Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
HUỆ NĂNG
VỊ TỔ THIỀN TÔNG XUẤT THÂN TỪ GIỚI BÌNH DÂN
Tạ Trọng Quang

 
Núi Ngũ Tổ nằm phía Đông Bắc huyện Hoàng Mai tỉnh Hồ Bắc - thời Đừờng núi có tên là Phùng Mậu Sơn­. Đông Sơn cao chớn chở, tùng trúc đan xen, nơi đó nổi tiếng vì Đông Sơn Pháp Môn, một điểm son của Lịch sử Phật giáo Thiền Trung Quốc. Thuở nhà Đường mới dựng nghiệp, Đại sư Hoằng Nhẫn _Tổ thứ năm của Thiền Đông Độ_ mở đạo tràng hoằng pháp nơi này vào niên hiệu Long Sóc thứ nhất (661TL) thời Đường Cao Tông. Một ngày đẹp trời nọ, có một chàng thanh niên áo vải giày gai, xông pha gió buị đường xa tìm đến ngài Hoằng Nhẫn Đại Sư. Vừa gặp Đại sư, người ấy tự xưng là đệ tử và cúi đầu đảnh lễ. Ngài Hoằng Nhẫn nhìn hắn tướng mạo quê mùa, cử chỉ thô tục nên lòng nghĩ: Người nghèo h  èn này đến đây ắt hẳn định xin cầu điều gì! Do đó, Ngài hỏi:
_Ngươi ở đâu đến nơi này, lạy lục ta muốn xin cầu cái gì?
_Đệ tử người thường dân ở Lãnh Nam, Tân Châu xa xôi đến đây lạy Thầy, chẳng mong việc chi, chỉ cầu làm Phật _gã thanh niên đáp.
Đại sư nghe xong, làm ra vẻ khó chịu nạt rằng:
_Ngươi là người Lãnh Nam, lại là kẻ quê mùa, làm sao xứng làm Phật.
Không chút sợ sệt, người thanh niên đáp:
_Người có Nam Bắc khác biệt, nhưng Phật tánh không phân Nam Bắc. Kẻ quê mùa tuy không sánh được với sự tôn quí của Thầy, nhưng Phật tánh đâu có sai biệt nhau.
Một cuộc đối đáp tuyệt vời. Người hỏi cùng khó xét nét, người đáp khí hùng lý thẳng. Gã thanh niên kia mở lời được như vậy ắt phải liễu hội đạo lý phi thường nên đủ gan mật, đủ tri thức để có thể qua vài câu đáp làm cho Đaị sư Hoằng Nhẫn _Người nổi danh đương thời_ thay đổi thái độ đối với hắn. Hắn là ai? Chính là Huệ Năng, Tổ khai sáng Thiền tông phương Nam sau này.
Huệ Năng họ Lô, sanh nhằm niên hiệu Trinh Quán thứ 12 (638TL) đời Đường Thái Tông, mất vào niên hiệu Tiên Thiên thứ 2 (713TL) vào đời Đường Huyền Tông. Có nơi bảo giòng dõi của ông gốc ở Phạm Dương _vùng Thiên Tân_ Bảo Định, Bắc Kinh. Cha tên Lô Hành Thao, bị đày xuống Lãnh Nam làm thường dân ở Tân Châu vào thời Đường Cao Tổ niên hiệu Võ Đức. Nhưng những điều ấy không đủ chứng cứ. Từ tình huống Huệ Năng đầu tiên gặp Hoằng Nhẫn ngữ âm quê mùa mà xét thời ông rõ là thường dân sinh cư lâu trên đất Lãnh Nam. Họ Lô ở Phạm Dương thời Đường vốn là một sĩ tộc nổi danh.Đem gia thế Huệ Năng đặt vào cũng chỗ với họ Lô ở Phạm Dương, âu cũng là khi Huệ Năng nổi danh Tông chủ, người ghi sử muốn đề cao danh phận mà thôi.
