Xin cảm ơn người !
501
Những con người chịu khó
502
Bình minh thắp sáng nụ cười
503
Thơ tôi để đó tôi chơi
504
Bước qua ngưỡng cửa dị đồng
! 505
Chỉ còn vang tiếng vọng !
506
Tôi vẫn cứ ra đi !
507
Là của Việt Nam
508
Lại động đất Kashmir
509
Tôi là một người đầu bếp
510
Xin cảm ơn người !
Tháng 10 - 2005
Tôi xin cảm ơn anh,
Tôi xin cảm ơn chị,
Tôi xin cảm ơn em,
Tôi xin cảm ơn người,
Đã
ngân cao tiếng vọng, vượt thoát mọi giai tầng
Để
đưa thơ tôi bay đi, đến mọi khung trời cao rộng
Đã
chìm lắng ngôn từ, xuống tận đáy thâm sâu
Để
đưa thơ tôi rơi rụng, đến mọi ngõ ngách đau thương
Tao
đàn réo rắt du dương
Cung
đàn hòa điệu vấn vương cung đàn
Hòa
reo thanh sắc âm vang
Ý thơ
thánh thoát băng ngàn bay đi
Đàn
tranh, sáo trúc diệu kỳ
Đàn
bầu nhuận sắc vân vi tuyệt vời
Xa
tít biển khơi
Trùng
dương ngưng sóng
Mờ
mịt núi rừng
Bóng
gió ngừng lay
Nhờ
anh, thơ của tôi rung động trời mây
Nhờ
chị, thơ của tôi hoa lá rung cây
Nhờ
em, thơ của tôi đong đầy tình tự
Tiếng
của anh, bóng chiều vương lệ sử
Lời
của chị, đêm về gợi niềm riêng
Giọng
của em, canh khuya chưa ngủ quên
Cùng
hòa điệu cho bình minh thức dậy
Thơ
của tôi
Chỉ
là những chữ đơn sơ, vo tròn trang giấy
Nhưng
nhờ anh, biến thành nước lênh láng tràn bờ
Nhưng
nhờ chị, biến thành sông âm ả nên thơ
Và
nhờ em, biến thành dòng lung linh rung động
Xin
cảm ơn anh, cho thơ tôi triều dâng vỗ sóng
Xin
cảm ơn chị, cho thô tôi man mác trùng dương
Xin
cảm ơn em, cho thơ tôi rào rạt tình thương
Xin
hiến tặng cho đời, và gieo vào lòng nhân thế.
Những con người chịu khó
Tháng 10 - 2005
Tôi đã thấy, những con người chịu khó
Một tấm lòng trang trải biết bao nơi
Một tấm thân dài năm tháng dập vùi
Sỏi đá cũng mòn, huống chi là sức lực
Đã
hy sinh, thì không có lằn mức
Đã
chịu đựng, thì không có lượng dung
Cứ
miệt mài, và nỗ lực tới cùng
Muốn buông bớt nhưng lòng không cam được
Đôi lúc mềm đau, nghĩ mình bạc phước
Cho thì nhiều, nhưng nhận chẳng bao nhiêu
Nên có khi nằm trên gác cô liêu
Bỗng cơ cảm những nỗi niềm quạnh quẽ
Nhưng thì thầm nói khẽ
Cho thì cho, chứ nhận, chẳng cần gì
Sống ở đời, đừng câu nệ cái chi
Nếu không làm, thì ngày mai cũng chết
Xoay chiều nghiêng lệch
Mở
cửa tâm hồn
Đức hy sinh, không có chỗ thiệt hơn
Đức chịu đựng, không có nơi chứa chấp
Đã
“thi ân”, không nên cầu đền đáp
Đã
“thí đức”, không nên vọng nhớ ơn
Miễn làm gì có ý nghĩa là hơn
Vẫn tốt hơn là không làm gì được
Hễ
còn sống, còn làm, không nói trước
Nếu chết đi, từ tạ, thế là xong
Nên an vui cho trọn vẹn tấm lòng
Kẻo uổng phí một lần vào sinh tử.
