Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
KHAI THỊ VỀ THAM THIỀN
Trác căn giáo dục trì tục hội

 
HƯ KHÔNG PHÁ NÁT BỪNG TÂM ĐỊA
“Niệm phật là ai?” chính là Kiếm báu của Kim cang vương và cũng là hai chữ chổi quét của Châu-lợi-bàn-già. Sao gọi là kiếm báu của Kim cang vương? Sao gọi là chổi quét? Đã là chổi quét thì chẳng phải là Kiếm báu, đã là Kiếm báu thì chẳng phải là Chổi quét. Vấn đề này thử xem thiền giả giải quyết như thế nào? Kiếm báu của Kim cang vương chính là kiếm trí tuệ, Kiếm báu ấy có thể chém nát vàng ngọc, chặt đứt tình ái, nó có thể chặt đứt vô minh phiền não cấu uế, đây chính là kiếm báu của Kim cang vương. Lại nữa, hành giả luôn nghĩ “Niệm Phật là ai?” thì cũng như dùng chổi để quét dọn vườn tâm. Là ai? Là ai? Tức là hành giả tiếp tục quét, quét sạch hết  thảy vọng tưởng phiền não. Kiếm báu của Kim cang vương cũng để đoạn trử tất cả vọng tưởng phiền não. Chổi quét cũng quét sạch những phiền não tham ái của chúng ta. Khi tham công án “Niệm Phật là ai? Là ai? thì tất cả những thiên ma ngoại đạo không có cách nào lọt vào quấy rối hành giả được, không có một khe hở nào để cho chúng lợi dụng được, bởi vì khi ấy hành giả đang giương cao thanh kiếm trí tụê, có khả năng hàng phục được mười loại ma quân, tất cả quân ma có mặt trên thế giới này đều không thoát khỏi lưỡi kiếm trí tuệ sắc bén này. Khi hành giả đang dụng công hành trì, tâm cứ hỏi là “Ai?” chớ để gián đoạn, như thế thì  có ma nào dám đến quấy nhiểu được. Nếu như tâm hành giả quên mất công án “Ai?” này tức tạo ra khe hở, nhân đó ma quân vọng tưởng có cơ hội xâm nhập vào trong tâm để quấy rối hành giả, vì lúc ấy hành giả buông rơi thanh kiếm trí tuệ sắc bén của mình nên bị bóng tối vô minh trổi dậy che che cả bấu trời tâm trí.
Tham thiền, tham câu “Niệm Phật là ai?”, chúng ta dường như cảm thấy rất mờ mịt, hành giả cứ nhiếp tâm vào câu thoại đầu, không cần phải tìm cho ra là ai. Do tìm không ra “Niệm Phật là ai?” nên nghi tình khởi lên, hành giả cứ để cho tâm nghi mãi miết khởi lên, dần dần tạo thành khối nghi bởi đại nghi thì đại ngộ,tiểu nghi thì tiểu ngộ, không nghi không ngộ, thường nghi thường ngộ, nghi ngắn thì ngộ ngắn. Nhưng thế nào gọi là nghi tình? Chính vì hành giả tìm không ra “Niệm Phật là ai?” là ai? là ai? Cứ tham cứu suốt như thế không để gián đoạn, thậm chí hơi thở cũng ngừng, máu huyết cũng hết lưu thông, tâm cũng đứng yên không còn vọng tưởng, đó chính là lúc hành giả đang vào định, hoàn toàn vắng lặng. Đạt được định rồi thì bước đi của hành giả cũng trong định, ngồi cũng trong định, đứng cũng trong định, nằm cũng trong định, mỗi một cữ chỉ hành động hành giả đều an trú trong thiền định, không xuất không nhập nên gọi là trạm nhiên đại định, tức là định thường hằng tịch tịnh.
Lúc ấy, trên không có trời, dưới không có đất, giữa không có người, nơi xa cũng chẳng vật, hết thảy đều là không. Ngay cả cái không cũng không có, cái không cũng tan vở, hư không cũng bị phá nát. Vậy thì cảnh giới này là cảnh giới nào? Chúng ta xem thử, nghĩ thử lúc ấy hành giả còn bị vọng tưởng chi phối hay không, còn bị tạp niệm xen vào không? Hư không cũng trở về không rồi thì những tạp niệm vọng tưởng còn đâu? Những sự tham đắm dục lạc còn có chỗ nào trú ẩn nữa không? Lúc đó hành giả rất dễ khai ngộ, rất dễ quay về nguồn cội, rỏ tâm thấy tánh. Khi tâm địa đã bừng sáng thì đối với tất cả sự sự vật vật đều không bị chướng ngại khó khăn nữa; hành giả đã thấy được Phật tánh của mình, không còn bị đau khổ sầu muộn chi phối.
