Tổng thống
Ấn Độ,
Tiến sĩ
Dayal Sharma,
nói về
triết học của Đức Phật
Thích Tâm Tịnh dịch
Các giá trị
do Đức Phật giảng dạy như tình thương không biên giới, phục vụ nhân
loại, sự bình đẳng và sự tôn trọng chân giá trị của con người- các
giá trị phổ quát và có thể ứng dụng khắp nơi-đã cấu thành nên nền
tảng đạo đức và luân lý vững chắc của xã hội của chúng ta, của quốc
gia của chúng ta và của những đặc cách của chúng ta. Các giá trị này
đã là những nguyên lý hàng đầu cho cuộc đấu tranh giành độc loập của
đất nước chúng ta. Các giá trị ấy đã được thể hiện vào quốc hiệu
của chúng ta, đầu cột Sư tử của đại đế A-dục, biểu tượng chủ
quyền của đất nước Ấn Độ. Bốn con Sư tử hướng mặt về bốn
phương tượng trưng cho thông điệp của Ấn Độ, thông điệp của Phật
giáo, gởi đến nhân loại xưa và nay. Bánh xe cuộc đời, qui luật và
chánh pháp (Dharmachakra) của Phật giáo đã trang hoàng cho quốc kỳ của
Ấn Độ.
Thông
điệp của Như Lai trở nên quan trọng không chỉ cho từng hành vi của từng
cá nhân mà hơn thế, là thước đo cho sự tương quan giữa con người với
con người. Thông điệp ấy vô cùng quan trọng cho quốc gia và xã hội của
chúng ta, cho mối bang giao giữa các quốc gia trên thế giới, và trên thực
tế, cho toàn thể nhân loại.
Đức
Phật Thích Ca đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tâm trong tư duy và
hành động của con người. Hành vi chân chánh chỉ có thể có được bằng
sự thanh lọc tâm. Suốt cuộc đời hoằng pháp không mệt mỏi của Đức
Phật, ngài đã chứng minh bằng chính cuộc sống của ngài rằng con
đường giải thoát chính mình, giác ngộ và niết-bàn chỉ có thể đạt
được bằng sự thanh lọc tâm. Cặp kệ đầu tiên của Kinh Pháp Cú, bộ
Kinh quan trọng như Kinh Thánh của các tôn giáo khác, phản ánh rất rõ điều
này:
“Tâm
dẫn đầu các hiện tượng tâm lý; tâm làm chủ và tâm tác tạo tất cả.
Do đó, nếu con người nói năng hay hành động với tâm bất thiện, khổ
báo sẽ lê bước theo sau như bánh xe lăn theo dấu chân của bò kéo xe”.
“Tâm dẫn đầu các hiện tượng tâm lý; tâm làm chủ và tâm tác tạo
tất cả. Do đó, nếu con người nói năng hay hành động với tâm cao thượng,
hạnh phúc sẽ dấn bước theo sau nhưbónh theo hình”.
Đặt lời dạy trên trong bối cảnh và thời đại của Đức Phật lúc
bấy giờ, chúng ta sẻ thấy triết lý này rõ nét hơn. Đó là thời kỳ
khi mà các tôn giáo bấy giờ đã trở nên thiết chế hóa và cả một cấu
trúc xã hội phát triển chỉ đặt trên nền tảng đức tin di truyền và
mù quáng, như Jawaharlal Nehru đã khẳng định trong tác phẩm của ông
“Sự khám phá Ấn Độ” (Discovery of India):
Đức Phật đã bi-trí-dũng chống lại tôn giáo quần chúng, những tập
tục mê tín, các lễ nghi phiền toái, các thầy tu bà-la-môn thủ đoạn và
những đặc quyền đặc lợi giành cho giai cấp này. Ngài cũng đã lên án
những quan niệm thần học và siêu hình học, các bùa phép, sự thiên khải
và sự siêu nhiên phản khoa học. Ngài chú trọng đến lôgíc, lý trí và
thực nghiệm. Ngài nhấn mạnh đến các phương diện đạo đức và phương
pháp của ngài là sự phân tích mang tính tâm lý học...Toàn thể phương pháp
tiếp cận của ngài đạt đến nguồn thở của không khí trong lành của
núi rừng sau trạng thái không khí đánh giá siêu hình”.
