...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- Pháp Dạy Người của Lục
Tổ Đại Sư
- Đại-lãn
I. Từ Hoàng Mai đến
Đông Sơn
Sau khi Lục tổ Đại sư
đắc Pháp từ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng mai, cho đến ngày đắc Giới
tại Đông sơn là khoảng thời gian dài mười lăm năm ẩn tu trong đám thợ
săn. Trong khoảng thời gian này, bài pháp đầu tiên để dạy người của
Lục tổ Đại sư là bài pháp nảy sanh từ lòng trắc ẩn, và cái thế chẳng
đặng đứng trước lòng ngoa ngụy của con người, vào lúc đó Lục tổ
không thể chối từ được (vì trước đó Lục tổ đã được Ngũ tổ dặn
dò trước khi ra khỏi Hoàng Mai, là không được vội vàng nói pháp cho bất
cứ ai, vì sợ rằng Phật pháp khó hưng thịnh sau này).
Bài pháp đầu tiên này nói ra để độ cho kẻ đang muốn
đoạt y-bát và ngay cả mạng sống của mình với bất cứ giá nào! Điều
đó đã chứng tỏ được lòng vô úy và từ bi của người như thế nào rồi.
Qua đây Huệ Minh đã nhìn lại được bản lai diện mục của chính mình
qua việc : "Không nghĩ thiện không nghĩ ác, ngay lúc đó cái gì là bản
lai diện mục của Huệ Minh thượng tọa?"(Pháp Bảo Đàn).
Ngoài bài pháp đầu tiên dành cho thượng tọa Huệ Minh trên
bước đường lẫn tránh vào Nam, và những bài pháp mà Lục tổ Đại sư
đã phương tiện tùy nghi nói cho bọn thợ săn trong vòng mười lăm năm không
ghi chép lại, còn có hai bài pháp nữa đó là bài "Tâm động"và
"Pháp không hai."Đây là hai bài pháp mở đầu cho sự xuất
hiện sau này của Lục tổ Đại sư khi ra dạy người, và cũng là hai bài
pháp trực tiếp đưa đến việc đắc Giới tại Đông sơn của người.
Trong kinh Pháp Bảo Đàn, phần cuối của phẩm Hành Do viết:
Một hôm Lục Tổ suy nghĩ đã đến lúc nên ra hoằng pháp,
không nên ẩn lánh mãi được, liền đi đến chùa Pháp Tánh tại Quảng
Châu, gặp lúc pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết bàn.
Lúc bấy giờ, gió thổi lay động lá phướn. Một vị
tăng bảo rằng gió động, một vị tăng khác bảo là phướn động, tranh
luận nhau mãi. Huệ Năng bước đến bảo rằng:
Chẳng phải gió động, cũng chẳng phải phướn động, mà
chính tâm hai nhân giả động đó! Cả chúng đều giật mình.
Ấn Tông mời lên chỗ cao ngồi và, gạn hỏi nghĩa lý sâu
xa. Thấy lời đối đáp của Huệ Năng đơn giản, nhưng nghĩa lý lại
chính xác, mà không theo văn tự cú pháp nào.
Tông nói:
- Hành giả nhất định không phải là người thường. Từ
lâu đã nghe Y-pháp của Hoàng Mai truyền vào phương nam, chẳng phải là
hành giả thì ai đây?
Huệ Năng nói:
- Chẳng dám!
Tông liền làm lễ, và xin cho đại chúng được xem Y-bát
truyền lại.
Tông hỏi:
- Khi phó chúc Hoàng Mai truyền dạy như thế nào?
Huệ Năng bảo:
Truyền dạy thì không, nhưng chỉ luận về "thấy tánh"chứ
chẳng luận về thiền định hay giải thoát gì cả.
Tông hỏi:
- Tại sao không luận về thiền định hay giải thoát?
Huệ Năng bảo:
- Vì hai pháp chẳng phải Phật pháp, mà Phật pháp là pháp
không hai.
Tông lại hỏi:
- Sao gọi pháp không hai là Phật pháp?
