-
Tôi gởi bài thơ thứ nhất
-
Tôi gởi bài thơ thứ hai
-
Tôi gởi bài thơ thứ ba
-
Tôi gởi bài thơ thứ tư
-
Tôi gởi bài thơ thứ năm
-
Nát cõi trần gian, Thiên Đàng chấn động
-
Cõi bào ảnh Phù Sinh hằng hiển hiện
-
Ta
bước đi trên quê hương ta
-
Ta
xin vào cõi nhân gian
-
Buông tay, Vô Cùng !
-
Ta
là Ta mãi mãi
-
Tôi không hứa và tôi không làm được
-
Tuổi trẻ đi qua, Thần Tiên biến mất
***
Tôi Gởi
Bài Thơ Thứ Nhất
Mặc
Giang * 10 - 2004
Thơ
tôi gởi đến ruộng đồng xanh
Đồng
thấp ruộng cao lúa trổ cành
Thoang thoảng hương thơm mùi lúa mạ
Cày
bừa gieo hạt giống tinh anh
Bài
thơ tôi gởi đến miền quê
Xóm
dưới làng trên lối ngõ về
Hai
buổi mai chiều reo gió nắng
Mái
tranh bếp lửa vẹn câu thề
Tôi
gởi bài thơ đến thị thành
Đường
dài soi bóng những hùng anh
Phố
phường đan kín bao tên tuổi
Đá
dẫu mòn nhưng sử vẫn xanh
Tôi
gởi bài thơ đến phố phường
Phố
phường đô hội của quê hương
Đi về
ai cũng mang nhung nhớ
Một
thoáng xa xôi của phố phường
Bài
thơ tôi gởi đến quê hương
Tình
tự lan xa khắp nẻo đường
Thôn
dã lam chiều khuya phố vắng
Cho
hồn vương vấn những yêu thương
Tôi
gởi bài thơ đến nước non
Non
thương nhớ nước nước thương non
Nước
non gói trọn hồn non nước
Son
sắt một lòng dạ sắt son.
***
Tôi Gởi
Bài Thơ Thứ Hai
Mặc
Giang * 10 - 2004
Bài
thơ tôi gởi những em thơ
Tuổi
ngọc em ơi đẹp ước mơ
Em
hãy vui chơi thời tuổi ngọc
Lớn
lên tìm lại chẳng bao giờ
Tôi
gởi cho em bé học trò
Bài
thơ thành nét để em đồ
Xanh
vàng đỏ trắng loang màu mực
Thành
bức tranh thơ em chẳng cho
Tôi
gởi bài thơ đến học sinh
Như
trang giấy trắng của riêng mình
Một
mai khôn lớn xa đèn sách
Tìm
tuổi hoa niên tuyệt bóng hình
Bài
thơ tôi gởi giới sinh viên
Viễn
mộng bay xa thật diễm huyền
Đến
những chân trời cao ước vọng
Cùng
thơ mở lối bước thanh thiên
Tôi
gởi bài thơ thanh thiếu niên
Cái
thời tuổi trẻ đẹp như tiên
Đắp
xây sức sống nhồi sinh lực
Mang
gói hành trang bước mọi miền
Tôi
gởi bài thơ đến mái trường
Thầy,
Cô vẽ viết phấn bay hương
Phất
phơ tà áo vương thơ lại
Để
rớt vài câu xuống vệ đường.