Đó
là bối cảnh Đức Phật truyền bá triết học hành vi và tư tưởng lý
trí. Ngài khuyên tất cả mọi người nên áp dụng các tiêu chuẩn của lý
trí và lôgíc vào những hình thái triết học, ý niệm và những phương thức
hành trì, ngay cả những giáo huấn của chính ngài. Trong Kinh bộ Tăng chi,
đức Phật dạy dân tộc Kalama rằng:
“Này các thiện nam tín nữ kalama, không nên chấp nhận bất cứ lời
dạy nào (hiện tượng) chỉ vì điều đó là do người khác tương truyền
hoặc chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống hoặc chỉ vì bạn tin rằng
đó là trách nhiệm của bạn hoặc chỉ vì điều đó được ghi lại
ttrong Kinh điển hoặc chỉ vì bị áp lực của tranh luận hoặc chỉ vì người
nào đó bảo bạn rằng đây là con đường hoặc chỉ vì hình thức bên
ngoài hay thẩm mỹ của hình thức hoặc chỉ vì người nói điều đó là
thầy của bạn.
Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị nên quán
sát, suy tư và thể nghiệm và chỉ khi nào, sau khiquán sát, quý vị thực sự
nhận thấy lời dạy náy là tốt lành, đạo đức, hướng thượng, chói
sáng và được người trí tán thán; nều sống và thực hành theo các lời
dạy này sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc thực sự ngay hiện tại và về
sau, thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin vững chắc và thực hành theo.”
Đó
là nguyên lý của một đức tin lý trí và khoa học, đặt nền tảng trên
phân tích và thể nghiệm. Ngài dạy ngay cả lời dạy của ngài cũng không
nên chấp nhận với một thái độ thiếu nhận thức và không đặt vấn
đề. Trong Kinh Tương Ưng, ngài dạy rằng:
“Như thợ vàng thử vàng bằng nhiều cách khác nhau, này các Tỳ-kheo,
hãy khảo sát lời dạy của Như Lai bằng nhiều cách khác nhau. Hãy chấp
nhận chúnh khi nào các vị thấy chúng có giá trị. Đừng chấp nhận với
thái độ chỉ vì đó là những lời dạy của Như Lai.”
Tính nhân bản của Đức Phật và sự vĩ đại của triết học của
ngài chói sáng thông qua những lời dạy sâu sắc và cao đẹp này. Chỉ có
Bậc giác ngộ, người đã nhổ sạch gốc rễ của bản ngã, mới có thể
khiêm tốn như thế.
Tinh
hoa triết học của Đức Phật được thể hiện trong và tuôn trào từ suối
nguồn Trung đạo qua bài Kinh Chuyển pháp luân. Tại đây, trong vườn nai của
đất thiêng Sarnath, ngài đã dạy chúng ta:
“Này các Tỳ-kheo, con đường trung đạo, con đường xa lià hai cực
đoan, được Như Lai giảng dạy là con đường khai mở mắt, đem đến nhận
thức, có khả năng đem lại sự an lạc của nội tâm, đạt đến trí tuệ
cao thượng và sự chứng đắc toàn vẹn.”
Lời dạy này là lời khuyên sâu xa cho từng cá nhân lẫn đoàn thể,
xã hội. Nó khuyên chúng ta tránh xa những trạng thái không cân bằng và những
thái quá dẫn đến cực đoan trong nhiều phương diện của cuộc sống. Hành
vi chân chánh đối với từng cá nhân là sự hành trì sự thăng bằng, cân
đối và hài hòa trong nếp nghĩ và hành vi, như được trình bày trong Thanh
Tịnh Đạo luận:
“Tám chánh đạo là thánh đạo, là trung đạo và được mô tả như
sau:chánh kiến là ngọn đuốc soi đường, chánh tư duy là người hướng dẫn,
chánh ngữ là nơi cư trú trên con đường, chánh nghiệp là dáng đi trang
nghiêm, ngay thẳng, chánh mạng là thực phẩm, chánh tinh tấn là những bước
đi, chánh niệm là hơi thở và chánh định mang lại sự an lạc cho suốt lộ
trình.”
