...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- Phá Chấp Ngã-Pháp
- Đại-lãn
Con đường vượt qua cửa Tổ là
Đường về Hố Thẳm. Ở đây, nếu bạn muốn vượt qua, muốn siệu việt
nó mà không buông tay để nhảy, thì kể như bạn đã đi lạc vào đường
ma lối quỷ rồi đó!
Ở đây, chúng tôi đề cập đến một con đường, nhưng
thật sự con đường này không phải để chúng ta đi bằng đôi chân dính
trên mặt đất, mà phải nhảy vào khi buông đôi tay. Chỉ có cách vào kiểu
này mới vào được cái cửa không cửa, như kinh Lăng Già đức Phật đã
dạy: "Tâm là Tông, không cửa là cửa pháp." Và các Thiền sư luôn
luôn cảnh giác: "Từ cửa mà vào thì không phải là đồ gia bảo, nhờ
duyên mà được, ắt phải có trước sau, thành hoại." Đã không cửa
thì làm sao mà qua? Và nếu từ cửa mà vào, nhờ duyên mà được, tất cả
đều bị phủ nhận. Vậy thì bằng cách nào để các ngài hướng dẫn
người qua cuộc sống mà không cần nó?
Thật sự, ở đây chúng ta đang đứng trên lập trường nhân
quả nhị nguyên, nên thấy có những mâu thuẫn có thể xảy ra trong cách
nhìn trói buộc. Nhưng nếu chúng ta đặt cách nhìn vào cái nhìn không bị
kẹt, thì mọi vấn đề được hóa giải ngay. Đây cũng chính là pháp dạy
người của các Thiền sư sử dụng trong việc hướng dẫn người:
- "Một hôm Triệu Châu hỏi Nam Tuyền:
- - Thế nào là Đạo?
- Nam Tuyền đáp:
- - Tâm bình thường là Đạo.
- Hỏi:
- - Có thể tiến đến được không?
- Đáp:
- - Nghĩ tiến đến là trái.
- Hỏi:
- - Không nghĩ làm sao biết là Đạo?
- Đáp:
- - Đạo không thuộc vào biết với không biết. Biết là vọng giác, không
biết là vô ký. Nếu thật đạt Đạo thì chẳng nghĩ. Ví như hư không
thênh thang rỗng rang đâu có thể gắng nói phải quấy. Ngay câu nói này
Triệu Châu ngộ lý Đạo."
Triệu Châu đã ngộ được cái gì ở đây? Thật ra Triệu
Châu có được cái chi đâu! Triệu Châu chỉ vượt qua được cái kẹt của
chấp biết với không biết của nhân quả nhị nguyên thế thôi. Ngoài ra
Nam Tuyền không truyền cái chi cho Triệu Châu, và Triệu Châu cũng không nhận
được cái chi của Nam Tuyền trao cho cả. Ở đây, nếu có người nào vô
sự thì tự do vượt qua, dù cho Nam Tuyền hay Triệu châu có cản lại cũng
không được nào. Cũng trong cách hướng dẫn này, Thiền sư Thường Chiếu
Việt-nam đã trả lời một câu hỏi của Thông Thiền:
- "Thông Thiền hỏi Thường Chiếu:
- - Làm thế nào để biết rõ Phật pháp?
- Thường Chiếu đáp:
- - Phật pháp không thể biết rõ được; ở đây, không có pháp để biết.
Chư Phật cũng như thế, tu tất cả pháp mà không thể đạt được. Thiền
ngay cau nói này mà lãnh ngộ yếu chỉ."
Muốn có tự do thì phải giải thoát tất cả mọi trói buộc,
dù cho đó chỉ là một khái niệm. Do đó, người sống thiền là người
luôn luôn thể hiện bước đi tự tại giữa cuộc sống, nơi đó không bị
ràng buộc bất cứ điều gì, ngay cả tâm hay là Phật đi chăng nữa. Thiền
sư Mã Tổ-Đạo Nhứt cũng dạy như vậy, khi có người hỏi:
- "Tại sao ngài nói: Tức tâm tức Phật?
- Mã Tổ đáp:
- - Vì để dỗ con nít khóc.
- Hỏi:
- - Khi nín rồi phải làm sao?
- Mã Tổ đáp:
- - Chẳng phải tâm chẳng phải Phật.
- Hỏi:
- - Trừ hai việc trên, nếu có người hỏi thì trả lời như thế nào?
- Mã Tổ đáp:
- - Nói với Y chẳng phải vật.
- Hỏi:
- - Nếu chợt trong kia có người đến thì sao?
- Mã Tổ đáp:
- - Liền dạy Y thể hội đại Đạo."
Qua đây, nếu chúng ta thấu hiểu rõ được những lời dạy
này, thì chúng ta sẽ thấu rõ được tất cả những gì mà các ngài đã dạy
qua công án. Với mục đích quyét sạch các thế lực vô minh đang bao phủ,
và thủ tiêu mọi kiến giải có được của nhân quả phân biệt về khái
niệm nhị nguyên v.v... không ngoài ba mục đích đập tan cái vọng tâm
phân biệt chấp trước về ngã-pháp, để hiển bày cái tâm vô phân biệt
tự tại nơi mỗi chúng ta trong cuộc sống, mà ở đó chúng ta đã tự đánh
mất, tự bỏ quên để rồi không nhận ra được nó.
Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày về pháp dạy người của
các vị Thiền sư tiền bối, qua đó chúng ta sẽ có được một cái nhìn
mới về cuộc sống. Từ cái nhìn này, chúng ta sẽ thấy được những sai
lầm mà chúng ta có được do cái nhìn theo thói quen tập quán, đã hun đúc
từ ngàn xưa tới nay qua định thức nhân quả, mà chúng ta không thấy, nếu
không nhờ các ngài khai mở.
- "Huệ Trung quốc sư hỏi Tử Lâm Cung Phụng:
- - Phật nghĩa là gì?
- Phụng thưa:
- - Nghĩa là Giác.