 MẶT THẬT XƯA NAY TÌM Ở ĐÂU
 Ơû Trung Quốc, từ đời nhà Thanh đến nay có rất nhiều người được tỏ ngộ nhờ tham công án “Niệm Phật là ai?”, là tham ngộ chữ “Ai” này. Quan trọng nhất chính là chữ “Ai”, là ai? Do hành giả không biết là ai,  nếu như hành giả biết được ai thì hành giả đã ngộ rồi. Muốn biết là ai niệm Phật, nếu như hành giả nói: “Ồ! Tôi niệm mà!”, là bạn niệm sao? Nếu là bạn niệm Phật thì bạn đã chết mất rồi, tức là bạn đã lấy lửa đốt cháy bạn, bạn còn đi đến đâu nữa? Nếu bạn niệm Phật thì bạn không nên chết, chết rồi thì làm sao dùng lửa đốt cái không?
Pháp môn tham thiền bằng câu thoại đầu này rất nhiều, có người được khai ngộ nhờ tham công án: “Thế nào là mặt thật trước khi cha mẹ chưa sanh ra?”, đây là tham cứu về bản lai diện mục (mặt thật xưa nay). Lại có người tham chữ “Vô”, tham cái gì cũng có thể là Không, cái gì cũng đều là Không cả thì cái gì là Hữu? Đây là dụng công tham thoại đầu “Hữu” và “Vô”. Lại có người tham công án: “Thế nào là chẳng có?”, vạn vật hiện hữu trên thế gian này đều nằm trong định luật thành trụ hoại không, vậy thì làm sao để không bị thành trụ hoại không ấy chi phối? Thì cứ tham câu thoại đầu ấy, chớ nên giải thích. Lại có người tham công án: “Con chó có Phật tánh hay không?” con chó có hay không có Phật tánh cũng trở thành một câu thoại đầu. Có người tham công án: “Que cứt khô”, sao gọi là que cứt khô? Hiểu hay không hiểu? Chính là phân của người dính vào nhành cây, phân ấy đã bị khô nên gọi là que cứt khô. Những câu thoại đầu như thế đó, mọi người khi nghe qua là đã tức cười rồi, nhưng khi hành giả đã ngộ thì nó lại rất có ý nghĩa, hoàn toàn không phải hôi mùi phân, bạn không nên cười vì nó đã khô thật, không còn mùi vị gì cả. Cho nên có rất nhiều câu thoại đầu, nếu hành giả tu tập thích hợp với câu nào thì hạ thủ công phu với câu ấy, chết sống với câu ấy, được vậy thì dần dần sẽ tỏ ngộ.
 ĐI ĐỨNG NẰM NGỒI TÂM LẮNG SÂU
Chúng ta tham thiền, việc quan trọng nhất chính là sự chuyên nhất, thân tâm, ý thức của hành giả đều phải chuyên nhất. Thân đi thì biết mình đang đi, đang ngồi biết mình đang ngồi, đang nằm biết đang nằm. Mỗi bước đi, mỗi cái ngồi, cái nằm đều phải tuân thủ theo phương pháp tu tập. không khởi vọng tưởng khiến cho tâm được chuyên nhất, ý cũng chuyên nhất, lòng không khởi tham đắm, không có tâm sân, không có tâm si, được như vậy mới một mực tham câu “Niệm Phật là ai?”
