- TÌM
HIỂU ĐỊNH NGHĨA :
- TẠO
HÓA, SẮC TẠO, TÂM TẠO LÀ GÌ
?
- Sưu
tầm, biên soạn.
“LTG : Trong tạp chí Hoa Sen Orange
County số 34, tôi có nói về TẠO HOÁ VỚI NGHĨA SẮC TẠO. bài này
chỉ nói có tính cách tổng thể, hôm nay tôi muốn chi tiết hoá để quý
độc giả Phật Tử tìm hiểu thêm về TẠO HOÁ VỚI NGHĨA SẮC TẠO”.Nếu
vị nào có những tư liệu khác phong phú hơn xin chỉ giáo. Vì học thuyết
và kinh sách của Đạo Phật quá cao siêu, tôi chỉ là một phật tử với
sự hiểu biết có hạn, nhưng lại thích sưu tầm, nghiên cứu và học hỏi
để chău dồi thêm kiến thức, Vậy kính xin quý vị độc giả niệm tình
tha thứ những gì còn thiếu sót”.
ĐỊNH NGHĨA TẠO
HOÁ : Theo định nghĩa của chữ hán
thì TẠO
là Dựng. HÓA
là Đổi. danh từ này nói về sự biến
đổi, xây dựng thành hình những sự vật, muôn vật trong vũ trụ . Nói ngược lại thì loài người,
loài vật, núi, sông, rừng, biển v..v.. đều do TẠO HOÁ xây dựng thành
hình.
Những cái dựng
thành đó là gì ?
đó là vật hữu tri hay vô tri ? Là cái cùng ở trong tự thân ở trong mọi cái, hay là một thứ đặc
biệt riêng hẳn, chỉ để sinh ra mọi cái khác mà thôi ? Nó sinh ra mọi
cái bằng cách nào ? Còn chính nó thì ở đâu ? Cái gì sinh ra nó nữa ???.
Để giải quyết vấn đề nan giải này, từ
xa xưa đã có các bậc trí thức, đại trí thức, các khoa học
gia đã dầy công nghiên cứu và thuyết phá rất nhiều, nhưng lập thuyết
thì mỗi người một ý khác nhău, không đồng nhất.
Có những thuyết đại cương như
său :
-Mọi cái
do tự nhiên sinh ra (tự nhiên sinh
thì cái tự nhiên đó là TẠO HOÁ, chiếu theo nghĩa này trở xuống
mỗi câu lập thuyết đều như vậy).
-Do nhân duyên hoà hợp sinh ra.
-Do cái nguyên khí hay cái lý mầu
nhiệm sinh ra
(như thái cực, cốc thần, bản ngã...)
-Do thức tính sinh ra ? Do một người
rất tài tình tức là trời sinh ra
(thiên tạo hay nhân tạo)
-Do cái nghiệp của chúng sinh sinh
ra.
-Do tinh thần hay vật chất sinh ra.
-Mọi cái biến chuyển nhưng bề
trong của nó đều TĨNH.
-Mọi cái cả bề trong lẫn bề
ngoài đều ĐỘNG.
Những lý thuyết
khác nhău như thế sẽ thấy có các danh từ để biểu lộ riêng. Gọi là
tâm tạo, vật tạo, lý tạo, sự tạo, động tạo, tĩnh tạo, thiên tạo,
nhân tạo, tự tạo, tha tạo đồng tạo,
biệt tạo ...Những lời giải thích nghĩa lý tạo hoá bất đồng như trên
là phép tạo hoá có khác nhău thật, hay những nhận thức của các vị
trí thức đó khác nhău ?.
Đáp lại câu
hỏi này, theo định luật của mọi cái trong vũ trụ mà xét thì dù có hiểu khác nhău, khác
nghĩa hay khác tên đến thế nào cũng
vậy, nguyên lý nó không ngoài 4 điều căn bản dưới đây, xin quý độc
giả cùng tôi tìm hiểu căn nguyên sẽ rõ :
A.-SẮC TẠO
:
Sác là vật sắc,
mầu sác, hay cảnh sắc, tức là vật chất vô tri. Theo bộ luật “Thuyết nhất
thiết hữu” nói : “Trong thế gian mọi thứ đều là có cả”. Do
đó một số trí thức hiểu rằng : Sắc tạo ra mọi cái.