Huệ Năng mồ côi từ nhỏ, gia cảnh khó nghèo phải bán củi nuôi mẹ, không được học hành nhưng bản chất thông minh. Một hôm đi bán cuải nghe người ta tụng kinh Kim Cang bất chợt bừng tỉnh. Ông hỏi phăng tìm mới biết Đại sư Hoằng Nhẫn ở Hoàng Mai _Đông Sơn_ đang dạy đạo. Lòng rất hâm mộ. Vị cư sĩ mua củi hàng ngày kia vốn là một Phật tử nhiệt tình. Thấy Huệ Năng tư chất phi phàm, có lòng cầu đạo, nên khích lệ và yểm trợ để ông đến Đông Sơn cầu pháp. Ông được giúp đỡ đủ để lo việc gạo cơm và hậu sự cho mẹ xong, bèn từ biệt mẹ lên phương Bắc. Trải qua ngàn vạn khó khăn vất vả tìm đến lễ ngài Hoằng Nhẫn cầu phương pháp tu hành thành Phật.
Đại sư Hoằng Nhẫn thấy Huệ Năng buông lời đối đáp đặc biệt, định thâu nhận làm môn đồ, nhưng ngại ông xuất thân thẩp thỏi sẽ gây sự ganh tị xung quanh nên bảo đến phòng xay lúa, làm cư sĩ giã gạo cho chùa. Huệ Năng ở nhà sau, đạp cối giả gạo, gặp khi Đại sư Hoằng Nhẫn thăng tòa thuyết pháp trong giảng đường, ông thầm lặng đến nơi lắng lòng nghe pháp. Dần dần thể hội diệu nghĩa lý thiền, nhuần thấm đến chỗ huyền diệu, nên có lúc thân tâm tịch lặng, quên ngã quên nhân. Thoáng chốc mà đã tám tháng đi qua, ông vẫn sinh hoạt trong phòng giã gạo đơn điệu. Gặp lúc Đại sư Hoằng Nhẫn y theo cựu lệ chọn đệ tử tâm đắc yếu chỉ thiền để truyền y bát làm người kế thừa, Ngài dạy đệ tử mỗi người làm một bài kệ, mượn đây để quan sát khả năng lãnh hội Phật pháp của mọi người. Thượng tọa Thần Tú làm bài kệ:
Thân là cây Bồ đề
Tâm là đài gương sáng
Thời thời thường lau chùi
Luôn luôn được sạch quang.
Bài kệ làm ra, Tăng chúng đều khen hay. Thần Tú cũng mừng thầm. Tin tức truyền đến Huệ Năng, ông nghe xong mỉm cười thầm nghĩ: Lời kệ này cách chân lý, cách Phật tánh còn xa. Ông nhờ một đồng tử dẫn mình đến hành lang phía nam, làm một bài kệ nhờ người viết dùm lên vách.
Kệ thế này:
Bồ đề vốn không cây
Gương cũng chẳng đài
Xưa nay tìm không thấy
Chỗ nào dính trần ai?
Lời kệ của Thần Tú khẳng định: sự tồn tại của thân và tâm thức, cần phải nỗ lực tu hành mới có thể dần dần đạt đến cảnh giới thanh tịnh không nhiễm bụi phiền não trần lao mà thành Phật. Lý thuyết này thuộc hệ thống tiệm tu.
Lời kệ của Huệ Năng ngược lại cho rằng: Thân tâm vạn vật vốn là huyễn hóa không thật, chỉ có Phật tánh nơi mỗi người mới là duy nhất chân thật tồn tại. Tư tưởng ấy tương thông với tư tưởng đốn ngộ thành Phật của Trúc Đạo Sanh thời Lưu Tống. Vã lại, lúc ấy Huệ Năng mới vào Đông Sơn gặp Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, một phen thấy mặt đã nói ra điều Phatạ tánh không phân Nam Bắc quý tiện, chỉ là trải qua tmá tháng thấu hội giáo pháp, tư tưởng ông thấu đạt đến chỗ tinh diệu hơn. Tư tưởng ông và Thần Tú đều thuộc chủ ngiã duy tâm, nhưng ở phần nhận thức ông hơn hẳn Thần Tú. Nếu ứng dụng trong sự tu hành của đạo Phật thì điều ấy đơn giản và trực tiếp vô cùng. Một người xuất thân nghèo khó, là cư sĩ công quả cực nhọc, địa vị thấp nhất trong già lam, bất thần làm ra một bài kệ nghĩa lý cao diệu, hẳn sẽ làm chấn động cả chúng. Dĩ nhiên sự khen thưởng, kinh ngạc, tật đố, ganh ghét, hận thù các thứ tâm lý tiềm phục lâu nay nhất thời hiện khởi quấy động sinh hoạt bình yên hằng ngày của tự viện.