***
Tôi Gởi
Bài Thơ Thứ Ba
Mặc
Giang * 10 - 2004
Thơ
tôi gởi đến chị hàng rong
Chị
múc liền tay khách đẹp lòng
Kiếm
chác đôi đồng lưng cuộn đáy
Sợi
thơ khô cạn chị còn đong
Thơ
tôi gởi đến giới doanh thương
Sạp,
gụ gần xa khắp nẻo đường
To
nhỏ hàng hàng đem chất đống
Người
người ngắm nghía thấy thương thương
Bài
thơ tôi gởi giới công nhân
Gian
khổ trôi đi gánh nợ lần
Cất
tiếng ngâm vang rơi nặng nhọc
Hồn
thơ trang trải bước phong trần
Bài
thơ tôi gởi giới nhân viên
Nhất
nghệ tinh chuyên lương hậu tiền
Bá
nghệ đong đời trôi lận đận
Như
thơ một chữ viết huyên thuyên
Bài
thơ tôi gởi giới trung niên
Đã
nửa đời qua nửa dốc triền
Trái
sống thấm mình thương trái chín
Nửa
sau sao bớt những ưu phiền
Tôi
gởi bài thơ giới lão thành
Đã
mòn ba vạn sáu trôi nhanh
Thời
gian sót lại soi mê tỉnh
Kẻo
trễ, rong rêu cỏ ngậm vành !
***
Tôi Gởi
Bài Thơ Thứ Tư
Mặc
Giang * 10 - 2004
Bài
thơ tôi gởi đến dòng sông
Nước
chảy lăn tăn sóng gợn hồn
Nhớ
bóng con đò đưa mái đẩy
Đôi
bờ bến nước những chiều đông
Tôi
gởi bài thơ ra biển khơi
Nhìn
xem sóng nước vỗ đầy vơi
Vầng
thơ rung động hòa âm điệu
Như
sóng vào bờ ra biển khơi
Bài
thơ tôi gởi đến cung trăng
Lấp
ló cây đa ngắm chị Hằng
Lỡ
bước vô tình vương Chú Cuội
Cả
hai nhìn lại, ngó xa xăm
Tôi
gởi bài thơ đến núi đồi
Thấy
gần nhưng bước lại xa xôi
Đường
đi gian khó nhiều ngang dọc
Nhưng
quyết lòng đi sẽ đến thôi
Bài
thơ tôi gởi khách tha phương
Một
bước ra đi mấy dặm trường
Ai
nhớ lối về thương ngõ vắng
Hồn
thơ đệm nhạc hát du dương
Tôi
gởi bài thơ khách vắng nhà
Hỏi
đi đâu đó cách gần xa
Ngập
ngừng tôi để thơ tôi lại
Khi
đọc, có nghe những đậm đà.
***
Tôi Gởi
Bài Thơ Thứ Năm
Mặc
Giang * 10 - 2004
Bài
thơ tôi gởi những ngày qua
Đã
đến tay ai được mấy nhà
Ai đã
vương thơ hòa ý vị
Đưa
hồn theo gió gởi xa xa
Bài
thơ tôi gởi mấy hôm nay
Cứ
sống an vui mỗi một ngày
Sống
trọn một ngày là biết sống
Như
thơ tuyệt ý mới là hay
Bài
thơ tôi gởi những ngày mai
Mở
cửa thênh thang chẳng đóng cài
Vạn
nẻo đường đời luôn cất bước
Chân
trời góc biển lối thiên thai
Tôi
gởi bài thơ cho những ai
Thức
khuya mới biết trắng đêm dài
Canh
tàn thẩm thấu đời phiêu mộng
Son
có mòn không, sắc có phai
Còn
ai tôi gởi nữa hay không
Xin
gởi chung thôi chớ trách lòng
Máu
chảy về tim đâu cách nhịp
Sợi
thơ từng cuộn chảy theo dòng
Tôi
gởi bài thơ đã đủ chưa
Bài
thơ tôi gởi mấy cho vừa
Thơ
nằm gác trọ đêm khuya vắng
Xin
hỏi hồn thơ, đã ngủ chưa !
***
Nát cõi
Trần Gian, Thiên Đàng chấn động!