Bình minh thắp sáng nụ cười
Tháng 10 - 2005
Tôi xin thắp ngọn đèn khuya
Nhìn trông những nơi leo lét
Tôi xin vào trong ngõ kẹt
Nhìn trông mảnh tối cuộc đời
Tôi xin vào nẻo đơn côi
Nhìn trông những người cô độc
Tôi xin vào nơi hẻm hóc
Nhìn trông cuộc sống âm u
Tôi xin vào chốn mịt mù
Nhìn trông mảnh đời đau khổ
Này anh, cho đến nay, sao anh vẫn như thế
Này chị, cho đến nay, sao chị vẫn buồn đau
Này em, cho đến nay, sao em vẫn ưu sầu
Đường thân phận còn dài, chưa qua khỏi
Nơi
leo lét, dễ gì hết le lói
Nơi
ngõ kẹt, dễ gì hết tối tăm
Nơi
hẩm hiu, dễ gì hết vắng tanh
Nơi
khốn khổ, dễ gì không mù mịt
Có
quan tâm, nhưng thật ra quá ít
Từ
quan tâm, mà thực hiện, còn cách xa
Năm
từng năm luôn vây bủa chiều tà
Không
bình minh, thì làm sao tỏa rạng
Ai
hiểu được hoàng hôn soi chạng vạng
Ai
hiểu được đom đóm rọi bóng đêm
Biết
cảm thông, và chưa bị lãng quên
Đã an
ủi phần nào cơn ấm lạnh
Xin
chào nghe, xin ve sầu cất cánh
Xin
chào nghe, nào em, nào chị, nào anh
Xin
một mai sớm gió nắng trong lành
Đừng
có mãi hoàng hôn và đêm tối !
Thơ tôi để đó tôi chơi
Tháng 10 - 2005
Tôi
làm thơ để đó tôi chơi
Tôi
làm thơ để đó khơi khơi
Cho
dù mai có giã biệt cuộc đời
Tôi vẫn
nghe những lời thơ vang tiếng
Nương
theo làn hương khói quyện
Quay về nhìn chốn nhân gian
Thơ tôi còn rớt bên đàng
Tôi xin góp nhặt gởi ngàn thiên thư
Một cuộc đời, có mặt, vẫn còn dư
Nên khi mất, không bao giờ thấy thiếu
Trái vẫn đơm trên đầu cành nặng trĩu
Hoa vẫn cười khi hé nụ lên bông
Thơ tôi trôi nổi trên sông
Tôi xin vớt lại chờ hong nắng chiều
Đêm về gõ cửa cô liêu
Vầng thơ mở lối yêu kiều hoan ca
Trăng khuya, vàng vọt trăng ngà
Gió khuya kéo gió la đà nghe sương
Thơ tôi trầm lắng vương vương
Tôi tìm dấu tích thương thương trở về
Đôi bờ vỗ sóng bên đê
Buông thuyền gác mái, gối kề đêm sông
Thơ tôi reo nước bềnh bồng
Lênh đênh mặt nước theo dòng xa khơi
Thơ tôi để đó tôi chơi !
Bước qua ngưỡng cửa dị đồng
!
Tháng 10 - 2005
Nếu không lửa làm sao có khói !
Nếu không tiếng làm sao có lời !
Nếu không tăm làm sao có hơi !
Nếu không dấu làm sao có vết !
Điều quan trọng là đừng nên thêu dệt
Sống ở đời, đừng bới vết tìm lông
Cái con quay như chong chóng, xoáy vòng
Chỉ có yên, khi bình tâm, tĩnh lặng
Nghe những tiếng thương yêu trong đêm vắng
Thắp đèn khuya soi rọi nẻo tâm tư
Để
con tim, nếu có chỗ còn dư
Chỉ xin chứa đức dung từ chan chứa
Đời đã khổ, đừng gieo thêm khổ nữa
Đời đã đau, đừng chồng chất thêm đau
Vì
tình người, hãy dành chỗ cho nhau
Đành chấp nhận những gì không chấp nhận
Đừng trách cứ bùn lầy sao cặn bẩn
Đừng vọng cầu sao nước đục chẳng trong
Là
con người, đeo nghiệp dĩ xoáy tròng
Nếu thánh thiện, đâu còn trần gian nữa
Bằng thân thiện, để cùng nhau nương tựa
Bằng nhịp cầu, để nối kết cảm thông
Hãy bước qua những ngưỡng cửa dị đồng
Cùng ca hát trên hành trình nhân ái.
Chỉ còn vang tiếng vọng !
Tháng 10 - 2005
Vì
là mõ, nên tiếng kêu cốc cốc
Vì
là chuông, nên tiếng vọng boong boong
Chầm chậm, vang vang, thức tỉnh, gọi hồn
Gõ
liên tục những mê lầm, ảo tưởng
Từ
Hoa Tạng, bỗng vướng làn gió chướng
Rơi tả tơi trên khắp nẻo trầm luân
Thoảng có nghe, chỉ đứng lại, giật mình
Nhưng không đủ vượt thoát qua ba cõi
Căn nhà xưa, ngày càng xa vời vợi
Nẻo quay về, ngày càng tít mù khơi
Chìm nổi tử sinh, vật lộn từng đời
Nên cuốn hút và mịt mờ đi mãi
Tiếng cốc cốc, chỉ phút giây ngưng lại
Tiếng boong boong, chỉ thỉnh thoảng ngừng quay
Rồi trôi lăn theo nghiệp dĩ sâu dày
Và
chồng chất thêm nghiệp duyên tác tạo
Hoa chân lý trở thành hoa diễm ảo
Tánh chân như trở thành mộng diêm phù
Chốn quê nhà rũ mục gởi thiên thu
Ta
thành kẻ lang thang không định hướng
Mặt mũi ta, phủ hồng trần, biến tướng
Vóc dáng ta, phủ gió bụi, biến hình
Nên lạc loài trong biển cả vô minh
Và
chuông mõ chỉ còn vang tiếng vọng !