Tương
tự Đức Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiểm thúc thân tâm qua
các kệ pháp Cú thứ 360 và 361:
“Lành thay gìn giữ mắt này,
Lành thay gìn giữ tốt hoài hai tai,
Lành thay gìn giữ lưỡi ngay,
Lành thay giữ mũi không say đắm mùi.
Lành thay gìn giữ thân này,
Lành thay gìn giữ cho ngay thẳng lời,
Lành thay gìn giữ cả rồi,
Tỳ-kheo được vậy xa lià khổ đau.”
Thông điệp của Đức Phật không nhằm dạy con người chạy chốn sợ
hãi tội lỗi nhưng nhằm khuyến khích con người vượt qua và chiến thắng
tội lỗi và khổ đau. Triết lý này còn được thể hiện trong câu kệ thứ
183 của Kinh pháp Cú:
“Mọi điều ác độc không làm,
Hạnh lành thành tựu lại càng an vui,
٠tâm trong sạch sáng ngời,
Là lời Phật dạy cho đời xưa nay.”
Các
nguyên tắc đạo đức của Phật giáo thích ứng không chỉ cho từng cá
nhân mong muốn chấm dứt khổ đau và đạt được niết-bàn nhưng đồng
thời cũng nhằm mang lại sự tiến bộ và thịnh vượng chung cho toàn
nhân loại. Đối với một quốc gia, con đường trung đạo là tiến trình
chính trị dựa trên đối thoại, hợp tác và hòa giải lẫn nhau. Nó nhằm
hướng đến sự thống nhất và vì lợi ích lớn nhất cho số đông. Nó
đòi hỏi những tranh luận và thảo luận dân chủ dựa trên tư duy lý trí
và lôgíc để nhằm đạt đến sự nhất trí về những vấn đề liên hệ
đến xã hội và con người.
Trong
Kinh Đại bát niết-bàn, thuộc Kinh Trung bộ, Đức Phật dạy về một xã
hội dân chủ. Tôi xin được trích dẫn ra đây một đoạn Kinh trong bài
Kinh trên để trình bày điều tôi cho là vô cùng quan trọng đối với tất
cả chúng ta, những người đang nổ lực để đạt được tiến bộ trên
con đường dân chủ. Mỗi tư tưởng trong đoạn Kinh này chứa đựng đầy
ý nghiã sâu xa, đáng để phân tích và ứng dụng:
“Này các Tỳ-kheo, ta sẽ dạy về lợi ích của một đời sống cộng
đồng, hãy lắng nghe cho kỹ. Cho đến khi nào các Tỳ-kheo thường gặp
nhau, thường hội hợp trong tinh thần đoàn kết, giải tán trong tinh thần
đoàn kết vì tăng đoàn và vì Phật giáo; cho đến khi nào các Tỳ-kheo
không hủy bỏ những gì mà kinh nghiệm cho thấy là thiện, và không giới
thiệu những gì ngoài trừ những vấn đề đã được chứng nghiệm cách
cẩn trọng; cho đến khi nào các trưởng lão thi hành công bằng; cho đến
khi nào các Tỳ-kheo cung kính tôn trọng và ủng hộ các bậc tôn túc và lắng
nghe những giáo huấn đúng chánh pháp của họ; cho đến khi nào các Tỳ-kheo
không phí uổng thì giờ vào những việc thảo luận vô ích, không lười
biếng trong tu học; cho đến khi nào các Tỳ-kheo chuyên cần tu tập bảy
pháp đem lại sự giác ngộ như tầm cầu chân lý (trạch pháp), tinh tấn,
hỷ, chân thành, kiểm thúc thân tâm, thiền định và xã...cho đến khi ấy
tăng-già mới đảm bảo không suy tàn và trở nên thịnh hành. Chính vì thế,
này các Tỳ-kheo, hãy sống với chánh tín, chân thành trong tư tưởng, sợ
hãi những lỗi lầm, cần cầu học tập, kiên định trong ý chí, năng động
trong tinh thần và tràn đầy trí tuệ.”