Mặc Giang * tháng 10 - 2004
Hỡi những ai, máu oán thù đông lạnh
Hỡi những ai, tình nhân thế đóng băng
Gỗ
đá còn đau, vân, sớ nổi lằn
Con người, không lẽ điên loạn, ngất ngây, man dại
Tôi
biết anh, bịt lương tri quảng đại
Tôi
biết chị, khép cửa lớn tâm hồn
Tôi
biết em, thờ thánh thiện sắt son
Thành
những kẻ tội đồ của cuồng si bạo lực
Chất
nổ bao thân, sát khí đằng đằng phẫn uất
Bom
đạn tràn người, chọn hình chọn điểm banh thây
Xương
thịt nát tan, gan ruột phơi đầy
Bao
vụn vỡ, bao bầy nhầy, đổ nát
Anh
không muốn sống, tự anh tìm đường nghỉ mát
Chị
không muốn sống, tự chị tìm chỗ buông xuôi
Em
không muốn sống, tự em đào lỗ chôn vùi
Muốn
thì cứ lao, tôi rất tiếc nhưng không hề thúc giục
Cuộc
sống an bằng, dùng quyền gì để trút
Xã
hội nhân sinh, dùng quyền gì để đày
Bao
con người, bao tâm lực, đắp xây
Một
ít người núp Thánh Thần, phá vỡ
Những
em bé, nằm cong queo, hết thở
Những
cụ già, nằm co quắp, há mồm
Vùng
sống điêu tàn, đất nước tối om
Sao
không thấy những niềm đau tức tưởi
Ngày
lại ngày, tái diễn hoài, rã rượi
Năm
từng năm, bao đổ nát, biết không
Sao
nhẫn tâm gieo tang tóc chất chồng
Mấy
chục năm, làm được gì, và ai chấp nhận
Ngông
cuồng quanh quẩn
Thù
hận chưa nguôi
Tiếng
khóc con người
Sao
không nghe nhĩ !!!
Trên
mạng nhện, truyền hình, dùng dao để dí
Một
cái đầu, lìa cổ, ra giá, để treo
Dã
thú bạo tàn vì bản năng, chứ không biết kì kèo
Con
người lại mệnh danh, giở trò kinh thiên động địa
Dùng Đất Thánh để làm nơi chiến địa
Dùng nghĩa trang để núp bóng hồn ma
Thương cho người thành ác quỉ Tu La
Nhe nanh vuốt vồ mồi nơi Thánh Địa
Thánh A La, Thánh A La cũng bạt hồn kinh vía
Những người con làm ô nhục tên Người
Họ
tế Người bằng xương thịt máu tươi
Tan nát cõi trần gian, và Thiên Đàng chấn động !!!
***
Cõi bào
ảnh Phù Sinh hằng hiển hiện
Mặc Giang * tháng 10 - 2004
Đeo viễn vọng lên đồi cao Ảo Tượng
Nhìn con quay xoáy trục cõi trần gian
Lối mòn xưa mờ sương khói bên đàng
Con đường nay bay bay màu cát bụi
Con
nai vàng ngẩn ngơ bên bờ suối
Con
hùm oai dày dạn giữa núi rừng
Muôn
loài ùa vang, rồi lại dửng dưng
Vạn
vật trôi lăn, từng hồi biến động
Sấm
sét vang rền
Đất
bằng dậy sóng
Đảo
lộn bòng bong
Vật
đổi sao dời
Bão
thổi cuồng phong
Mưa
gió tơi bời
Cùng
nhào lộn, rồi lặng yên, tím ngắt
Đất
muốn lở cứ tự trồi tự dạt
Núi
muốn lay cứ tự đổ tự nghiêng
Biển
muốn động cứ dậy sóng cuồng điên
Người
muốn chết cứ nhào lăn bức tử
Rồi
theo trình tự
Đây
lở kia bồi
Tiếp
tục nổi trôi
Cõi
trần dãy dụa
Đất
trời nghiêng ngửa
Đẩy
cửa nhân gian
Cuộc
tạm chưa tàn
Những
trò gian dở
Leo
lên dốc cùng ngàn cây than thở
Xuống
lưng đèo cùng cỏ dại tiêu ma
Vắt
từng không vàng vọt bóng trăng già
Nhô
góc biển, vừng đông vừa tỏ rạng
Một thời qua như bụi mờ lảng vảng
Một thời nay như sớm tối hoàng hôn
Sao mai tàn ngóng đợi bóng sao hôm
Cõi bào ảnh phù sinh hằng hiển hiện.
