- Chí trai trời thẳm tung hoành...
- Hư Trúc
Thuở còn nhỏ, tôi thường tìm đọc thơ của các Thiền sư
Việt Nam, nhất là thời Lý - Trần, thích lời lẽ chân phương mà thoát tục,
âm điệu trầm mặc mà kích động ý chí, song nghĩa lý hãy còn mù mờ lắm.
Bài thơ "Hưu hướng Như Lai" cứ ám ảnh tôi mãi như một nỗi bâng
khuâng bởi những điều khó hiểu, khó lãnh hội trong ngữ khí của một
Thiền sư ngộ đạo. Sau này, nhờ người viết lại thật đẹp bốn câu
thi tịch hàm súc ấy mong một ngày nào đó có thể hiểu được đạo lý
này.
Nhưng nếu chờ mong để có một ngày thì làm sao có thể xứng
hợp với cốt cách giọng điệu của Thiền sư.
- Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ
- Sanh vô sanh hậu thuyết vô sanh
- Nam nhi tự hữu xung thiên chí
- Hưu hướng Như Lai hành xứ hành
-
- Rời tịch diệt mới bàn tịch diệt
- Trọn vô sanh thong thả nói vô sanh
- Làm trai chí lớn tung trời thẳm
- Sao dẫm chân theo chỗ Phật thành.
- (Hư Trúc dịch)
Quả thật, cứ mỗi lần đọc lại bài thơ, cảm giác như
có một cái gì đó không thông, càng gần gũi để hiểu thì càng thấy có
lôỵi với Thiền sư.. Đúng là "Lộ phùng kiếm khách tu trình kiếm",
nếu không phải là tay kiếm khách thì nhất định không mời thử kiếm,
và ngược lại chưa phải là tay kiếm ra hổn nên nào dám vung tay thử kiếm
để tìm tri âm ! Thiền sư Quảng Nghiêm thì không nói thế, cứ tuốt gươm
ra thử xem ! Ai đó đã dám vung gươm một lần để cắt đứt tình hèn
quê tục, đòi làm quả Phật soán ngôi Tổ, giờ thử sức thêm một lần
để khẳng định tài ba với những bậc kiếm khách thượng thủ há không
đủ ý chí hay sao ? Chưa thử thì làm sao biết...!
Thánh giáo ép buộc cứ làm thinh như chiếc mõ bể mà khai
phát tâm linh, thâm nhập Niết bàn, còn chưa nếm chút mùi vị tịch diệt
mà đã toan khen ngợi ca tụng là lỗi. Tâm tánh ra sao tự biết, cứ lấy
phiền não ra mà đếm coi còn nhiều hay ít. Nhiều thì biết là còn phàm
phu, ít thì ngấp nghé vào dòng Thánh hoặc chạy tuốt lên quả vị cao hơn.
Ở đó mà dư hơi tính toán, ai được vô sanh, ai vào tịch diệt. Bánh vẽ
làm sao no lòng người đang đói, Thiền sư nào đó đã than vãn hoài mà người
sau cứ dẫm chân lên mãi.
"Rời tịch diệt mới bàn tịch diệt; Trọn vô sanh
thong thả nói vô sanh"
Thường, lạc, ngã, tịnh hay kiến hoặc, tư hoặc là do người
trước phát hiện ra và ví von đặt tên, người sau không nên lớn giọng gọi
tới gọi lui tên tuổi của nó chi thêm phiền phức, rối trí, không có
ích lợi gì. Song, còn bám víu một ý niệm mong cầu nào dù đó là chuyện
muốn vào tịch diệt cũng là sai. Lìa tất cả tham vọng, thật thà im hơi
lặng tiếng tự gầy dựng sự nghiệp mới là kẻ khôn. Thao thao bất tuyệt
luận bàn, cãi vã những cái không nhằm đâu tưởng chừng như kẻ gọi
trăng mời Cuội ra ngồi tán dóc, rồi tự khen đã trút cạn nỗi lòng thì
hỏng. Bởi vậy Thiền sư đâu có khi nào trả lời trực tiếp vào câu hỏi
của kẻ khác. Cứ thét to một tiếng, thậm chí quăng gậy, tát vào mặt,
chém mèo, hừ hừ cho mấy tiếng rồi bỏ đi để chấm dứt những câu hỏi
to tướng mà thiền khách vác từ cõi vô thức về. Ấy thế mà vẫn bị
ăn cắp, bị sao chép đến lộ liễu, những kẻ dù thất vọng nhưng ít ra
cũng đã một lần như Tô Đông Pha thử tìm đến Lô Sơn rồi có trề,
nhún gì gì đi nữa cũng còn coi được, còn hơn chưa biết thế nào là Lô
Sơn mà cũng bày đặt bắt chước chê bai đủ điềurồi cũng mở miệng
"Đến rồi về lại không gì lạ" (Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự)
thì tai hại.