- Hỏi:
- - Phật đã từng mê sao?
- Phụng thưa:
- - Chưa từng mê.
- Lại hỏi:
- - Vậy dùng Giác để làm gì?
- Cung Phụng đáp không được, hỏi lại Huệ Trung:
- - Thế nào là thật tướng?
- Đáp:
- - Đem hư không lại.
- Thưa:
- - Hư không làm sao đem lại được?!
- Hỏi:
- - Hư không không thể đem lại được, vậy ông hỏi thật tướng để làm
gì ?."
Giác-Mê cũng chỉ là hai khái niệm, thật tướng cũng là một
khái niệm. Tất cả mọi khái niệm đều là hậu quả tất yếu của vọng
tâm phân biệt; nếu chấp vào khái niệm để tìm cầu ông Phật hay Bản-lai-diện-mục
chính mình, thì đó chỉ là những việc làm sai lầm cần phải đập tan.
Ngay trong cái đập tan chúng ta sẽ nhận ra được cái không diệt không
sanh hiện ra như chính nó, trong cách thể hiện vô-phân-biệt. Tuệ Trung Thượng
Sỹ, một Thiền sư lớn của Việt Nam vào cuối thế kỷ 13 cũng trên lập
trường này trong pháp dạy người:
- "Có vị Tăng hỏi Thượng Sỹ:
- - Thế nào là Đạo?
- Thượng Sỹ đáp:
- - Đạo không dính dấp gì đến câu hỏi, câu hỏi không dính dấp gì đến
Đạo!
- Lại hỏi:
- -Các hàng Thạc đức ngày xưa nói: ' Vô tâm tức là Đạo ', có phải vậy
không?
- Thượng Sỹ đáp;
- - Vô tâm chẳng phải là Đạo, không Đạo cũng không tâm, lại nói:
- - Nếu họ bảo vô tâm là Đạo, thì tất cả cỏ cây đều là Đạo hay
sao? Còn nếu bảo vô tâm không phải Đạo, thì cần gì phải nói Là
với Không là? Hãy nghe ta nói bài kệ:
- Vốn không tâm không Đạo,
- Có Đạo chẳng vô tâm.
- Tâm-Đạo vốn hư tịch,
- Nó ở đâu mà tìm?
- Cái sai lầm to lớn của chúng ta là chấp chặt vào khái niệm ngôn ngữ
văn tự, và tự lệ thuộc vào chúng, cho đó là chân lý là đạo, trong khi
đó những từ ngữ khái niệm này cũng chỉ là một giả danh biểu hiện
cho một thực tại, chứ không phải chính nó là một thực tại như chúng
ta tưởng về phương diện chuyên chở; nhưng đứng về phương diện biểu
hiện chúng sẽ vẫn là thực tại cho chính nó. Do đó, vấn đề tìm kiếm
phủ nhận hay chấp nhận thực tại sẽ không còn tác dụng, khi Thiền sư
sống vô sự với thực tại, và chúng sẽ không là gì cả như Thiền sư
Duy Khoan đã trả lời khi một vị Tăng hỏi:
- "Tăng hỏi Duy Khoan:
- - Đạo ở chỗ nào?
- Sư đáp:
- - Ở trước mắt.
- Hỏi:
- - Sao con không thấy?
- Đáp:
- - Vì ngươi có Ngã nên không thấy!
- Hỏi:
- - Con có Ngã nên không thấy, còn Hoà thượng thấy chăng?
- Đáp:
- - Có Ngươi có Ta nên cũng chẳng thấy!
- Hỏi:
- - Không con không Ngài thấy chăng?
- Đáp:
- - Không Ngươi không ta, thì ai thấy nó!"
Khi thực tại đã được chúng ta đánh giá qua biểu tượng,
thì thực tại này không còn là thực tại nữa bỡi vì có Ta có Người (có
Nhân có Ngã), và thực tại có thể trở thành chủ quan hay khách quan cũng
tùy thuộc vào nhân và ngã. Do đó, thực tại bị bóp méo qua nhãn quan của
chúng ta để trờ thành một thứ chân lý què quặt của định thức nhân
quả. Ở đây, thực tại như thực tại chính nó, khi không còn ta-người
nữa, mọi phân biệt đều bị biến mất cũng như Thiền sư Đơn Hà đốt
Phật gỗ để cảnh tỉnh viện chủ Hướng.
- "Đơn Hà đến chùa Huê Lâm nhân trời lạnh, sư bèn bê một tượng
Phật bằng gỗ đốt để hơ, viện chủ Hướng trông thấy quở rằng:
- - Sao Ông đốt tượng Phật của tôi?
- Sư lấy gậy bới tro nói:
- - Tôi thiêu để tìm xá lợí!
- Viện chủ bảo:
- - Phật gỗ làm gì có xá lợí!
- Sư nói:
- - Đã không có xá lợi thì thỉnh thêm hai tượng nữa để thiêu.
- Viện chủ nghe câu nói này tất cả mọi kiến chấp đều bị tan vỡ."
Nếu ở đây, viện chủ Hướng không nhờ Đơn Hà đốt
tượng Phật để cảnh tỉnh, thì làm sao ông có khả năng thắng được
ông Phật gỗ cùng xá lợi Phật đang lấp kín trong lòng ông, và đời nào
những khối mê này vỡ tung ra được? Khi mọi kiến chấp đã bị vỡ tung
ra rồi, thì mọi liên hệ lệ thuộc đều bị cắt đứt. Lúc này là lúc
không còn can hệ như Tịnh Không một thiền sư Việt Nam đã trả lời cho
một học tăng.
- "Tăng hỏi Tịnh Không:
- - Từ trước ' Trực chỉ ' nói cái chi?
- Tịnh Không đáp:
- - Ngày ngày đi gặt lúa, giờ giờ kho lẫm không.
- Tăng thưa:
- - Con không hiê
嵮
Tịnh Không dạy:
- Trời trăng luôn sáng
Mây nổi khuất che.
