Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Những cánh hoa trí tuệ: tư tưởng tháng 12-2001

1
“Tất cả pháp hữu vi,
Thật sự là vô thường,
KhởI lên rồI diệt mất,
Thường tánh là như vậy.
Chúng được sanh khởI lên,
RồI chúng lạI hoạI diệt .
Hạnh phúc thay khi chúng
Được tịnh chỉ an lạc.”
(Trường Bộ II, trang 52)
 
“How transient are all component things !
Growth is their nature and decay;
They are produced, they are dissolved again;
To bring them all into subjection – that is bliss.”
(Dialogues of the Buddha II, p. 232)

 

2

“Này gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, thương tổn danh dự, để lộ âm tàng, và thứ sáu là trí lực tổn hại. Này gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm như vậy.”

(Kinh Trường Bộ II, trang 533)

 

“There are, young householder, these six dangers through the being addicted to intoxicating liquors: actual loss of wealth, increase of quarrels, susceptibility to disease, loss of good character, indecent exposure, impaired intelligence.”

(Dialogues of the Buddha III, p. 175)

 

“Này gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm: Tự mình không được che chở hộ trì, vợ con không được che chở hộ trì, tài sản không được che chở hộ trì, bị tình nghi là tác giả các ác sự, nạn nhân các tin đồn thất thiệt, tự rước vào thân nhiều khổ não. Này gia chủ tử, du hành đường phố phi thời, có sáu nguy hiểm như vậy.”

(Kinh Trường Bộ II, trang 533)

 

“Six, young householder, are the perils from frequenting the streets at unseemly hours: he himself is without guard or protection and so also are wife and children; so also is his property; he moreover becomes suspected [as the doer] of [undiscovered] crimes, and false rumours fix on him, and many are the troubles he goes out to meet.”

(Dialogues of the Buddha III, p. 175)

 

4

“Này các Tỳ-kheo, có ngườI phi chân nhân được nhiều ngườI biết, có danh xưng, ngườI ấy suy nghĩ như sau: “Ta được nhiều ngườI biết, có danh xưng, còn các Tỳ-kheo này được ít người biết đến, không được trọng vọng.” Vì ngườI ấy tự khen mình được nhiều ngườI biết đến nên chê người. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là phi Chân nhân pháp.”

(Kinh Trung Bộ III, trang 177)

 

“Monks, a bad man is well-known, famous. He reflects thus: “I am well-known, famous, but these other monks are little known, of no esteem.” Because of his being well-known he exalts himself, disparages the others. This too, monks, is dhamma of a bad man.”

(The Middle Length Saying III, p. 90)

 

5

“Và này các Tỳ-kheo, ngườI Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phảI vì mình được nhiều ngườI biết đến mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một ngườI xuất gia không được nhiều ngườI biết, không có danh xưng, và ngườI ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, thờI ở đây, ngườI ấy, được kính trọng, ở đây, ngườI ấy được tán thán.” NgườI ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê ngườI vì tự mình được nhiều ngườI biết và có danh xưng. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là Chân nhân pháp.”

(Kinh Trung Bộ III, trang 177)

 

“And monks, a bad man reflects thus: “It is not because of one’s being well-known that things of greed, aversion, confusion go to destruction. For even if one be not will-known, famous, one may still fare along in complete accordance with dhamma, may fare along correctly, may be a farer according to dhamma, and therefore be one to be honoured and commended.” He, having made the course itself the main thing, neither exalts himself for being well-known nor disparages others. This too, monks, is dhamma of a good man.”

(The Middle Length Saying III, p. 90)

 

6
“Hỡi các vị Tỳ-kheo,
Chính sáu xúc xứ này,
Chỗ nào không thâu nhiếp,
Chỗ ấy có đau khổ.
Những ai học biết được,
Chế ngự phòng hộ chúng,
Với lòng tin làm bạn,
Sống thoát ly dục vọng.”
(Kinh Tương Ưng IV, trang 122)
 
“He meets with ill, brethrens, who hath not tamed
The six-fold impact of the sphere of sense.
They who have learned the mastery of these,
With faith for comrade, - they dwell free from lust.”
(The Book of the Kindred Sayings IV, p. 40)
 
7
“Thấy sắc pháp khả ái,
Thấy sắc không khả ái,
Hãy nhiếp phục đừng tham,
Đối các sắc khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
“Đối sắc, ta không thích”.
(Kinh Tương Ưng IV, trang 123)
 
“Beholding with the eye delightful things
Or things unlovely, let him restrain his bent
To lust for loveliness, and let him not
Corrupt his heart with thoughts of ‘O’ tis dear.”
(The Book of the Kindred Sayings IV, p. 40)
 
