Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Giải Quyết Khác Biệt
Diệu Liên
(Theo bài giảng Dissolving Disharmony, ở Trung tâm Thiền Albuquerque)

Chúng ta sống trong một thế giới, dù ít hay nhiều, cũng có mâu thuẩn, xung đột, khác biệt trong các mối liên hệ -dù đó là liên hệ vợ chồng, bà con thân quyến, hay liên hệ giữa quốc gia nầy và quốc gia khác. Nhìn lại cuộc sống của mổi cá nhân chúng ta, cũng như tin tức trên báo chí, ta có thể thấy khá rỏ hậu quả của việc không thể tạo ra đưọc các mối liên hệ tốt giữa người với người.

Tuy nhiên, các vấn đề mâu thuẩn, xung đột hình như không liên quan gì đến việc chúng ta ngồi thiền trong các thiền đường. Thật khó thể hình dung đưọc: làm thế nào mà công phu tu thiền lại giúp ta giải quyết đưọc các mâu thuẩn trong cuộc sống. Nhưng nếu bạn có thể dành đôi phút để phân tích nguồn gốc của các vấn đề, lúc đó bạn sẽ hiểu tại sao hành thiền lại giúp bạn tận diệt đưọc những mâu thuẩn và khác biệt.

Trước hết, ta phải nhận thức rằng việc chúng ta không đồng ý với nhau về một điều gì, đó không phải là một vấn đề. Bạn có thể thích kem sô-cô-la, tôi thích va-ni, hay trong lúc tôi thích cà-phê, thì bạn thích trà. Việc chúng ta có những ý thích khác nhau như thế là bình thường. Vì mổi người chúng ta có những hoàn cảnh sống, kinh nghiệm sống, ý thích khác nhau. Nhưng khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ rằng quyết định nầy, sự lựa chọn kia là quan trọng đối với TÔI, thì tự nhiên chúng ta thành có vấn đề. Sự bất đồng ý kiến biến thành xung đột khi cả hai phía đều đào sâu sự khác biệt, và khư khư bảo vệ cho ý kiến của mình.

Đến một thời điểm khi mà tôi chỉ còn biết có quan điểm của tôi, mà không còn nghe người khác nữa, thì lúc đó sự khác biệt trở thành là mâu thuẩn, xung đột. Khi có xung đột, lập tức ta có cảm giác cách biệt, xa lạ với người mà ta không đồng chính kiến.

Rồi chúng ta có khuynh hướng lánh xa nhau, tự cô lập mình.

Tự co cụm như thế chỉ làm tăng thêm cảm giác cách biệt, và thường khiến ta càng phải tìm cách bảo vệ mạnh mẽ hơn quan điểm của mình. Nếu tôi không còn muốn nghe bạn, tôi càng phải làm rỏ quan điểm của tôi, điều tôi nghĩ, để lôi kéo bạn theo tôi.

Trái lại, khi tọa thiền, chúng ta phải thực hành để lúc nào cũng có thể xả bỏ, lúc nào cũng có thể tách mình ra khỏi khuynh hướng thường chấp vào ý nghĩ của mình. Đó là một việc làm rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công phu tu tập. Khi chúng ta ngồi để chú tâm vào hoạt động của hơi thở, cảm nhận sự vận hành của hơi thở, đó là điều chúng ta cần làm. Nhưng khi ta bắt đầu nói: "O⩬ trời nóng", "Trời lạnh", 'Chán quá" hay "Vui quá" -ngay lúc đó là ta đã tự khẳng định cái tôi của mình. Sự ta thán của ta không khiến cho thời tiết trong phòng thay đổi, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến các cảm nhận, cảm thọ của ta về thời tiết. Nếu tôi tiếp tục nói: "O⩍ trời nóng", "Trời nóng quá", thì chẳng bao lầu tôi sẽ bị cuốn theo những suy nghĩ nầy để bắt đầu bảo vệ cho cảm nhận của mình.

Nhưng nếu, ngay giây phút ta vừa phát khởi các cảm nhận nầy, ta để chúng tan theo hơi thở, trở lại với những gì đang xảy ra trong phòng, mà không cần biết đến trời nóng hay lạnh, thì ta sẽ không bị trói chặt vào một quan điểm nào cảMổi chúng ta đều có những quan điểm riêng, đó là chuyện tự nhiên. Vấn đề chỉ xảy ra khi ta bị trói chặt vào một quan điểm. Vì thế khi ta vừa nói: 'trời nóng" hay gì đó, ta lập tức để nó tan đi. Chỉ khi nào ta bám chặt vào đó, suy nghĩ mãi về nó, bảo vệ cho ý kiến đó thì mâu thuẩn sẽ xảy ra. Vì chắc chắn rằng sẽ có ai đó không cảm thấy 'nóng' chút nào.

Cũng thế, đối với những khác biệt giữa con người với nhau, chúng ta có thể thích va-ni hơn sô-cô-la, có thể thích trà hơn cà-phê, nhưng mâu thuẩn chỉ có thể xảy ra khi chúng ta bắt đầu chấp chặt vào những điều suy nghĩ đó, một cách không nhân nhượng. Tọa thiền giúp ta hóa giải mâu thuẩn từng giây phút trong từng giây phút.

http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/030-khacbiet.htm

 


Cập nhật: 1-2-2001

Trở về mục "Thiền Phật giáo"

Đầu trang