Rồi Tịnh Không đọc kệ:
- Người trí không ngộ đạo,
Ngộ đạo tức kẻ đần.
Nằm dài chân khách duỗi,
Nào biết ngụy cùng chân."
Vì biết cho nên kho lẫm đầy vơi, vì biết cho nên trời
trăng trong sáng, vì biết cho nên có ngụy có chân đó là thứ kiến giải
chấp trước phân biệt nhị nguyên, là đầu mối của mọi sự trói buộc.
Bỡi vậy, các thiền sư khi dạy người luôn luôn đoạt hết mọi cơ hội
nếu có nơi người đối diện khi họ khởi lên tâm phân biêﴠchấp trước
dùng để tìm hiểu đạo, tìm hiểu chân lý v.v... như thế nào.
Nếu chấp có, dùng có để hỏi thì các ngài dùng không để
phủ nhận; hoặc chấp không, dùng không để hỏi thì các ngài dùng có để
phủ nhận. Nhưng thật ra có-không đó chỉ là một trò chơi của ngôn ngữ
mà thôi; đó cũng chỉ là phương tiện để rồi vượt qua khỏi phương tiện,
chứ không phải dùng phương tiện như là một cứu cánh. Phương tiện luôn
luôn là phương tiện, chúng là những cái duyên bên ngoài không phải là đồ
gia bảo bên trong, như thiền sư Sùng Tín trả lời khi có người hỏi.
- "Thích Sử Lý Tường hỏi Sùng Tín:
- - Thế nào là chân như Bát nhã?
- Sư đáp:
- - Tôi không có chân như Bát nhã.
- Thưa:
- - Hân hạnh được gặp Hòa thượng.
- Sư đáp:
- - Đây vẫn là lời bên ngoài."
Sao ở đây gọi là lời bên ngoài? Phải chăng Lý Tường
chỉ gặp được diện mục bên ngoài, chứ chưa gặp được bản lai diêﮠmục
của Sùng Tín; do đó lời nói này cũng chỉ là lời nói bên ngoài mà
thôi. Ngay đến, khi nói Chân như Bát nhã này cũng là lời nói bên ngoài,
vì người hỏi do tâm phân biệt chấp vào Bát nhã Chân như, muốn chúng phải
có một ý nghĩa như thế nào qua lời đáp của thiền sư. Nhưng ở đây, nếu
thiền sư đáp ứng yêu cầu chấp trước khởi lên nơi người hỏi để
trả lời một câu hỏi theo dạng nhân quả, thì người trả lời vẫn tầm
thường như mọi người, vẫn bị kẹt trong định thức nhân quả nhị
nguyên. Do đó Sùng Tín bằng cú đánh phủ đầu vừa vượt qua khỏi câu hỏi,
vừa mở cho người hỏi một con đường mới; nhưng ở đây Lý Tường
chưa đủ lanh cơ để thấy được lối vào sau cú đột phá này. Cùng với
phương pháp này Tuệ Trung thượng sĩ cũng dùng nó để giải độc thiên
chấp của người hỏi qua công án.
- "Một vị Tăng hỏi Thượng sĩ:
- - Thế nào là pháp thân trong sạch?
- Thượng Sĩ đáp:
- - Ra vào nước đái trâu,
- Nghiền ngẫm trong phân ngựa.
- Tăng hỏi:
- - Làm sao chứng nhập được?
- Thượng Sĩ đáp:
- - Không có niệm nhơ bẩn, đó là pháp thân trong sạch. Hãy nghe bài kệ của
ta:
- Xưa nay không sạch nhơ,
- Sạch nhơ là tên giả.
- Pháp thân không chướng ngại,
- Đục trong là cái nào?
- Ở trên là dùng phương pháp phủ định, còn ở đây cũng phương pháp
này nhưng dùng cách nghịch lý để phủ định vọng khởi phân biệt chấp
vào pháp thân trong sạch mà giải cái độc hại của vọng chấp. Chỉ cần
không khởi lên niệm nhơ bẩn thì đó chính là trong sạch là pháp thân.
Ở đây rõ ràng Thượng Sỹ dạy muốn vô sự thỉ phải vô niệm, vì
"Tâm sanh các pháp sanh, Tâm diệt các pháp diệt." Ở đây, chỉ cần
tâm không khởi phân biệt thì các pháp vô sự bình đẳng như-như; ngược
lại thì trói buộc ngăn cách sai biệt, trở thành đục trong tốt xấu, có
không mâu thuẫn lẫn nhau, cho nên Thạch Đầu đã trả lời một câu hỏi
khi Đại Điên hỏi.
- "Đại Điên hỏi Thạch Đầu:
- - Nói có nói không cả hai đều đáng chê trách, xin thầy trừ cho.
- Thạch Đầu đáp:
- - Một vật cũng không thì trừ cái gì?
- Thạch Đầu hỏi lại:
- - Dẹp bỏ cổ họng môi lưỡi, ngươi nói đi!
- Đại Điên thưa:
- - Không cái ấy.
- Thạch Đầu bảo:
- - Như thế nhà ngươi được vào cửa."
Căn cơ hai thầy trò không ai hơn ai kém. Qua công án
này, Đại Điên mặc dù biết rằng nói có nói không cả hai đều sai lầm,
nhưng ông vẫn ướm lời thử thách cuộc chơi cùng Thạch Đầu. Ông xin Thạch
Đầu trừ cho là trừ cái gì, trong khi một vật cũng không.
Đại Điên đã đụng phải một tảng đá không sanh không
diệt, không đến không đi, không thường không đoạn, không một không
khác, và ngược lại Thạch Đầu sau khi đã trắc nghiệm lần cuối đối
với Đại Điên, ông mới an tâm chấp nhận cho người đồ đệ mình vào
cửa Tổ, chỉ vì cái điên quá quắt của ông ta trước cuộc tra vấn phi
lý (đối với chúng ta); Nhưng đối với căn cơ của ông là một hòa âm
dung nhiếp không sai biệt, để cho ông vượt qua. Cũng như cái vượt qua của
Đại Điên một ông tăng đã làm câm miệng thiền sư Triệu Châu khi ngài
dạy chúng.
