Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Hai Phương Cách Hành Trì Thiền Minh Sát
Tỳ Kheo Bodhi
Thích Minh Diệu dịch

Ngày nay, việc hành trì thiền minh sát đã phổ biến khắp mọi nơi, nhưng trong lúc đạt được sự thành công này nó đã trải qua một sự biến thái tế nhị. Hơn thế nữa, thiền đươc dạy như là phần cần thiết của Phương pháp tu tập Phật giáo, ngày nay nó thường được trình bày như là một phương cách tu thuộc thế tục và kết quả của nó hướng nhiều đến đời sống thế gian hơn là sự giải thoát tối thượng. Nhiều thiền giả (người tu tập thiền) kiểm tra sự lợi ích thiết thực họ đã đạt được từ sự tu tập thiền minh sát, những lợi ích trải dài từ công việc nghề nghiệp được nâng cao, những mối quan hệ tốt hơn dẫn đến yên tĩnh sâu hơn, lòng từ mở rộng hơn, và sự thức tĩnh tế nhị hơn. Tuy nhiên, trong lúc những lợi ích như vầy có thể có giá trị chắc chắn đúng theo ý nghiã của nó,chính nó đã mang. Những lợi ích này không phải là mục đích cuối cùng mà Đức Phật chính Ngài đãđưa ra vì mục đích tối hậu về sự tập luyện của mình . Mục đích đó, trong thuật ngữ kinh điển, là sự chứng đạt Niết bàn, sự đoạn diệt tất cả mọi cấu hoặc ở đây và ngay bây giờ và sự giải thoát khỏi vòng luân hồi vô tận.

Có lẽ, có một sức ép bằng năng lực mạnh nhất đã tạo ra hình thức về sự trình bày đương thời của thiền minh sát đã có một nhu cầu cần thiết để chuyển sự tu tập vào môi trường thế gian rộng lớn tách xa đỉnh cao truyền thống của niềm tin Phật giáo và Giáo lý. Dựa vào môi trường nghi ngờ trong thời đại chúng ta, thật là thích hợp cho Nguời mới đươc mời đến với giáo pháp để khám phá cho chính họ khả năng sẵn có trong tập luyện. Có lẽ, điều cuối cùng họ cần là để có đầy đủ chương trình về giáo lý Phật giáo dẫn họ từ lúc bắt đầu.

Tuy nhiên, mặt dầu chúng ta có thể bắt đầu tiến hành thiền định với tâm cởi mở và khám phá, ở một điểm nào đó trong tu tập của chúng ta, chúng ta tất nhiên đến một ngã tư đường nơi đó chúng ta phải đương đầu với một sự chọn lựa. Hoặc là chúng ta có thể tiếp tục thiền định như một phuơng pháp khoa học tự nhiên thuần túy, không có giáo điều tôn giáo, hoặc là chúng ta có thể chuyển lui sự tu tập trở lại hệ thống ban đầu của nó của niềm tin và sự hiểu biết phật giáo. Nếu chúng ta chọn con đường thứ nhất, chúng ta có thể tiếp tục đi sâu vào thiền định của chúng ta và gặt hái nhiều hơn những lợi ích như nhau chúng ta đạt được sự sâu thẳm an tịnh, điềm tĩnh, cởi mở, ngay cả một loại thể nhập tại đây và ngay bây giờ. Tuy nhiên, suy tư ngược lai lời Phật dạy họ không thể thành tựu những kết quả như chính họ mong muốn. Đối với sự tu tập thiền minh sát để thành tựu khả năng viên mãn như Đức phật đã gán cho nó, phải được bao gồm một số đặc tính nó tập trung trong nền tảng của Giáo pháp.

Trên hết giữa những đặc tính như vầy là những cặp bổ sung về chánh kiến và chánh tín. Như một nhân tố của phương thức tu tập phật giáo, tín không có nghĩa là niềm tin mù quán nhưng một thiện chí để chấp nhận về những tính cách nào đó chân thật mà chúng ta không thể, ở giai đoạn phát tại của chúng ta về sự phát triển, kiểm tra mang tính cá nhân đối vớiùchính bản thân chúng ta. Những đề nghị này liên quan cả hai bản chất thực tại và sự hướng đến cao hơn của phương pháp. Trong họa đồ truyền thống của sự luyện tập Phật giáo, tín được đặt ở vị trí khởi đầu, như điều kiện tiên quyết cho những giai đoạn sau này bao gồm bộ ba về giới luật , thiền định và trí tuệ. Những văn bản kinh điển dường như không thể có vấn đề xảy ra rằng một người thiếu niềm tin về giáo pháp đặc biệt đối với chánh pháp có thể tiến hành tu tập thiền minh sát và gặt hái những kết quả khả quan. Nhưng ngày nay một sự việc kỳ lạ như vậy đã trở thành cực kỳ rộng rãi. Một điều rất thông thường cho những hành giả tu thiền tạo sự tiếp xúc đầu tiên của họ với chánh pháp qua thiền minh sát có tính cường độ cao, và kế tiếp sử dụng kinh nghiệm này như một tiêu chuẩn cho sự đánh giá mối quan hệ của chúng với giáo pháp.