Cho nên có một
số trí thức lấy sắc làm bản thể phát sinh ra mọi cái. Tâm do đối sắc mà ứng hiện lên. Tâm vô hình không sinh ra vật sắc hữu
hình được. Phàm tìm hiểu những lý lẽ sinh hoá đều y theo sắc chất mà
xét nghiệm.
Bản chất của
sắc gồm có 14 thứ : 1.đất, 2-nước, 3-lửa, 4- gió, 5-vật hiển hiện,
6-tiếng động, 7-mùi ngửi, 8-vị nếm, 9-sự cọ chạm, 10-căn mắt, 11-căn
tai, 12-căn mũi, 13-căn lưỡi, 14-căn thân, (5 căn này là cơ bản của ngũ
quan, nằm kín trong 5 nơi : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân rất khó trông thấy).
14 thứ sắc căn
bản nói trên có thứ thuộc loại hữu hình, có thứ thuộc loại vô hình,
thứ thô sắc thứ tố sắc. Mỗi thứ này tỷ mỷ chia ra ta thấy có thứ
lại thành hai ba bốn thứ, hay nhiều số mục hơn nữa. Như thứ sắc hữu hình về vật hiển hiện
(thứ năm) hàm súc 20 hình tướng khác nhău trong cùnh một bộ phận là :
sanh, vàng, đỏ, trắng, ánh, bóng, sáng, tối, khói, mây, bụi, mù (12 tướng
này gọi là hiến săùc ).
Dài, ngắn, cao, thấp, vuông, tròn, cong, thẳng (8 tướng này gọi là hình sắc).
Tất cả
những thứ Sắc trên đều do vọng lực
chuyển biến, trong số đó có loại
ít hoặc nhiều, hoặc chung, hoặc riêng, tuỳ trường hợp tạo tác trong vũ
trụ, ngoài thì chắp nối theo vũ trụ hiện thành núi, biển, ...trong thì
gom góp gây nên thân thế loài động vật, bộ óc, quả tim.
Như trong thân
thể người ta luôn luôn không ngừng thay đổi, cái đói đối với cái no
mà nẩy ra sự ăn uống để nuôi sống người, đói rồi lại no, no rồi lại
đói, đói sinh no diệt no sinh đói diệt ...Trong nguyên nhân phát triển của
mọi loài động vật đều gồm có 3 ý nghĩa : Tương đối, tương liên và
biến chuyển.
Tương đối
: Là hai bên chọi nhău, như đói đối với no, rét đối với nóng, thơm đối
với hôi, lớn đối với bé, to với nhỏ, có với không, sống với chết,
cũ với mới, tích cực với tiêu cực ... tất cả đều có cái nội tại
mâu thuẫn đối lập với nhău, lúc ẩn, lúc hiện thường nằm trong cá
tính bản thể đồng nhất của nó. Như sức sống có thừa thì không chết,
không đủ sức sống thì sẽ chết, cái chết ấy đi thì cái sông lại kế
chân vào, luật tuần hoàn tiếp tục thay đổi nhău liên miên, cứ như thế
mà sinh sinh hoá hoá.
Tương liên
: Tất cả đều có sự liên quan với nhău, như đói với no tuy đối nghịch
nhău nhưng cùng ở trong một bản thân, tức là thay phiên nhău gây sự dinh
dưỡng, giúp khí lực cho thân mạnh hay yếu.
Đói, no tuy ở bộ phận dạ dầy
nhưng liên quan đến cả gan, ruột, lục phủ ngũ tạng, nếu đói
không ăn sẽ làm cho thân thể bủn rủn, chân tay rã rời...Do đó, trong
các bộ phận ở thân người đều có liên quan với nhău, để mà sống.
Biến chuyển
: Là mối tiến hoá chính của mọi cái, mọi cái trong vũ trụ phát triển được là do sức biến chuyển
tất yếu này làm nòng cốt. Bộ phận mỗi vật bất kỳ lớn nhỏ đều
chịu một quy luật biến chuyển không ngừng, liên tiếp thay phiên nhău bằng
những thời gian ngắn ngủi 1/1000 giây đồng hồ : Sinh diệt, lại sinh lại
diệt...
Cái thân thế
của người ta từng tế bào một, cái nọ cọ cái kia, cứ thúc đẩy nhău
xoay tròn luôn luôn không ngớt, tấm thân ta mới thành được một khối
nguyên tuyền sinh sống. Đó là luật tạo hoá của sắc pháp đã
thi hành theo khuôn mẫu ấy. Cho nên ngài thanh biện luận sư (người Aán
Độ) lập thuyết “Duy cảnh vô thức” Tất cả mọi cái ở thế gian chỉ là cảnh
sắc tạo ra chứ` không phải thần thức tạo.
