01.
Sao lại khóc tôi ! 881
02.
Thảm trạng xây cầu Cần Thơ 882
03.
Lại thương về Miền Trung ! 883
04.
Châu sa
thành gia bảo ! 884
05.
Ai chưa từng biết khóc ? 885
06.
Nghề nào cũng lắm công phu 886
07.
Cơ cầu chi ai ? 887
08.
Bao giờ thoát khổ ? 888
09.
Người dân quê thống khổ ! 889
10.
Nhớ mãi nghe em ! 890
Sao
lại khóc tôi !
Tháng 10 – 2007
Tôi chưa chết, mà sao em lại khóc ?
Tôi còn đây, mà sao anh tiếc thương ?
Cuộc đời tôi, đi chưa hết nẻo đường
Mỗi tan hợp, hợp tan
Đó
là lẽ thường tình nhân thế
Tôi có làm gì đâu, sao cho rằng quá ác
Tôi có làm gì đâu, sao cho rằng quá tay
Tôi chỉ có một đôi chân
Một đôi tay
Một tâm tư
Một tấm lòng
Chưa trọn vẹn những gì tôi mong muốn
Khi nào kết thúc, đỉnh đồi hy vọng
Khi nào tràn đầy, hố thẳm nát tan
Tôi sẽ đứng sững trên đường ngang
Nhìn lối dọc, khép hoành tung một kiếp
Vì
thế, xin em đừng có khóc
Vì
thế, xin anh đừng xót xa
Cõi ta bà, tôi dẫm nát trầm kha
Đi
đi mãi trên hành trình chưa hết
Tôi sẽ nghỉ, mỗi khi thấm mệt
Tôi sẽ đi, khi chút sức chưa tàn
Em
hãy mỉm cười, hòa khúc âm vang !
Anh hãy vui lên, cùng tôi anh nhé !
Thảm trạng Xây Cầu Cần Thơ
Cảm thương cho những gia
đình đồng bào nạn nhân
bị thương vong, bị thương
tích bởi tai nạn lao động
trong công trình xây dựng
Cây Cầu Cần Thơ
vào ngày 26-9-2007.
Viết lúc 7.30pm đêm
18-10-07 trên chuyến bay.
Mặc Giang
Khi cầu chưa bắc, mẹ tôi gian khổ, nhưng không có chết !
Khi cầu chưa xây, cha tôi trầm thống, nhưng không banh thây !
Khi cầu chưa bắc, chồng tôi, đâu có rữa mục thế này !
Khi cầu chưa xây, con tôi, đâu có dập vùi tan nát !
Lòng đau, dạ xót, ruột cào, gan thắt
Nhà ngã, cửa nghiêng, vách đổ, cột xiêu
Hứng cho tràn cả tiêu điều
Chịu cho ngập cả cô liêu cơ cùng
Đất trời sao nỡ chẳng dung
Thảm thương man dại cùng chung thế này
Mấy trăm năm qua phà không chết
Mấy mươi năm cha, mẹ, chồng, con
Khổ đau, nhưng vẫn vuông tròn
Gian truân, nhưng vẫn ghe xuồng ngược xuôi
Hò
đưa câu nói tiếng cười
Đôi bờ mấp mé chở người dân tôi
Còn hôm nay
Chưa kịp vui, bớt mong bớt mỏi
Chưa kịp cười, bớt đợi bớt trông
Để
nhìn cầu bắc qua sông
Đi
về thẳng tắp đẹp lòng Miền Nam
Đã
dày nát cả tơ tằm
Còn chi để nói, biết cam sao đành
Nỗi này vì ai ?
Nỗi này do ai ?
Đau ngất trời mây !
Mắt héo khô gầy !
Nỗi này tại người ?
Nỗi này tại tôi ?
Điều tra, giải thích ?
Có
nghĩa gì đâu ?