Tại giao điểm này, sự chọn lựa phương pháp hành trìù phân chia các thiền giả thành hai khu vực rộng rãi. Khu vực một bao gồm những ai tập trung đặc biệt vào những lợi ích hiện hành, tu tập gặt hái kết quả ngay ở đây và hiện tại, sự nghi ngờ tất cả những gì liên quan đến nằm bên kia những giới vức của kinh nghiệm riêng họ. Khu vực còn lại bao gồm những người nhận ra sự hành trì để thoát ra một nguồn hiểu biết sống động sâu hơn và rộng hơn sự hiểu biết cá nhân của riêng họ. Để đi theo trí tuệ này đến nguồn gốc của nó, những hành giả như vầy được chuẩn bị để giúp họ có những nhận định quen thuộc ï đối với những trình bày về lời dạy và như vậy bao hàm giáo pháp như phần cốt yếu hoàn tòan.

Vấn đề là thiền minh sát có thể được thực tập một cách nghiêm túc ngay cả ngoài lãnh vực niềm tin phật giáo sinh khởi một câu hỏi hứng thú mà chưa bao giờ được đưa ra một cách rõ ràng trong kinh và luận (phật giáo). Nếu thiền minh sát có thể được tu tập cốt yếu vì những lợi lạc rõ ràng thực tại của nó, thì niềm tin đóng vai trò gì trong sự phát triển về con đường tu tập? Tất nhiên, niềm tin như một sự chấp nhận trọn vẹn trong giáo lý phật giáo không phải là một điều kiện cần thiết cho việc hành trì Phật giáo. Như chúng ta đã thấy, những người không đi theo Giáo pháp như con đường dẫn đến giải thoát tinh thần vẫn có thể chấp nhận những giới luật đạo đức phật giáo và tu tập thiền định như một phương pháp đi vào an lạc nội tâm. Vì vậy, niềm tin phải đóng vai trò khác hơn vai trò của sự thúc giục một cách đơn giản đối với hành động, nhưng bản chất chính xác của vai trò này chiếm đóng không chắc chắn. Có lẽ, vấn đề sẽ phát sinh nếu chúng ta hỏi niềm tin gì mang ý nghĩa thiết thực trong phạm vi tu tập Phật giáo. Rõ ràng niềm tin không thể được giải thích đầy đủ và giản đơn như sự tôn kính đối với Đức phật, hoặc như vài sự pha trộn của sự tận tụy, sự kính nể, và sự biết ơn. Trong khi những đặc tính này thường có mặt kế cạnh với niềm tin, chúng nó có thể xuất hiện ngay khi niềm tin không hiện hữu.

Nếu chúng ta khảo sát niềm tin gần gũi hơn nữa, chúng ta sẽ thấy rằng bên cạnh những chất liệu tình cảm của nó, nó còn liên quan đến một yếu tố nhận thức. Niềm tin này cốt ở một sự sẵn sàng chấp nhận Đức Phật như Một Vị khám phá duy nhất và người tuyên bố về chân lý giải thóat. Nhìn từ khía cạnh này, niềm tin bao hàm một sự quyết định tất yếu. Khi từ từ quyết định ám chỉ ("khẳng quyết" đồng nghĩa với cắt đứt), để đặt niềm tin vào điều gì đó là để tiến hành một công việc của sự phân biệt. Vì vậy, niềm tin phật giáo đòi hỏi, sự ám chỉ tối thiểu, một sự từ chối về sự tuyên bố của các vị Thầy tinh thần khác trở thành những Sứ giả mang thông điệp giải thoát ngang hàng với Đức Phật. Như một sự quyết định, niềm tin còn bao hàm nghĩa sự chấp nhận. Nó liên quan đến một sự sẵn lòng để mở ra chính nó với các nguyên tắc được biết do Bậc giác ngộ tạo ra, và tuân thủ những nguyên tắc như những người hướng dẫn đáng tin cậy liên quan đến đạo đức và trí tuệ.

Chính sự quyết định này nó tách ra những người tiến hành thực tập thiền minh sát như giới luật mang tính tự nhiên thuần túy với những người hành trì nó giới hạn trong phạm vi niềm tin Phật giáo. Nhóm thực tập trước , vì sự nghi ngờ sự phán đoán nào đó về bức tranh của hoàn cảnh con người được Đức Phật phơi bày, hạn chế những kết quả của việc thực hành liên quan đến những người tương ứng với thế tục và quan điểm thế giới tự nhiên. Nhóm người sau, do chấp nhận những khám phá phơi bày của Đức phật về bối cảnh con người, tu tập hướng đến mục đích mà chính Đức Phật đã đưa ra như là mục đích tối hậu của việc tu tập.