- "Triệu Châu dạy chúng:
- - Vừa có phải quấy lăng xăng thì mất tâm. Ngài hỏi:
- - Có ai đáp được lời này không?
- Có một vị Tăng bước ra vỗ vai người thị giả một cái, và nói:
- - Sao không đáp lời Hoà thượng?
- Triệu Châu liền bỏ vào phương trượng."
Một kẻ đã ăn trộm của quí của Triệu Châu mà Triệu
Chau không thể nào ngờ được, chỉ vì ông ta đã thấy được chỗ cất
dấu của Triệu Châu, sau cuộc thách đố đã được đặt ra. Thế là Tâm
của Triệu Châu đã bị vị Tăng nọ đoạt đi một cách tài tình. Ở đây,
có thể gọi vị Tăng nọ đã nhận thấy được tâm mình trở lại, nhờ
lão Triệu Châu hớ hênh dẫn lối. Lúc ấy, lão Triệu Châu nếu không cảnh
cáo: "Vừa có tâm phải quấy lăng xăng thì mất tâm ,"có lẽ ngàn
đời vị tăng này cũng mù tịt đường đi. Nhưng tại sao vừa có phải quấy
lăng xăng thì lại mất tâm? Thế các Thiền sư không dùng phải quấy trong
cuộc sống hay sao? Nếu các ngài có dùng thì các ngài cũng mất tâm như chúng
ta có khác nào đâu? Ở đây, thiền sư Huệ Hải sẽ trả lời cho chúng ta
về thắc mắc này nhân có một vị pháp sư hỏi.
- "Có một vị pháp sư thông tam tạng giáo điển đến hỏi Huệ Hải:
- - Chân như có biến đổi không?
- Sư đáp:
- - Có biến đổi.
- Thưa:
- - Thiền sư lầm rồí !
- Hỏi:
- - Đại đức có chân như không?
- Thưa:
- - Có .
- Hỏi:
- - Nếu không biến đổi thì quyết định Đại đức luôn luôn là phàm tăng,
chẳng nghe sao: "Thiện tri thức hay chuyển ba độc thành ba món tịnh giới;
chuyển sáu thức thành sáu thần thông; chuyển phiền não thành bồ đề;
chuyển vô minh thành đại trí chân như." Nếu không biến đổi thì đại
đức thật là ngoại đạo chủ trương tự nhiên vậy.
- Hỏi:
- - Nếu vậy thì chân như có biến đổi.
- Đáp:
- - Nếu chấp nhận chân như có biến đổi thì cũng là ngoại đạo.
- Hỏi:
- - Thiền sư vừa nói chân như có biến đổi, giờ lại nói chân như không
biến đổi, vậy thế nào là đúng?
- Đáp:
- - Nếu người thấy tánh rõ ràng thì như hạt châu ma ni hiện sắc bảo
biến đổi cũng được, bảo không biến đổi cũng được. Nếu người không
thấy tánh nghe nói chân như biến đổi bèn hiểu biến đổi, nghe nói
không biến đổi bèn hiểu không biến đổi.
- Pháp sư khen:
- - Nam tông không thể lường được."
Qua công án này, đã quá rõ ràng cho chúng ta thấy rằng: Giữa
người thấy Tánh (đã chứng ngộ) và người chưa thấy tánh (còn mê)
trong cách nhìn cách hiểu khác nhau xa. Một đàng theo duyên khởi, một đàng
theo hệ thống nhân quả, do đó cuộc sống của các thiền sư luôn luôn trở
nên tự tại là vậy; không bị ràng buộc bất cứ điều gì vì họ sống
với tâm vô phân biệt, còn chúng ta luôn luôn bị lệ thuộc, bị trói buộc
chỉ vì chúng ta sống với tâm chấp trước phân biệt, và vì vậy cho nên
trong cuộc sống luôn có sự xung đột mâu thuẫn rắc rối không thông suốt
cả cuộc đời: Nào sống nào chết, từ đâu đến, sẽ đi đâu, có không
v.v... Trong khi đó chúng ta không thấy rằng mọi cưu mang của chúng ta là hậu
quả của vọng tâm phân biệt chấp trước theo nhân quả; càng khởi vọng
chấp càng làm cho tâm hồn càng mê mờ tăm tối thêm, theo đó Thiền sư Viên
Chiếu Việt Nam đã trả lời cho một vị Tăng.
- "Tăng hỏi Viên Chiếu:
- - Tất cả chúng sanh từ đâu đến, trăm năm sẽ đi về đâu?
- Viên Chiếu đáp:
- - Rùa mù chui vách đá,
- Trạnh què leo núi cao."
Rõ ràng là một cưu mang dã tràng vô tích sự, do tâm vọng
chấp phân biệt khởi lên rồi lăng xăng tìm kiếm giải quyết suốt cả một
đời, nhưng nào có thể giải quyết được trong lúc đã tự vong thân. Ở
đây Thượng Sỹ sẽ rõ ràng hơn một tí, Ông khơi mở những sai lầm chạy
rông tìm kiếm ở bên ngoài của chúng ta.
- "Tăng hỏi Tuệ Trung Thượng Sỹ:
- - Tôi vì sanh tử việc lớn, vô thường nhanh chóng, song không biết thân
này từ đâu sanh ra, và chết sẽ đi về đâu ?
- Thượng Sỹ đáp:
- - Giữa trời dù có đôi vành chuyển,
- Biển cả ngại gì bọt cỏn con?"
Nếu ai là người vô sự, thì sẽ thấy được cái dung nhiếp
vô ngại giữa thái hư không và mặt trời mặt trăng, giữa bể khơi sóng
nước mênh mông và những hòn bọt cỏn con. Chúng có ngại nhau không?
