10 BÀI
THƠ CHĂN TRÂU
1/ TÌM
TRÂU
Lên non
xuống
suối mây chiều
Rừng ươm
ráng đỏ
đìu hiu
mịt mùng
Đường mòn
thăm thẳm
rừng phong
Dạ mòn
sức kiệt,
dấu trong
sương mù.
2/ THẤY DẤU
Ráng hồng
mở mắt
bình minh
Ven rừng
mé cỏ
hiện hình
dấu chân
Cỏ vừa
rớt
giọt phù
vân
Chạy đâu
cho khỏi
bụi trần
dấu in!
3/ THẤY TRÂU
Soi hình
bóng ngã
bờ xanh
Cỏ non
nhơi lại
dưới cành
liễu buông
Rõ ràng
bóng dáng
đầu truông
Sừng kia
mũi nọ
cuối
truông hiện bày.
4/ ĐƯỢC TRÂU
Được trâu
công sức
mỏi mòn
Lại còn
trừ tánh
ngông
cuồng thói quen
Dắt lên
gò cạn
thử quên
Nước mây
mời gọi
buông
quen ruộng người.
5/ CHĂN TRÂU
Đem giây
xỏ mũi
dắt về
Sợ quen
cát bụi
roi kề
một bên
Muốn cho
trâu được
tánh thuần
Giữ ngăn
quen thói
không cần
người chăn.
6/ CỠI TRÂU VỀ NHÀ
Chiều tà
ráng đỏ
chân mây
Lưng trâu
tiếng sáo
gió lay
đường về
Nhịp vang
âm hưởng
tứ bề
Cộng
thông không ý
ai nghề
tri âm?!
7/ TRÂU MẤT NGƯỜI CÒN
Đường xa
thoắt đã
về nhà
Buông
giây trâu mất
vào ra
một mình
Ráng
chiều
thoi thốp
bình minh
Roi thừng
ném hết
lều tranh
cho rồi.
8/ NGƯỜI TRÂU ĐỀU MẤT
Cội nguồn
lặng lẽ
trời chung
Non cao
tuyết trắng
không
trung mây lành
Người,
trâu, roi vọt
giờ thành
Dung
thông mất dấu
nên đành
mất tên.
9/ VỀ LẠI CỘI NGUỒN
Cội nguồn
nào nhắc
gót chân
Ở đâu
cũng hiện
trong
ngần nhất như
Trong
không thiếu
ngoài
không dư
Tùy duyên
hoa thắm
sương
cười chơi vơi.
10/ THỎNG TAY VÀO CHỢ
Duyên tùy
sấn bước
chợ đời
Trong
không có ý
thỏng tay
không ngòai
Gặp nhau
Phật thánh
quên lời
Mù đui
câm điếc
mở lời
tây phương.
TỨ LIỆU GIẢN
1/ ĐOẠT NHÂN BẤT ĐOẠT CẢNH.
Lâm Tế
bảo:
“Đất sinh gấm trải khi ngày nắng
Con trẻ, như tơ tóc trắng phau.”
Nếu trong
vọng niệm dứt rồi
Cũng đừng
đoái đến cảnh ngoài lôi thôi
Vọng tâm
khi đã dứt rồi
Sá chi
những cảnh bên ngoài nữa đâu?
2/ ĐOẠT CẢNH BẤT ĐOẠT NHÂN.
Lâm Tế
bảo:
“Lệnh vua ban khắp trong thiên hạ
Tướng soái biên cương dứt khói trần.”
Trong
ngoài quán cảng tịch không
Chỉ còn
hiện hữu tâm hồng mà thôi
Cảnh
không hiện hữu đi rồi
Trăm lần
vọng cảnh cũng đi đời nhà ma
Giờ tâm
độc chiếu ngọc ngà
Không
chưóng ngại đạo vốn là xưa nay
3/ NHÂN CẢNH LƯỠNG CÂU ĐOẠT.
Lâm Tế
bảo:
“Tịnh-Phần bặc tin,
độc xứ một phương!”
Cảnh
ngoài xem đã lặng không
Trong tâm
cũng diệt niệm không hiện tiền
Nội tâm
ngoại cảnh mất liền
Vọng từ
đâu khởi kẻ điên đâu rồi
Vầng
trăng hiện rõ trên đời
Để cho
muôn vật sáng ngời thiên thu.
4/ NHÂN CẢNH CÂU BẤT ĐOẠT.
Lâm Tế
bảp:
“Vua
lên trên bảo điện
Già làng hát âu ca .”
Tâm trụ
vị trí tâm
Tâm chẳng
giữ nơi cảnh
Cảnh trụ
vị trí cảnh
Cảnh
không giữ nơi tâm
Vọng niệm
chẳng thể sanh
Thì với
đạo chẳng ngại.
GIÁC SÁT
Niệm vừa mới sanh nên dùng giác phá
Đã biết
niệm rồi sau niệm chẳng sanh
Niệm đã
chẳng sanh còn gì đây nữa?
Vọng giác
đâu rồi chỉ thấy vô tâm.
HƯU KIỆT
Thiện ác
tánh không nghĩ làm gì
Nếu tâm
vừa khởi liền nên dứt
Duyên đến
thì lìa chẳng gá nương
Cả hai
lìa dứt không phân biệt
Ngây dại
hai đường bỗng tương ưng
Đình chỉ
vọng tâm vô tâm hiện
Hiện tiền
tự tại trẻ lên ba.
NỘI NGOẠI TOÀN THỂ.
Xưa nay
nhơn pháp thể đồng
Chân tâm
trạm tịch, lặng không sai nào
Đại thiên
sa giới gôm vào
Đầu lông
một mảnh xin chào dung thông
Nơi nào
để khởi vọng ngông
Mà đem
sai biệt vào trong cuộc đời?
NỘI NGOẠI TOÀN DỤNG.
Trong
ngoài là dụng chân tâm
Đói ăn
khát uống âm thầm ai hay
Bốn mùa
sanh diệt đổi thay
Nhân
duyên tan hợp dụng này của chân
Niệm tâm
vừa mới khởi lên
Cũng là
diệu dụng hiện tiền chẳng sai
Nơi nào
trú vọng tâm đây
Mà lo
nghiệp khởi chuyển xoay luân hồi!?
|