Huệ Năng nói:
- Pháp sư giảng kinh Niết bàn đã làm rõ Phật tánh, thì
đó chính là pháp không hai của Phật pháp. Như Bồ tát Cao quí Đức
vương bạch Phật :
- Người phạm vào cấm giới thuộc Bốn tội nặng, tạo Năm
tội nghịch cùng bọn Nhất xiển đề thì Phật tánh thiện căn của họ có
bị đoạn mất không?
Phật dạy:
- Thiện căn có hai: Một là thường, hai là vô thường; còn
Phật tánh thì chẳng phải thường, chẳng phải vô thường cho nên chẳng
bị đoạn, đó gọi là không hai. Một là thiện hai là bất thiện, còn Phật
tánh chẳng phải thiện chẳng phải bất thiện, đó gọi là không hai. Uẩn
và Giới phàm phu thấy hai, người trí liễu đạt tánh của chúng không
hai, tánh không hai là Phật tánh.
Ấn Tông nghe xong nói:
- Tôi giảng kinh như gạch ngói, còn nhân giả luận nghĩa
như vàng ròng.
Nhân đây xuống tóc cho Huệ Năng và nguyện thờ làm thầy.
Huệ Năng liền mở pháp môn Đông Sơn dưới cây Bồ đề."
Qua ba bài pháp này, ở đây thứ nhất thượng tọa Huệ
Minh đã ngộ được cái chi ngay lúc "không nghĩ thiện không nghĩ ác"?
Đây phải chăng là bài pháp báo hiệu mở đầu cho phương pháp dạy người
sau này qua "Vô niệm"của người để qua đó nhận ra ngay
cái bản lai diêﮠmục của mỗi chúng ta trong cuộc sống. Đây là cách thể
hiện Tông chỉ của Bồ Đề Đạt ma qua "Trực chỉ nhơn tâm kiến
tánh thành Phật"theo thể điệu và phương pháp thực tiễn của người
Trung hoa đối với cuộc sống. Sự thể hiện này, được áp dụng ngay
trong bài pháp thứ hai khi Lục tổ ra chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu nhân gặp
hai vị Tăng đang tranh luận về "Gió động hay Phướn động."Một
câu trả lời mới nghe ra như là đơn giản, nhưng đã đánh động làm chao
đảo tận nguồn gốc tâm thức mọi người.
Ở đây, gió động hay phướn động? Tất cả đều là cảnh
ngoài, chúng không có bất cứ giá trị thực hữu nào, vì chúng không can hệ
gì đến chúng ta. Chúng chỉ có giá trị được khi tâm chúng ta khởi lên
tác ý và, chúng được vọng tâm của chúng ta áp đặt lên chúng những
gía trị mà chúng không bao giờ có. Do đó, chúng trở nên là thật có đối
với một tâm hồn mê mờ mà thôi, trên thực tế chúng chỉ là những chiếc
bóng không thật. Qua đây rõ ràng chúng ta đã tự đánh mất bổn tâm, đã
tự vong thân chấp vào những pháp giả huyễn không thật có ở bên ngoài
cho là thực hữu, và vì vậy cho nên có Gió động hay Phướn động. Sự
hiện hữu của Gió động hay Phướn động ở đây chỉ là cái bóng của
vọng tâm (hữu tâm) áp đặt lên chúng chứ cũng chưa phải là vọng tâm
(Cái tâm động (vọng tâm) này, thật ra ở đây chúng cũng chưa phải bộ
mặt thật của Bản lai diện mục của chúng ta, mà chúng mới chỉ được
coi như là phương pháp phương tiện dùng độc trị độc, chứ chưa phải
là pháp Vô niệm vượt thoát trong pháp môn dạy người của Lục tổ). Vậy
ngay đến cái vọng tâm chúng ta chưa nhận ra được chúng, huống chi là
cái chân tâm của vọng (hữu tâm) làm sao chúng ta nhận ra được? Đó là
chúng ta chỉ mới đề cập đến vọng và chân thuộc hữ-vô của hữu
tâm mà thôi, chứ chưa nói đến cái Vô Tâm vượt ra ngoài cái hữu-vô của
ngôn ngữ biểu tượng, mà Lục Tổ đã đề cập trong bài pháp thứ ba dạy
người của Ngài qua pháp "Không hai" để nói lên pháp "Vô
niệm"hay "Vô tâm"sau này của ngài. Ở đây "tâm
động"của hai vị tăng chính là cái hữu tâm của vọng tâm, thuộc
về "Hữu"đối lập với "Vô" mà chính chúng
ta không nhận ra, nên chúng đã bị bỏ qua và, bị quên lãng để rồi chúng
chạy theo cái bóng của chính nó ở bên ngoài qua các duyên được biểu hiện
tác dụng theo cái vị, và những tướng trạng sai biệt được biểu hiện
ra bên ngoài mà thôi, trong khi các pháp tự chúng bình đẳng trong cái Tánh
qua pháp không hai tức là Phật tánh.