8
“Sau khi nghe các tiếng,
Khả ái, không khả ái,
Chớ để tâm say mê,
Với các tiếng khả ái.
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Với tiếng không khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
“Đối tiếng ta không thích.””
(Kinh Tương Ưng IV, trang 123)
 
“And when, again, sounds sweet or harsh he hears,
Not led astray by sweetness, let him check
The error of his senses. Let him not
Corrupt his heart with thoughts of ‘O’ tis sweet.”
(The Book of the Kindred Sayings IV, p. 41)
 
9
“Sau khi ngửi các hương,
Thơm dịu, thật khả ái,
Sau khi ngửi các hương,
Bất tịnh, thật đáng ghét;
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Đối các hương đáng ghét,
Còn đối hương khả ái,
Chớ để dục chi phối.”
(Kinh Tương Ưng IV, trang 123)
 
“If some delightful fragrance meet the nose,
And then again some foul malodorous stench,
Let him restrain repugnance for that stench,
Nor yet be led by lust for what is sweet.”
(The Book of the Kindred Sayings IV, p. 41)
 
10
“Nếm xong vị ngon ngọt,
Và nếm vị không ngon,
Chớ có sanh tham luyến,
Khi hưởng nếm vị ngon,
Chớ nói lời chống đối,
Khi nếm vị không ngon.”
(Kinh Tương Ưng IV, trang 124)
 
“Should he taste savours that are sweet and choice,
And then again what’s bitter to the tongue
He should not greedily devour the sweet.
Nor yet show loathing for the bitter taste.”
(The Book of the Kindred Sayings IV, p. 41)
 
11
“Khi cảm thọ lạc xứ,
Chớ đắm say tham luyến,
Khi cảm thọ khổ xúc,
Chớ bị xúc động mạnh.
Đối với cả hai xúc,
Lạc, khổ đều niệm xả,
Không thích, không chống đối,
Bất cứ loại xúc nào.”
(Kinh Tương Ưng IV, trang 123)
 
“By pleasures’ impact not inebriate,
Nor yet distracted by the touch of pain,
To pain and pleasure both indifferent
Let him be free from likings and dislikes.”
(The Book of the Kindred Sayings IV, p. 41)
 
12
“Đối với các người khác,
Mê theo hý luận tưởng,
Họ mê theo hý luận,
Họ hành theo hư tưởng,
Hãy đoạn trừ tất cả,
Gia sự do ý tạo,
Hãy nhiếp các hành động,
Hướng đến hạnh viễn ly.”
(Kinh Tương Ưng IV, trang 123)
 
“Obsessed (by lusts) are others: so obsessed
They know and so they fare. But he dispels
All the world’s vulgar fashionings of mind,
And treads the path renunciation-bound.”
(The Book of the Kindred Sayings IV, p. 41)

 

13

“Như vậy đối với sáu xứ,
Khéo ý khéo tu tập,
Nếu có cảm xúc gì,
Tâm không bị dao động.
Tỳ-kheo hãy nhiếp phục,
Cả hai tham sân ấy,
Hãy đến bờ bên kia,
Vượt buộc ràng sanh tử.”
(Kinh Tương Ưng IV, trang 125)
 
“By contact of these six, if mind be trained,
The heart is never shaken any more.
O’vercome these two, O brethen, - lust and hate
Pass ye beyond the bounds of birth and death.
(The Book of the Kindred Sayings IV, p. 41)

 

14

“Do mắt hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do mắt không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Do ý hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày khổ. Do ý không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ.”

(Kinh Tương Ưng IV, trang 211)

 

“When there is eye, the Arahats point out weal and woe. When eye exists not, the Arahats do not point out weal and woe. So also with regard to tongue and mind. Where mind exists not they do not point out weal and woe.”

(The Book of the Kindred Sayings IV, p. 79)

 

15

“Này các Tỳ-kheo, khi Tỳ-kheo thấy mắt vô thường là vô thường, thấy vậy là chánh tri kiến. Do thấy chơn chánh, vị ấy nhàm chán. Do duyệt hỷ tiêu tận, nên tham tiêu tận. Do tham tiêu tận nên duyệt hỷ tiêu tận. Do duyệt hỷ, tham tiêu tận nên tâm được gọi là khéo giải thoát.”

(Kinh Tương Ưng IV, trang 237)

 

“Brethren, when a brother sees that the eye is impermanent, he, rightly perceiving ‘this is the right view’, is repelled thereby. By the destruction of the lure of lust comes the destruction of lust. By the destruction of lust comes the destruction of the lure. By this destruction of the lure the heart is set free, and it is called ‘well-freed’.”

(The Book of the Kindred Sayings IV, p. 91)

http://www.buddhismtoday.com/viet/trich/thang12-2001.htm

 


Vào mạng: 1-12-2001

Trở về thư mục "Pháp trích lục hằng tháng"

Đầu trang