- Nhơn giữ tâm vô thường
- Phật nói có tánh thường
- Chẳng biết là phương tiện
- Như lượm ngói ao xuân.
- Ta nay không ra sức
- Phật tánh vốn hiện tiền
- Không phải thầy truyền thọ
- Ta cũng chẳng được chi.
Tổ ấn khả cho, nói : "Ông nay đã thấu triệt rồi".
Chí lễ tạ mà lui.
Xem ra có thể thấy người đã đến nhà (đạt ngộ) chỗ
nào cũng là đường, chánh thuyết cũng đúng mà phản diện cũng không sai.
Nếu chỉ căn cứ vào tâm cơ ý thức thông minh linh lợi múa bút thành lời
thì chỉ coi là thứ văn chương của Thiền Tông hổ lốn mô phỏng theo
"trúc biếc hoa vàng" để làm chỗ thấy của mình thôi. Đó cũng là
để lộ ra sự chấp trước Phật tánh là thường, sinh diệt vô thường mà
kim khẩu Như Lai đã tuyên nói cũng không tiêu nổi một cái quét của Tổ
sư tông môn. Thử Am là một vị đại thiện tri thức có mắt huệ sáng suốt,
nhìn dọc suốt ba đời, ngang thấu mười phương, nói lên liền biết rõ
ràng, như nhìn người đi trước mặt còn dễ biện biệt.
Tô Đông Pha còn có một bài kệ rung động xưa nay như sau
:
- Cúi lạy Thiên trung Thiên
- Hào quang chiếu đại thiên
- Tám gió không lay động
- Ngồi vững đài Kim liên.
Bài kệ này so với bài kệ trước càng ổn diệu hơn. Thiên
trung Thiên chỉ cho Phật là bậc Thánh hùng, hào quang là ánh sáng phát xuất
từ tự tánh của Phật. Một ngàn thái dương hệ là 1 tiểu thiên thế giới,
1.000 tiểu thiên thế giới là 1 đại thiên thế giới. Tám gió là 8 thứ
gió từ hoàn cảnh (cảnh phong) : Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc
(lợi lộc, suy hao, hạ thấp, đề cao, khen, chê, khổ, vui). Trước định lực
của Phật, 8 thứ gió này không làm lay động được, Ngài vẫn ngồi sừng
sững trên tòa sen báu. Bài kệ này như thật khen ngợi công đức của Phật,
ngay trên văn chương có đủ khởi thừa chuyển hợp, không chê vào đâu
được. Đến nay trong các tòng lâm tuyên sớ, còn mượn dùng làm đầu sớ,
vào ngày rằm, mồng một, vị sư Duy-na ngân nga đọc lớn. Bình tâm mà luận,
bài kệ này hay không thể tưởng, Tô Đông Pha làm xong bài kệ này rất
là khoái chí, vuốt râu ngâm vịnh mãi. Ông ta qua lại rất thân với Hòa
thượng Phật Ấn, chép bài kệ trên xong, liền sai tên gia đinh chèo thuyền
đưa đến cho Ấn lão và dặn dò chờ xem có phúc đáp gì không. Ông ta cho
rằng thế nào Phật Ấn cũng tán thưởng đặc biệt, nào ngờ Phật Ấn
xem xong chỉ nói hai tiếng "cức chó" rồi ném đi.
Lát sau gia đinh hỏi :
- Hòa thượng có thơ phúc đáp cho
lão gia tôi không ?
Sư đáp : Không.
Gia đinh nói :
- Thế thì Hòa thượng có điều gì
dặn dò để tiểu nhân thưa lại ?
Sư nói :
- Mày là thằng điếc ! Lão tăng đã
chẳng nói "cức chó" rồi sao ?
Tên gia đinh bị một bữa không thú vị gì, thật là nuốt
không trôi, bắt buộc phải chèo thuyền trở về báo lại, chẳng có thơ
trình. Tô Đông Pha lấy làm lạ hỏi :
- Ấn lão có thơ phúc đáp không ?
