- VÀI ĐỀ NGHỊ VỀ SỰ PHÁT
TRIỂN BỒ-ĐỀ ĐẠO TRÀNG
- Lệ Tâm dịch
***
Thánh địa Bồ-đề Đạo Tràng hiện
nay đang có một tầm vóc quốc tế. Đại tháp Bồ-đề là điểm thiêng
liêng đối với toàn thể Phật giáo thế giới cũng như quần chúng tại
địa phương. Đã có nhiều cuộc hội nghị thường xuyên được tổ chức
nhằm mục đích cho việc bảo tồn và phát triển đại tháp Bồ-đề
nhưng chưa có kết quả khả quan lắm. Mới đây, sự quan tâm để trùng tu
và phát triển Bồ-đề Đạo Tràng cũng như những khu vực xung quanh đã
được giới Phật giáo thế giới và cộng đồng quốc tế hướng đến.
Vì là một Thánh địa nổi tiếng, đại tháp Bồ-đề có một vị trí đặc
biệt trong bản đồ du lịch của Ấn Độ và được đề cao hơn trong lời
tuyên bố của chính phủ Ấn Độ năm 1990 là "năm du lịch." Nhưng
việc phát triển đại tháp Bồ-đề sẽ không được hoàn hảo nếu không
có việc phát triển toàn khu vực Bồ-đề Đạo Tràng. Do đó, hơn một
năm qua, chúng tôi đã có đề nghị các vấn đề cần thiết cho việc phát
triển Bồ-đề Đạo Tràng tập trung chính yếu vào việc phát triển và
duy trì đại tháp Bồ-đề cũng như môi trường xung quanh như sau:
I. CHUẨN BỊ DỰ ÁN TỔNG QUÁT
Chưa có kiểm sóat chặt chẽ về
việc xây dựng ngày càng gia tăng. Việc xây cất bừa bải của nhiều
công trình khác đang làm mất đi tính cách thanh tịnh và trang nghiêm của Bồ-đề
Đạo Tràng, khiến đưa đến sự xáo trộn mạnh mẽ về môi trường. Dự
án tổng quát được dự trù từ năm 1966 và được duyệt lại nhiều lần
nhưng vẫn chưa được thực thi. Đồ án cuối cùng về dự án tổng quát
được nhiều người nhất trí nên được các nhà chức trách có thẩm quyền
thực thi một cách nghiêm chỉnh. Chúng ta sẽ tự hỏi ai là người chịu
trách nhiệm về việc dự án tổng quát chưa được thực thi, mặc dù dân
chúng yêu cầu nhiều lần và các nhà chức trách đã bảo đảm.
II. VIỆC DUY TRÌ THIẾT THỰC BỒ-ĐỀ
ĐẠO TRÀNG
- Do thiếu việc duy trì đúng đắn, ô nhiễm môi
trường và giao thông ngày càng gia tăng khiến cho cấu trúc Bồ-đề Đạo
Tràng đang trong tình trạng nguy hiểm.
- Thiếu việc đắp đê bảo vệ sông Ni-liên-thuyền
(Nairanjana) đang gây nên sự xói mòn mà mỗi năm càng lúc càng gần hướng
đại tháp Bồ-đề và trong tương lai gần có thể sẽ nhận chìm đại tháp
như nó đã bị cách dây một thế kỷ.
- Việc trùng tu đại tháp Bồ-đề mới đây như
việc dùng đá lót đường đi không theo đúng dự án ban đầu và trông
không được mỹ quan lắm. Các nhà sử học, khảo cổ và quần chúng đã
lên tiếng phản đối. Cấu trúc đại tháp Bồ-đề đòi hỏi việc phục
hồi trên quy mô lớn, phải dựa trên các phương pháp khoa học và chỉ có
thể được quản lý bởi Bộ khảo cổ Ấn Độ như được làm ở Sarnath
và Nalanda … Các bức tượng bên trong tháp đã không được sử dụng hợp
lý trong nhiều thế hệ mà nếu không có các nhà khảo cổ thì các tượng
sẽ bị hư. Cách tốt nhất để duy trì đại tháp này là nên giao cho Bộ
khảo cổ Ấn Độ. Chúng ta không thể tưởng tượng được Bồ-đề Đạo
Tràng sẽ ra sao, nếu mà không có đại tháp Bồ-đề và theo tiên đoán
trong tình hình hiện tại thì nó sẽ có khả năng sụp đổ trong hai thập
kỷ nữa. Các căn hộ ở xung quanh đại tháp phải được dời đi, đặc
biệt ở phía đông để xây dựng một con đường thẳng từ sông
Ni-liên-thuyền tới đại tháp. Đồng thời cũng nên trồng cây xanh để tạo
cảnh quan cho đại tháp. Các việc bố trí ánh sáng thích hợp cần nên thực
hiện cho đại tháp.