Tóm lại thuyết
Sắc Tạo
cho rằng tất cả mọi loài động vật, bất động vật trong vũ trụ đều
là hiện tượng hay trạng thái khác nhău của vật chất biến đổi, hoá
vãng theo tiến trình của cách đấu
tranh giữa hai khuynh hướng trái ngược nhau mà ảnh hưởng liên tục với
nhău cùng trong một khối.
B.-TÂM TẠO :
Tâm là tâm thức
hay ý thức có trí giác, biết suy nghĩ của người ta, khi sống người ta có
thể phát hiện điều khiển thân thể và nhận thức được mọi cái, khi
chết thân thể bị huỷ diệt, những cái thần thức ấy không theo xác
thân mà diệt mất đi được. (nó còn tồn tại mãi mãi, các loài động vật
đều có cái tâm này, nhung khác nghĩa với cái linh hồn).
Tâm thuộc về
phần tinh thần, hay nói cách khác gọi là Trí. Hết thẩy mọi cái đều do
Tâm tạo nên. Nghĩ thiện, nghĩ ác, nghĩ phải, nghĩ trái, nghĩ xấu,
nghĩ tốt, thương, gét,, đều do Tâm mà ra. Có sắu căn bệnh
nguy hiểm cho mỗi người chúng ta đó là Tham, Sân, Si, mạn, nghi, ác kiến,
cũng do Tâm.
Xin quý độc
giả hãy cùng tôi tìm hiểu về hai giả thuyềt său đây để xác định
xem Tâm tạo là thế nào ?. Nếu có người hỏi quả đất có trước loài
người từ 4.500 triệu năm, khi chưa có người, chưa có các loài
động vật thì lấy tâm đâu sinh ra quả đất?.
Theo thuyết
duy tâm thì cho rằng : “Tâm của người ta không phải lúc có thân người
mới có, nó vẫn có từ vô thuỷ, khi thụ thân người, chẳng qua là phép
luân hồi, biến chuyển, nóû gián tiếp vọng sinh, tiến hành từng thời
gian rất ngắn ở những nơi hiện hành sau đo thôi”.
Như vậy ta
suy ra trước khi sinh ra thân người thì Tâm thể đã vẫn có ngấâm ngầm
trong vũ trụ, cũng không phải nhân có quả đất mà thân tâm mới được
phát sinh, chính trái đất, thế giới muôn vật, đã chịu sự phân hoá của
tâm từ hồi vô minh, vô thuỷ, vô lượng kiếp về quá khứ.
Nên biết
công dụng của Tâm Tạo có 4 loại : Ý thức,
quan niệm, tư tưởng và cảm giác. Ý thức chuyên về sự suy nghĩ,
hiểu biết, chứa góp, phân biệt, nhận định cho các giác quan : Trông,
nghe, ngửi, nếm, đụng chạm mọi vật. Quan niệm thích hợp với nó gồm
có 49 thứ, nhưng tóm lại không ngoài 3 mối : Lành, dữ và sử trung (không
hẳn lành, không hẳn dữ). Tư tưởng cũng có 3 mối : Hay, dở, trung bình.
Cảm giác cũng có 3 mối đó là : Sướng, khổ, chẳng sướng chẳng khổ.
Ý thức là
chính, quan niệm, tư tưởng và cảm giác đều là phụ. Hai món chính, phụ
hợp tác với nhău tạo nên thiên hình vạn trạng trong vũ trụ cũng như cuộc đời. Tâm sinh ra thế giới, loài người,
cùng loài vật như thế nào ?.
Xin tóm lược
loài động vật gồm có 4 giống
chính là :
1.-Giống
sinh bằng bào thai, như loài người, loài trâu, bò.....
2.-
Giống sinh bằng trứng như : Loài
chim, loài gà, vịt....
3.-Giống
sinh bằng tính ướt như loài bò nước,
loài đỉa...
4.-Giống
sinh bằng lối biến hoá như loài chuồn chuồn bởi con gọng vó hoá ra,
loài đom đóm bởi chất cỏù mục hoá ra.
Hết thẩy sắc
vật đã chuyển biến kể trên đều thuộc về phản động ngoài đó ra
là hư không thuộc về loài tĩnh. Hai thứ “Động,
Tĩnh” hay “Sắc , Không” đã thâu tóm tắt cả
mọi thứ : Thế giới, Loài người, hết thẩy mọi vật trong vũ trụ rồi
vậy.