Đặng Ẩn Phong đến cáo biệt, Mã Tổ hỏi :
- Đi đâu ?
- Đến Thạch Đầu (Hi Thiên).
- Không được đâu, đường Thạch Đầu trơn trợt lắm.
- Không sao, con có gậy tùy thân.
Nói xong, Ẩn Phong liền thẳng một mạch đến chỗ Thạch
Đầu. Sau khi lễ chào, Ẩn Phong bèn đến rung thiền trượng một cáirồi
hỏi:
- Tôn chỉ gì đây?
Thạch Đầu cất tiếng:
- Trời xanh ! Trời xanh !
Ẩn Phong đứng chết trân ngậm mồm, lật đật trở về kể
lại cho Mã Tổ nghe. Mã Tổ bày Ẩn Phong cứ trở lại, nếu Thạch Đầu có
kêu trời nữa thì cứ "hừ hừ" hai tiếng là được. Ẩn Phong lại
tìm đến Thạch Đầu và cũng hỏi y như hôm trước. Bôỵng dưng Thạch Đầu
hừ hừ hai tiếng. Ẩn Phong giật mình không nói gì được đành chạy về
Mã Tổ. Sư cười nói :
- Ta đã bảo là đường Thạch Đầu trơn trợt lắm mà.
Tội cho Đặng Ẩn Phong bị Mã Tổ và Thạch Đầu cho chơi
trò "bịt mắt bắt dê". Mã Tổ quá rành mấy cái trời trời
của Thạch Đầu, cũng như Thạch Đầu dư biết hai tiếng hừ phát ớn của
Mã Tổ . Chỉ có Ẩn Phong thiệt thà quá đỗi, hết chuyện vẽ hình cái
bánh trên đất cát rồi la sảng lên no bụng. Phong có cái gì đâu ? Tay trắng!
vậy mà dám tự tin là có gậy tùy thân. Thôi đành đem gậy cất khuất
cho rồi, nhai đi nhai lại cặn bã của người khác có ngày cũng bị chụp
mũ chơi khăm.
Dám chê Đặng Ẩn Phong mà thiền sinh chúng ta ngày nay có mấy
ai khác vậy đâu, cứ ngồi không lải nhải "ngôn" với "thuyết",
"tịch diệt" với "vô sanh" của người ta như một góa phụ
già chưa từng biết mỏi miệng. Làm trai, nhuệ khí căng đầy thì phải năng
động lên, dũng cảm lên, đủ sức xông thẳng tới bầu trời cao tít để
khỏi bị tai tiếng là dẫm đạp theo dấu vết cũ. Dấu cũ Phật Tổ
đi qua là sai ư ? Lỗi thời ư ? Đâu có, ai dám liều mạng bảo thế. Chỉ
vì Phật là Phật, Tổ là Tổ ; ai cũng có cái không giống nhau trên
phương diện bài bản ngộ chứng, còn thể - dụng - hoạt nào có khác gì
nhau.
Có người hỏi Thiền sư Viên Chiếu:
- Thế nào là con đường đến Tào Khê ?
Sư đáp :
- Thương thay kẻ mắc nạn thuyền
- Tuyệt mù sông nước, mấy phen kiếm tìm.
Viên Chiếu chắc lưỡi trước tham vọng của kẻ định
theo lối mòn của ai đó tính làm chuyện động trời ở Tào Khê nữa. Sao
được ! Chỉ là cái bóng vật vờ thôi ! Thiền sư Viên Chiếu cảnh báo học
trò cứ nhắm mắt đưa chân như thế thì có khác nào chàng trai ngớ ngẩn
nước Sở khi qua sông rơi kiếm lại đánh dấu vào mạn thuyền, để khi
thuyền đến bến nào cứ theo đó mà lặn xuống nước tìm !