Phật tánh này, chúng xa lià tất cả mọi quan niệm, mọi
khái niệm, chúng không lệ thuộc vào pháp nhị nguyên nhân quả. Vì pháp
nhân quả nhị nguyên chúng nói lên tánh cách lệ thuộc trói buộc vào
nhau, theo đó quả luôn luôn tùy thộc vào nhân mà hiện hữu. Sự hiện hữu
này nói lên tánh cách mất tự tại của các pháp đối với sự giải thoát
mà chính đức đạo sư đã từng xiển dương. Do đó, tánh không hai ở đây
mang một ý nghĩa vượt thoát không còn lệ thuộc vào các pháp mặc dù
chúng đang thể hiện cái dụng với nhau. Sự vượt thoát này chúng được
sử dụng một cách tự tại vô ngại vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi
đâu. Tánh không hai này cũng gọi là Phật tánh. Phật tánh này chúng ta cần
phải thấy (kiến), như ngài đã dạy ở trên qua việc Hoàng Mai truyền dạy
như thế nào khi Ấn Tông hỏi. Ngài bảo: "Truyền dạy thì không, nhưng
chỉ luận về thấy tánh, chứ chẳng luận về thiền định hay giải thóat"vì
thiền định và giải thoát cũng chỉ là một mặt của pháp nhị nguyên
nhân hay quả mà thôi. Ở đây, bất cứ pháp nào còn bị lệ thuộc vào
cái khác đều không thể gọi là pháp không hai được, như thiện căn chẳng
hạn, đức Phật dạy: Một là thường còn, hai là vô thường; còn ngược
lại Phật tánh chẳng lệ thuộc vào thường hay vô thường. Cái nào còn lệ
thuộc vào cái khác, thì cái đó còn bị trói buộc dù là thường hằng
hay đoạn diệt; ngược lại cái nào không còn bị lệ thuộc vào cái khác
thì cái đó được gọi là tự tại giải thoát, là không hai, là Phật
tánh.
Trên đây là ba bài pháp đầu tiên được ghi lại, sau khi
Lục Tổ Đại sư đắc pháp tại Hoàng Mai cho đến lúc ngài đắc giới
(thọ giới Tỳ kheo) tại Đông Sơn, ngoài ra còn những bài pháp tùy nghi
khác, không được ghi lại trong vòng mười lăm năm cùng ở với bọn thợ
săn mà chúng ta không được biết. Qua đây chúng báo hiệu cho chúng ta một
phương pháp dạy người, nhằm vào cuộc sống thực tiễn của môn nhân
mà ngài khai triển. Pháp môn này, trước hết ngài lập Vô-Niệm làm Tông,
Vô-Tướng làm Thể, và Vô-Trụ làm Gốc như chín phẩm cuối trong kinh
Pháp Bảo Đàn đã ghi. Đó chính là giai đoạn từ Đông Sơn đến Tào
Khê sau này đã được ngài thể hiện.
II. Từ Đông
Sơn đến Tào Khê
Sự đắc giới của Lục
tổ Đại sư tại Đông sơn, là một cái duyên trực tiếp, để đưa đến
việc truyền pháp Đốn giáo, mở đầu cho một khuynh hướng thực tiễn
mang đậm màu sắc Trung hoa sau này. Giờ đây, ngài đã trở thành vị tổ
thứ sáu, Thiền phái Đốn ngộ phương nam, của hai phái nam-bắc vào lúc bấy
giờ, và chúng đã trở thành một trở ngại cho những người đi sau, như
chính trong phẩm thứ tám Đốn-Tiêכֿ của PHÁP BẢO ĐÀN đã đề cập:
Lúc bấy giờ, cả hai tông đều thạnh hành, nên phân ra
hai phái ‘Đốn-Tiệm’ khiến người học Đạo không biết theo đâu.
Thật ra pháp chỉ có một
chứ không hai, nhưng vì căn cơ chúng sanh có chậm có nhanh, có sáng có tối,
có thông minh có ngu si, nên pháp cũng rtùy thuộc vào căn cơ đó mà có Đốn-Tiệm
để phù hợp với kiến giải của mỗi người. Sự kiện này được thể
hiện qua hai phương pháp tu hành hòan tòan đối nghịch nhau, qua cuộc tiếp
xúc giữa Lục tổ và người đệ tử thông minh nhiều trí của ngài Thần
Tú là Chí Thành, là một đơn cử cụ thể cho hai pháp này:
"Sư bảo:
Thầy nhà ngươi dạy chúng như
thế nào?
Thưa:
Thầy thường dạy chúng trụ tâm quán tĩnh, ngồi mãi
không nằm.
Sư bảo:
Trụ tâm quán tĩnh là bệnh chẳng phải Thiền. Ngồi mãi
bó thân, đối với lý chả có ích gì … Ta nghe nói thầy của nhà ngươi
dạy Giới-Định-Tuệ cho mọi người, nhưng ta chưa rõ hành tướng của Giới-Định-Tuệ
như thế nào? Nói cho ta nghe coi.
Thành thưa, Tú đại sư dạy rằng:
"Các điều
ác không làm là Giới
Các điều lành vâng làm là
Tuệ
Tự sạch tâm ý mình là Định."
Ngài dạy như vậy, không rõ Hòa thượng dùng pháp gì để
dạy mọi người? …
Hãy nghe bài kệ của ta:
"Tâm địa
không tà là Giới tự tánh
Tâm địa không mê là Tuệ tự
tánh
Tâm địa không lọan là Định tự tánh
Không thêm không bớt là Kim cương
Thân đến hay đi là Tam muội."
Chỉ cần qua hai bài kệ này, chúng ta cũng có thể xác
định được phương pháp tu của hai vị Tổ sư này. Ở đây, một bên đứng
trên mặt tướng mà lập cước, và mặt kia lại đứng trên tự tánh mà
thể hiện. Do đó, dù muốn dù không đi nữa, chúng ta không thể phủ nhận
sự sai biệt trên lập trường về Giới-Định-Tuệ của hai ngài, mà qua
đó chúng lệ thuộc vào căn cơ của người được tiếp dộ. Chính Lục tổ
dạy:
Giới-Định-Tuệ
của thầy nhà ngươi dạy, chỉ để tiếp độ người Đại thừa, còn Giới-Định-Tuệ
của ta dạy, là để tiếp độ những bậ Tối thượng thừa. Sở dĩ ngộ-giải
không đồng, vì kiến giải có chậm có nhanh. Nhà ngươi thấy ta nói có giống
thầy nhà ngươi không? Ta nói pháp không lìa tự tánh. Nếu lìa bản thể
mà nói pháp, tức chỉ nói đến hiện tướng, còn tự tánh vẫn mê. Phải
biết muôn pháp, tất cả đều tự tự tánh mà khởi lên hiện tượng tác
dụng, đó là pháp Giới-Định-Tuệ chân thật.
Đây chính là tư tưởng
chỉ đạo mấu chốt, để đưa đến pháp dạy người qua "Vô niệm"của
ngài. Tuy ngài đã từng bảo: "Nếu bảo rằng ta có pháp để trao
cho người, thì ra ta nói dối với ngươi. Nhưng ta tùy theo chỗ trói buộc
mà mở trói, tạm gọi là Tam muội."Tam muội ở đây, chính là
pháp Vô niệm của Lục tổ. Từ tự tánh khởi lên (Vô niệm) hiện tượng
tác dụng để muôn pháp hiện hữu trong cái Tam muội Vô niệm ấy. Đây
chính là sự thể hiện của tự tánh qua thật tướng của muôn pháp, mà
Vô niệm chính là con đường Trung đạo để hành giả thể hiện bước
đi của mình. trong phẩm Định-Tuệ thứ tư, Lục tổ đã thể hiện con
đường này qua Định-Tuệ, Sư dạy chúng:
Thiện tri thức!
Pháp môn này của ta lấy Định-Tuệ làm gốc. Đại chúng chớ lầm bảo rằng
Định-tuệ khác nhau. Định-tuệ cùng một thể chẳng phải hai. Định tlà
Thể của Tuệ, Tuệ là Dụng của Định. Khi có tuệ thì định ở trong tuệ,
khi đã có định thì tuệ ở trong định. Nếu biết được nghĩa này thì
Định-Tuệ cùng học.
Con đường này vượt qua khỏi
con đường nhân quả của Giới-Định-Tuệ. Ở đây, không còn có việc
‘ nhân Giới sanh Định, nhân Định phát tuệ’ mà chúng được thể
hiện qua định thức Duyên khởi "cái này có thì cái kia có, cái
này không thì cái kia không, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì
cái kia diệt."Đây là con đường của hiện khởi tùy duyên. Nơi nào
có Giới thì nơi đó có Định-tuệ, nơi nào có Định thì nơi đó có Giới-tuệ,
nơi nào có Tuệ thì nơi đó có Giới-định. Sự hiện hữu của chúng
cùng lúc bắt đầu và chung cuộc. Sự hiện hữu của chúng luôn luôn tùy
thuộc tất yếu vào nhau, không có cái nào trước, cái nào sau cả.
Ở đây, chúng ta nếu muốn tìm hiểu, phân tích chúng, thì
sẽ không đạt được những gì mà chúng ta muốn. Bỡi vì chúng luôn luôn
sống động và biến dịch theo duyên, do đó chúng ta bắt chúng dừng lại,
rồi cắt xén chúng thành những mảnh vụn manh mún, trong cái dòng biến dịch
sống động này, để định nghĩa tìm hiểu, thì những mảnh vụn bị
chúng ta cắt ra đó, trươc hết chúng là những sự kiện hiện thực chết,
bất động, không hồn; sau nữa chúng không mang bất cứ một ý nghĩa nào
của dòng sống, vì chúng đang bị cô lập, đang bị cắt xén, đang bị phân
hủy. Chúng không còn là cái Đang-là của dòng biến dịch luôn luôn mới
toanh này. Cho dù chúng ta đứng trên một giả lập tương đối, mang tính
phổ quát đối với thời gian, mà tìm hiểu hay phân tích đi chăng nữa, chúng
đã được giả định tùy thuộc vào nhau trong một cái tòan thể nhất định
như vấn đề: "Định là thể của Tuệ, Tuệ là Dụng của Định"chẳng
hạn, chứ không phải là cái riêng rẽ. Thật ra ở đây, vì đứng trên mặt
tương đối của ngôn ngữ nên có sự liên hệ Duyên khởi của Thể và Dụng
vậy thôi. Nhưng nếu đứng trên mặt tòan thể, thì chúng chỉ là một,
không hai không khác. đây chính là sự liên hệ mấu chốt, làm cơ bản nền
tảng cho pháp dạy người của Lục tổ Đại sư qua pháp môn "Vô niệm"của
ngài.
"Thiện tri
thức! Pháp môn này của ta từ trên xuống dưới, trước hết lập Vô niệm
làm Tông, Vô tướng làm Thể, Vô trụ làm Gốc."
Pháp môn này là con đường Trung đạo, theo đó Vô niệm
được coi như là một phương pháp vượt thóat giữa những đối cực của
cuộc sống. Chúng vượt qua khỏi mọi hệ thống tương đối có giá trị
trên mặt nhân quả, để từ đó tạo cho hành giả một bước đi mới qua
tùy duyên, không can hệ lệ thuộc vào các đối cực lưỡng biên tà kiến.
Ở đây, chúng tôi hơi dài dòng một tí, là phải trích dẫn những gì mà
chính ngài đã dạy về con đường Vô niệm Trung đạo này, mặc dù ngài
có đề cập đến Vô tướng, Vô trụ. Nhưng điều này chúng chỉ làm
sáng tỏ thêm sự thể hiện Vô niệm ở trong chúng, để tùy thuộc vào Thể-tướng-dụng
mà qua đó chúng đã thể hiện theo duyên thôi.
"Vô tướng là ở trong niệm mà không niệm. Vô trụ
nghĩa là bản tánh của con người đối với những việc thiện ác, tốt xấu
cho đến kẻ oán người thân ở thê gian; hoặc khi nói năng xúc phạm,
khinh khi tranh chấp, đều coi như không, chẳng nghĩ đến việc trả thù hại
người. Từng niệ không nghĩ đến những cảnh đã qua. Nếu niệm trước
đến niệm này qua niệm sau, mà niệm nối tiếp nhau không dứt, đó gọi
là trói buộc. Đối với các pháp, niệm-niệm không trói buộc, vì vậy
nên lấy Vô trụ làm gốc là vậy.
"Thiện tri thức! Bên ngoài lìa tất cả tướng gọi là
Vô tướng. Lìa khỏi tướng thì Thể pháp thanh tịnh, vì thế nên lấy Vô
tướng làm Thể.
"Thiện tri thức! Đối với các cảnh, tâm không đắm
nhiễm, thì gọi là Vô niệm …
"Thiện tri thức! Vì sao lập Vô niệm làm Tông? Vì người
mê miệng chỉ biết nói thấy tánh, nhưng đối với cảnh thì sanh vọng niệm.
Từ vọng niệm khởi lên tà kiến, rồi từ đó tất cả những trần lao vọng
tưởng sinh ra. Tự tánh vốn không có một pháp nào để được. Nếu có
đạt được thì đó cũng chỉ là thứ họa phước phịa nói mà thôi. Đó
chính là trần lao tà kiến, cho nên pháp môn này lập Vô niệm làm
Tông."
Qua pháp môn lấy Vô niệm làm Tông, Vô tướng làm Thể,
Vô trụ làm Gốc, Lục tổ nói lên được tác dụng của Thể-Dụng nhiệm
mầu của các pháp, mà ở đó chúng tùy theo duyên mà thể hiện. Từ đây
mọi hiện tượng tác dụng đều khởi lên từ tự tánh, do đó mọi hiện
tượng đều mang vào chúng một toàn thể vô phân biệt, vô chấp. Những
tác dụng ở đây tự tại, thông suốt, không bị trói buộc. Đây là hiệu
quả tác dụng của con đường Trung đạo Vô niệm thể hiện. Con đường
này đã được Lục tổ diễn tả như sau:
"Thiện tri thức! Vô là Vô cái gì? Niệm là niệm vật
chi? Vô là không có hai tướng, không có những tâm trần lao. Niệm là niệm
bổn tánh chân như. Chân như là thể của niệm, niệm là dụng của chân
như. Tự tánh chân như khởi niệm, chứ không phải mắt, tai, mũi, lưỡi
khởi niệm. Vì chân như có tánh nên khởi niệm, nếu chân như không có
tánh thì mắt, tai, màu sắc, âm thinh sẽ bị hoại tức khắc.
"Thiện tri thức! Khi tự tánh chân như khởi niệm, thì
sáu căn có thấy, nghe, hiểu biết, nhưng vẫn không nhiễm vào muôn cảnh.
Vì tánh chân như luôpn luôn tự tại, nên kinh dạy: Thường khéo phân biệt
các pháp, nhưng đối với Đệ nhất nghĩa vẫn bất động."
Hay trong phẩm thứ hai Bát
nhã, Lục tổ cũng đề cập đến vấn đề này. Để làm sáng tỏ và dễ
hiểu hơn Lục tổ tự đặt vấn đề đối với Vô niệm và tự trả lời.
"Sao gọi là Vô niệm? Là thấy tất cả mọi pháp
mà tâm không đắm nhiễm, thì đó gọi là Vô niệm. Nó diệu dụng khắp nơi,
nhưng không dính mắc vào bất cứ chỗ nào. Chỉ cần thanh tịnh bản tâm,
để cho sáu thức khi tiếp xúc với sáu trần qua sáu căn không bị tạp
nhiễm, đến đi tự do, thể dụng không vướng mắc. Đó là Bát nhã tam muội
tự tại giải thoát, cũng gọi là hạnh Vô niệm. Nếu trăm việc không nghĩ
tới, thì sẽ khiến cho niệm mất. Như thế là pháp bị trói buộc buộc,
gọi là thấy một bên."
Qua cách đặt vấn đề này, Lục tổ cho chúng ta một cái
nhìn đặc trưng về Vô niệm, mà ngài sợ rằng mọi người sẽ hiểu lầm
về từ Vô niệm này. Vì đứng về mặt tích cực tác động hiện tượng,
hình như chúng không có bất cứ một giá trị hết ngoài vấn đề phủ nhận.
Nhưng đứng về mặt tiêu cực chúng đang hình thành một tác động vượt
thoát, mà ở đó chúng đang tác động tối đa cho bước đi tự tại của
mỗi chúng ta. Vô niệm ở đây hoàn toàn không có nghĩa là không nghĩ gì hết,
mà ngược lại ở đây cái nghĩ luôn luôn vẫn hiện hữu, nhưng không chấp
vào bất cứ đối tượng nào trong cũng như ngoài. Cái hiện hữu ở đây
tùy duyên, nhưng không trụ vào duyên, vì vậy mà chúng trở thành tự tại
trong dòng biến dịch của các pháp. Theo ngài nếu trăm việc không nghĩ tới
thì khiến cho niệm mất, như vậy thì chúng rơi vào pháp trói buộc của
đoạn diệt, cũng gọi là cái thấy một bên. Trong phẩm thứ hai Bát nhã,
Lục tổ viết:
"Thiện
tri thức! Nếu dùng trí tuệ quán chiếu thì sẽ thấu triệt rõ ràng trong
ngoài, và tự biết bổn tâm. Khi đã biết bổn tâ thì đó là nền tảng của
giải thoát. Nếu đã được giải thoát tức là đã đạt được Bát nhã
tam muội, đó là Vô niệm."
Ở đây, theo Lục tổ thì Bát nhã tam muội chính là Vô niệm,
là giải thoát, là mở trói. Từ đó cho chúng ta một cái nhìn căn để
hơn về một nền tảng giải thoát, mà ở đó không có bất cứ một sai
biệt nào giữa Giới-Định-Tuệ, khi con đường Trung đạo Vô niệm được
thể hiện. Vì Giới-Định-Tuệ có được chỉ tùy thuộc vào giá trị
nhân quả, trong khi Vô niệm không tùy thuộc vào bất cứ giá trị nhân quả
nào. Cho dù trên mặt tướng trạng tạm phân biệt để đánh giá nó một
cách tạ thời qua Thể-Tướng-Dụng đi nữa, thì sự đánh giá này vẫn
tùy thuộc vào các duyên. Khi các pháp còn lệ thuộc vào nhau để hiện hữu,
thì pháp này được giáng xuống hàng giá trị nhân quả trói buộc, chưa
phải là giải thoát.
Tóm lại con đường Vô niệm Trung đạo là con đường tóm
thâu tất cả mọi con đường trong Kinh Pháp Bảo Đàn, qua đó được
phân chia thành mười chương. Trong mười chương này Lục tổ có đề cập
đến nhiều vấn đề để khế hợp với từng căn cơ hành giả, nhưng trên
thực tế chúng vẫn qui về một mối, đó là con dường Trung đạo Vô niệm
vượt thoát, được thể hiện trong từng bước đi của mỗi môn nhơn đệ
tử xuất gia cũng như tại gia.
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/to-002-lucto.htm
|
|