III. BẢO TỒN CÁC ĐIỂM LỊCH SỬ
ĐÃ KHAI QUẬT
Việc khai quật khu vực ở phía
tây của đại tháp đã tìm thấy những tàn tích của các trung tâm tu việc
cổ xưa như các nhà chiêm bái Trung Hoa đã đề cập trước đây. Nó có
nhiều đồ vật phong phú. Các di tích tu viện được khai quật đã không
được bảo tồn đúng cách và các đồ cổ này được chuyển đến Patna.
Khoa Khảo cổ học Quốc gia đã thực hiên việc khai quật nhanh chóng nhưng
ít quan tâm trong việc giữ gìn và trưng bày các vật này, có lẽ do thiếu
ngân sách.
Chúng tôi đề nghị là toàn bộ
khu vực khai quật ngôi đại tháp Bồ-đề nên được xây bức tường dày
và rộng xung quanh để bảo vệ. Chúng cần được bảo tồn và trưng bày
như cách làm ở Sarnath. Điều này sẽ tăng thêm mỹ quan cho đại tháp Bồ-đề
và khiến cho các công trình lịch sử sẽ có hữu dụng, và có ý nghĩa
hơn. Các di tích đã khai quật nên được trưng bày trong bảo tàng viện địa
phương.
IV. DUY TRÌ CÁC THÁNH TÍCH PHẬT GIÁO
Còn có nhiều nơi mang tánh cách lịch
sử Phật giáo quan trọng ở xung quanh Bồ-đề Đạo Tràng nữa như là
Sunjata Kuty (nơi nàng Sunjata dâng sữa) , Hồ Rồng mù Muchalinda, hang động
Prakabodhi …Những nơi này cũng cần được bảo tồn và phát triển . Đồng
thời đó, những phương tiện giao thông cần phải được cung cấp để dể
dàng viếng thăm những thánh tích bên kia sông Ni-liên-thuyền bằng việc
xây dựng một cầu nổi bắt ngang qua sông.
V. CÁC CƠ SỞ HỌC ĐƯỜNG
Vì Bồ-đề Đạo Tràng là nơi nổi
tiếng "Phật thành đạo," nên nó phải là nơi của những người
có nền văn hóa và giáo dục cấp tiến. Nếu Bồ-đề Đạo Tràng không
có những cửa hàng buôn bán thì sẽ không phải là điều ngạc nhiên, nhưng
nếu thiếu các cơ sở học viện thì sẽ là một vấn đề cần phải quan
tâm.
Vì vậy, các học viện kiểu mẫu
cho việc giáo dục căn bản nên do các tổ chức tư nhân hoặc chính phủ
thành lập.
VI. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Việc ô nhiễm tiếng ồn bị tạo
ra do giao thông và việc phóng thanh bừa bải đã đe dọa môi trường yên tĩnh
của Bồ-đề Đạo Tràng cũng như kiến trúc của đại tháp Bồ-đề mà
tháp đang bị lay động do xe cộ di chuyển. Tình trạng này phải được
ngăn cấm các xe tải vận chuyển trong khu vực này và cấm việc dùng loa
phóng thanh gần khu đại tháp.
VII. CẢI THIỆN HỆ THỐNG VỆ SINH
Việc bố trí hệ thống vệ sinh
công cộng thích hợp nên được thực hiện không chỉ ở khu đại tháp
mà còn ở những thánh tích khác và những con đường … Thùng chứa rác
di động cần được hữu hiệu hơn về mặt này. Cần xây hơn bốn cái
Sulabh Sauchalaya để phục vụ nhu cầu cho cư dân cũng như khách chiêm bái.
Điều này sẽ khiến cho môi trường Bồ-đề Đạo Tràng trong lành và sạch
sẽ hơn.
Bồ-đề Đạo Tràng có một hệ thống
cấp thoát nước độc nhất mà đã dùng để mang nước thải và biến nó
thành phân bón. Nhiều năm qua, hệ thống đã bị hư, cần phải được sửa
chữa, nới rộng và khiến cho hữu hiệu hơn.