Uỗng công ! Chúng ta cũng vậy, thiếu tự tin, không chịu
khó khám phá năng lực tiềm ẩn mà cứ dò dẫm theo lối mòn của Phật Tổ
, hòng thành tựu cũng y như vậy là chuyện không thể có được. Thiền
sư Quảng Nghiêm mạnh dạn khích lệ học trò, khơi dậy tính tích cực, ý
chí sáng tạo bằng những câu xác quyết, không hề lấp lửng :
- "Làm trai chí lớn tung trời thẳm
- Sao dẫm chân theo chỗ Phật thành"
Lời trong bài kệ thị tịch bao giờ cũng cô đọng những
gì muốn nhắn nhủ với người ở lại. Đó là tài sản kinh nghiệm mà
Thiền sư đã chắt chiu, nếm trải. Lời khuyên ấy không liên can gì tới
tính cách ngang tàng của Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện.
- "Chọc trời khuấy nước mặc dầu
- Nghênh ngang nào biết trên đầu có ai"
- (Nguyễn Du)
Thiền sư Quảng Nghiêm thôi thúc các thiền sinh phải mau
chóng có cho mình một lối đi khác thích hợp, chưa ai đi qua. Nói dễ nghe
hơn là phải có cách ngộ chứng khác, không phải y như Ca Diếp có duyên mỉm
cười với đóa sen, như Lục Tổ Huệ Năng có duyên với câu "Ưng
vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", như Thiền sư Hương Nghiêm có duyên với
tiếng kêu "cốc" của cục đá văng vào bụi trúc... và biết bao Tổ
sư nữa có một bối cảnh liễu đạo độc quyền, không thể sao chép mà
được. Hà tất theo chân Phật mới thành ? Ngữ khí của Thiền sư Quảng
Nghiêm cũng đâu có gì lạ so với ngôn từ giáo huấn của Như Lai. Chỉ vì
Thánh giáo ấy là "tùy bệnh cho thuốc", tùy cơ mà ứng pháp chứ
cũng đâu cứng ngắt buộc người sau làm phải y như trước, đỗ công đỗ
sức đi tìm sen nở rồi chúm chím cười, nghe đi nghe lại "Ưng vô sở
trụ nhi sanh kỳ tâm", ngồi chờ đá văng vào bụi trúc...thì khác nào
lại lượm xác mía của người đã nhai rồi tìm chút vị ngọt, thật ngớ
ngẩn vô cùng !
Thánh giáo là phương tiện, lối Phật đã qua là kinh nghiệm,
thiền sinh phải xứng danh nam nhi nhận diện rõ ràng, không để cho lầm lẫn
mà uỗng phí một đời ôm gối đi tìm đạo.
Hưu hướng Như Lai là một bài thơ tuyệt vời, nhưng cũng
dễ bị lầm hiểu bởi những khách tài hoa quên ý ở ngoài lời, chấp chữ
quên tìm thần thái trong tứ thơrồi hoang mang không biết nên theo Phật hay
nghe lời Tổ . Nếu ai theo Phật mà chê Tổ thì người đó sai lầm,
chạy đằng trời cũng không khỏi tội, vì chê Tổ tức chê Phật, Phật
cũng như Tổ . Há không nhớ trước khi bỏ đi vào tịch diệt, Như Lai đã
đập đỗ tất cả công trình : "...Trong 49 năm qua, ta chưa từng nói một
lời nào, ai bảo ta có nói tức hủy báng ta...". Phật phủ nhận những
gì đã nói, lẽ nào xác nhận những gì đã làm sao ? Nếu Như Lai không nhận
có "hành xứ hành" thì lấy gì để "hướng" đây? Chết
thật ! Còn nếu dẹp bỏ Thánh giáo một bên mà a tòng theo Tổ lập
chí tung trời thì phải nên kiểm tra thật kỹ lại sức khỏe của mình
coi kham nỗi hay không, đừng có dựa vào hơi Tổ mà cao giọng thì
coi chừng có ngày bị cắt lưỡi. Như Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đã
khuyên đổ chúng muốn chắc ăn không bị đọa vào ác đạo, tích lũy phước
đức thì cứ y theo bài kệ Vô tướng của Thần Tú mà thực hành; còn muốn
tìm Vô thượng Bồ đề mà không chịu lôi ngay cái "làm trai chí lớn"
ấy ra, cứ luẩn quẩn tới lui dựa vào bài bản cũ hoài thì sao có cơ hội
được.
Nhưng bàn cãi cho lắm rồi cũng không tìm thấy được chợt
gặp với Quảng Nghiêm Thiền sư. Tốt nhất cứ rút gươm ra mà thử thì mới
có hy vọng tương phùng kiếm khách, biết chắc được sức mình sức người
mới là tay kiếm giỏi, đừng bận bịu đến những chiêu thức phức tạp
mà mất cân bằng ý chí !