Tâm chuyển biến có 4 cách khác nhău :
1)-Sinh nhân
- Phàm hiện hình cái gì đều bởi cái nguyên nhân khởi điểm, như cây cối
có hạt giống, thai người có tinh trùng (tinh huyết).
2)-Sinh duyên
- Nhân nẩy nở phải được duyên ngoài hợp lực bồi dưỡng, như cây
thì đất nước, người thì áo cơm.
3)-Liên tiếp
- Mối nghĩ ngấm ngầm kế tiếp liền nhău, không hề gián đọan dù trong
giây lát. Trong khoảng thời gian bằng một cái bật ngón tay của người lực
sĩ có 65 niệm, mỗi niệm có 90 sát na, (tiểu niệm)mỗi sát na có 900 trăm
lần sinh diệt. Như vậy trong quãng một cái bật ngón tay gồm có 5 triệu
265 ngàn (5.265.000) lần sinh diệt, tốc độ lưu hành nhanh chóng quá, không thể tưởng tượng
được.
4)-Tăng thêm
- Tiềm lực tự nhiên làm cho sinh hoá vun vút được lớn lên, như bé làm
cho lớn, lớn làm cho già, già làm cho cỗi, chết đi xong biến đổi sang đời
khác, đời khác lại bắt đầu.
Bởi 4 qui luật này khiến cho những sắc
vật mọi cái trong vũ trụ được sinh hoạt, sống còn chuyển động, luôn
luôn không ngừng, không rời rã trong khi đủ nhân duyên hoà hợp duy trì thọ
mạnh cho thân hình, ngoài thì hoá thành luồng gió có sức rất mạnh, mang
quả địa cầu, mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú, bay lơ lửng xoay vần
trên không trung, (Đến đó thì tâm lực đã trở thành nghiệp lực chú về
động tác).
Tóm lại :
Thuyết tâm tạo cho rằng : Thế giới, loài người, loài vật, hết thẩy mọi
cái trong vũ trụ đều do tâm duyên tưởng niệm mà phát sinh ra. Tâm là năng biến có thật, cảnh sắc là
vật bị biến hiện ra như bóng
hiện ra trong gương vậy. Như vậy sắc
là giả hiện, là bề ngoài, nhưng không phải hoàn toàn tách rời cái tâm
(Sắc cũng thuộc về tâm) mà là vật vô tri không thể sinh được cái hữu
tri (tâm).
C) SẮC TÂM TẠO
:
Phái sắc tạo
chấp hữu cho sắc là chính, tâm là
phụ. vì nói tâm là sản phẩm cao đảng của sắc, phái tâm tạo chấp
không bảo tâm là có, sắc là không (Vì nói sắc là giả tưởng ảnh hiện
của tâm..Tuy mỗi đàng thiên chấp một ý kiến khác nhău, nhưng kỳ thực
sắc với tâm vẫn đi sát với nhău, dựa vào nhau hỗ tạo nên mọi vật,
như hai chân của người ta chung sức cùng đi, cũng như hai cánh của con
chim hợp tác cùng bay, hai thứ đó phát xuất cùng ở một gốc nguồn của
thân thể mà phát xuất ra vậy.
Theo triết lý
chữ tâm của nhà Phật thi không những chỉ có cái nghĩa suy nghĩ, hiểu biết
chứa góp ...mà còn có cái nghĩa lý rất mầu nhiệm, là cái “thế tính”
hay cái “lý trí” chung của hết thẩy chúng sinh. Nên biết Tâm căn bản
có hai phần : Kiến giải và hình tướng
(Tướng hữu hình và tướng vô hình).
Kiến giải
là phần hữu trí, để nhận thấy hiểu biết mọi cái, tức là sự suy
nghĩ, hiểu biết...cảm thấy ở trong người chúng ta mà thường nhác đến
hàng ngày (lòng, dạ, ý, chí..)
Như trên đã nói : Ý thức, quan niệm, tư tưởng và cảm giác, đều
thuộc vào phần kiến giải này. Phần này có tính khôn thiêng nhất định là phần tinh thần không bao
giờ có sắc.
Sắc với tâm
đã củng một bản thể thì không phải nói : Cái nọ cọ cái kia làm gì,
vì như chât nước và tính ướt cùng một thể của thuỷ đại chủng, thì
đừng nên nói, nước sinh ra ướt, ướt sinh ra nước nữa, có nói thì
nói cái năng lực của chúng nó hay làm ẩm nhão hay tư nhuận sinh hóa ra mọi
cái khác mà thôi.