- Nếu có thơ phúc đáp thì tiểu
nhân đâu dám không trình lên lão gia ! Gia đinh đáp.
- Vậy thì Ấn lão xem bài thơ của
ta rồi có nói gì không ?
- Không có nói lời chi !
- Đồ cức ! Bài thơ hay như vậy lẽ
đâu chả nói tiếng nào ? Đông Pha bực tức nói.
- Đồ cức ! Tiếng đó thì có. Lão
hòa thượng xem xong, nói : "Cức chó", rồi ném đi. Gia đinh nói.
Tô Đông Pha nghe báo như thế, giận đến ba hồn nhảy dựng,
thất khiếu phì hơi, lật đật nói :
- Hòa thượng già tối mắt, bài kệ
của ta đựng nước còn không chảy mà ông ta chẳng coi ra gì cả !?
Nói xong, Tô bảo gia nhân chuẩn bị xuồng chở ông ta qua
sông ngay. Vừa gặp Phật Ấn, Tô ta hét lớn :
- Ấn lão, vừa rồi bài kệ của
tôi có chỗ nào không hay ? Xin được khai thị, khai thị, khai thị !
Phật Ấn khiêm hòa nhỏ nhẹ nói :
- Tám gió thổi chẳng lay, cức chó vượt
sông ngay.
Đông Pha nghe nói, biết mình rơi vào thế hạ phong, không
đừng được ngửa mặt lên trời cười ha hả :
- Hòa thượng quả nhiên đáng bội
phục !
Do đó càng thêm tương đắc, qua lại càng mật thiết.
Thành thật mà nói, Phật Ấn là một vị Tông tượng chơn
tham thật chứng, một lời nói, một cử chỉ của ngài đều phát xuất từ
"trí". Còn Tô Đông Pha chỉ là một văn hào thông minh, dù cho ngòi
bút nở hoa đi nữa cũng chỉ là phát xuất từ "thức". Lời câu
phát ra từ ý thức dù cho nhảy dựng lên đến cõi trời 33 đi nữa cũng
không thể cao hơn đảnh tướng của bậc đại tu hành.
Sau đó, có một hôm Đông Pha đến chơi với Phật Ấn cả
ngày, hai người ngồi xếp bằng đối nhau luận thiền. Đông Pha hỏi Phật
Ấn :
- Ngài thấy tôi thế nào ?
Phật Ấn đáp :
- Là một vị Phật.
Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha :
- Ông thấy ta ra sao ?
Đông Pha nhìn thấy Phật Ấn mập tròn quay lại mặc áo
bào đen, bèn đáp ngay :
- Một đống cức trâu !
Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một
keo, mười phần sung sướng. Đến chiều về nhà, mặt mày hớn hở nói với
Tô Tiểu Muội :
- Này muội muội, hồi nào tới giờ
mình bị Ấn lão cho đo ván mãi, đấu không lại ông ta. Không biết hôm
nay Hòa thượng trở cờ hay Học sĩ này gặp may mà chuyến này Ấn lão
không còn lời để nói, không có lý để trình đấy.
Nói rồi bèn đem tình hình pháp chiến vừa qua thuật lại.
Tiểu Muội nói :
- Xì, anh thua đậm rồi !
Đông Pha tức quá mắng :
- Ta làm sao lại thua ? Tại sao ông
ấy không nói một lời nào ? Cái con a hoàn này, thiệt là miệng chó không
mọc ngà voi đâu nhé !
Tiểu Muội nói :
- Này ca ca, tôi xin hỏi anh, tên Phật
quý hay tên cức trâu quý ?
Đông Pha nói :
- Đương nhiên là tên Phật quý hơn
cức trâu nhiều !
Tiểu Muội nói :
- Phật là Ấn lão thấy, còn cức
trâu là anh thấy, thế có phải là toàn quân bị đánh úp không ? Ấn lão
đắc thắng minh kim, còn có gì để nói nữa ?
Đông Pha nghe Tiểu Muội nói thế, như bong bóng xì hơi, biết
rằng bị rơi vào vòng của Phật Ấn, thua một keo nặng.