Đại sư Hoằng Nhẫn thấy lời kệ của Huệ Năng, biết ông đã thật sự nắm được tinh nghĩa Phật pháp. Lòng muốn đem y bát truyền cho nhưng sợ người biết nên cố không để lộ mặt. Đêm ấy canh ba, Ngài thầm gọi Huệ Năng vào thất giảng kinh truyền pháp cho ông, và căn dặn: Thân phận và địa vị của ngươi lại nhận trách nhiệm nặng truyền bá chánh pháp, nếu ở lại nơi này ắt sẽ bị hại, vậy hãy rời đây sớm về lại phương Nam.
Huệ Năng vâng lời căn dặn của Thầy, ngay đêm ấy về lại phương Nam. Từ ấy dấu mình trong chốn quê mùa, ở trộn lẫn trong hàng dân dã, chôn danh phận mình suốt 16 năm. Ngày tháng đi qua, chuyện tranh đoạt y bát và giành quyền kế thừa dần dần lắng lại. Huệ Năng biết sinh mạng của mình không còn nguy hiểm nữa mới về Nam Hải, hiện là phụ cận thành phố Quảng Châu, làm môn hạ nghe pháp với Ấn Tông pháp sư.
Một hôm, Ấn Tông hỏi môn đồ: Các ông nhìn lá phướn trên cột phướn bị gió thổi kia là động hay không động? Môn đồ ý kiến bất nhát nghị luận lung tung. Người nói phướn động, người nói gió động. Huệ Năng hốt nhiên từ chỗ ngồi đứng lên lớn tiếng thưa rằng: Thưa Pháp sư! Không phải phướn động, không phải gió động. Chỉ là môn đồ suy nghĩ lung tung về động và không động. Phật pháp vốn không có động hay không động! Pháp sư Ấn Tông sau khi nghe lời ấy rất kinh ngạc, tự biết Phật học và sự tu hành của mình không bằng người này, bèn xoay về Hụê Năng xin thỉnh giáo. Sau đó, Ngài đích thân dẫn đồ chúng đến phòng của Huệ Năng cạo tóc và truyền giới cho ông.
Từ ấy, tiếng tăm của Huệ Năng vang xa. Ông công khai thâu nhận đồ chúng. Ít lâu sau, Huệ Năng dời đến Thiều Châu_ Tào Khê (hiện nay là Thiền Quan, Quảng Châu)_ mở rộng đạo tràng, xây dựng tự viện, hết sức tuyền bá học thuyết mới do mình khai sáng.
Con đường truyền giáo của Huệ Năng ở mặt hình thức có hai đặc điểm: Một là không dùng văn tự (Bất lập văn tự); Hai là truyền riêng ngoài giáo (Giáo ngoại biệt truyền). Nhơn vì bản thân Huệ Năng vốn không chữ nghĩa, không giống như các Cao Tăng Đại Đức các giáo phái khác đa phần xuất thân từ thế tộc danh gia, văn hóa học thuật cao thâm có khả năng viết sách lập học thuyết. Đồng thời Huệ Năng thu nhận đồ chúng không hạn chế địa vị và thân phận, có khá nhiều bình dân nghèo khó, cũng là người không biết chữ. Nhơn đây, ông dạy đồ đệ chỉ bàn ngôn từ trực tiếp, tâm ý tương thông. Truyền ngoài giáo là gì? Giáo là kinh giáo, chỉ cho Phật tượng, kinh sách và các thứ pháp vật khác. Ngoài giáo riêng truyền là chẳng cần Phật tượng, kinh điển đạo cụ hình thức phức tạp. Đại để là lòng đã có tánh Phật, mấu chốt chính của sự tu hành là chỉ thẳng nơi lòng người thấy tánh thành Phật.