Chúng là một hay là khác? Khi đã nhận ra rồi thì cần gì phải đặt vấn
đề sống-chết, đi-đến làm gì cho rắc rối lôi thôi? Cứ tùy duyên mà
sống không khởi niệm phân biệt, thì có gì chướng ngại nhau đâu Như
thiền sư Trí Tạng đã trả lời.
- "Có người thế tục đến hỏi Trí Tạng:
- - Có thiên đường địa ngục không?
- Sư đáp:
- - Có .
- Hỏi:
- - Có Phật pháp tăng tam bảo không?
- Sư đáp:
- - Có:
- Người này hỏi nhiều vấn đề nữa, Sư đều đáp có.
- Người ấy thưa:
- - Hòa thượng nói thế e lầm chăng?
- Sư lại hỏi:
- - Ông đã hỏi một vị tôn túc nào mới đến đây phải không?
- Đáp:
- - Con đã hỏi Hòa thượng Cảnh Sơn.
- Sư hỏi:
- - Hòa thượng Cảnh Sơn nói với ông thế nào?
- Đáp:
- - Ngài nói tất cả đều không.
- Sư hỏi:
- - Ông có vợ không?
- Đáp:
- - Có .
- Sư hỏi Hòa thượng Cảnh Sơn có vợ không?
- Đáp:
- - Không.
- Sư bảo:
- - Hòa thượng Cảnh Sơn đáp không là phải. Người này lễ tạ lui
ra."
Ở đây, sự vô ngại của thiền sư giữa có và không,
hiện ra qua cách xử trí trong cuộc sống, vì chúng chẳng là gì cả đối
với luật tắc duyên khởi. Trong khi cũng cái nhìn đó, chúng ta lại rối bời
xung đột trói chặt gỡ không ra. Không có gì sai khác và mâu thuẫn nhau về
sự vật cả, mà chỉ khác nhau trong cái nhìn của chúng ta và thiền sư về
sự vật mà thôi. Chúng ta hãy theo dõi cuộc đối thoại giữa thiền sư Đại
An và một vị tăng.
- "Có vị Tăng hỏi Đại An:
- - Tất cả mọi thi vi là dụng của pháp thân, thế nào là pháp thân?
- Sư đáp:
- - Tất cả mọi thi vi là dụng của pháp thân.
- Hỏi:
- - Lìa Năm Uẩn, thế nào là thân xưa nay?
- Đáp:
- - Đất nước gió lửa, thọ tưởng hành thức.
- Hỏi:
- - Cái ấy là Năm Uẩn !
- Đáp:
- - Cái ấy là Năm Uẩn.
Cùng một cái thấy, nhưng đối với phàm phu cái thấy
trở thành hai: Người thấy và đối tượng bị thấy, từ đó đẻ ra mọi
sai biệt ngăn cách. Cũng cái thấy ấy, thì Thiền sư thấy như thật chính
nó không phân hai. Bỡi vậy, đối với chúng ta, các Thiền sư tùy căn bệnh
chấp thủ mà cho thuốc mở trói trong lúc hành xử, chứ không có bất cứ
phương pháp nào lập đi lập lại nhất định trong lúc dạy người. Nói
thế, nhưng chúng không vượt ra ngoài mục đích tối hậu là đập tan cái
vọng tâm phân biệt chấp trước về NGÃ-PHÁP của chúng ta, để mở cho
chúng ta một con đường tự tại trong bước đi, cũng như trong cách nhìn
đảo nghịch đối với thói quen tập quán nhân quả. Chúng ta hãy xem cách
đảo nghịch cái nhìn cái nghĩ thông thường đã ăn sâu vào máu thịt xương
tuỷ qua nghiệp nhân và nghiệp quả của chúng ta như Huệ Lãng đã làm.
- "Khi Huệ Lãng đến viếng Mã Tổ, Tổ hỏi:
- - Ông tìm gì ở đây?
- Huệ Lãng đáp:
- - Tri kiến Phật.
- Mã Tổ nói:
- - Phật chẳng có tri kiến nào như thế cả! nó là của ma vương."
Đó là một thói quen tập quán sai lầm tìm Phật ở
bên ngoài; cũng từ đó mà chúng sanh gánh Phật mình đến tìm Phật nhà người,
luôn luôn tha hóa vong thân, bỏ quên Phật chính mình. Ngay cả ông Phật
chính mìmh mà chấp vào đó để cầu cũng bị các ngài phủ nhận như thiền
sư Cảm Thành Việt nam đã dạy nhân có một vị Tăng hỏi:
"Thiện Hội hỏi Cảm Thành:
- Tại sao trong kinh nói: "Đức Phật Thích Ca phải trải
qua vô số kiếp tu hành mới thành Phật, mà nay thầy dạy: ' Tức tâm tức
Phật' ? thì Cảm Thành bảo:
- Ai nói trong kinh?
Thiện Hội thưa:
- Không phải Phật nói sao?
Cảm Thành bảo:
- Nếu là Phật nói, sao trong kinh Văn Thù lại nói:"Ta
trụ bốn mươi chín năm ở đời, chưa từng nói một lời nào"? và cổ
đức nói:"Người nào tìm nơi văn tự, chấp vào chỗ chứng càng thêm
trệ; khổ hạnh cầu Phật là mê, lìa tâm cầu Phật là ngoại đạo; chấp
tâm cầu Phật là ma." Như vậy, cái gì là Phật cái gì chẳng phải
là Phật?
