Tôi thấy rồi em
Nước tràn bờ lênh láng
Tôi nghe rồi em
Cả biển nước mênh mông
Nước nuốt mất ruộng đồng
Nước cuốn trôi phố thị
Kia, người mẹ, tay bồng tay
bế
Nọ, cụ già, túi rách đeo
vai
Đó, con thơ, nước mắt lăn
dài
Đây, vợ hiền, khóc chồng
tang trắng
Đeo một mớ bùi nhùi, di tản
lên nơi cao, ngậm đắng
Mang một mớ tạp nham, bỏ của
cải thoát thân, nuốt cay
Khốn cùng, đã trắng hai tay
Lại càng tay trắng, đọa đày
trầm kha
Vách phên, tạm gọi là nhà
Cuốn trôi sạch bách, cửa nhà
còn chi
Gia tài, cơm gạo hẩm thiu
Quăng vào biển nước, tiêu điều
xác xơ
Chút cứu trợ, dăm ba gói mì,
với vài “lon”, húp cháo
Chút lòng vàng, tiếng an tiếng
ủi, riêng thân phận đói nghèo
Từ nay, mang cả mốc meo
Tay gồng tay gánh leo trèo sơn
khê
Để nghe, cạn nỗi ê chề
Một đời gian khổ, bốn bề bủa
giăng
Không còn cái uống cái ăn
Lấy đâu, mà để học hành, hỡ
con
Hàng rong, mua bán cõi còm
Nghèo nàn xơ xác, ai thèm ngó
đâu
Cuộc đời, khốn khó ngập đầu
Dại khôn – khôn dại, xỏ xâu
mang về
Dân nhà quê, vốn đã quê mùa từ
nhỏ
Ít học hành, vốn không biết
nói biết năn
Nên lấm la lấm lét, sợ người
ta cười, biết răng
Làm, biết làm mô tê, sợ người
ta chê, khổ rứa
Cả nhà, ủm thủm trong căn lều,
không cửa
Gia đình, chật vật dưới vách
lá, không cài
Bữa ăn, vợ chồng con cái ngồi
che lại, lỡ con mắt của ai
Nhìn vào thấy, đã nhục nhằn,
lại còn thêm xấu hổ
Trời ơi, cao lồng lộng, sao
không thèm ngó
Đất ơi, rộng thênh thang,
sao chẳng chỗ dung
Trên trần gian, đâu là chỗ
khốn cùng
Hãy cứ thử đem ra mà so
sánh
Tôi nghe rồi em,
Biết làm sao cơn ấm lạnh
???
Tôi nghe rồi em,
Biết làm sao nỗi cơ hàn
Vậy mà, hết hạn hán đến lũ
lụt hàng năm
Ai có hiểu người dân quê
thống khổ !!! |