Trên bình diện tư tưởng học thuyết của Hệ Năng có ba trụ cột chính yếu:
1)           Đối với thế giới quan thì học thuyết ong thuộc hệ Chân Tâm Nhất Nguyên Luận. Tức Chân Như Duyên Khởi Luận.
2)           Đối với Giải Thoát Luận thì học thuyết ông thuộc hệ Phật Tánh Luân.
Học thuyết ông thuộc hệ Tôn Giáo Thật Tiễn. Tư tưởng đắc ngộ, chân Như, chân tâm cũng gọi là Phật tánh, pháp tánh, thật tánh, tự tánh, bản tánh, pháp thân, bản tâm
Huệ Năng cho rằng không cứ gì đông tây nam bắc, quí tiện hèn sang, ai ai cũng có Phật tánh. Phật tánh thường thanh tịnh, và trong tự tánh này vạn pháp đều hiện. Tất cả các pháp tánh vốn tự tại, gọi là thanh tịnh pháp thân. Như vậy là từ góc độ bất đồng, thuyết minh thật thể của thế giới. Hụê Năng khẳng định cái thật thể, bản nguyên và cho ràng ngoài nó vạn sự vạn vật vốn là hư huyễn, là không, điều quan tâm của Huệ Năng là Chân Tâm Nhất Nguyên Luận, hoặc Chân Như Duyên Khởi Luận. Đây là cơ sở lý luận Phật học của ông. Hai cột trụ kia cũng sinh ra từ căn bản lý luận này. Như Giải Thoát Luận- Phật Tánh Luận- cũng kiến lập trên cơ sỏ người người đều có Phật tánh. Do vì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nên con đường thành Phật không mượn bên ngoài tu, cũng không cần đến Tây Phương lễ lạy khẩn cầu. Chỉ cần Trỏ thẳng tâm người thì có thể thấy tánh thành Phật. Từ chủ trương Đốn của mình đủ để xác định tính tôn giáo thật tiễn của Huệ Năng. Nhơn vì mọi người đều có Phật tánh, do mê không tự biết, nếu hết mê nhận được tánh chỉ trong một niệm. Một niệm thiện, trí tuệ liền sanh, như một ngọn đèn thắp lên trừ được ngàn năm tối. Một niệm trí tuệ phá được cái ngu ngàn năm. Nếu như một niệm trí tuệ chưa sanh thì cho dù cần tu khổ luyện thời thời siêng lau chùi cũng uổng công nhọc sức thôi.
Đặc điểm Phật học của Huệ Năng phản ánh được cái nhìn độc đáo của ông đối với Thiền và Tịnh. Pháp Thiền của truyền thống chủ trương tĩnh tọa để nghiệm tâm. Huệ Năng cho rằng bất cứ lúc nào : đi, đứng, ngồi, nằm, làm việc, nói năng đềøu có khả năng thể hội cảnh giới Thiền. Thiền Bắc Tông kế thừa quan điểm của truyền thống dạy người tỉnh tọa quán tâm. Tình trạng ấy là đem tâm và cảnh phân ra làm hai, không thể khế hội tự tánh mà phát sanh trí huệ. Huệ Năng dạy người chỉ cần nắm lấy cái vô niệm và cũng không bị hạn chế vào con đường tĩnh tọa.