Sông nước Tiền Giang
Sông nước Hậu Giang
Cần Thơ ơi, nước chảy đôi bờ
Khi lớn khi ròng, oan hồn bơ vơ
Cây cầu Cần Thơ
Mai kia mốt nọ, xây dựng thành hình
Xe
cộ ào ào, mây nước xạc xào
Nghiệt ngã thuở nào, ai còn nhớ không ?
Tôi sẽ đứng bên cầu, nhìn dòng người lui tới
Tôi sẽ đứng bên cầu, nhìn dòng người lại qua
Ghi dấu nhạt nhòa, dĩ vãng dần xa
Da
thịt tôi này, nước mắt Cần Thơ !!!
Lại Thương Về Miền Trung
Cảm thương trận lũ lụt
vào tháng 10-2007
lại gây chết chóc và đổ
nát các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên,
Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Nha Trang
thuộc vùng đất Miền Trung
nghiệt ngã, và đang mưa lớn,
đe dọa Sài Gòn, Miền Nam
?
Viết lúc 8pm đêm 18-10-07
trên chuyến bay.
Mặc Giang
Miền Trung ơi, thiên tai chi nhiều thế !
Hết hạn hán khô cằn
Đến bão lụt trào dâng
Người dân tôi đã tan nát phong trần
Lại gánh chịu khi trời long đất lở
Khi nắng, thì nắng như đổ lửa
Khi mưa, thì mưa như trời thủng mất chân mây
Để
trút những bạo tàn, man dại, đọa đày
Xuống trên đầu trên cổ người dân Miền Trung cay đắng
Mỗi một năm lại đến
Còn gì là tay trắng !!!
Có
năm ập vài lần
Còn gì là manh áo chén cơm !!!
Chan nước mắt !
Ngậm khổ đau !
Nuốt bồ hòn !
Manh chiếu rách
Đắp ông trời
Trăng sao khóc gió !!!
Nước, như vỡ tận nguồn, nước tuôn, nước lũ
Gió, như nộ xung thiên, gió vập, gió vùi
Sóng, như động thủy cung, sóng phủ, sóng quay
Phá xơ xác đất Miền Trung nghiệt ngã
Lúa, ngã gục trên đầu xanh lá mạ
Mộng, thúi tàn khi hạt giống chưa ươm
Mái nhà tranh, xéo gió, rách tươm
Dân quê nghèo, khóc khô nước mắt
Nhiều khi, cũng muốn cắt lìa : nơi chôn nhau cắt rốn
Nhiều khi, cũng muốn đành đoạn : xa mồ mả ông cha
Nhưng đi đâu, thiệt tình, áo quần, chỉ mấy mảnh dính da
Nói đừng cười, chứ bạc với tiền, không một xu dính túi
Tủi, có gì để mà buồn tủi
Đau, có gì để mà buồn đau
Khố rách, đã từ khi mới sinh ra, mở mắt chào đời
Mo
cau, đã từ khi mủng dừa sứt mẻ, vét lu, húp nước
Tiết tháo, cúi đỡ cõi còm, thui chột
Hào khí, lom khom xơ xác, khô gầy
Chai sần mấy lớp, đeo tay
Khẳng khiu mấy lớp, đọa đày bước chân
Đầu trần, chống chõi phong trần
Thân trần háp nắng, héo dần tấm thân
Sương sa, lạnh buốt cơ bần
Gió táp, se thắt mấy lần thịt thau
Khổ đau, chồng chất mái đầu
Bù
xù tóc trắng, rầu rầu bụi bay
Trắng tay, trắng cả hai tay
Xoa qua bóp lại, không ngày nào nguôi
Miền Trung, quê của tôi ơi
Gian truân đầy ắp, ai người biết không ???
Vậy mà :
Mỗi một năm, thiên tai chi rứa
Mỗi một năm, nghiệt ngã chi ri
Còn chi, mà nói mô tê
Còn chi, mà nói răng ri, nữa hè
Chén cơm manh áo, ai nghe
Chiếu mền tơi tả, sao che đất trời
Miền Trung, ơi hỡi quê tôi
Hòa trong nước mắt, khóc cười Miền Trung !!!