***
Ta
bước đi trên Quê Hương Ta
Mặc Giang * tháng 10 - 2004
Ta
bước đi trên quê hương ta đó
Từng bước đi trên vạn nẻo con đường
Nhớ cả quê hương, nhớ phố, nhớ phường
Nhớ dĩ vãng trôi lăn theo dòng lịch sử
Ta
bước đi, nghe nỗi niềm tình tự
Gió đồng quê len lén cửa đô thành
Những con đường đi đất đỏ bao quanh
Những con đường về xanh xanh đồng nội
Và
cứ thế, từng con đường đi tới
Trên quê hương biển rộng sông dài
Quá khứ xa mờ, rủ bóng nhạt phai
Hiện tại hôm nay, cùng nhau dấn bước
Thế hệ mai sau, hướng về phía trước
Sẽ
bước đi tiếp tục những con đường
Cùng bước đi, ta nghe những nhớ thương
Cùng bước về, ta nghe hồn rúng động
Hồn lịch sử, muôn đời, ta chung sống
Hồn quê hương, muôn thuở, ta đắp xây
Tình anh em, mãi mãi, ta tiếp tay
Tình dân tộc, ngàn đời, không lay chuyển
Tay trong tay, ta nghe lòng xao xuyến
Tình trong tình, ta nối vạn tình thương
Tim trong tim, ta nghe vạn yêu thương
Máu trong máu, ta nghe cùng nhịp thở
Thôi, hết rồi những niềm đau tan vỡ
Thôi, hết rồi đã bao thuở chia xa
Bắc Nam Trung ba mảnh đất một nhà
Ta
hát mãi trong bài ca dân tộc.
***
Ta Xin
Vào Cõi Nhân Gian
Mặc Giang * tháng 10 - 2004
Ai
đi xây mộng trăng sao
Ta
đi xây mộng để vào trần gian
Ai
xin vào cõi mây ngàn
Ta
xin vào cõi nhân gian bình thường
Ai
vào huyền nhiệm phi thường
Ta
vào cung bậc vô thường ta chơi
Ai
thương thanh thoát tuyệt vời
Ta
thương trần thế của người thế nhân
Nhìn trông chiếc bóng phù vân
Để
xem cát bụi phong trần tới đâu
Nhìn trông nước chảy qua cầu
Để
xem bãi biển nương dâu cuối bờ
Nhìn trông bánh vẽ trong mơ
Để
xem giấc mộng vẽ mơ là gì
Thế rồi cứ thế ta đi
Đất trời rộng lớn chẳng vì riêng ai
Ta
đi bóng tối đêm dài
Để
nghe sự sống miệt mài về đêm
Ta
đi ánh nắng vươn lên
Để
nghe sự sống thênh thênh ban ngày
Nhìn trông từng cuộc đổi thay
Có
mang mới mẻ đẹp hay không nào
Nhìn trông từng bậc thấp cao
Có
mang ý vị thanh tao cho đời
Cảm thương sóng vỗ trùng khơi
Cho bờ cát trắng lở bồi thênh thang
Nếu không sóng vỗ miên man
Làm sao có bãi cát vàng xinh xinh
Ta
xin giữ chút lưu tình
Để
cho bờ cát vẽ hình phù sa
Ta
xin giữ chút sương pha
Để
cho biển mặn đậm đà mùi sương
Rồi ta cất bước lên đường
Để
chia sự sống đau thương con người
Rồi ta xin cất tiếng cười
Để
chia cuộc sống đẹp tươi muôn loài.
***
Buông Tay, Vô Cùng !
