cổng chính phía đông thì không
thấy Ngài Huyền Trang đề cập đến, có lẽ do sau này mới xây thêm vào,
vì sân lát gạch không giống với gạch của đại tháp. Mặt khác, việc
mô tả của nhà chiêm bái Trung Quốc về bức tường xung quanh đại tháp Bồ-đề
thì giống y chang như bức tường hiện nay.
Các tường thuật của Ngài Pháp Hiền
và Huyền Trang đã khẳng định rõ ràng rằng đại tháp xây khoảng năm
420 đến 600. Nghĩa là sau khi Ngài Pháp Hiền đi và trước khi Ngài Huyền
Trang đến. Về điểm này đã bộc lộ rằng việc ghi nhận có giá trị sớm
nhất gắn liền với việc trùng tu đại tháp Bồ-đề trong khoảng thế kỷ
VI-VII.[18]
Hầu hết các cuộc trùng tu xảy ra
trước lúc Ngài Huyền Trang đến bởi vì Ngài mô tả về đại tháp này hầu
như không có nhu cầu để sửa chữa hoặc nâng cấp lại. Vì vậy, thời
gian gần nhất cho việc trùng tu có thể khoảng năm 625. Một hiểu biết
chung cho rằng bất kỳ cấu trúc kiên cố nào đòi hỏi sửa chữa thì cũng
không quá 100 năm. Điều này ám chỉ rằng tháp đầu tiên phải được xây
dựng khoảng năm 525. Niên đại này dường như là hợp lý.
Vào 25 năm đầu của thế kỷ thứ
V, khi Ngài Pháp Hiền đến Ấn Độ thì Ngài đã thấy tòan bộ khu này là
rừng rậm. Và người ta có thể đoán là dù sao đi nữa một công trình
được xây dựng trên một chổ như vậy thì không có thể hoàn tất nhanh
chóng khi Ngài Pháp Hiền đi. Trong bối cảnh này như thế khiến cho niên đại
của ngôi tháp như được cho rất là hợp lý. Thứ hai, thời đại tiền
Gupta là những người theo đạo Bà-la-môn, do đó kiến trúc này không thể
do sự đề xướng của họ. Hiển nhiên rằng chỉ khi triều đại này bị
suy yếu, tức sau năm 500 thì lúc đó ngôi tháp mới có thể được xây dựng.
Tuy nhiên, điều này không đề cập rằng những ngôi tháp này do vua chúa
khởi xướng xây dựng nhưng chắc chắn rằng một đại tháp quan trọng như
vậy thì không thể được xây dựng mà không có sự ủng hộ của vua
chúa. Cuối cùng, nếu chúng ta xét theo lịch sử kiến trúc chùa chiền Ấn
Độ, thì dường như rằng các tháp như vậy chỉ có thể được xây dựng
vào cuối thời đại Gupta tức là khoảng niên đại mà chúng ta đã đề
nghị ở trên.
Như vậy, đại tháp Bồ-đề dường
như đã được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ VI và niên đại khởi công
xây dựng vào khoảng năm 525 được nêu ra là giống nhau. Rõ ràng, công
trình xây dựng đại tháp đã có trước hai giai đọan xây dựng gần tòa
Kim cang; giai đọan đầu là suốt triều đại vua A-dục và giai đọan hai là
trong thế kỷ thứ I.
***
[Trích dịch từ "A Note
on the Date of MahaBodhi Temple" của Giáo Sư Vijay Kumar Thakur, đăng
trong kỷ yếu Buddha Vandana, Buddha Gaya 1998, trang 9].
[1] B.M.Barua, Inscriptions of
Ashoka, pt. ii, Calcutta, 1945, p. 186.
[2] XX.I.
[3] R K. Mookerji, Ashoka, Delhi, 1955, p.
149.
[4] V 171.
[5] R K. Mookerji, op.cit., pp.149-150.
[6] Buddha Gaya Temple: Its History,
Buddha Gaya, 1981, p11.
[7] Ashoka's association with the temple
has been mentioned in a hymn of Chinese pilgrim Hasia-pias (A.D. 1921) and a late Burmese
inscription. Even Hsuan-tsang credits him with the erection of a ten feet high stone
boundary wall around the Bodhi tree. op. cit., pp. l 1-12.
[8] A. Cunningham, Mahabodhi or the Great
Buddhist Temple under the Bodhi Tree of Buddha-Gaya, London, 1982.
[9] D. K. Batua, op. cit., p.12.
[10] Gaya and Buddha-Gaya, Vol.II,
Calcutta, 1934, p.40.
[11] A Cunningham, op. cit,, p.15.
[12] Ibid., p. 20.
[13] B. M. Barua, op.cit., p.70.
[14] Op. cit., pp.18-21.
[15] James Legge (tr.) A Record of
Buddhistic Kingdoms. Being an Account by the Chinese Monk Fa-Hien of his Travel.s in India
and Ceylon (A.D.399-414) in search of the Buddhist Books of Discipline, London, 1898.
[16] T. Watters, On Yuan Chawang's Travels
in India, A.D. 629-645, Delhi, 1965, pp. 119-138.
[17] A. Cunnigngttam, op. cit., pp. 18
[18] B. M. Barua, op. cit., p.68.