VIII. VẤN ĐỀ NƯỚC UỐNG
Khi Bồ-đề Đạo Tràng có dân số
khoảng 7 ngàn thì nó có một hồ cung cấp nước khoảng 50 ngàn gallon. Hiện
nay dân số gia tăng gần 25 ngàn thì cần có hai hồ chứa nước, mỗi cái
phải có dung tích 100 ngàn gallon. Nước của hồ này đôi khi được rút ra
để tạo nguồn điện.
IX. CUNG CẤP ĐIỆN VÀ NƯỚC
Một nơi nổi tiếng quốc tế như
Bồ-đề Đạo Tràng cần phải có điện liên tục suốt ngày đêm. Cần
có một dòng điện riêng để cung cấp năng lượng cho khu vực Bồ-đề Đạo
Tràng. Một hệ thống cung cấp điện bằng cáp ngầm phải được an toàn
cũng như để làm tăng vẻ mỹ quan cho khu di tích.
X. XÂY DỰNG THÊM CÁC TUYẾN ĐƯỜNG
VÒNG
Để bảo tồn cảnh quan môi trường
của Bồ-đề Đạo Tràng thì việc tạo những đường vòng là cần thiết.
Một đường bắt nguồn từ làng Pacchati đến khu văn phòng và một đường
từ khu văn phòng đến làng Tikabigha ngang qua chùa Nhật bản. Cấm các xe vận
tải vào khu này và phải có bãi đậu xe rộng. Tiếng ồn và khói xe gia tăng
sẽ có hại cho cấu trúc đại tháp Bồ-đề và môi trường chung quanh.
XI. NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CHUYÊN CHỞ
VÀ LIÊN LẠC
Bồ-đề Đạo Tràng nên có các dịch
vụ liên lạc tốt hơn cho du khách và cư dân. Thứ nhất là phải có tuyến
xe lửa từ Gaya đến đây. Thứ hai phải có dịch vụ xe buýt từ Gaya chạy
dọc theo sông Ni-liên-thuyền và một tuyến chạy đến trường đại học.
Mặc dù Bồ-đề Đạo Tràng có trong bản đồ hàng không Ấn Độ, nhưng dịch
vụ hàng không cần có chuyến bay thường xuyên đặc biệt suốt trong mùa
du lịch từ tháng 10 đến tháng 3 . Hệ thống điện thoại yếu kém, phần
nhiều là đường dây bị bận. Dịch vụ Fax cũng cần trang bị ở đây.
XII. XÂY DỰNG QUẢNG TRƯỜNG VÀ GIẢNG
ĐƯỜNG
Chúng ta không phản đối việc xây
dựng nhiều chùa Phật giáo nhưng cảm thấy nhu cầu của một quãng trường
hay giảng đường là cần thiết cho những buổi lễ và hội nghị ở đây.
Ngoài những mặt nói trên, các dịch
vụ khác cũng cần phát triển cân đối vì đây là một nơi trung tâm hành
hương nổi tiếng thế giới, nên cần được xây dựng các nhà nghỉ cho
du khách, thư viện và thiền đường. Cần nhiều khoảng trống để trồng
cây xanh. Các nguồn năng lượng tân tiến và không ô nhiễm như năng lượng
mặt trời, khí đốt phải được sẳn sàng phục vụ cho việc thắp sáng
và các mục đích khác. Đó là một trong những yếu tố cần thiết cho việc
làm trong sạch môi trường ở Bồ-đề Đạo Tràng. Đồng thời các dịch
vụ ga dùng để nấu ăn, các trạm xăng dầu là cũng những nhu cầu cần
thiết. Việc xây dựng các tòa cao ốc phải được xem xét sao cho không
làm mất vẻ mỹ quan của đại tháp.
Lời chót nhưng không phải lời cuối,
tất cả mọi xây dựng phần đông đang thi công cho việc phát triển thì
nên theo mô hình kiến trúc Phật giáo.
Chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ có một
cuộc thảo lụận hữu ích cho sự thực hiện và hợp tác cần thiết
này.
***
[Trích dịch từ Development of
Buddhagaya: Some aspects, của Kalfcharan Singh Yodav, Sambodhi, Maha Bodhi
Society of India, Buddhagaya, December, 1991, pp. 99-101]