Ngoài việc nhấn mạnh đến hành vi chân chánh và thảo luận dân chủ,
Đức Phật tin tưởng xác quyết rằng không có quyền lực tuyệt đối nào
về sự lãnh đạo tăng đoàn có thể ngự trị trong bất kỳ thành viên tăng-già
nào. Khi các vị đệ tử của hỏi về vấn đề ai sẽ là người thay thế
Như Lai lãnh đạo tăng đoàn, Đức Phật đã tứả lời rằng chỉ có
chánh pháp, quy luật muôn đời, có thể đảm nhiệm chức năng đó. Lời
khải thị này dù trải qua hơn 2500 năm vẫn có giá trị vô song cho thời
đại chúng ta hôm nay. Hơn thế nữa, lời dạy ấy đã được thi hành
trong thiết chế chính trị của chúng ta, trong các hội đoàn dân chủ của
chúng ta và còn là nguồn khích lệ và khai thị vĩnh hằng. Tôi xin dẫn chứng
cho các bạn một trong rất nhiều ví dụ cho thấy những gốc rễ sâu xa của
Ấn Độ hiện đại trong truyền thống và đặc tính tinh thần dân tộc
Ấn Độ cổ đại.
Cách
thế tiếp cận dân chủ là nhằm bắt cầu và hòa giải những dị biệt về
quan điểm, ngay cả đối với những quan điểm sung đột bạo động, thông
qua đối thoại. Đây là điều Đức Phật đã khuyên dạy chúng ta trong
Kinh pháp Cú:
“Hận thù không thể được tháo gở bằng những phương thức trả
đủa hay những hành vi cừu địch mà chỉ có thể bằng tình thân ái,
tình thương vô biên và lòng hỷ xã. Đây là quy luật ngàn đời.” (Kệ
5).
Một
trong những giáo nghiã thiêng liêng của con đường sống dân chủ đặt trên
nền tảng lý trí và lôgíc do Đức Phật chỉ dạy là Ahimsa, tinh thần bất
bạo động và yêu chuộng hòa bình. Và do đó, truyền thống đạo Phật mở
rộng và tôn trọng các dòng tư tưởng và triết học khác nhau trên thế
giới:
Tinh thần vĩ đại này được
ghi lại trong một tấm bia ký trên đá ở Shahbazgarhi (nay là Peshawar) do đại
đế A-dục dựng. Sau đây là một đoạn trích từ tấm bia ký nêu trên:
“Sức mạnh tinh thần có thể được nâng cao bằng nhiều hình thức
khác nhau. Nhưng điều căn bản và quan trọng nhất là kiểm thúc lời nói
của mình, tránh miệt thị tôn giáo khác, đề cao tôn giáo mình hoặc đề
cập đến trong trong những dịp không thích hợp. Vì trong những dịp thuận
lợi, người của tôn giáo khác cần được tôn trọng cách thích đáng.
Trong cách thế cư xử như vậy, người ta một mặt tôn trọng tôn giáo của
mình và mặt khác giúp ngừơi của tôn giáo khác tôn trọng tôn giáo của
họ. Cư xử trái với điều này, người ta sẽ làm thương tổn tôn giáo của
mình và đồng thời gây tác hại đến tôn giáo của người khác. Những
ai tôn trọng tôn giáo của mình mà miệt thị tôn giáo của người khác
hay bơm phòng tôn giáo mình khỏi các tôn giáo khác, chắc chắn làm thương
tổn tôn giáo của họ.”