Tham ở đây cũng giống như dùng khoan để khoan lỗ, cứ khoan, khoan, khoan cho đến lúc nào thủng tường lủng gỗ mới thôi. Khi khoan thủng rồi nhìn bên này thấy thông qua bên kia, đây gọi là khai ngộ. Khi chưa thông thì cứ mãi miết dụng công để khai thông; khi chưa khai ngộ thì cứ tham câu công án ấy để khai ngộ. Tham câu “Niệm Phật là ai?” cũng chỉ là dụng công để khai ngộ. Trong thời gian hạ thủ công phu hành giả không nên nói: “Ôi! Ta khoan lỗ này chưa thủng”, nếu nói như thế là hành giả chưa khoan, không khoan thì gỗ cũng không thủng. Ngày nay bạn đang khoan lỗ này, ngày mai bạn lại tiếp tục khoan lỗ này, ngày sau bạn cũng tiếp tục khoan lỗ này, cứ khoan hoài khoan mãi như thế thì việc làm của bạn sẽ thành công, với thời gian lâu thì khoan sẽ thủng, bạn chớ nản lòng. Khi thủng rồi thì chính là lúc bạn đã khai ngộ, chính là những nghi tình, những điều không biết, không hiểu xưa nay nay đã vỡ lẻ.
Việc hạ thủ công phu, hành giả cũng giống như mèo bắt chuột. Chú mèo núp bên cạnh hang chuột đợi lúc chuột thò đầu ra thì chỉ cần một vồ là đã tóm được chú chuột bất hạnh trong tay. hành giả tham công án “Niệm Phật là ai?” cũng như vậy. Chuột là gì? Khi vọng tưởng của hành giả dấy khởi thì chính là lúc chuột trồi đầu. Mèo là gì? Câu thoại đầu “Niệm Phật là ai?” chính là mèo. Vọng tưởng khởi lên là bị công án “Ai” sẽ chụp đầu.
Thí như “Rồng ngậm long châu”, con rồng bảo vệ viên long châu của nó, trong từng niệm, từng suy nghĩ rồng đều kiểm soát được hết, không một chút thời khắc nào mà có thể xa lìa viên Long châu ấy.
Lại ví như “gà ấp trứng”; ở đâu gà cũng nghĩ “con ta sắp nỡ”. Cho nên khi trứng vừa khảy mỏ thì gà mẹ nghĩ vội rằng: “A! nhanh lên, nhanh lên, gà con của ta đã nở”. Vì thế, gà mẹ ấp trứng ngày nào cũng nghĩ đến chú gà con của mình, nghĩ hoài nghĩ mãi cho đến lúc gà con bung vỏ thì gà mẹ la lên: “A! đã thành công rồi, chú gà con ta đã nở”. Gà con đã nở tức là đã thành công. Còn chúng ta tham thiền thì sao? Cũng giống như gà ấp trứng. Gà mẹ nằm trên trứng, nhất định phải ấp cho đủ nhiệt rồi sau mới tính. Trên lý thuyết, chúng ta ngồi thiền cũng như vậy, phải chú tâm trong từng giây từng phút, chớ để cho tâm ý mặc tình dấy khởi vọng tưởng. Cho nên nói:
Một niệm không sanh toàn thể hiện
Sáu căn dấy động  phủ mây liền
Khi một niệm không sanh thì toàn thể đại dụng đều được phơi bày, tức là trí tuệ vốn có được hiện tiền. Nhưng khi sáu căn dấy động thì giống như trời quang mây tạnh bổng đâu mây đen sấm chớp kéo đến, bầu trời ấy không còn trong xanh quang đảng như trước nữa mà giờ này nó đã bị bao phủ bởi muôn trùng mây đen. Lúc hành giả đạt được một niệm không sanh thì chính là lúc bên trong không có thân tâm, bên ngoài không có thế giới, không còn bám víu vào bất cứ một niệm phân biệt nào. Toạ thiền đạt đến cảnh giới này thì ngay cả hơi thở của hành giả cũng ngưng nhịp. Tuy nhiên, hơi thở ngưng nhưng không phải là chết, vì lúc này đang an trú trong nhất niệm bất sanh; trong lúc ấy, hành giả khởi tưởng rằng: hơi thở của ta cũng đã ngưng, không còn thở nữa thì ngay lúc ấy hành giả đã khởi niệm, hoàn y như cũ. Khi hành giả vô tâm thì hơi thở cũng vô, khi hành giả hữu tâm thì hơi thở cũng hiện hữu. Hơi thở tại sao ngưng rồi mà còn tiếp tục thở lại? Nếu hẳn đã dứt thì sanh mạng của hành giả cũng không còn tồn tại, bởi vì trong tâm có hô hấp thì ngoài thân cũng phải hô hấp, trong tâm dấy động thì bên ngoài phải thở. Vì vậy, hành giả đi vào hạ thủ công phu thì không nên lo lắng đến hơi thở bên ngoài. Đây gọi là chuyển đại pháp luân, hát vang khúc nhạc không lời, hát vang khúc nhạc không âm hưởng, chuyển vận bánh xe pháp luân vô hình. Cảnh giới này hẳn chẳng phải là cảnh giới của tình chấp.