Mặc Giang * tháng 10 - 2004
Ta
từ cất bước tử sinh
Ta
mang bao vẻ dáng hình ra đi
Thời gian một thoáng có chi
Không gian một khoảng ta đi vô cùng
Kể
từ vô thỉ vô chung
Cái riêng ta giữ ta dùng cho ta
Đi
từ cát bụi vào ra
Đi
trong vạn hữu bao la nhiệm mầu
Đi
từ không lúc mở đầu
Đi
trong vô tận ngàn sau chưa về
Đường trường dù có nhiêu khê
Trần gian dù có ê chề ra sao
Không mang đau khổ để vào
Không mang ai oán phóng lao mặc tình
Ra
đi chỉ có một mình
Trở về cũng chỉ bóng hình nhỏ nhoi
Ta
đi có ánh trăng soi
Ta
về có nắng để coi đêm ngày
Trên ngàn mây gió bay bay
Dưới ngàn cát bụi nay nầy mai kia
Ra
đi chẳng có chia lìa
Trở về chẳng để mộ bia lưu bài
Cuộc đời ai để cho ai
Nào ai muốn giữ của ai làm gì
Khi sinh, không hẹn cái chi
Khi tử, không điểm sẽ đi nơi nào
Đi
như những cuộc chiêm bao
Buồn không, ai vẽ cây đào trước sân
Ai
đem chụp ảnh phù vân
Ai
đem trình chiếu phong trần xưa nay
Thời gian một nét hiển bày
Không gian một dấu, buông tay, vô cùng !
***
Ta Là
Ta Mãi Mãi !
Mặc
Giang * tháng 10 - 2004
Thân bào ảnh trôi trên dòng sinh tử
Mỗi hình hài tụ tán một thời gian
Rồi bay bay theo cát bụi mây ngàn
Tạo vóc dáng cho cõi phù nhiễm thể
Xe
chuyển hóa chở vạn loài tinh tế
Cửa vào ra mở muôn loại đến đi
Từ
kệch thô cho đến nhỏ siêu vi
Cả
hằng sa mà đều riêng cá biệt
Ta
kể nhau nghe cận kề để biết
Chuyện hiện sinh, chứ đâu cần chuyện xa xôi
Chuyện hôm nay, chuyện của chính con người
Đồng tác tạo tựu thành, nhưng nào ai giống nhĩ !
Nhân loại năm châu, hàng bao nhiêu tỷ
Có
giống nhau, là cùng giống loài người
Còn dáng đi, dáng đứng, tiếng nói, tiếng cười
Cả
tâm tư, suy nghĩ, mỗi người mỗi vẻ
Cuộc thế thái, nhân tình là thế !
Ai
cũng như ai, nhưng ai có giống như mình
Nên đi đâu, ta cũng vẫn nguyên trinh
Giữa vũ trụ mênh mông
Hay tận cùng ngần mé
Thời gian cũng thế
Dù
trước dù sau
Không gian cũng thế
Dù
có đổi màu
Thân cát bụi, nhưng ta là ta mãi mãi.
***
Tôi
không hứa, và tôi không làm được”
Mặc Giang * tháng 10 - 2004
“Tôi không hứa và tôi
không làm được”
Khi Mẹ tôi còn sống ở
trong đời
Mẹ nói rằng, không lẽ đi
là một chuyến mù khơi
Đi là đi, không hẹn ngày
trở lại
Đã bao năm, rồi nhiều năm,
đi mãi
Thời gian trôi, rồi lại cứ
trôi qua
Trăng dù non, nhưng tuổi
Mẹ úa già
Sao một chuyến về thăm, xa
dịu vợi
Bên đầu giây, Mẹ ngập
ngừng khẽ nói
Khi con đi, Mẹ biết đã xa
rồi
Trong cuộc đời, Mẹ đã nếm
đủ thôi
Còn một nỗi, sẽ không yên,
lỡ khi nhắm mắt
Ngọn đèn mờ, trước khi tàn,
sắp tắt
Dầu cạn khô, còn ẩm ướt
ngấm tim
Ráng kéo làn hơi, leo lét,
lim dim
Bừng chút sáng muộn màng
lìa bấc lửa
Mẹ cũng thế, mái tranh
nghèo, tựa cửa
Ngày từng ngày cho cuộc
sống dần qua
Nghĩ chuyện gần, rồi lại
nhớ chuyện xa
Những gì còn và những gì
đã mất
Có một người con ở đâu xa
lơ xa lắc
Những trông mong mà chẳng
thấy con về
Tôi thưa rằng để mai mốt,
Mẹ nghe !
