Theo kinh Dhammapada (Pháp Cú) và lời chú giải, sự hiện
hữu cuối cùng của con người là đạt đến tầng cuối cùng ( A-la-hán hay Thanh
Văn), với một đối tượng giản dị làm đề tài cho thiền định, để nhận biết sự
vật như nó là. Họ có thể hiểu về ba đặc điểm của tất cả mọi vật hiện hữu,
tính chất vô thường, đau khổ, và vô ngã. (Anicca, Dukkha, và Anatta), nhổ
tận gốc rễ nguyên nhân của đau khổ, đó là ham muốn. Có rất nhiều vị Tỳ khưu
, Tỳ khưu ni, và cư sĩ đã từng đối diện với các đề tài thiền định khác
nhau, và họ thực tập ngay tức thời. Một trong những đề tài ấy như sau :
Một vị tu sĩ nhận một đề tài thiền quán từ nơi Đức Phật,
và rồi đi vào rừng để thực tập. Nhưng khi vị ấy không thể nào tiến triển
tốt trong việc thực hành thiền (Jhana). Vị ấy quyết định trở về gặp thầy
của mình. Trên đường đến gặp đức Phật, vị ấy thấy một ảo giác. Vị ấy tự
nghĩ, « Như là khi mùa nóng bắt đầu, ta thấy những ảo giác hiện diện từ
nơi xa, nhưng khi ta đến gần thì chúng tự dưng biết mất, như vậy tính chất
của sự hiện hữu chỉ là sanh và diệt » . Như thế, vị ấy đã thực hành thiền
xuyên qua một ảo giác. Sau khi tắm trong dòng sông, vị ấy ngồi bên bờ sông,
dưới bóng cây, gần một thác nước. Vị ấy thấy bong bóng nổi lên và vỡ tan.
Vị ấy tự nghĩ, « Đây là sự hiện hữu có mặt và mất đi. » Và như vậy, vị ấy
đã biết sử dụng đề tài thiền quán. Sau đó, đức Phật mới nói bài kệ như sau :
Phenupamam kaayamimam viditvaa
Mariicidhammam abhisambudhaano
Chetvaana maarassa papupphakaani
Adassanam maccuraajassa gacche
Ý nghĩa của bài kệ trên là :
Người nào biết rõ thân mình như bọt nước, người ấy hiểu rõ
thực chất của ảo giác là gì, người ấy có thể tiêu diệt những cuống hoa ham
muốn và bước xa rời khỏi thần chết.
Vào câu cuối của bài kệ, vị tu sĩ chứng ngộ, trở thành
A-la-hán (Dhammapada Puspha Vagga)
Con một người thợ bạc trở thành tăng sĩ dưới sự hướng dẫn
của Đại Đức Sariputta Maha Thera. Thầy Sariputta ra đề cho vị tăng sĩ
thiền định, ấy là sự ô uế của thân thể. Vị tăng sĩ suy ngẫm về đề tài rất
lâu, nhưng không thấy tiến bộ chút nào, dù chỉ là một thoáng sơ thiền (Jhana).
Sau đó, Thầy Sariputta đưa vị tăng sĩ ấy đi gặp đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn
nhìn thấy trong vòng năm trăm kiếp sống, vị tăng sĩ ấy luôn sanh ra trong
gia đình thợ bạc nầy. Đức Phật thấy rằng thiền định về sự ô uế của thân
thể không thích hợp cho vị nầy, và đức Phật tạo ra một hoa sen bằng vàng,
và bảo thầy hãy nhiếp tâm thiền về đề tài nầy. Lập lại những chữ « Máu -
đỏ, máu – đỏ (Lohitakan, lohitakan) ». Khi vị tu sĩ thiền quán về đoá hoa
sen bằng vàng, đức Phật làm phép cho hoa sen ấy bị héo đi. Vị tu sĩ trẻ
nghĩ, « nếu mọi vật không bám víu vào thế gian mà vẫn bị phân rã và tàn
hoại, vậy thì con người nếu bám víu vào thế gian sẽ cũng phân rã và tàn
hoại. » Như thế, vị ấy đã giác ngộ rốt ráo những đặc tính của tất cả sự
vật, đó là, sự vô thường, đau khổ và vô ngã (Anicca, Dukkha, and Anatta,
và chứng quả A-la-hán. ~, Vagga 9 )
Vị A-la-hán Maha Panthaka Thera đuổi người em tu sĩ của
mình khỏi tu viện, bởi vì em của ngài không thể nhớ thuộc lòng nổi một bài
kệ. Đức Phật liền hiện ra trước người em, đưa cho ông một viếng vải và bảo
ông hãy suy ngẫm về đề tài nầy, lập đi lập lại những chữ « phủi bụi trừ
dơ » (Rajoharanam). Khi ông nầy dùng miếng vải để chùi, quay mặt về hướng
đông thì miếng vải bị dơ vì mồ hôi trên trán của ông.