Việc tu tập của chúng ta mà không chuyên nhất, bỗng tiến bỗng thoái thì không đạt được kết quả gì cả. Có lúc tinh tấn suốt cả mấy ngày, tinh tấn trong một giai đoạn, nhưng rồi lại sanh ra nhàm chán, lười biếng, buông bỏ một thời gian, rồi lại tinh tấn. Cứ như thế, tâm không chuyên nhất, rốt cuộc không mang lại chút gì lợi ích thiết thực trong việc tu tập cả. Việc hạ thủ của chúng ta không đòi hỏi phải nóng vội, gấp gáp, cũng không nên quá lười biếng, chậm chạp, quan trọng là phải làm sao giữ được mức quân bình, trung đạo. Cho nên nói, việc tu tập như là người nhạc công điều khiển cây đàn. Nếu lên dây đàn quá căng thì không những tiếng nhạc chát chúa, mà còn có nguy cơ bứt giây nữa chừng. Lên dây đàn quá chùng thì đàn không thể phát ra tiếng nhạc.
Căng quá sẽ bứt, chùng sẽ câm
Không nhanh không chậm mới công thành.
Hành giả không nên vội vàng, vội sẽ căng thẳng, nhưng không nên trể nãi vì trể nải sẽ sanh tâm nhàm chán. Cần dụng công với mức độ vừa phải, điều hoà và bằng sự hoan hỷ. Dụng công được như thế thì việc hành trì mới được tự tại, ngồi cũng tự tại, đứng cũng tự tại, đi cũng tự tại, ngũ cũng tự tại, bốn oai nghi đều trong tư thế tự tại; tự tại trên bước đường dụng công. Trong lúc tham thiền, hành giả muốn dừng  lại nữa chừng cũng không thể được, đi đứng nằm ngồi đều phải hoà quyện vào trong công án “Ai”, không thể rời nó được. Không chỉ tâm hanh giả không rồi khỏi chữ “Ai” mà còn phải không biết đến “Ai”; không biết được là ai mà phải tiếp cận với “Ai”. Công án “Ai” này bất cứ nơi nào, lúc nào hành giả cũng phải dụng công tham cứu, không thể bỏ nữa chừng được. Tham cứu mãi như thế tạo thành một khối nghi, khi đã trở thành khối nghi tình rồi thì trọn ngày ăn cơm vẫn chưa nuốt một hạt. Không phải là không có cơm mà chính là không dính mắc bởi cơm và ăn cơm. Aên mà lại không ăn, mặc áo quần mà lại không mặc, suốt ngày thay áo nhưng chưa một lần mặc. Đó chính là dụng công trong từng bước đi, từng cái ngồi, cái nằm và cái đứng, tâm buông bỏ tất cả, ngay cả chuyện ăn cơm mặc áo còn quên hết huống gì là những thứ khác! Càng không thành vấn đề.
 PHÁ VỠ ĐỘNG TỐI CHÂN TƯỚNG HIỆN
Phá vỡ bóng tối cũng chính là khai ngộ. Xưa nay, tâm thức chúng ta dung chứa toàn là những thứ vọng tưởng rác rưởi, khi hành giả tham cứu công án “Ai” này thì chính bản thân công án cũng chính là vọng tưởng mà thôi. Nhưng dùng một thứ vọng tưởng này để đánh đổ muôn ngàn vọng niệm khác, đây chính là tham cứu. Trong từng giờ từng phút hành giả phải nhiếp tâm vào công án này, không phải là nhiếp theo hơi thở ra vào, hay nhiếp theo vào mà không nhiếp ra, nhiếp theo ra mà không nhiếp vào, hành giả không cần nhiếp theo phép quán sổ tức, nếu nhiếp như thế thì trở thành hai đề mục chồng chất lẫn nhau. Tham thiền một cách đúng đắn là phải nhiếp tâm vào một pháp môn mà thôi. Vì vậy, chư tổ chúng ta khi tham thiền theo pháp quán sổ tức, thở ra nhiếp tâm theo ra, thở vào nhiếp tâm theo vào, hít vào tâm theo vào, thở ra tâm theo ra, cứ như thế liên tục không bị gián đoạn. Thực hành theo phương pháp này là cứ theo nhất niệm, nhiếp tâm vào trong nhất niệm đó, vĩnh viễn không bị gián đoạn.