Người nhà họ Tô thật là lạ lùng. Tiểu Muội về thi văn
có thể không theo kịp hai anh, nếu luận về sự việc, do vì cả nhà họ
đều sùng kính Phật giáo, được các bậc Cao đức thường tới lui, tai
nghe mắt nhiễm, mà con gái tâm tư lại an tịnh, ứng đối lẹ nhanh, cho nên
đối với cuộc pháp chiến nhận định bén nhạy hơn Tô Đông Pha nhiều.
Có thể giữa anh em họ, so sánh về cơ phong thì chưa biết lộc chết về
tay ai ?
Tô Đông Pha chế giễu trán vồ của Tiểu Muội bằng bài
thơ :
- Gót sen chưa khỏi khuê phòng
- Trán vồ ra đến họa đường từ lâu.
Tiểu Muội ứng tiếng giễu lại Tô Đông Pha mặt dài :
- Năm rồi mấy giọt lệ buồn
- Đến nay chưa đến cuối khuôn mặt dài.
So ra thì câu thơ của Tiểu Muội độc hơn, vì trán vồ đến
họa đường chẳng qua chỉ mấy trượng thôi, còn lệ chảy cả năm chưa
đến cằm, quý vị tính thử xem đến bao nhiêu dặm?
Ở trên, xem qua các điểm, Thiền Tông trong bụng Tô Đông
Pha chỉ là hổ lốn. Màu tía của ông ta chỉ là củi lò, Tế hồng Tân
tuyền xem ra đều là eo đá đỉnh giả, Thử Am là người có mắt biếc thụ
cùng hoành biến, làm sao mà gạt được ? Vì thế vừa nghe Chứng Ngộ nêu
lên bèn biết Tô Đông Pha là từ tâm cơ ý thức làm ra, đoán định ông
ta là "tên ngoài cửa". Nhưng Chứng Ngộ Pháp sư suy nghĩ suốt đêm,
nghe chuông lại hoát nhiên, rốt ráo ông ấy thấy được đạo lý gì ? Điều
này thiệt muôn lần không thể bỏ qua được. Nguyên lai lịch trình trong cảnh
ngộ của Thiền Tông, Cổ đức có câu : "Đại ngộ 18 lần, tiểu ngộ
không kể số". Tuy nhiên, không phải ai ai cũng giống nhau, nên biết rằng
tông hạ phân biệt có ba giai đoạn : Sơ quan, Trùng quan và Mạt quan. Nếu
ở giáo hạ có "Văn" sở thành huệ, "Tư" sở thành huệ
và "Tu" sở thành huệ, thì "Bác học" của Nho gia hơi đồng
với Văn sở thành huệ, "Thận tư", "Minh biện" hơi đồng
với Tư sở thành huệ, "Đốc hành" hơi giống với Tu sở thành huệ.
Vì thế hành nhân có chỗ tỏ ngộ phải ngộ đến triệt để mới là đại
hưu đại hiết. Việc tham học đã xong, như giữa đường ngừng lại ở
lương đình, bèn chẳng phải về nhà có lúc ngồi yên. Đại thiện tri thức
gặp người ham ngoạn cảnh sắc, đặc biệt chỉ cho đường về, sách tấn
hướng thượng, mỗi mỗi hướng người ấy vận chuyển then máy, đó là
yếu mục của Thiền môn.
Chứng Ngộ Pháp sư nguyên không phải là vị Thiền đức tầm
thường. Lúc đầu Sư nương theo Bạch Liên Tiên Pháp sư hỏi về đạo cụ
biến, Tiên chỉ hàng đèn nói : "Như đèn này, lìa tánh dứt lỗi, vốn
tự vắng lặng, lý thời đầy đủ vậy. Lục phàm tứ thánh, chỗ thấy
chẳng đồng, biến thời tồn tại vậy". Sư không khế hội. Sau nhân
quét đất nghe tụng Kinh Pháp Hoa đến chỗ "