Đức Phật hiện ra trước ông trong một linh ảnh, và nói « Bụi
dơ là sự ganh ghét, si mê, hãy chùi sạch đi. » Cullaphanthaka liền chứng
quả A-la-hán tức thời. (Appamada Vagga 3).
Truyện kể rằng có năm trăm vị tu sĩ nhận được đề tài thiền
quán từ nơi đức Phật, họ liền lui vào rừng để tham thiền, nhập định. Trong
khi những vị tu sĩ nầy đang thiền quán, họ thấy hoa lài rơi xuống. Họ liền
dùng đề tài nầy để thiền quán và họ nghĩ, « Như thế, không biết chúng ta
có thoát khỏi sự kềm chế của Tham, sân, si hay không.. » Và cuối cùng thì
họ đều chứng quả A-la-hán (Bhikkhu Vagga 8).
Kisa Gotami sau khi trở thành nữ tu. Ngày nọ bà nhìn thấy
ánh nến lung linh và bà nghĩ đến sự vô thường của cuộc sống. Đức Phật cho
bà thấy hình dung của Phật ngay trước mặt, và nói kệ, nhờ đó bà chứng quả
A-la-hán (Sahassa Vagga 13).
Một phụ nữ bị bệnh và chết đi. Gia đình và bạn bè đưa thi
thể của bà tới khu đất để thiêu xác. Đức Phật thấy xác chết thích hợp cho
đề tài thiền quán và chỉ cho Thầy Maha Kala xem. Thầy Maha Thera đến và
quan sát xác chết. Khi người ta đốt xác, xác ấy giống như con bò có vằn. Đôi
chân thò ra lòng thòng. Đôi tay cuộn lại phía sau. Cái trán mất da. Thầy
Maha Thera suy ngẫm về sự chết và mục nát, rồi thầy chứng quả A-la-hán,
đạt lục thông. (Yamaka Vagga 6).
Một tu sĩ vào rừng để thiền định nhưng thầy đã thất bại
trong thiền tập. Thầy nhất định gặp đức Phật để xin một đề tài thiền quán
thích hợp. Thầy sửa soạn lên đường gặp đức Phật. Trên đường thầy gặp đám
cháy rừng. Thầy leo lên một ngọn đồi trọc và nhìn ngọn lửa, chú tâm suy
nghĩ, « Khi ngọn lửa lan tràn, thiêu đốt tất cả những chướng ngại vật, lớn
cũng như nhỏ, như vậy ta cũng phải tiến bước, dẹp bỏ hết chướng ngại vật,
lớn và nhỏ bằng ngọn lửa Trí tuệ của con đường chánh pháp. » Vừa nghĩ tức
thì vị ấy đạt quả vị A-la-hán (Appamada Vagga 8)
Patacara là con gái của một thương gia giàu có ở Savatthi.
Patacara trốn đi xây tổ uyên ương cùng với người giúp việc cho gia đình cô.
Hai vợ chồng sinh sống trong một làng nọ. Sau cái chết của hai người con
trai, chồng, cha mẹ, bà Patacara trở nên điên loạn. Sau khi thiền quán về
bài kệ của đức Phật, bà Patacara đạt quả vị Dự Lưu. Sau đó, bà xuất gia và
trở thành một vị ni.
Ngày nọ bà đang rửa chân. Khi bà dội nước, bà làm đổ một
ít nước trên đất. Nước chảy thành một đường nhỏ và biến mất. Lần thứ hai,
nước chảy xa hơn một chút … Lần thứ ba nước chảy xa hơn một chút nữa. Sau
đó, bà thiền quán về đề tài nầy, suy ngẫm về ba lần nước chảy, bà ngẫm như
sau : « Lần đầu làm đổ nước, nước chảy chút xíu rồi biến mất, cũng như đối
với chúng sanh ở thế gian nầy, chết khi tuổi còn trẻ. Lần thứ hai, nước chảy
xa hơn một chút, cũng như chúng sanh ở thế gian nầy chết trong khi tuổi đang
xuân. Lần thứ ba, nước chảy xa hơn một chút, cũng như chúng sanh ở thế
gian nầy, chết khi về già. »
Đức Phật liền hiện ra trước mặt bà trong một linh ảnh, và
nói như sau, « Tốt nhất là sống trong từng giây phút của một ngày, nhận
thấy sự hiện hữu và hoại diệt của đời sống, còn hơn là sống cả trăm năm mà
chẳng thấy gì. »
Ngay sau câu cuối của đức Phật, bà Patacara đạt quả vị
A-la-hán với những phép thần thông. (Sahassa Vagga 12).
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/thienngay_laptuc.htm