Tôi vẫn cứ ra đi !
Tháng 10 - 2005
Có
người đã ngồi yên, 2500 năm, không nói
Có
người đã đứng lặng, 2000 năm, dang tay
Một hiện sinh, như gió nhẹ bay bay
Tôi cuốn hút, trầm mình trong giông bão
Vô
thỉ là gì
Có
thể là, thuở hồng hoang diễm ảo
Vô
chung là gì
Có
thể là, thời cùng tận diễm huyền
Tôi đi, chưa hết nẻo hoàng tuyền
Nên không bỏ giữa dòng đang phiêu bạt
Một kiếp này thôi, tuy có nhiều chua chác
Nhưng cũng kiếp này, lại có lắm tin yêu
Nên tôi ca, khi nhịp khúc cầu kiều
Và
tôi hát, khi cầu tre lắt lẻo
Đường còn dài, tôi đi chưa cuối nẻo
Lối còn xa, tôi đến chưa tới cùng
Dù
gian nan và huyễn hoặc mông lung
Nhưng đứng lại, cũng mơ hồ đâu đó
Nên tôi đi, để được nhìn cho rõ
Và
tôi đến, để được thấy tận nơi
Vẫn còn hơn dệt những nét vẽ vời
Rồi hình dung lờ mờ trong trí tưởng
Nếu vô thỉ, có tôi bằng hình tướng
Thì đến nay, tôi vẫn có đây này
Dù
vô chung, chưa có chút mảy may
Nhưng hiện hữu, thì tôi đâu có chết
Trong hư vô còn nổi lên một vệt
Biết đâu chừng dấu nét tự ngàn xưa
Và
lung linh cho đến tận ngàn sau
Dù
biến dạng nhưng vẫn là tôi đó
Đêm đen bỗng bừng tỏa
Bỡi vết xẹt lưng trời
À,
một ánh sao rơi
Đã
từ muôn thuở trước
Cho dù thanh hay trược
Tôi vẫn cứ ra đi !
Là của Việt Nam
Thơ nhạc * Tháng 10 - 2005
Ta đi
tới Nam Quan
Ta đi
tới Cà Mau
Đi
trên mọi con tàu
Thăm
những nẻo đường đất nước quê hương
Ta đi
vào Sài Gòn
Ta đi
ra Hà Nội
Đi và
đi cho tới
Thăm
mọi mến yêu của phố của phường
Việt
Nam ơi, quê hương ta đó
Việt
Nam ơi, non nước Ba Miền
Thuở
chào đời, trong ta đã có
Da
thịt nầy giòng giống Rồng Tiên
Thăm
Đền Hùng, ngàn năm văn hiến
Thăm
Thăng Long, vật đổi sao dời
Thăm
Cố Đô, kinh kỳ khói quyện
Thăm
Sài Gòn, nét ngọc minh châu
Ta sẽ
ghé Trường Sơn, nghe rừng reo gió núi
Ta sẽ
ghé Biển Đông, nghe sóng vỗ triều dâng
Ta sẽ
ghé miền quê, nghe hương thơm đồng nội
Ta sẽ
ghé châu thành, nghe đô hội theo chân
Kia Hồng
Hà, vùng phôi sinh mở nước
Nọ
Thái Bình, nhớ bao thuở hùng anh
Kia Cửu
Long, hàm rồng giao chín khúc
Nọ Đồng
Nai, bồng mây nước xanh xanh
Ta đi
vào cuối Nam
Ta đi
ra đỉnh Bắc
Nhìn
quê hương gấm vóc
Lòng
nhắn gởi lòng tình tự yêu thương
Ta đi
ra Hà Nội
Ta đi
vào Sài Gòn
Nghe
tiếng quốc gọi hồn
Đất
nước nầy,
Non
sông nầy,
Là của
Việt Nam.
Lại động đất Kashmir
Mặc
Giang * Viết cho trận động đất xảy ra tại Kashmir,
hơn 70 ngàn người bị chết, hơn 100 ngàn người bị thương.