Mẹ tôi cười và hình như
buồn lắm
Ngọn đèn kia bỗng phựt lên,
tắt ngấm
Mẹ của tôi cũng nhắm mắt
lìa đời
Thôi thế là xong, còn gì
nữa Mẹ ơi !
“Tôi không hứa, và tôi
không làm được”
Trong cuộc đời, cái gì đi,
cứ đi tới trước
Trong cuộc đời, cái gì lùi,
cứ lùi lại phía sau
Tang thương nhiều để thấm
những biển dâu
Thương nhớ Mẹ nhưng ngàn
xa, vĩnh viễn !
Một ngày mai, sẽ về thăm
một chuyến
Cố nhiên là về, dù không
hẹn thời gian
Tôi sẽ đến bên mộ Mẹ tôi
Nhìn với mây ngàn
Nhìn với không gian
Nhìn dưới suối vàng
Mẹ ơi Mẹ, con đã về đây !
“Con không hứa, và con
không làm được !!!”
***
Tuổi Trẻ
Đi Qua, Thần Tiên Biến Mất
Mặc Giang * tháng 10 - 2004
Trong cuộc đời, nếu cho tôi xin
Tôi sẽ xin một lần nguyện ước
Tôi sẽ xin dù chỉ một lần
Tôi không xin to lớn cao sang
Mà chỉ xin thật đơn sơ bé nhỏ
Tôi chỉ xin những ngày xưa tôi đó
Những ngày xưa còn tuổi trẻ thơ ngây
Những ngày xưa vô tư lự, vui vầy
Hồn trong trắng như những trang giấy trắng
Cái tuổi thơ, không biết gì cay đắng
Cái tuổi thơ, nhìn đời, bằng cặp mắt thờ ơ
Cái tuổi thơ, nhìn công danh sự nghiệp, tĩnh bơ
Và tuổi thơ, có nhiều lần tôi khóc
Tôi đã khóc, không phải nhiều nước mắt
Nhưng tại sao nước mắt chảy ngon lành
Chảy ròng ròng, nước mắt chảy quanh
Chảy như không muốn để dành nước mắt
Khi lớn lên, cũng có nhiều lần muốn khóc
Ai bảo rằng, người lớn khóc khó coi
Khóc cũng tím lòng, khóc cũng mềm môi
Giọt lệ cằn, ướt vành khô khóe mắt
Nhớ những ngày xưa tôi khóc
Trong những khi tôi được ăn đòn
Ngọn roi tron trót, nghe thật là giòn
Lại còn nghe, này nhỏ, bánh canh ngon không nhỏ
Trong chốc lát, xem như không có
Bỗng quên đi, cùng tuổi trẻ vui chơi
Vậy mà sung sướng hơn ngày nay
Tạm được bình an, tạm đủ với đời
Tuy rất tầm thường, và không bằng ai cho lắm
Cái của người lớn, ngày càng thấy thấm
Thì tuổi thơ, chẳng cần những thứ đó bao giờ
Dù tuổi thơ tôi, thiếu thốn chứ chẳng dư thừa
Nhưng tôi vẫn thích cái thời lũng quần ba mảnh
Con nhà giàu, cố nhiên sung sướng, lại thêm quà bánh
Còn riêng tôi thì mấy xu mấy cắc, cơm nguội vét nồi
Đến thèm thuồng cái ngọt của cục kẹo, miếng xôi
Rồi vui với mái trường, ê a đèn sách
Vậy mà thật là “số dzách”
Vậy mà thật là thần tiên
Những em bé ơi, trước mặt tôi đó, nhãn tiền
Tôi muốn được như các em nhưng nào có được
Nếu cho tôi xin, tôi sẽ xin một lần nguyện ước
Đó là thời tuổi trẻ những ngày xưa
Chớ làm sao như tuổi trẻ hôm nay
Nhưng tuổi trẻ đã đi qua, là thần tiên biến mất ! |