Mặc Giang
Tháng 10 – 2007
Châu sa thành gia bảo !
Tháng 11 – 2007
Khi sinh ra, vốn mang dòng suối lệ
Tẩm hơi sương chan chứa mọi nỗi niềm
Mỗi một người có một dòng suối riêng
Chảy để thấm đời mình trong nhân thế
Mạch ẩm ướt nằm ẩn sâu lặng lẽ
Ngấm cõi lòng, và thẩm thấu con tim
Nếu giọt lệ mà khô cứng, ngậm câm
Thì con người trơ trơ hơn gỗ đá
Chín tâm tư, mới lưng tròng lệ đổ
Nhũn tâm hồn, mới động mạch châu sa
Cứ
chảy đi, ôi hạnh phúc lắm mà
Vì
trái tim bồi hồi nghe sự sống
Thật dễ thương, nhìn bờ sông gợn sóng
Thật dễ mến, nhìn bờ suối vo tròn
Không biết khóc, là sống không tâm hồn
Không nước mắt, là chôn đời khô cứng
Đừng phụ bạc tắt nguồn cơn sinh động
Đừng bẽ bàng dìm suối lệ vực sâu
Tiếng nói của con tim, và tiếng nói của cái đầu
Hai cái đó thường đôi co nghiệt ngã
Giọt thì thầm lung linh hồn sỏi đá
Để
ngắm nhìn nước mắt chảy mà chơi
Chảy băng ngang từng mạch sống cuộc đời
Đừng lấn át bởi lằn ranh lý trí
Đặt lý trí đứng trên cầu sông Vị
Bắc một nhịp qua suối lệ chìm khe
Khi con tim rung động mạch lắng nghe
Ôi
đẹp quá, châu sa thành gia bảo.
Ai chưa từng biết khóc ?
Tháng 11 – 2007
Khi sắt đá thì mặt lạnh như tiền
Khi nhũn mềm, cũng méo xẹo như ai
Thế mới biết, khóc, quả thực anh tài
Đánh ngã gục anh thư, trượng phu, quân tử
Khi cõi lòng đã chín mùi tình tự
Khi tâm hồn đã ủ dột xót xa
Thì bờ mi đã mở mạch châu pha
Nguồn suối lệ cuộn dòng reo tức tưởi
Khi lẫm liệt, hơn gió rừng thét núi
Khi dọc ngang, hơn hồng thủy sóng triều
Nhưng có khi vào quán trọ cô liêu
Ôm
lủi thủi giọt khô đau mắt xót
Bất luận, bậc cái thế anh hùng đảm lược
Bất luận, bậc tướng lãnh thống chế sa trường
Bất luận, bậc dân giả chơn chất bình thường
Nước mắt chảy, cũng kẻm nhẻm, kèm nhem, thút thít
Đâu phải riêng chốn hồng trần ô trược
Ngay thánh nhân đã vượt thoát siêu phàm
Không biết khóc, khác nào gỗ đá, thạch nham
Tiếng lòng không biết nghe, tình người đâu có vẹn
Trời, dù là khoảng trống mênh mông, còn mưa đổ
Đất, dù là gồ ghề, lồi lõm, còn nứt khe
Huống chi con người, có sẵn hai lòng khe
Mạch không động, khác nào như đã chết
Khóc, mới sinh ra, đó là sự thật
Khóc, thấm niềm đau, mới là con người
Khóc, đã nằm sẵn trong tiếng cười
Hỡi nhân thế, ai chưa từng biết khóc ???