Cột trụ thứ hai giúp đỡ việc hành trì thiền minh sát là phần đại diện nhận thức của niềm tin, mang tên là chánh kiến. Mặc dù, từ "quan điểm" (view) có thể cho rằng người thực hành nhìn một cách thực tế những nguyên tắc được cho rằng là đúng, ở lúc bắt đầu của công việc luyện tập đây là một trường hợp hiếm có. Đối với tất cả nhưng rất ít những đệ tử đặc biệt tài ba, chánh kiến ban đầu có nghĩa là niềm tin chân chánh, sự chấp nhận về những nguyên tắc và giáo lý vì tin vào sự Giác ngộ của Đức phật. Mặc dầu, các nhà Phật giáo hiện đại đôi khi cho rằng Đức Phật đã nói rằng chúng ta chỉ nên tin những gì chúng ta có thể kiểm tra do chính chúng ta, không có lời phát biểu nào như vầy được tìm thấy trong kinh tạng P li. Vấn đề Đức Phật nói là chúng ta không nên chấp nhận lời dạy của Ngài một cách mù quán mà phải quan sát ý nghĩa của nó và nổ lực để thấu đạt sự thật giáo lý bằng chính chúng ta.

Tương phản với quan điểm hiện đại Phật giáo, có nhiều nguyên lý được dạy từ Đức Phật như cốt lõi cho chánh tư duy(right understanding) mà chúng ta không thể, trong giai đoạn hiện tại của chúng ta, quan sát cho chính chúng ta. Những điều này không có nghĩa tầm thuờng, vì chúng nó định nghĩa khái quát toàn bộ tiến trình giải thoát của Đức Phật. Không những chúng nó mô tả những lãnh vực sâu hơn về sự thống khổ từ đó chúng ta cần để từ bỏ, mà còn chỉ ra phương hướng từ đó giải thoát thật sự căn cứ vào và trình bày những bước để dẫn đến thành tựu mục đích. Những nguyên tắc này bao gồm những giáo lý chánh kiến thuộc thế gian và xuất thế gian. Chánh kiến thuộc thế gian là một sự suy tư hiểu biết đúng dẫn đến một kết quả tốt trong vòng tái sanh. Nó liên quan đến một sự chấp nhận giáo lý của nghiệp và kết quả của Nghiệp; về sự khác nhau giữa những hành vi thiện và bất thiện; và về sự mở rộng to lớn và những lãnh vực phức tạp của luân hồi xung quanh vấn đề tái sanh có thể xảy ra. Chánh kiến xuất thế gian là nhận thức dẫn đến giải thoát luân hồi trọn vẹn. Nó ám chỉ sự thấu hiểu chân lý tứ đế trong sự phân chia sâu xa của nó, như sự đề nghị không chỉ là một phuơng thuốc của sự căn thẳng tâm lý mà sự giải thích về sự trói buộc luân hồi và một chương trình để giải thoát tối hậu. Chính chánh kiến này đứng vị trí hàng đầu trong bát chánh đạo và hướng dẫn bảy yếu tố còn lại hướng đến sự đoạn diệt khổ. Trong lúc những phương pháp kỷ xảo thiết thực cho sự tu tập thiền minh sát có thể tương đương với những phương pháp mà người ta đeo đuổi nó như một qui điều thuần túy tự nhiên và những người chọn nó trong khuôn khổ giáo pháp, tuy nhiên hai mẩu tu tập sẽ không khác một cách sâu xa với những kết quả mà những phương pháp kỷ xảo này có thể gặt hái . Khi đã tu tập dựa vào nền tảng của tư duy hiểu biết mang tính tự nhiên, thiền minh sát có thể mang lại sự lớn lao về an tĩnh, tư duy trí tuệ và sự xả ly, ngay cả nhũng kinh nghiệm của trí tuệ. Nó có thể làm trong sạch những cấu uế thô của tâm thức và tạo ra sự chấp nhận một cách lăng lẽ về sự thăng trầm trong cuộc đời. Vì những lý do này, phương cách tu tập này không nên xem thường. Tuy nhiên, từ một quan điểm có chiều sâu hơn, cho rằng sự chiếm hữu về thiền phật giáo không hoàn hảo. Nó còn bị giới hạn do lãn vực của sự hiện hữu có điều kiện, còn bị trói buộc bởi vòng vây của nnghiệp và kết quả của nghiệp. Tuy nhiên, khi thiền minh sát được duy trì từ đáy sâu niềm tin về Đức phật như là Vị Thầy giác ngộ hoàn hảo, và được mô tả ở trên đây từ trí tuệ của lời dạy, nó đạt được một khả năng mới mà những khuynh hướng khác không có. Ơû đây nó đóng vai trò với sự hổ trợ của vô tham, chuyển đến giải thoát hoàn tòan. Nó trở thành chìa khóa để mở những cánh cửa bất tử, phương tiện để đạt một sự giải thoát mà có thể không bao ggiờ mất. Với niềm tin này, thiền minh sát siêu việt những giới hạn của điều kiện, siêu việt ngay cả chính nó, để đến mục đích thích đáng của nó: sự tiêu trừ tất cả một trói buộc đang hiện hữu và giải thoát vòng bất tận của sinh lão và chết.

Pune, 21. 4. 2001

http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/036-minhdieu-haicach.htm

 


Cập nhật: 1-5-2001

Trở về mục "Thiền Phật giáo"

Đầu trang