Đối với pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây phương của Tăng tục đương thời Huệ Năng cũng có cái nhìn riêng. Ông nhấn mạnh : Nhận ra tự tánh thanh tịnh, tự tu tự chứng pháp thân, tự hành hạnh Phật, tự chứng quả Phật. Ông từng bảo Thứ sử Thiều Châu là Vi Cừ rằng : Người có hai loại, pháp không có hai thứ. Mê ngộ khác nhau, thấy có mau chậm. Người mê niệm Phật, cầu sanh nước kia, người ngộ tự tin tâm mình là Phật. Thế nên Phật dạy: tâm ta thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh. Phàm phu không rõ tự tánh, chẳng biết tịnh độ nơi mình nên nguyện đông nguyện tây, người ngộ ngay nơi đây nhận ra tịnh độ. Thế nên Phật dạy : tùy chỗ trụ xứ thường an lạc. Khuyên ông hãy thực hành thập thiện đâu cần phải nguyện vãng sanh.
Phật học của Huệ Năng ở hệ thống tư tưởng và phương thức truyền giaó có những đặc điểm làm cho Tôâng phái mình có sắc thái bình dân rất mạnh. Ông cho rằng người người đều có Phật tánh nên ai cũng có thể thành Phật, đả phá được tư tưởng đôïc quyền Thành Phật Chứng Tổ của giai cấp quý tộc quan liêu. Ông đem Tây Phương xa xôi của muôn người ngưỡng vọng đêùn nơi lòng mỗi người, đồng thời đơn giản hóa phương thức tu hành đêùn tận cùng, lột hết những phiền toái của lễ nghi tôn giáo. Thậm chí ông bảo: Nếu muốn tu hành tại nhà cũng được, chẳng do ở chùa chẳng khác gì mở ra con đường thẳng tắp rộng thênh thang lên trời nên tự nhiên được các giới nhân sĩ đương thời sùng mộ tán thán. Ông khẳng định: Chân như tánh là tánh chân thật, là tánh vĩnh hằng, phản đối tư tưởng tất cả đều không, hư vô suy phế. Phù hợp với giai cấp địa chủ vừa phát triển yêu cầu được thăng tiến và lợi ích được bảo vệ. Nhơn đây ông được giai cấp ấy bảo hộ và củng cố. Nhưng họ cũng nhận ra một điều là công đức không ở làm chùa, bố thí cúng dường mà ở chỗ thanh tịnh bình đẳng chẳng khinh thị tất cả mọi người. Điều ấy hiển nhiên có lợi cho nhân dân lao động bần tiện mà bất lợi cho người hiển quý giàu sang trọc phú. Lý luận của Hụê Năng là vì người lao động bình dân. Kể cả cái không lập văn tự tức phương thức truyền giáo không lập văn tự ngoài kinh giáo truyền riêng cũng là để thích ứng với nhu yếu nhân dân nghèo khổ. Vì thế giáo pháp của ông hấp dẫn phần lớn quần chúng bình dân. Đó là một cải cách lớn đối với Phật Giáo truyền thống, là khiêu chiến nghiêm trọng đối với giáo phái quý tộc cũ. Thật tế Huệ Năng vốn xuất thân nghèo hèn quê dốt, nghiễm nhiên lên địa vị giáo chủ. Sự thật bản thân này đối với truyền thống rất có ý vị. Về sau ông truyền giáo thành công. Võ Tắc Thiên và Đường Trung Tông mấy lần hạ chiếu mời ông vào triều ông đều lấy cớ già bệnh không đi. Điều ấy dĩ nhiên có chút lo sợ về phương Bắc gặp phải sự bức hại của Tông môn cũ. Nhưng xác thật hơn thì giữa ông và các vị Hòa Thượng xu phụ quyền thế giao kết với quý tộc cầu sang không giống nhau. Phản ánh được điều ông và giáo phái của ông không giống các phái tầm thường. Nhơn đó càng được quảng đại quần chúng tôn kính và ái mộ.