Nghề nào cũng lắm công phu
Tháng 11 - 2007
Nghề nào cũng lắm công
phu
Muốn cho đến đích, lu bù trần ai
Nghề nào cũng lắm chông
gai
Muốn cho tuyệt đỉnh, miệt mài trầm kha
Đôi tay chống chõi sần
da
Đôi chân dẫm bước đẫy đà lao linh
Không nghề, cũng lắm
tội tình
Có
nghề, cũng lắm cực hình, chưa xong
Ở đời, không lẽ long
bong
Vai u ai gánh, lưng còng ai mang
Chỉ riêng cái uống cái
ăn
Biết bao công sức khó khăn mới thành
Huống chi nên phận nên
danh
Não lòng chồng chất tròng trành lên ngôi
Vùi đầu đeo đá leo đồi
Nước mắt xói đất, mồi hôi xói bờ
Vùi cổ xơ xác tàn khô
Tháng năm ì ạch, ngày giờ hết hơi
Nghề nào cũng nhọc một
đời
Thời gian ngoảnh lại da mồi tóc sương
Nghề nào cũng lắm tai
ương
Dừng chân thở dốc nát đường xót xa
Lò cừ nung nấu ta bà
Chiếc
xe nhân thế qua phà trần gian
Mong ai thấu hiểu cơ mang
Đừng
trơ mắt ếch bẽ bàng thế nhân.
Cơ cầu chi ai !
Viết thêm 1 bài cho cảnh lũ
lụt cuối năm 2007,
hoành hành và tàn phá hơn mười
mấy tỉnh Miền Trung.
Tháng 11 – 2007
Lụt,
đang hoành hành Thanh Hóa !
Lụt,
đang càn quét Nghệ An !
Lụt,
đang tàn phá Ninh Bình !
Lụt,
đâu có tha Hà Tĩnh !
Còn Quảng Bình, cũng ngập tràn, chấn động !
Còn Quảng Trị, cũng nghiêng ngửa, điêu linh !
Quảng
Nam - Đà Nẵng, hứng chịu cực hình !
Thừa
Thiên - Huế, lặn chìm trong biển nước !
Tỉnh
Quảng Ngãi, tơi bời chất ngất !
Tỉnh
Bình Định, ập phủ tan hoang !
Tỉnh
Phú Yên, hớt hãi kinh hoàng !
Nha Trang – Khánh Hòa, còn gì là thùy dương cát trắng !!!
Ôi,
vùng đất Miền Trung nhỏ hẹp, người đông
Khi nắng,
thì nắng như đổ lửa
Ôi,
vùng đất Miền Trung hứng biển, đỡ núi
Khi
mưa, thì mưa dập gió vùi
Làm
tiêu điều quê nghèo chơn chất của tôi ơi
Lòng
quặn thắt, nơi chôn nhau cắt rốn
Đâu cần
đánh dấu, là trận lụt lịch sử
Đâu cần
đánh dấu, là trận lụt lớn nhất của mấy mươi năm
Có
năm nào, người dân tôi, không chùn xuống nặng oằn
Núi còn lở !
Đèo còn nghiêng !
Đất
còn sạt !
Đá
còn quay !
Đường
còn trụt !
Thành còn lay !
Nói
chi đến :
Cửa
nhà !
Miếng
cơm !
Manh áo !
Ân có
nặng, mới càng thêm áo não
Nghĩa
có sâu, mới càng thấm niềm đau
Người vô can, cũng chia sẻ một bầu
Huống chi, nói đến chữ đồng bào ruột thịt
Xin cảm ơn ai, dẫu, “lòng có nhiều nhưng của ít”
Xin cảm ơn ai, dẫu, “lá rách làm khổ lá lành”
Qua từng cơn
Người dân tôi ngó quanh
:
Ngậm đắng !
Nuốt cay !
Ôm đầu !
Bó gối !
Hỡi thiên địa, nếu có bạo tàn thì ùn ùn bão thổi
Hỡi trời đất, nếu có nhẫn tâm thì chấn động càn khôn
Làm cho một trận tan tành, vẫn còn hơn
Chứ năm từng năm, đừng đáo lui đáo tới
Thà chấp nhận một phen,
rồi tô bồi, chống đỡ
Thà hứng chịu một trận,
rồi vá đắp, dựng xây
Chứ chưa kịp ngóc đầu,
ngồi dậy, đứng lên
Lại ập phủ, cư không
an, lấy gì mà lạc nghiệp
Dân Miền Trung cay đắng, lại chồng thêm oan nghiệt
Dẫm đất ngó ông trời, sao ông nhẫn quá tay
Ở
trên cao, sao ông không thấy nỗi này
Tận chốn thiên đình, chẳng lẽ ăn không ngồi rồi
Nổi tánh thiên lôi, bày những trò hành hạ
Người dân Miền Trung ơi
!