Ngay cả đức Phật trong kinh Văn Thù hay kinh Lăng Già Ngài
cũng phủ nhận đảo nghịch lời dạy của mình. Tại sao vậy? phải chăng
với mục đích phá bỏ mọi lệ thuộc trói buộc bên ngoài đối với chúng
ta trên con đường thực hiện giải thoát. Cùng ý này các vị cổ đức tiền
bối cũng đảo nghịch phủ nhận mọi việc làm sai lâୠvề khổ hạnh cầu
Phật, lìa tâm cầu Phật, chấp tâm cầu Phật, chấp vào chỗ chứng, và
kiếm tầm chơn lý nơi văn tự. Tất cả những thứ đó đều phát xuất từ
vọng tâm phân biệt chấp trước sai lầm mà ra cả. Đó là việc làm của
ma chứ không phải việc làm của người thực hành giải thoát. Muốn giải
thoát thật sự thì buộc phải phá bỏ mọi định kiến sai lầm của thế
gian, cho dù những định kiến đó tốt đối với luật tắc nhân quả, và
vấn đề tội phước cũng được đặt trở lại khi thiền sư Thông Thiền
Việt Nam trả lời cho người đệ tử về tội phước.
- "Tức Lự dâng con chim Mãi quỳ cho Thông Thiền, Thông Thiền bảo:
- - Nhà ngươi làm Tăng sao phạm tội sát sinh? làm sao tránh khỏi quả báo
ngày sau?
- Tức Lự thưa:
- - Khi ấy chính con không thấy có vật này, và cũng chẳng thấy có thân
con, cũng chẳng biết có quả báo sát sinh, cho nên mới làm thế này !
- Thông Thiền biết Tức Lự là pháp khí nên cho vào thất, mật truyền
tâm ấn rằng:
- - Ngươi nếu dụng đến chỗ ấy, thì dù có tạo tội ngũ nghịch, thất
giá cũng được thành Phật. Bấy giờ, có một vị Tăng ở bên cạnh trộm
nghe lời này, liền kêu to lên rằng:
- - Khổ thay! dù có việc như thế tôi cũng không nhận.
- Thông Thiền vội lên tiếng bảo:
- - Trộm! trộm! Đâu nên, phi nhơn sẽ gặp cơ hội tốt. Tức Lự nghe câu
này chợt lãnh ngộ.
Ở đây, chỉ có những kẻ ngang cơ với nhau nghe ra mới khế
hợp và vô sự. Trường hợp một vị Tăng nghe lén, cũng chỉ vì căn cơ
thấp kém nên nghe ra trở thành trái nghịch, và tiếp theo đó có điều kiện
đặt ra theo lập trường nhơn quả. Đó chính là kiến giải của mọi
phàm nhân trong cuộc sống, mà nó không chừa bất cứ một ai, ngay cả vua
chúa, hoàng hậu cho đến quan dân đều không thoát khỏi cái nghiệp thức
của họ. Tuệ Trung Thượng Sỹ sẽ giải thích điều này nhân vua Trần
nhân Tông hỏi về tội-phước cho ta thấy.
"Vua Trần Nhân Tông hỏi Tuệ Trung:
- Bạch Thượng Sỹ, chúng sanh quen cái nghiệp ăn thịt uống
rượu thì làm sao thoát khỏi tội báo?
Tuệ Trung đáp:
- Nếu có người đang đứng xây lưng lại, thình lình có
vua đi ngang qua sau lưng; người này không biết cầm một vật ném nhằm
vua. Thử hỏi người ấy có sợ không? Ông vua có giận không? Nên biết
hai việc này không dính líu gì với nhau, rồi ông đọc một bài kệ cho
vua nghe:
- Muôn pháp đều vô thường,
- Tâm ngờ tội liền sanh.
- Xưa nay không một vật,
- Không hạt không mần xanh.
Vua Nhân Tông hỏi tiếp:
- Như vậy thì công phu giữ giới trong sạch không chút xao
lãng để làm gì?
Tuệ Trung cười không đáp, nhưng nhà vua cố nài cho nên Tuệ
Trung đọc bài kệ sau đây:
- Trì giới và nhẫn nhục,
- Thêm tội chẳng thêm phước.
- Muốn siêu việt tội phước,
- Đừng trì giới nhẫn nhục.
- Như người muốn leo cây,
- Đương yên tự chuốc nguy.
- Nếu đừng leo cây nữa,
- Trăng gió làm được gì?"
Qua thí dụ và hai bài kệ của Tuệ Trung Thượng Sỹ đã
giải tỏa tất cả những sở đắc có được về tội-phước theo luật
nhân-quả do chính con người chấp vào để buộc mình với sanh tử luân hồi.
Đúng là chúng ta đang yên mà tự mình chuốc nguy, nếu không khởi tâm
phân biệt thì ai làm gì được ai trong cuộc sống vô sự của mỗi người.
Đó là một cách sống khôn ngoan để giải thoát tất cả mọi khổ đau,
do tự vọng tâm điên đảo phân biệt chấp thủ của mỗi chúng ta gây ra.
Để chúng ta có một ý niệm về giải thoát, chúng tôi xin trích dẫn lời
dạy củ Huệ Trung quốc sư khi có người hỏi về vấn đề này.
- "Có người hỏi Huệ Trung quốc sư:
- - Thế nào là giải thoát?
- Huệ Trung đáp:
- - Các pháp không trói buộc nhau, ngay lúc đó là giải thoát.
- Lại hỏi:
- - Làm sao đoạn được?
- Huệ Trung đáp:
- - Đã bảo với ông là các pháp không trói buộc nhau thì đoạn cái
gì?"
- Đã quá rõ ràng cho chúng ta một ý niệm về từ giải thoát. Nhưng ở đây,
chúng ta muốn hoàn toàn giải thoát, nghĩa là muốn giải thoát rốt ráo,
thì phải từ tri kiến giải thoát chúng ta kinh qua kinh nghiệm chính nó một
cách rõ ràng như một vật ở trên bàn tay, từ đó giải thoát luôn cái
tri kiến giải thoát đó nữa. Ở đây chúng ta muốn giải thoát thật sự
thì phải buông tay tất cả để nhảy vào cuộc sống, không còn giữ vào
người bất cứ một vật gì, cho dù đó chỉ là một ý niệm về giải
thoát. Khi nào chúng ta còn tự trói buộc chúng ta trong lệ thuộc thì lúc
đó chưa phải là giải thoát. Như thiền sư Thạch Đầu đã nói một cách
cụ thể hơn.