Khi luật nhân
quả tự động thi hành tạo tác hoá sinh ra muôn vật, thì hai phần này
chung nhău cùng làm việc (cũng có khi riêng, nhưng đó là sự phát khởi chênh lệch trước său trong lúc đầu, hoặc
hoàn cảnh đặc biệt như kiến giải
tốt hay xấu, hay hay dở, hình tướng thành trụ, hoại, không....) Tâm chủ
về sự gây (tạo), Sắc chủ về sự tiến (hoá), cái hữu tri dun giủi và
chiêu cảm cái vô tri, cái hữu hình nẩy nở và đáp ứng cái vô hình,
nhân ở chỗ gây mà kết quả ở chỗ biến.
Nếu đã nói
nghĩa ( Sắc, Tâm bất nhị) thì có thể nói một tiếng sắc cũng đủ cả
Tâm, hay nói một tiếng Tâm cũng đủ cả Sắc, (Miễn là đừng thiên chấp
một bên, mà chớ để hai cái hữu tri, vô tri lẫn lộn). Coi đó biết rằng:
Thế giới loài người, cùng hết thẩy mọi vật, nói sác tạo (duy sắc) cũng
có nghĩa, đáng lẽ nói đủ nghĩa thì phải nói sắc tâm tạo.
Nhưng người
ta thường chỉ nói ngắn gọn có hai chữ “Tâm tạo” thôi như vậy tâm
ấy chỉ vào “bản tâm” hay “bản thể tâm” gồm đủ cả hai phần
“kiến” và “tướng” bao trùm khắp cả vũ trụ mới đúng. Ở đây ta
thấy rõ ràng tiếng “tâm” là một cái tên gọi của “bản thể” gồm
cả hai phần : Tinh thần và vật chất. Đạo Phật nói “Nhất thiết duy
tâm tạo” là như vậy đó.
D) PHI SẮC PHI
TÂM TẠO.
Đã biết rằng
: mọi cái trong vũ trụ do sắc và tâm tạo ra, nhưng nó cũng không tự động
hoàn toàn làm ra tất cả mọi việc. Nhung trong thế gian còn nhiều cái
không thể gọi là sác hay tâm được (tâm duyên tự). Như cái được, cái
xẩy, cái nẩy ra, cái còn lại, cái khác đi cái tiêu tán, cái tên gọi,
cái câu nói, cái lời lẽ, cái già, cái chết, cái sức lưu hành dun giủi
khác đi...
Lại còn một
loại khác luôn luôn hoạt động không ngừng thường đi kèm với sác tâm
để gíup mọi công việc sắc tâm tiến hoá, như những điều hẹn hò, điều
thề nguyền, điều gì đã xẩy ra...Những cái sức vận động tạo tác
thiêng liêng này, tuy mắt không trông thấy, hay lòng không nhớ đến, nhưng
nó cũng không vì thế mà tạm thời giây lát rời sắc tâm, nếu quãng giữa
đường đi trên mọi công việc làm của nó không bị ngoại duyên gì làm
trở ngại. Những cái này với sắc tâm như chân tay với đầu mình, nhờ
chân tay cử dộng, mà đầu mình chủ yếu là đầu mình của bản thân
được thành công khởi tạo.
Những cái
này quyết không thể gán cho nó về một phía sác hay là tâm được. Bởi
sắc thuộc về chất tứ đại, xin lấy 5 điều său đây để dẫn chứng :
1) - Sắc có hình, đoạn, phương, sở,
2) - Sắc thuộc về chất ngoại.
3) - Sắc có 14 thứ, 20 hình dáng khác nhău
như trên.
4) - Sắc có thể phá hoại được. 5) -Sắc dùng tai, mũi, lưỡi, thân nhận thấy, hay nắm với lấy được. Tâm
tuy là mối suy lường cũng có 5 điều chứng minh : 1)-Tâm khôn thiêng, hiểu
biết. 2)- Tâm có sáng, dốt, mê muội, hay say đám. 3)- Tâm có tính lành,
tính dữ, tính vô ký (Lành dữ hỗn tạp). 4)- Tâm khởi đủ mọi mối, hoặc
ít hoặc nhiều. 5)-Tâm phải chịu mọi sự
cảm báo.