Hỡi thời thế, thế thời
là thế
Nhưng một lòng một dạ
trung kiên
Dù cho nghiệt ngã, oan
khiên
Tương thân tương ái,
hậu tiền có nhau
Dù cho bạc hếu mái đầu
Nhìn ngang xẻ dọc, cơ
cầu chi ai
Dù cho ập phủ thiên tai
Nghĩa nhân đức trọng
hoa cài Miền Trung.
Bao giờ thoát khổ !
Viết để chia sẻ những
mảnh đời bất hạnh,
đã nghèo khổ lại còn hạn
hán từng năm
và lũ lụt mỗi năm, lại
đang ập phủ não nề !
Tháng 11 – 2007
Cái nghèo khổ, thì làm sao no lưng ấm cật ?
Cái cơ cùng, thì làm sao thoát khỏi mốc meo ?
Ôi
những tiếng eo kèo
Ngất đồi cao gió hú
Cái khổ nghèo, vốn đã mang từ thuở
Mới sinh ra, vừa mở mắt chào đời
Đến lớn lên, dù vài chục, mấy mươi
Càng gồng gánh, càng chất chồng nặng trĩu
Bởi cha mẹ tôi, cũng đã từng nghèo khổ
Một mái nhà tranh, chừa lỗ ngó ông trời
Cơm hẩm độn khoai, từng bữa thở hết hơi
Đồng cạn đồng sâu, đất cằn phơi sỏi đá
Cả
cuộc đời tôi, cũng chạy bương tơi tả
Suốt mấy mươi năm, cũng vật lộn muôn bề
Nhưng không làm sao thoát nổi cảnh ê chề
Lại còn vợ chồng, và một đàn con nheo nhóc
Nói rằng khóc, thật sự,
tôi đâu còn nước mắt
Nó đã khô trong dãi
nắng mưa dầu
Nó đã chìm trong cạn
đáy thâm sâu
Đày lao nhọc, tấm thân
tôi tàn tạ
Lưng còng xuống, đeo
trầm kha vất vả
Chân khẳng khiu, lội
sỏi đá chông gai
Đầu bạc phơ phủ một mái
hoa cài
Dáng ủ rũ, xác xơ bồng
tóc trắng
Mùa hạn hán, da thẫm
màu, đỡ nắng
Mùa lũ lụt, thân còm
cõi, chống mưa
Nhà trống trơn, không
của cải dư thừa
Lửa hết cháy, nước hết
trôi một cái gì được nữa
Tôi dốt nát, trường làng ê a ba chữ
Các con tôi, chưa qua khỏi tiểu học gần nhà
Mỗi khi nghe học phí, sách vở, lòng dạ xót xa
Thì làm sao bò lên, mà gọi là trình độ
Mảnh ruộng với khu vườn, chỉ một khoanh, bó rọ
Con cái kết phu thê, chia cái gì mà chia
Nên cũng như tôi, bương chải đủ thứ nghề
Nhưng cuộc sống vắt đèo heo hút gió
Ôi
thân phận, cái nghèo đeo cái khổ
Ôi
cô cùng, cái khó bó cái khôn
Tôi ao ước, sao cho được khá hơn
Nhưng số không, biết làm sao mà ao ước ???
Người dân quê thống khổ !
Viết lúc 6am 15-11-07, để
thương cảnh hơn mười mấy Tỉnh Miền Trung
đã bị tràn ngập và tàn
phá bởi 5 trận lũ lụt vào năm nay (2007),
cơ chừng chưa thoát khỏi
!