Nếu hành giả dụng công vào công án “Ai” này và cứ mãi không bị gián đoạn, cứ hỏi là“Ai?”, là “Ai?”, đưa tâm ý trở về với sự bình lặng, tâm cũng trở về không, thức cũng không ý cũng không, thân cũng không. vọng tưởng dấy khởi là do ý thức phân biệt, ý thức khởi dậy bảo hành giả khởi vọng tưởng, bảo hành giả không biết đau hay sao, bảo không chụi nỗi… tất cả đều do sự dấy khởi tác oai tác quái của thức thứ sau cả. Tuy nhiên nếu hanh giả dùng tâm ý để nhiếp phục nó, tức là nhiếp vào câu thoại đầu là “Ai” thì không còn các thứ ma chướng ấy, đây chính là việc làm của người dụng công. Nếu cứ dụng công mãi miết như thế thì sẽ không bao lâu sẽ tương ưng với nhất niệm, lúc ấy trí tuệ mới khai mở, mới chứng đắc.
Nếu ngồi tịnh toạ trong chốc lát
Hơn người xây dựng muôn bảo tháp
Chỉ trong một chút thời gian nếu tâm hành giả hoàn toàn được thanh tịnh thì công đức đó sẽ hơn cả người tạo dựng hà sa tháp miếu. Thời gian chóc lát này hoặc là trong một tích tắc đồng hồ mà tâm được thanh tịnh thì cũng đủ để diệt trừ muôn vàn tội lỗi sanh tử trong vô lượng kiếp của chúng ta.
Người dụng công, từng giây từng phút đều an trú trong định, định lực có công năng phát sanh trí tuệ, vọng tưởng càng tăng thêm ngu si. Tu như thế nào mới có được định lực? Chính là bỏ vọng về chơn. Con người chúng ta cứ mãi chạy theo vọng tưởng, không thể quay về nẻo chơn, dần dà rồi biến luôn cả cái chân này thành vọng. Nếu hành giả dụng công nhiếp phục vọng tưởng ấy, lúc nào cũng trở về soi xét lại mình, nhờ dụng công như vậy mà tự tánh sẽ hiển bày, sẽ về chơn. Chúng ta đang tu tập thiền định chính là chúng ta đang phản vọng quy chơn, bỏ mê về ngộ, bỏ tà về chánh. Vì vậy chúng ta phải buông xã tất cả, đi đứng nằm ngồi đều nhiếp tâm vào trong câu thoại đầu, không nên xa rời nó vì lìa nó sẽ dẫn đến lầm đường lạc lối.
Phương pháp chạy hương: hành giả nên biết không phải chạy nhanh mới gọi là chạy hương, cũng không phải chạy chậm là chạy hương, mà phải chạy cho đúng cách thức, chạy một cách tự tại thoải mái. Trong lúc chạy phải nhiếp tâm theo câu công án “Niệm Phật là ai?”. khi mới bắt đầu thì chỉ đi mà thôi, đi khoảng 15 đến 20 phút mới chạy. Chạy chỉ chạy một vòng, hai vòng hoặc tối đa là ba vòng rồi dứng vững lại. Thời gian chạy không nên quá lâu, vì quá lâu sẽ khiến cho hành giả mỏi mệt, hơi thở hổn hển, lại không nên vận công trong lúc chạy. Khi chạy hai hoặc ba vòng thì cảm thấy nhiệt trong thân phát ra, thân vừa nóng thì dừng phắt lại sau đó mới ngồi. Mục đích chạy là để cho khí huyết thông lưu khắp cả thân thể, khi khí huyết đã thông rồi mới ngồi.