Tôi
nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta nên tìm kiếm những chất bổ dưởng tinh
thần từ những lời dạy vàng son của Đức Phật và ứng dụng chúng vào
cuộc sống thường nhật của chúng ta bằng tất cả lòng nhiệt thành,
tinh tấn trong hành vi và nếp nghĩ của chúng ta.
Gắn
liền với phương thức tiếp cận lý trí, trung đạo và hòa hợp này là sự
tôn trọng chân giá trị của con người và tình thương yêu rộng lớn đối
với tất cả chúng sanh. Theo Đức Phật, tất cả mọi người sanh ra đều
bình đẳng. Tất cả chúng sanh trên hành tinh này đều cảm nhận đau khổ
và tất cả đều có quyền giải thoát, chứng đắc niết-bàn ngay tại thế.
Ngài phản đối hệ thống giai cấp bất công, phi đạo đức và những cấu
trúc thế tập bám rễ nhiều đời, những thứ giết chết tính sáng tạo
và tiến bộvà làm cho con người chống trái lẫn nhau. Trong Kinh Suttanipata,
Đức Phật đã giảng dạy rằng chính hành vi của con người thông qua lời,
ý nghĩ, việc làm, làm cho con người trở nên cao thượng hay hèn hạ, chứ
không thể do di truyền, gia thế hay giai cấp. Lời dạy tương tự cũng được
Đức Phật mô tả trong những vần kệ pháp Cúsau đây:
Hương thơm của các loài hoa,
Không sao ngược gió bay ra đâu mà.
Nhưng hương đức hạnh thật thà,
Vẫn thường ngược gió lan xa vô ngần.
Tiếng thơm các bậc chân nhân,
Tỏa cùng khắp cõi xa gần nhân gian. (Kệ 54).
Người
lành dù ở xa,
Sáng tỏ như núi tuyết.
Kẻ ác dù ở gần,
Như
tên bắn ban đêm. (Kệ 305).
Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều ít nhiều quen thuộc với những
truyện tích Bổn sanh Bổn sự, kho tàng vô giá của trí tuệ và tri thức,
suối nguồn cung cấp thông tin cho chúng ta về thời đại của Đức Phật.
Các truyện tích minh chứng rằng các thành viên của các giai cấp Ấn
Độ thời ấy đều tìm về Đức Phật và noi theo chánh pháp của ngài. Chủ
nghiã bình đẳng và không phân biệt màu da, sắc tộc, giới tính của Đức
Phật được phản ánh trong những lời truyền giáo của ngài bằng ngôn ngữ
quần chúng hơn là bằng ngôn ngữ cổ điển Sanskrit, thứ ngôn ngữ chỉ
dành cho số tinh hoa trí thức.
Thực
ra, Đức Phật đã sử dụng ngôn ngữ và thành ngữ của người thường dân
để giải thích những khái niệm sâu xa nhằm giúp cho người nghe có thể
dễ dàng lãnh hội được liền những gì ngài giảng dạy. Các dụ ngôn,
các phép so sánh và tục ngữ liên hệ đến cuộc sống đời thường của
người dân, chẳng hạn như hương thương của các loài hoa, hình ảnh ngọn
núi sừng sửng...trong Kinh Pháp Cú, đã giúp cho triết lý của ngài gần gủi
với con người hơn. Đức Phật sử dụng biểu tượng bánh xe đơn giản
để dụ cho chân lý cao siêu của ngài. Ngài dạy rằng các cây căm của bánh
xe được ví như những điều lệ của hành vi trong sáng, công lý là sự hợp
nhất của các cây căm đơn lẻ ấy, trí tuệ là sự nhẫn nại và khiêm
cung, và chánh niệm là trục quay của cả bánh xe.
Sự
bênh vực quyền lợi cho những giai cấp bị chà đạp và tình thương yêu
bao la đối với tất cả chúnh sanh của đạo Phật cũng còn được
phản ảnh qua sự hảo tâm và bố thí. Một tặng phẩm không chỉ đơn thuần
là một từ thiện mà còn là nơi thể hiện cả một tấm lòng. Tặng phẩm
không chỉ là vật chất mà còn là giáo pháp. Chúng ta cần phải phát
huy tinh thần trách nhiệm giúp đỡ người khác, nhất là người lâm vào cảnh
đau khổ và đang cần sự giúp đỡ.. Có thể nói người học trò năng động
và nổi tiếng nhất của những lời dạy của Đức Phật, đại đế A-dục,
đã làm nhiều công trình phúc lợi cho đa số trong suốt những năm tháng
trị vì của mình. Ông đã đào đê dẫn nước vào ruộng đồng, xây dựng
bệnh viện, cất nhà tình thương, xây dựng cầu đường như là một phần
trách nhiệm và Dharma của mình. Phục vụ nhân bản đã trở thành yếu tố
trọng tâm của quốc tuý chúng ta.
Chúng
ta nên làm sống dậy và phát huy truyền thống này bằng cách truyền bá rộng
rã lời dạy của Đức Phật. Bởi lẽ, nói cho cùng, chúng ta chỉ có thể
phát triển một quốc gia khi chúng ta thay đổi được cuộc sống khốn khó
của những người cùng đinh, người bị áp bức và bị chà đạp. Phật
giáo, trong Ấn Độ cận đại, đã khải bản hợp âm sâu xa, và dưới sự
lãnh đạo tài tình của Bồ-tát sống Babasaheb Ambedkar đã trở thành lực
lượng nồng cốt trong tiến trình giải phóng và tiến bộ xã hội Ấn Độ.
Những
lời dạy của Đức Phật về hòa bình và bất bạo động, bình đẳng và
tôn trọng chân giá trị con ngừơi đã ảnh hưởng sâu xa đến những bậc
lãnh tụ chính trị đại tài của thế kỷ 20 này. Mahatma Gandhi đã chuyển
triết học bất bạo động của Đức Phật thành năng lực đạo đức và
luân lý hùng mạnh và đem lại độc lập tự do cho dân tộc Ấn. Pandit
Nehru đã ứng dụng triết lý này trong lãnh vực quốc tế và đem lại sự
tôn quý của quốc tế đối với quốc gia và quốc tuý củaa chúng ta. Ông
còn ứng dụng triết lý này qua mối tương giao quốc tế trên nến tảng của
các nguyên lý cùng tồn tại hòa bình, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau,
không xăm lăng và không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nhau. Khái
niệm bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và sự tương tác trên nền
tảng tôn trọng lẫn nhau cho các hệ thống xã hội, ý thức hệ vàvăn hóa
khác nhau đã được đưa vào Hiến chương của Liên hợp quốc. Sự ứng dụng
các chuẩn mực của lý trí và giá trị của những vấn đề liên hệ quốc
tế đã trở thành tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho chính sách không
liên minh của chúng ta.
Trong
thời cận đại, khi sự tương thuộc lẫn nhau phát triển và thế giới
được thu nhỏ thành ngôi làng quốc tế với những phương tiện thông tin
đại chúng tốc độ, chúng ta cần phải giữ gìn gốc rễ quốc tuý của
chúng ta và kiên định trong việc duy trì, bảo vệ và nâng cao sự an ninh
và lợi ích quốc gia chúng ta. Trong khi chủ chương mở rộng những phát
triển mới về khoa học, kỹ thuật và các lãnh vực khác nhằm đóng góp
vào tiến trình tiến bộ quốc gia, đất nước chúng ta đã phục hồi
thật nhanh đủ để chống lại các áp lực làm yếu chúng ta. Trong mỗi việc
làm của chúng ta, chúng ta cần phải duy trì hòa bình, bất bạo động, giải
trừ quân bị và phát triển toàn thế giới.
Một
trong những khía cạnh quan trọng của Phật giáo thích ứng với sinh viên của
các Đại học và các viện nghiên cứu là đặt nặng vào sự theo đuổi cái
toàn thiện. Thiết chế của tăng-già đã truyền sức sống và năng lực vào
đời sống giai điệu của tu viện và Đại học. Và điều này đã ảnh hưởng
sâu rộng đến đời sống thế tục. Hệ thống giáo dục đã thúc đẩy các
tiêu chuẩn thành tựu cao không chỉ đơn thuần ở mặt tinh thầnvà tri thức
nhưng cũng còn ở các phương diện khác nhau của nghệ thuật, họa, điêu
khắc, văn học, y học, công nghệ, thiết kế và kiến trúc, như Đức Phật
đã dạy trong Kinh Pháp Cú:
“Cần phải làm nên làm,
Làm cùng tận khả năng.
Xuất gia sống phóng đảng,
Chỉ tăng lọan bụi đời.” (Kệ 313).
Nét đẹp
của kiến trúc hang động và tranh vẽ của Ajanta và sự lộng lẫy của
các tháp tại đây và ở Sanchi hoặc sự trang nghiêm của cung điện Potala
ở Lhasa, chứng minh cho sự nỗ lực vì sự hoàn thiện này. Hệ thống
giáo dục của các Phật học viện Phật giáo đã khai sanh các trường đại
học vĩ đại và nổi tiếng khắp thế giới như Nalanda, Vallabhi và
Vikramshila. Các học giả Trung quốc như Huyền Trang, Pháp Hiền đã ghi lại
một ảnh hưởng rộng rải của các trường đại học này. Chủ tịch của
trường đại học Vikramshila, tôn giả Dipankar Srijnana hay Atisa, đã đóng
góp rất nhiều công sức trong việc truyền bá Phật giáo ở Tây Tạng và
tài trợ cho việc phiên dịch các tác phẩm Phật học ra tiếng Tây Tạng.
Nhiều quyển trong số các tác phẩm đó đã không còn nguyên bản nhưng lại
còn được duy trì tốt trong bản Tây Tạng.
Có một
vấn đề tôi muốn khuyên các bạn đó là chúng ta hãy nổ lực tìm hiểu
cả hai phương ngoại lai và bí truyền của Phật giáo. Đó chính là các phương
diện huyền thoại của lời Phật dạy, nhiều trong số đó đã hình thành
nên khối tổng thể của Phật giáo Tây Tạng, điều cần phải được phân
tích, phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau và cần được trình bày qua
ngôn ngữ giản dị cho quần chúng. Sự đầu tư sớ giải về các phương
diện khác nhau của triết học Phật giáo sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn nội
dung, sự hành trì và nhận chân đúng nguyên lý giảng dạy của Đức Phật
ở các nước khác nhau.
Trước
khi kết buổi nói chuyện này, tôi xin nhấn mạnh ở đây rằng chính
Mahatma Gandhi, vị lãnh tụ đại tài của dân tộc Ấn Độ, cũng đã nói về
thông điệp của Đức Phật trong bài viết của mình “ Young India” vào
ngày 24/10/1927 như sau:
“Lời dạy của Đức Phật , như chính trái tim của người, đã
đang và sẽ còn được mở rộng và được đón nhận và do đó lời dạy
của người đã làm cho pháp thân của người sống mãi và trải rộng khắp
bề mặt của hành tinh.”
Như các
vị đại đệ tử của Đức Phật, như các sứ giả của đại đế A dục
và như các tiếng rống sư tử của Sarnath, tôi chân thành chúc các bạn
thành công trong việc truyền bá thông điệp vì hạnh phúc cho đa số vì an
lạc cho đa số của Đức Phật, thông điệp hòa bình, hòa hợp và tình
huynh đệ giữa con người với con người, quốc gia với quốc gia và giữa
các dân tộc trên thế giới.
Thích Tâm Tịnh dịch từ University
News, a Weekly journal of
Higher Education, October 7,1996, pp20-26
http://www.buddhismtoday.com/viet/triet/