Trong hai thứ
sắc tâm phân biệt gồm có 10 điều vừa nói, thì cái sức lực mạnh ngấm
ngầm quái lạ khó đặt tên này không giống một điều nào hết. Không phải
sắc cũng không phải tâm, nên gọi là phi sắc, phi tâm. Nó chỉ chuyên một
bề hộ việc sắc, tâm vận động tác thành cho mọi cái, nên lại có một
tên gọi là động tác.
Cái động tác
này vẫn cùng một thế tính với sắc tâm, nó tự trong bản nguyên chân
tính lưu xuất ra từng lúc, sắc tâm thoạt đầu khởi biến cùng một
lúc, rồi tự nó cứ theo dõi mãi để
vo tròn công qủa đó.
Động tác xuất
sinh khi đã hình thành, thì nó đứng hẳn về một phương diện như trên
đã nói : Chân tay với đầu mình tuy cùng chung một thể cốt nhục, nhưng
chân tay thì là tứ chi, chân tay không phải đầu hay mình, mà sự làm nên
các việc thì ở chân tay lại hành động mạnh.
Nhờ máy huyền
vi, động tác này xếp đặt đúc nặn nên
mọi hình thể phân biệt được giống nọ với loài kia người này với
người khác, ta muốn gì nó sẽ ngấm ngầm tìm cách cho ta sẽ được cái
ấy, ta có nhân duyên với thế giới này, nó đưa dăùt cho ta đến đây,
loài thực vật, loài khoáng vật, nó sinh sản cho ta hưởng dùng. quy luật
đã định : cá đẻ ra cá, cua đẻ ra cua, ...đối với mọi vật đều chiếu theo nguyên tác hiện hành với từng tính riêng mà truyền
đời an lạp.
Cùng chỗ ở,
khác thân hình, như sinh cùng trong một
địa cầu mà loài người, loài cầm thú khác nhău, khác nhău về tâm, về
tính, khác nhau cả về ăn, và nơi ở. Nếu nói về mỗi loài cũng có sự
khác nhau, thí dụ loài người, giống người ở Á Châu khác với người Aâu
Châu ... cũng có những sác dân mỗi
Châu hay mỗi nước cũng khác nhău. Đặc biệt ngay cả các khuôn măït của
mỗi người cũng khác nhău, (sự ăn ở, hành động, lề thói, hưởng thụ,
sản vật tự nhiên v..v..đều có
khác nhau). tại sao vậy ?.
Ba điều của
sác (tương đối..) 4 cách biến của Tâm (sinh nhân....) đều do sức động tác này thực hiện. Hơn
nữa cái sức vô cùng mãnh liệt nâng đỡõ cả thế giới loài người, muôn vật, di chuyển các hành tinh, làm sống,
làm chết, làm mất đi, làm còn, hết
thẩy mọi cái hữu hình, vô hình, hữu sác, vô sác, hữu tri, vô tri, tất cả đều
chính cái động tác này nó làm thành ra cả.
Sức động tác này theo kinh nhà Phật, người
ta thường gọi là cái “Nghiệp” hay
cái “hành”.
Do tâm tạo nghiệp, nghiệp quyết định hành.
Thế giới
loài người cùng hết thẩy mọi vật, dù sác tạo, tâm tạo, sác tâm tạo,
nghiệp tạo, tự nhiên tạo hay nhân duyên tạo....đã gọi
là tạo, là sinh, đều vọng tưởng hết. Có hiểu nghĩa “ Tục hữu chân
không hay chân không diệu hữu” diệt hết mọi cái mịt mờ (vô minh) mới
thấy rõ cái thế tính như bất động
sáng suốt trong sạch (thức tỉnh
nguyên minh) hiển hiện.
Tóm lại muốn
biết tạo hoá là gì thì nên phải biết “phép sinh diệt”
Sinh diệt là tâm vọng tạo. Tạo hoá tức
là cái Tâm. Nhân ở cái vọng (già) có tạo tác hoá sinh mà tìm thấy
cái chân (thật) không sinh diệt biến dị của muôn vật.
Có bài kệ rằng
:
-
Dù
sống hàng trăm tuổi
-
Không
hiểu biết sinh diệt
-
Chẳng
bàng chỉ một ngày
-
Mà
hiểu được rõ ràng ./.
- Tuệ Minh Đạo, NGUYỄN ĐỨC CAN.
-
Tel & Fax : (714)
896-0786
- E-Mail :
ndcan2000@yahoo.com
http://www.buddhismtoday.com/viet/triet/taohoa-sactao-tamtao.htm