Tháng 11 – 2007
Tôi thấy rồi em
Nước tràn bờ lênh láng
Tôi nghe rồi em
Cả
biển nước mênh mông
Nước nuốt mất ruộng đồng
Nước cuốn trôi phố thị
Kia, người mẹ, tay bồng
tay bế
Nọ, cụ già, túi rách
đeo vai
Đó, con thơ, nước mắt
lăn dài
Đây, vợ hiền, khóc
chồng tang trắng
Đeo một mớ bùi nhùi, di tản lên nơi cao, ngậm đắng
Mang một mớ tạp nham, bỏ của cải thoát thân, nuốt cay
Khốn cùng, đã trắng hai tay
Lại càng tay trắng, đọa đày trầm kha
Vách phên, tạm gọi là nhà
Cuốn trôi sạch bách, cửa nhà còn chi
Gia tài, cơm gạo hẩm thiu
Quăng vào biển nước, tiêu điều xác xơ
Chút cứu trợ, dăm ba gói mì, với vài “lon”, húp cháo
Chút lòng vàng, tiếng an tiếng ủi, riêng thân phận đói nghèo
Từ
nay, mang cả mốc meo
Tay gồng tay gánh leo trèo sơn khê
Để
nghe, cạn nỗi ê chề
Một đời gian khổ, bốn bề bủa giăng
Không còn cái uống cái ăn
Lấy đâu, mà để học hành, hỡ con
Hàng rong, mua bán cõi còm
Nghèo nàn xơ xác, ai thèm ngó đâu
Cuộc đời, khốn khó ngập đầu
Dại khôn – khôn dại, xỏ xâu mang về
Dân nhà quê, vốn đã quê mùa từ nhỏ
Ít
học hành, vốn không biết nói biết năn
Nên lấm la lấm lét, sợ người ta cười, biết răng
Làm, biết làm mô tê, sợ người ta chê, khổ rứa
Cả
nhà, ủm thủm trong căn lều, không cửa
Gia đình, chật vật dưới vách lá, không cài
Bữa ăn, vợ chồng con cái ngồi che lại, lỡ con mắt của ai
Nhìn vào thấy, đã nhục nhằn, lại còn thêm xấu hổ
Trời ơi, cao lồng lộng,
sao không thèm ngó
Đất ơi, rộng thênh
thang, sao chẳng chỗ dung
Trên trần gian, đâu là
chỗ khốn cùng
Hãy cứ thử đem ra mà so
sánh
Tôi nghe rồi em,
Biết làm sao cơn ấm
lạnh ???
Tôi nghe rồi em,
Biết làm sao nỗi cơ hàn
Vậy mà, hết hạn hán đến
lũ lụt hàng năm
Ai có hiểu người dân
quê thống khổ !!!
Nhớ mãi nghe em !
Tấm lòng luôn hiện
hữu
Mắt thương nhìn cuộc
đời
Chúng sanh khắp nơi
nơi
Mang từ tâm tế độ
Vào trần gian đau
khổ
Nghe tiếng nói kêu
thương
Vào thế giới nhiểu
nhương
Nghe tiếng kêu trầm
thống
Tạo niềm tin, sức
sống
Cho hy vọng, thăng
hoa
Ban tịnh thủy cam lồ
Thuyền thanh lương
dong ruổi
Nhẹ nhàng như bờ
suối
Thanh thản như dòng
sông
Khắp pháp giới mênh
mông
Thênh thang đường Tứ
Thánh
Đi đầu nguồn cuối
ngọn
Dạo vô thỉ vô chung
Ta có mặt vô cùng
Em ơi, đừng ái ngại
Bước lên ngàn quan
ải
Thoát vô hạn biên
cương
Ta đi khắp nẻo đường
Lòng an nhiên bất
động
Nhìn kia, nước và
sóng
Sóng với nước lung
linh
Em vẫn nét băng
trinh
Ta vẫn tròn tánh thể
Giữa đôi bờ sinh tử
Nào có nghĩa tử sinh
Ta nguyên vẹn bóng
hình
Em tinh anh muôn
thuở
Nghe không, từ tiếng
gọi
Luôn nhớ mãi nghe em
!
------------------------
|