Phương pháp ngồi: hành giả phải tập ngồi lâu, khi ngồi tâm phải bình, khí phải tịnh. Ngồi một cách thẳng thắn và vững vàng như chiếc đồng hồ để bàn, mắt nhìn xuống chó mũi, mũi nhìn xuống miệng, miệng lại hỏi tâm. Từng giây từng phút phải luôn luôn kiểm soát như thế. Chỗ ngồi không có bốn bức tựa, không tựa trước, không tựa sau, không tựa hai bên. Trong các tư thế ngồi, cách ngồi kiết già là hay nhất, thế ngồi này gọi là ngồi hoa sen. Ngồi kiết già thì hành giả sẽ giữ được sự cân bằng của thân, thân không bị nghiêng trước, không nghiêng ra sau, không nghiêng hai bên, vững chắc như núi đá kiên cố, nhờ đó mà hành giả dễ dàng nhiếp tâm nhập định. Tư thế ngồi này còn gọi là ngồi kiểu kim cang. Có người nói: “Ngồi kiết già tôi ngồi không được lâu, cũng không thể nhập định được” đây là do bạn ngồi không chịu nhiếp tâm, cứ để cho vọng tưởng loạn động quấy nhiểu, không biết cách dụng công đúng đắn nên bạn không thể nhiếp tâm vào định được. Tốt nhất là phải tập ngồi kiết già, chân trái chồng lên chân phải, chân phải lại chồng lên chân trái, nhờ vậy mà cột sống của hành giả mới thẳng được. Cách thứ hai là ngồi bán già, tức là bắt chân trái chồng lên chân phải. Ngoài ra còn có tư thế ngồi tự do, không ép buộc vào một khuôn khổ nào, bạn ngồi như thế nào cảm thấy thích hợp với bạn thì bạn ngồi như thế ấy. Ngồi thiền thân tâm thường như như bất động, rỏ biết hết thảy một cách minh bạch, không bị hôn trầm làm mê muội. Khi ngồi thiền, hành giả nâng đầu lưởi lên trên phần xương quai hàm trên, thả lỏng giữa hai động mạch và tỉnh mạch, khi động mạch và tỉnh mạch giao tiếp với nhau, thông lẫn nhau thì lúc ấy khí huyết cũng lưu thông, hành giả cảm thấy rất thoải mái. Trong miệng tiết ra một thứ nước, hành giả nuốt nước ấy xuống bao tử. Cứ thường xuyên nuốt như thế hành giả sẽ cảm chất nước ngọt ngào như nước cam lồ thấm nhuần ruộng bồ đề.
Khi mới ngồi, trên thân xuất hiện luồng khí nóng, đây là hiện tượng của giai đoạn đầu, mới bắt đầu phát sanh ra tác dụng. Luồng khí nóng phát xuất từ bao tử rồi lan toả ra khắp toàn thân, cuối cùng trở về lại vị trí cũ, nhiều lần lên xuống như thế, đây gọi là giai đoạn Noãn vị. Sau khi đã trải qua giai đoạn đầu này rồi hành giả bắt đầu bước qua một giai đoạn khác, tức là trong một khoảng thời gian tương đương công xưởng hoá học đã cho kết quả thí nghiệm, kết quả thí nghiệm ấy bình thường rồi mới lên Đảnh vị. Lúc này, hành giả cảm thấy trên đỉnh đầu mình hình như có một vật gì đó, rồi lại dường như không có, nhìn cũng không thấy, sờ cũng không vấp, chỉ là cảm giác như thế mà thôi. Cảm giác dường như có một cảnh giới không thể nghĩ bàn vậy, đây gọi là Đảnh vị. Sau giai đoạn Đảnh vị là bước lên Nhẫn vị, hành giả lúc này cảm thấy không thể nhẫn nại, nhưng nhẫn không được cũng phải nhẫn. Giai đoạn này hành giả khó lòng mà vượt qua được, vì thế phải nổ lực cố gắng, vì lúc ấy hành giả cảm thấy trên đầu mình rất khó chịu, dường như có vật gì đang khoan thủng cả đầu. Điều quan trọng là hành giả phải nhẫn nại, nhẫn càng lâu càng tốt. Khi lỗ ấy khoan thủng rồi, có thể nhìn thấy thông bên này qua bên kia, chui từ bên này qua bên nọ, giống như chú chim nho nhỏ chui ra chui vào cửa tổ bé tí của nó thì rất vui mừng. Đây là giai đoạn Thế đệ nhất, là thế giới của bậc trượng phu bậc nhất, bậc đại hào kiệt, bậc không có ai sánh kịp.Vì thế gọi đây là địa vị Thế đệ nhất.
                                                                                   Còn tiếp sẽ đăng kỳ sau

http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/khaithi.htm

 


Vào mạng: 1-7-2004

Trở về thư mục "Thiền Phật giáo"

Đầu trang