Lý luận và phương pháp là một nghệ thuật lớn khiến Huệ Năng thu nhận đồ chúng rất nhanh. Ông ở chùa Đại Phạm - Thiều Châu- thăng tòa thuyết pháp, dưới tòa Tăng, ni, đạo, tục từng lên đến con số một vạn người. Thứ Sử Thiều Châu và quan liêu ba mươi người. Hơn ba mươi nho sĩ cũng đến nghe ông thuyết pháp. Ông ở Thiều Châu- Quảng Châu hoằng hóa hơn ba mươi năm, môn đồ đệ tử thường khoảng ba đến năm nghìn người. Một trong mười đệ tử lớn của Huệ Năng là Chí Thành, vốn là môn đồ của Bắc Tông Thần Tú. Thần Tú dạy Chí Thành đến làm đệ tử Huệ Năng trộm học ý chỉ Phật pháp. Nhưng Chí Thành nghe Huệ Năng giảng nhận ra rằng ông dạy sáng sủa, sâu sắc, dễ tiếp thu hơn Thầy mình nên chủ động nói ra sự tình hư thật mình đã tới đây và không muốn trở về lại phương Bắc. Cuối cùng ông thành đệ tử lớn của Huệ Năng. Một đệ tử lớn khác của Huệ Năng là Thần Hội, bẩm chất thông minh, từ nhỏ đã học khắp các sách kinh, tinh thông Trang Lão. Sau lưu tâm đến Đạo Phật rồi xuất gia vào chùa Thỉ Lâu. Thuộc các kinh dễ như bàn tay. Năm mười bốn tuổi Thần Hội nghe Huệ Năng đạo sư ở Tào Khê Phật pháp hưng thịnh, học giả quy về như trăm sông chảy vào biển. Thần Hội không ngại đường xa vạn dặm đến Tào Khê tham bái, đàm luận đôi câu bị Huệ Năng chiết phục, nên chịu làm môn đồ. Sau đó trở thành hàng tuấn kiệt của Huệ Năng, điều này nói lên rằng uy tín của Huệ Năng khá cao, giáo pháp của ông có hấp lực rất mạnh.
Huệ Năng truyền pháp không lập văn tự, toàn nương vào lời giảng dạy. Do vì ông sử dụng ngôn ngữ thông dụng, lại khéo dùng tỷ dụ sinh động, dẫn dụng pháp biện chứng thành thạo và giản dị, thế nên lời dạy của ông đủ hấp lực và sức chinh phục lớn lao đưa đến sự thành công phi thường. Như khi giải thích về quan hệ của Định Huệ ông nói: Định Huệ ví như đèn và ánh sáng của đèn. Có đèn tức có ánh sáng. Không đèn tức không ánh sáng, đèn là thể của ánh sáng. Ánh sáng là dụng của đèn Ông đã nói được quan hệ của Định Huệ một cách rõ ràng và thấu triệt. Đối với việc tụng kinh ông khai ngộ cho đệ tử rằng: Tâm tu thì chuyển được Pháp Hoa. Tâm không tu thì bị Pháp Hoa chuyển. Tâm chánh chuyển Pháp Hoa. Tâm tà Pháp Hoa chuyển. Và bảo: Tụng suông chỉ chạy trên tiếng, sáng tâm mới chứng bồ đề. Ông thuyết minh tụng kinh phải dụng tâm chuyên nhất mà lời giản dị ý lại sâu xa.
Những lời pháp ông dạy cho môn đồ những phần vấn đáp và di chúc được đệ tử lớn là Pháp Hải ghi chép và tập trung lại thành sách, tôn trọng như kinh điển, nên gọi là: Nam Tông đốn Giáo tối thượng Đại thừa Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư Vu Thiều Châu Đại Phạm Tự Thí Pháp Đàn Kinh hoặc gọi Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh hoặc gọi gọn hơn Đàn Kinh. Đàn là chỉ cho đạo tràng Huệ Năng giảng Pháp thường ngày. Môn đồ Huệ Năng coi ông như là Phật, lời ông giảng coi như lời kinh, vì thế nên gọi Đàn Kinh. Trước tác của Tăng sĩ Trung Quốc được gọi là kinh duy nhất chỉ có một quyển Đàn Kinh mà thôi. Sau khi Huệ Năng mất môn đồ nối nhau trao truyền Đàn Kinh. Nếu không có Đàn Kinh thì không có sự kế thừa. Cũng không được thừa nhận là đệ tử của Nam Tông. Điều ấy đủ thấy giá trị và ảnh hưởng sâu rộng của Đàn Kinh trong lịch sử Thiền Tông Trung Quốc.