- "Có vị Tăng hỏi Hy Thiên Thạch Đầu:
- - Thế nào là giải thoát?
- Thạch Đầu đáp:
- - Ai buộc ngươí!
- Lại hỏi:
- - Thế nào là Tịnh độ?
- Thạch Đầu đáp:
- - Cái gì làm nhơ ngươí!
- Lại hỏi:
- - Thế nào là Niết bàn?
- Thạch Đầu đáp:
- - Ai đem sanh tử đến cho ngươí?!"
Một cách hỏi nghịch lại để cho người hỏi tự trả
lời, và tự đả thông cho chính mình. Vì tất cả mọi câu hỏi đều phát
xuất từ vọng tâm phân biệt của mỗi chúng ta, thì cũng phải tự chính
tâm mình trả lời chính nó. Tự mình khởi tâm trói buộc thì cũng phải tự
mình mở trói cho chính mình, nếu chúng ta không tự mở trói, không tự giải
thoát mọi ràng buộc lệ thuộc chung quanh từ bên trong cũng như bên ngoài,
thì ngàn đời chúng ta vẫn lặng hụp trong biển khổ sanh tử luân hồi
không cách chi giải thoát được! Cũng vì vậy cho nên các thiền sư trong
pháp dạy người, luôn luôn tuỳ thuộc vào các căn cơ cùng chỗ bị trói
của người học trò để chỉ cho họ tự mở, nếu họ muốn vào nhà Tổ;
hoặc buộc họ trước khi nhảy vào hố thẳm, thì phải buông tất cả. Đó
là phương pháp hướng dẫn người nhảy vào cuộc sống chính mình mà tìm
lại Bản lai diện mục; nếu không như vậy thì không còn cách nào để
đi vào được nữa.
Cũng bằng phương pháp này, các ngài luôn luôn dùng nó để
trắc nghiệm tâm linh cho người đệ tử, và từ đó biết tâm linh người
đệ tử tiến đến đâu; hoặc đôi khi các ngài thử nhau chơi trong lúc gặp
nhau.
- "Một hôm Trí Tạng, Hoài Hải cùng Phổ Nguyện hầu Mã Tổ xem trăng,
Mã Tổ hỏi:
- - Ngay bây giờ nên làm gì?
- Trí Tạng thưa:
- - Nên cúng dường.
- Hoài Hải thưa:
- - Nên tu hành.
- Còn Phổ Nguyện thì phủi áo ra đi.
- Mã Tổ bảo:
- - Kinh vào Tạng, thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyện vượt ngoài sự vật."
Đây là cuộc trắc nghiệm tâm linh của Mã Tổ dành cho ba
người đồ đệ của ông. Qua đây trình độ căn cơ của ba người tự lộ
diện. Trí Tạng và Hoài Hải còn bị kẹt, chỉ có Phổ Nguyện mới vượt
qua cuộc trắc nghiệm này, và là người thừa kế Tổ đăng, vì ông ta đã
thể hiện được nếp sống vô sự trong cuộc chơi. Cũng cách thí nghiệm
cuộc chơi này Nam Tuyền đã đem áp dụng cho bọn học trò mình nhân cuộc
thẩm vấn.
"Đặng Ẩn Phong đến chỗ Nam Tuyền thấy Tăng chúng
đang thẩm vấn. Nam Tuyền chỉ tịnh bình bảo:
- Bình đồng là cảnh, trong bình có nước; chẳng được
động đến cảnh, hãy đem nước đến cho lão Tăng.
Đặng Ẩn Phong nhân đây cầm tịnh bình đến trước mặt
Nam Tuyền đổ nước ra. Nam Tuyền bèn thôi."
- Ơ۠đây, nếu không nhờ Đặng Ẩn Phong, thì có lẽ tất cả chúng
dưới trướng của Nam Tuyền bị hèo của ông ta hết thảy. Vấn đề ù
ù cạt cạt của mọi người vì bị bế tắt do vọng chấp phân biệt làm
cho họ bị kẹt thì chúng ta không nói. Nhưng chỗ thoát của lảo Đặng
ở chỗ nào mà đã khiến cho Nam Tuyền chấp nhận im hơi? Nếu chúng ta
lanh mắt một tí thì sẽ thấy được chỗ vượt cách của họ Đặng sau
cái nhìn vô phân biệt của chúng ta, còn không thì chúng ta cũng như
những người dưới trướng của nam Tuyền mà thôi, và theo đây Qui Tông
Trí Thường sẽ làm rõ nét hơn về tư tưởng này, qua công án khi ông dạy
chúng.
- "Qui Tông Trí Thường vào vườn hái rau, bèn vẽ một vòng tròn quanh
bụi rau và bảo chúng:
- - ' Không được động đến cái này'.
- Toàn chúng không dám động đến, sau đó không lâu Qui Tông Trí Thường
xem lại bụi rau, thấy vẫn còn nguyên. Trí Thường cầm gậy đuổi chúng
Tăng và bảo:
- - ' Cả bọn mà không có đến một người trí tuệ!"
Tại sao Qui Tông Trí Thường bảo chúng không có người
trí tuệ? Thật sự ở đây, nếu có người có trí tuệ thì cái vòng tròn
được vẽ ra kia với lệnh truyền không được động đến đã được xóa
bỏ rồi. Huống chi toàn cảnh được bày ra cho cuộc thử thách, song vẫn
không người vượt cách, rốt cuộc đâu vẫn còn đó. Một không khí lệ
thuộc nghiêm túc được thể hiện như thường nhật, chứng tỏ mọi người
vẫn ngủ mê trong vòng tay nô lệ kinh khiếp, họ đã đánh mất họ rồi!
Thế Qui Tông Trí Thường không cầm gậy rượt đuổi sao được?
Cũng vậy, bây giờ đến lượt Bách Trượng thử trắc
nghiệm người, nhân khi chọn người trú trì Qui sơn. Lẽ ra Bách Trượng
hoàn toàn trọn quyền trong việc này, nhưng vì để làm sáng tỏ trình độ
căn cơ của người được chọn đi, nên Bách Trượng phải giở trò bê bối
lôi thôi, để làm câm họng những kẻ tầm thường luôn luôn sống trong lệ
thuộc.
- "Hoa Lâm khi nghe Bách Trượng giao chức trú trì Qui Sơn cho Linh Hựu đến
thưa:
- - Con là thượng thủ , tại sao Linh Hựu được chức trú trì?
- Bách Trượng bảo:
- - Ngay trong chúng này, nếu ai nói được một câu vượt cách, thì ta sẽ
cho đi trú trì. Bách Trượng liền chỉ tịnh bình hỏi:
- - Chẳng được kêu là tịnh bình, vậy nhà ngươi kêu là gì ?
- Hoa lâm thưa:
- - Không thể kêu là cây lủng được!
- Bách Trượng lại hỏi Linh Hựu:
- - Linh Hựu đạp đổ tịnh bình ra đi.
- Bách Trượng cười bảo:
- - Đệ nhất tòa bị núi này quật ngã!"
Bách Trượng tuy nói thế, nhưng thật ra không phải Linh Hựu
quật ngã Hoa Lâm đâu, mà chính Hoa Lâm đã tự quật ngã mình, vì những vướng
bận của vọng tâm phân biệt dành dựt quyền hành địa vị, và đã bị
chính nó kéo Hoa Lâm nhào xuống. Ở đây, cái té ngã của Hoa Lâm quá rõ
ràng, khi mà cái té ngã của Hoa Lâm càng nặng bao nhiêu thì cái vượt cách
của Linh Hựu càng hiển bày rõ nét bấy nhiêu. Hoa Lâm vì nặng về chức
vị trú trì cho nên theo đó, nó đã cột trói ông vào cái tịnh bình,thành
thử không thể nào thoát khỏi được. Trong khi đó, Linh Hựu như là một
kẻ vô tư lự không cần chức vị, do đó tịnh bình nào có thể trói buộc
được bước chân phiêu bồng buông xả của ông. Cũng như một thiêsư
Việt Nam bị học trò buộc ông ta vào trò chơi ngôn ngữ tri thúc, nhưng
ông như một con lươn luôn luôn vượt khỏi những chiếc vòng mà người học
trò giăng ra một cách tài tình tự tại.
- "Một vị Tăng hỏi Ngộ Ấn:
- - Thế nào là đại đạo?
- Sư đáp:
- - Đường lớn.
- Vị Tăng thưa:
- - Kẻ học đạo này hỏi đại đạo, mà thầy đáp là đường lớn, vậy
không hiểu ngày nào đạt đại đạo?
- Sư đáp:
- - Con mèo con chưa biết bắt chuột.
- Tăng thưa:
- - Mèo có Phật tánh không?
- Sư đáp:
- - Không.
- Tăng thưa:
- - Thầy có Phật tánh không?
- Sư đáp:
- - Không.
- Tăng liền hỏi:
- - Hết thảy hàm linh đều có Phật tánh, sao riêng Hoà thượng lại không?
- Sư đáp:
- - Ta không phải hàm linh.
- Tăng thưa:
- - Đã không phải hàm linh, vậy có phải là Phật không?
- Sư đáp:
- - Ta không phải là Phật, cũng không phải hàm linh."
Ở đây, nếu không phải là người đạt đạo thì đã
bị vị Tăng đưa vào bẩy, và bị kẹt như tất cả mọi người bình thường
rồi. Vậy cái vượt cách ở chỗ nào? trong khi Ngộ Ấn vẫn trả lời những
câu hỏi dồn dập bắt bí một cách thông suốt, và cuối cùng người học
trò phải tự mình chẹn họng chính mình không mở lời được nữa.
Từ những trích dẫn ở trên, qua đó chúng ta có thể thấy
được pháp dạy người của các vị lão sư tiền bối là một phương pháp
không phương pháp. Vì chúng được thể hiện tuỳ theo đối tượng căn
cơ, hoàn cảnh xã hội; theo đó tuỳ theo chỗ trói của người đồ đệ mà
mở một cách thực tiễn, chứ không có tánh cách trù định trước, hay có
sự sắp xếp để trở thành một quá trình học tập Thiền. Những pháp
này luôn luôn được áp dụng một cách thực tiễn từ chính dòng sống của
môn nhân, chứ không có gì là trừu tượng. Mục đích tối hậu là giải
thoát tất cả mọi trói buộc nếu có nơi người đối thoại để tiến
đến bước đi tự tại cuối cùng, người thầy luôn luôn tuỳ theo căn bệnh
từng người mà cho thuốc. Thầy sẽ bẻ gãy tất cả mọi thứ vọng tâm
phân biệt chấp trước được thể hiện ra bên ngoài của môn nhân, trong
từng cử chỉ, trong từng lời nói. Từ đó tạo cho người môn đệ một
trạng thái tâm lý cực kỳ căng thẳng thôi thúc từ những bối rối tương
phản như chừng phi lý, khởi lên bất chợt nơi người môn đệ lần đầu
tiên, và cũng từ đó sẽ quyết định hướng đi mới cho hành giả. Đó
là phương pháp dạy người của các thiền sư. Pháp này được thiền sư
Lâm tế tóm gọn vào trong TỨ LIỆU GIẢN của Ngài, qua đó NHÂN-CẢNH tuỳ
theo thực tế đối tượng sống mà có lúc đoạt Nhân kông đoạt Cảnh, có
lúc đoạt Cảnh không đoạt Nhân, hay có lúc Nhân-Cảnh đều bị đoạt,
va cho đến khi thực tại vẫn là thực tại trong cuộc sống vô phân biệt,
được thể hiện, thì NHÂN-CẢNH không bị đoạt. Vấn đề cuối cùng
này chúng tôi sẽ đề cập đến chúng trong chương kế tiếp một cách đầy
đủ hơn.
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/to-006-phachap.htm
|
|