Lại động
đất,
Lại
sập, chùi,
Hơn
bốn mươi ngàn người, tích tắc bị chôn vùi
Cả
một vùng đất đôi co, biến mất
Vào
cõi chết lạnh lùng, không kịp nấc
Một
cái ầm, đã chìm lấp, biệt tăm
Có
còn chăng, một bầu trời xám xịt, đen ngòm
Những
phóng ảnh, phóng hình, đưa tin, nín thở
Nhà
cửa tan hoang, phố phường vụn vỡ
Cát
đá chất chồng, xương thịt nát tan
Lệ,
bộc chảy hàng hàng
Hai
bờ mi tràn trụa
Nhìn
trông, ngơ ngác, bàng hoàng
Không
còn lời nào nói nữa
Nông
nỗi nầy, không còn gọi là thiên tai
Mà trời
đất không còn chân, nên té nghiêng té ngửa dài dài
Để
cho vạn vật và con người, cam tâm gánh chịu
Hết
Châu Âu, Châu Mỹ, những hoang tàn chưa vá víu
Lại
Châu Phi, Châu Á, tràn đầy đổ nát thê lương
Chỉ
vài tháng thôi, mà bao nhiêu bãi tang thương
Người
người nghẹt thở, nhìn bờ dâu chưa khép kín
Bão tố,
lụt lội, quét những vùng trời màu tím
Động
đất, tai ương, phủ những vùng đất màu đen
Những
kinh hoàng, chưa kịp trôi vào cõi lãng quên
Những
thống thiết, lại lù lù xuất hiện
Về
thiên tai, viết đã nhiều,
cứ
nghĩ rằng, tôi sẽ không thêm tiếng
Nhưng
những thổn thức của con tim, nên thảng thốt thành lời
Nếu
do trời, tôi sẽ chỉ mặt ông trời
Nếu
do đất, tôi sẽ dày cho xéo đất
Trời
đất chi, mà gieo rắc những đau thương chất ngất
Thiên
địa chi, mà ập phủ những oan nghiệt vô vàn
Còn chi một cõi trần gian
Con người đón nhận phũ phàng đắng cay
Còn chi một cõi đọa đày
Con người tàn tạ, cỏ cây rã rời
Chỉ ba năm, ba nơi Châu Á
Đã
ba lần, tam động quá tam
Số
ngàn, đã quá ba trăm
Vùi chôn tức tưởi, sao cam hỡ trời
Các châu kia nữa, nơi nơi
Chia nhau cay đắng, nghẽn lời nhân gian
Đừng gieo thêm nữa hoang tàn
Đừng gieo thêm nữa nát tan, khổ đời
Đan tâm thổn thức đầy vơi !!!
Tôi là một người đầu bếp
Tháng 10-2005
Tôi là một người đầu bếp
Cái nghề nấu nướng, pha, chế, là tôi
Thoáng nhìn qua, đã biết việc gì rồi
Trong chốc lát, những món ăn đã có
Nếu còn muốn dọn lên bàn, lên cỗ
Cỡ
bình dân, cỡ sang trọng, thử nói tôi nghe
Chọn lựa xong, đừng có ngại, e dè
Thưởng thức rồi, sẽ nhớ đời, thượng hạng
Tôi là một người đầu bếp
Cũng ngần đó, nhưng có khi, sẽ cho ăn xả láng
Cũng ngần đó, nhưng có khi, chỉ dè sẻn, cầm chừng
Tùy số người, tôi sẽ biết lượng, dung
Nên mang danh, có biệt tài tính toán
Tự
xưa nay, từ Vua, chúa, quan, quân, sĩ, tướng
Đến bình dân, lê thứ, cũng tấm tắt ngợi khen
Qua bàn tay tôi, tuyệt quá, phát quên
Cả
đường về, còn không nhớ, nào hay tới cửa
Tôi là một người đầu bếp
Những khách quen, thường hay nhớ bữa
Những khách lạ, ghé thử một lần
Khi đi, còn nhớ bước chân
Khi về, còn nhớ “mười phân vẹn mười”
Chưa ăn, miệng thắm môi cười
Ăn
rồi, còn để nụ cười dính môi
Tôi là một người đầu bếp
Tháng ngày dầu, khói bốc hơi
Quanh năm lửa táp, rã rời, phát rêm
Cho nên có những giọt đêm
Vô
tình đánh rớt bên thềm ai hay
Cái nghề nấu nướng đắng cay
Khen chê, ngon dở, đọa đày, trần lao
Đã
mang, đành chịu, biết sao
Nếu buông, cuộc sống dễ nào, tới đâu
Nghề nào cũng nặng ưu sầu
Nghề nào cũng nhọc, bể dâu vô bờ
Đời tôi, đầu bếp, ố ô
Xin chào ngươi nhé, mệt khờ, quá tay
Chào nghe, ông Táo loay hoay
Quay quanh xó bếp, biết ngày nào ra
Cái nghề đầu bếp can qua !!!
***** |