Sinh thời Huệ Năng truyền Pháp không quá địa phận Lãnh Nam. Cơ sở Thiền Nam Tông của ông chủ yếu ở phương nam. Sau đó đệ tử ông là Thần Hội đến Lạc Dương tranh đấu với phái Thiền Bắc Tông của Thần Tú, và thành công. Từ đó thế lực của Thiền Nam Tông mới phổ biến toàn quốc, đệ tử kế thừa nhiều đời sau của Huệ Năng hoằng hóa Thiền do ông khai sáng, đã tùy theo địa vực và lý giải về giáo pháp của ông không giống nhau mà hình thành nhiều chi phái khác nhau. Trong ấy hai phái Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng sinh ra năm phái bảy tông. Cuối thời Đường sang thời Ngủ Đại ngoài dòng Thiền Huệ Năng, các tông phái Phật giáo nối nhau suy tàn. Chỉ có năm phái bảy tông phát triển hùng tráng. Về sau lịch sử Phật giáo thời ấy cơ hồ biến thành bộ sử Phật Giáo Thiền Tông.
Ảnh hưởng của Huệ Năng không hạn chế trong nội bộ Phật giáo mà mở rộng đến các lĩnh vực tư tưởng văn hóa rất lớn và sâu xa. Thời Đường các sĩ đại phu rất thích Thiền. Một số lớn văn nhân tham thấu lý Thiền còn lưu dấu ấn rất đậm trong các tác phẩm thi ca. Trong các lĩnh vực hội họa, điêu khắc, xử thế, triết học cũng thế. Vậy nên giáo chủ của Thiền tông là Huệ Năng được nhóm văn nhân học sĩ tôn sùng và kính trọng khác thường. Những nhà văn học lớn như Vương Duy, Liễu Tông Nguyên, Lưu Vũ Tích lần lượt trước sau đã viết lời minh trên bia của Huệ Năng. Niên hiệu Nguyên Hòa thứ mừời (815TL) Đường Hoàn Tông, triều đình còn đặc biệt truy tặng thụy hiệu cho Huệ Năng là: Đại Giám Thiền Sư. Từ Đường về sau tư tưởng thiền tông kế tục tác động lên các mặt tư tưởng và văn hóa cho đến Lý học thời Tống và Minh cũng hấp thu tư tưởng thiền học phong phú và rõ ràng. Trên thực tế lý học chỉ là sản phẩm được kết hợp từ tư tưởng truyền thống nho học và tư tưởng thiền tông mà thôi.
Trong lịch sử thiền tông, Huệ Năng được coi là Tổ Thứ Sáu Thiền Đông Độ. Ý bảo rằng Bồ Đề Đạt Ma là Tổ đầu tiên truyền bá thiền trên đất Trung Hoa. Đạt Ma truyền cho Huệ Khả. Huệ Khả truyền cho Tăng Xán. Tăng Xán truyền cho Đạo Tín. Đạo Tín truyền cho Hoằng Nhẫn. Hoằng Nhẫn truyền cho Huệ Năng. Thế nên Huệ Năng là tổ thứ sáu của thiền tông Trung Hoa. Nhưng thực tế đến đời Hoằng Nhẫn cũng chỉ là thiền học mà chưa phát triển là thiền tông. Sự thật thiền tông do Huệ Năng sáng lập. Ông chính là giáo chủ của tông phái mới, là thỉ tổ của thiền tông. Trên lịch sử tư tưởng Trung Quốc ông chiếm một địa vị trọng yếu. Đối với lịch sử văn hóa Trung Quốc, ông là một vĩ nhân xuất thân từ giới bình dân. Trích Trung Quốc Lịch Đại Danh Tăng
Nam Nhân Dân xuất bản
Tịnh Nguyên dịch

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nguoi/tohuenang.htm

 


Vào mạng: 1-7-2002

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang