Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Sự cần thiết của một bộ môn khoa học phối hợp trong tiến trình nhận thức thực tại

Nguyễn Tiến Đạt


 
 
“  Sự tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức” (“Immagination is more important than knowledge”)
                                                                                                 Albert Einstein
           Chỉ trong vòng hơn 30 năm qua, một số biến chuyển có ý nghĩa và có ảnh hưởng tích cực vào một trật tự mới của thế giới, có lẽ phải kể đến sự biến chuyển trong nhận thức về khoa học và tôn giáo. Một số nhà khoa học đã có những nỗ lực nhằm xét lại vai trò khoa học, tôn giáo cùng mối quan hệ giữa chúng và họ quay ra thuyết phục công chúng về một viễn ảnh mà trong đó khoa học và tôn giáo có thể chung sức trong việc kiến tạo một đời sống tốt đẹp hơn với mục đích chung là phục vụ con người.
                        Nếu khoa học và các truyền thống Đạo học Đông phương (Phật giáo và Huyền học) cùng nói về một “thực tại” (reality) thì cả hai phải gặp gỡ và có những điểm tương đồng trong nhận thức về thực tại. Những điều này quả thực không khó khăn lắm để thấy đối với các nhà khoa học có hiểu biết về triết học Đông phương.
    Riêng trong trường hợp vật lý học, sự giống nhau lạ lùng giữa những hiểu biết từ thuyết tương đối, phương tiện khảo sát thế giới vi mô và các vật thể có vận tốc cực cao và cơ học lượng tử.
   Phương tiện khảo sát thế giới vi mô khi chúng được diễn dịch thành ngôn ngữ thông thường và những nhận thức rút ra từ các truyền thống Đông phương đã được nhiều nhà khoa học nhận ra ngay từ các thập niên đầu của thế kỷ XX. Đó cũng là điều được những nhà vật lý về sau này ghi nhận, nhắc nhở như các lý thuyết gia vật lý nổi danh… đã bàn trong tác phẩm về “Triết lý lượng tử” của mình (1).
Khoa học phối hợp
Khoa học phối hợp là một bộ môn phối hợp giữa khoa học với triết học. Triết học ở đây nên được hiểu theo nghĩa tổng quát, gồm cả triết học và tôn giáo, cả triết Đông lẫn triết Tây.
Albert Einstein, có lẽ là một trong những nhà khoa học đầu tiên và hiếm hoi đã có những suy nghĩ về một viễn ảnh mà trong đó khoa học và tôn giáo có thể sống chung với nhau khi ông ta nhìn những xung đột đang tiếp diễn giữa khoa học và tôn giáo khi Einstein cho rằng:
“Để vượt thắng những đòi hỏi của khoa học thì tôn giáo tương lai phải là một tôn giáo phổ quát, siêu việt một Thượng đế nhân cách “thần” và tránh được giáo điều cùng thần học. Tôn giáo ấy phải bao trùm… cả lĩnh vực vật lý, lẫn tâm linh và đặt nền tảng trên một cảm thức tôn giáo xuất phát từ kinh nghiệm, hài hòa với mọi khía cạnh vật chất lẫn tâm linh (tinh thần)”.
Cheng, Guuye thì lại gợi ý rằng: “Ta chỉ có thể hiểu thấu ý nghĩa của hiện tượng vật lý ngày nào chúng ta biết được mối liên hệ kết hợp nó với hiện tượng tâm linh (tâm lý) và tâm linh có thể đi đôi với nó ở cơ thể sinh vật”.
Phối hợp ra sao?
Nghĩa phối hợp ở đây phải được hiểu là hỗ tương và bổ túc cho nhau, chứ không có nghĩa như sự trộn lẫn hay hòa nhập vào nhau như chúng ta pha trộn một dung dịch gồm có muối và nước. Nghĩa phối hợp ở đây phải được hiểu như có một sự tương quan, liên hệ và bổ túc cho nhau chẳng khác gì người lái xe và chiếc xe hay đôi tay và đôi mắt.
Mắt nhìn thấy vật nhưng muốn cầm bắt được vật thì cần phải có tay, ngược lại, tay không thể thấy vật do đó phải cần có mắt, để nhận diện được vật mình lựa chọn và muốn cầm bắt. Tuy nhiên, mắt thì vẫn là mắt và tay thì vẫn là tay…
Cũng thế, khi xe chạy, người lái xe và chiếc xe có một liên hệ hỗ tương khắng khít, nhưng cả hai đều vẫn “biệt lập tồn tại” và người thì vẫn là người còn xe thì vẫn là xe, không có một sự “trộn lẫn” hay “hòa nhập” nào cả…
Một số nhà khoa học đã nhận thức được những khó khăn mà họ không hiểu cách giải quyết… chẳng hạn ngay cả với Albert Einstein! Sở dĩ, khoa học còn nặng vào nhị nguyên luận và quan niệm thành phần…! Phá bỏ được ranh giới này, trước hết cần đòi hỏi phải có một nhân sinh quan đúng về con người! Từ đó sẽ hiểu được sự khác biệt giữa “thấy” và “nghĩ” và còn nhận diện được “bản chất” của sự vật, “bản chất” của cái món mà từ trước đến nay chúng ta vẫn xem (gọi) là ánh sáng…! Vì đã có lần Bohr nói với Einstein rằng: “You are not thinking - you are merely logical!”. (Ghi chú: Câu trên là lý do giúp cho Bohr đưa ra quan niệm bổ sung để thắng Einstein trong cuộc tranh biện hay đấu lý năm 1927. Ý nghĩa của câu này nếu nói theo Phật giáo thì có 2 trường hợp nhận thức: Ý thức độc đầu và nhãn câu ý thức. Để hiểu vấn đề này phải đi vào một bộ môn học trong Phật giáo gọi là: Duy thức hay pháp tướng duy thức học hay khuôn khổ, người viết xin được giải thích tạm như thế).
Đối với triết học và tôn giáo nhị nguyên
Có thể có sự phối hợp được giữa khoa học và triết học hay tôn giáo nhị nguyên không? Làm thế nào và làm sao để có thể phối hợp được giữa khoa học với triết học và tôn giáo nhị nguyên khi mà:
+ Đối tượng của khoa học tự nhiên hay khoa học thực nghiệm thuần túy thuộc lĩnh vực “thuần” vật chất.
+ Đối tượng của triết học và tôn giáo nhị nguyên thì lại thuộc về lĩnh vực “tâm linh” hay “bản thể”…
Hai ngành học này nằm trên hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt! Vậy thì làm sao? Làm thế nào để có thể thiết lập một liên hệ lý luận hay tương quan nhân quả? Cho nên, để có thể phối hợp khoa học với triết học hay tôn giáo thì triết học và tôn giáo đó không phải và cũng không thể là triết học thuần túy kiểu Descartes.
Nhân vật được chú ý nhất trong nhóm khoa học gia… có khuynh hướng “thần học” là Polkinghorne - người đã từ bỏ địa vị giáo sư Vật lý và trở thành mục sư Anh giáo - đã khẳng định rằng: “Khoa học bắt ta phải từ bỏ thế giới quan phát xuất từ quan niệm Descartes. Thực tại bây giờ phải được xem là một toàn thể (wholeness) mọi sự mọi vật đều có tương quan sinh tử với nhau và ta không còn có thể chia sẻ sự vật mà không làm mất đi đặc tính của chúng!”.
Cũng không phải triết học thuần lý như kiểu Kant (Khang Đức)… mà cũng chẳng phải triết học hay tôn giáo nhị nguyên với chủ trương “độc thần” hay “đa thần”! Và nghĩa là, chúng ta không thể và cũng chẳng bao giờ có được một bộ môn khoa học phối hợp với bất cứ ngành học nào mang tính chất nhị nguyên. Vì nhị nguyên bản chất là “chấp ngã”…!
Phối hợp với ngành học nào?
Fritjof Capra trong tác phẩm nổi tiếng của ông là “Đạo vật lý” (The Tao of physics) viết rằng:
“Tân vật lý bắt ta phải nhìn cuộc sống theo quan niệm của Ấn giáo, Lão giáo và Phật giáo vì các truyền thống triết học tôn giáo Đông phương trong căn bản như nhau, cùng nói về một thực tại tối thượng”. Nietzchs thì mạnh mẽ tuyên bố:
“Đạo Phật trội vượt có năng lực giải quyết các vấn đề triết học và thực tiễn của đời sống”. Riêng với Einstein thì lại bảo:
“Nếu có tôn giáo nào có thể vượt thắng được những đòi hỏi của khoa học hiện đại thì… đó là đạo Phật”.
Người có đóng góp sáng tạo vào công trình của Capra và là một thành viên sáng chói của nhóm Đạo học là David Bohm. Nhà vật lý này rất lạc quan về một cuộc gặp gỡ thực sự giữa khoa học và tôn giáo tương lai cho rằng: Tuy quá khứ cả hai đều góp phần làm khổ cho con người nhưng trong tinh túy cả tôn giáo lẫn khoa học đều là những nỗ lực đi tìm “cái toàn thể” và Tân vật lý đang hướng về “cái toàn thể”… nên gần với tôn giáo hơn khoa học cổ điển…
Quan niệm về khoa học và tôn giáo của David Bohm rất thâm sâu, đặc biệt là có liên hệ nhất quán với lý thuyết vật lý, vì thế mà giới khoa học đã gọi ông là Đạo sư (Guru).
Lý thuyết mà Bohm đưa ra trong hy vọng thay thế “cơ học lượng tử” đầu tiên được gọi là lý thuyết “trật tự dung nhiếp” (implicate order) và sau là “trật tự tạo tác” (generative order).
Lý thuyết đã gây nhiều hứng khởi nơi nhiều nhà khoa học, nhà Thần học cũng như một số tư tưởng gia vì đã tái khám phá mọi hiểu biết “cơ học lượng tử”, nhưng lại dựa trên một tiên đề về một cấu trúc toán học vô định (không định nghĩa) siêu việt thời gian và không gian và là cội nguồn chung của muôn sự, muôn vật kể cả tâm thức!
Dĩ nhiên, tất cả các đề nghị trên chắc chắn không được sự ủng hộ của Tiến sĩ Stephen W.Hawking vì ông ta cho rằng:
“Sự khả tín của các truyền thống Đông phương huyền hoặc không thể xét đoán bằng phạm trù khoa học và do đó, không thể có căn bản hợp lý để có thể xác định trong tương quan giữa khoa học và tôn giáo”.
Giáo sư Hawking còn ngần ngại lo rằng chuyện này sẽ đẩy con người trở lại tình trạng trong đó mọi sự bị gói gọn trong một thần thoại mù mờ…! Bởi thế, ông ta đã đưa ra lời cảnh báo như dưới đây:
“Vũ trụ của Huyền học Đông phương là một ảo tưởng nhà vật lý nào mà cố gắng liên kết huyền học với công trình của mình là người từ bỏ vật lý học!”.
Tổng quát quan điểm của các ngành học trên
Trước hết, những ngành học nêu trên đặt căn bản nơi con người, với mục đích khảo sát sự tương quan giữa con người và vũ trụ cũng như sự tương quan, tương duyên giữa con người với con người. Cho nên đòi hỏi sự hiểu biết của chúng ta cả về hai mặt:
- Một mặt là vũ trụ vật chất và mặt khác là vũ trụ tâm linh.
- Hoặc giả: Một mặt là vũ trụ hiện tượng là đối tượng của khoa học tự nhiên còn mặt kia là vũ trụ phi hiện tượng là đối tượng của triết học hay tôn giáo…
Nhưng nói thế… cũng chỉ là để ví dụ mà thôi, bởi lẽ: Không có vũ trụ hiện tượng thì làm gì có vũ trụ phi hiện tượng? Và ngược lại? Chẳng khác nào: “Hễ hình thì ắt phải có bóng”.
Cho nên, một khi thấy có “bóng” chúng ta có thể quả quyết một cách chắc chắn rằng phải có “hình” . Vì rời “hình” thì chẳng thể có “bóng” và như thế thì: “Bóng với hình tuy hai mà lại là một - hình với bóng tuy một mà lại hai”. Đây là quan điểm về một “vũ trụ an lập” của Phật giáo và Huyền học Đông phương. Riêng với Phật giáo thì cần phải biết thêm: “Chủ thể mà không có đối tượng thì chẳng thể phát nhận thức; ngược lại, đối tượng mà không có chủ thể thì lấy gì để nhận thức…!?”.
Và cuối cùng, rời đối tượng thì chủ thể cũng không còn gì là một “thực thể” nữa! Đây mới là tuyệt điểm “vô ngã” của Phật giáo vậy.
Fritjof Capra có đề cập trong lời bạt của quyển Đạo Vật lý (The Tao of physics) và chúng tôi cũng xem đây như là lời kết cho bài viết này: “… do khác biệt ở hướng khảo sát khoa học hướng ngoại, nghiên cứu vật chất còn Đạo học hướng nội - dùng Tâm để khảo sát Tâm - nên tuy khoa học đưa đến hiểu biết nhưng không làm chuyển hóa con người trong cái hiểu biết do kinh nghiệm tâm linh.
(1) B.D'Espagnat (1976) Conceptual Foundation of Quantum Mechanics- New York: Benjamin Inc.

       http://www.buddhismtoday.com/viet/triet/khoahoc_thuctai.htm

 


Vào mạng: 1-7-2007

Trở về mục "Triết học Phật giáo"

Đầu trang