- PHẬT
GIÁO LÀ MỘT MỘT TRIẾT LÝ HAY TÔN GIÁO ?
- Nguyên tác Đại lão Hoà thượng K. Sri.
Dhammananda
Sự giác ngộ của đức Phật không phải
là sản phẩm của một tri thức thuần tuý.
Xã hội Aán độ thời
đức Phật tại thế, có nhiều người có học thức theo đuổi tri thức
chỉ đơn giản phục vụ cho nhu cầu lợi ích của riêng họ. Những người
này chất chứa trong họ đầy những kiến thức lý thuyết. Thực tế, một
vài vị trong số họ du hành từ thành này sang thành khác thách thức mọi
người tranh luận và sự cảm xúc kích động lớn nhất của họ là đánh
bại đối phương trong những đợt tranh luận bằng miệng như thế. Song đức
Phật dạy rằng những hạng người như thế thì không gần với sự giác
ngộ chân lý bởi vì mặc sự thông minh sáng suốt và tri kiến của họ họ
không có chân trí tuệ để điều phục tham lam, sân hận, si mê. Trong thực
tế, những người này thường rất tự hào và vô minh. Những quan niệm về
bản ngã của họ làm quấy nhiễu cái không khí tôn giáo.
Theo đức Phật, con
người ta trước hết phải tìm hiểu được nguồn tâm của chính mình.
Điều này được thực hiện thông qua sự tu tập định, mà chính nhờ định
con người ta mới có được nguồn trí tuệ uyên thâm bên trong hoặc là sự
giác ngộ thâm uyên. Và nguồn trí tuệ này đạt được không phải bằng
con đường tranh biện triết lý hoặc là tri thức thế gian mà là bằng con
đường nhận thức yên lặng về bản chất vô minh của tự ngã.
Phật giáo là một
triết lý sống chân chánh nhằm mang lại một cuộc sống hòa bình va an lạc,
hạnh phúc cho mỗi chúng sinh hiện hữu trên cuộc đời này. Phật giáo là
một phương pháp đoạn trừ những khổ đau trong cuộc sống và tìm ra con
đường giải thoát, giác ngộ. Giáo lý của đức Phật không chỉ hạn hẹp
trong một phạm vi quốc gia hay chủng tộc nào. Đó cũng không phải là một
tín ngưỡng hay là một niềm tin suông. Đó là một lời dạy cho toàn thể
vũ trụ. Đó là một hệ thống giáo lý dành cho tất cả mọi thời đại.
Mục đích của những lời dạy ấy là nhằm phục vụ với tinh thần vị tha, vô ngã, thiện chí, hòa bình, giải
thoát, tự do khỏi tất cả những khổ đau của cuộc đời.
Giải thoát, tự do
trong Phật giáo là để phục vụ cho lợi ích của cá nhân. Chúng ta phải
tự cứu lấy chính bản thân mình cũng như chúng ta phải ăn, uống và ngủ
nghỉ cho chính bản thân. Lời khuyên được đức Phật đưa ra nhằm chỉ
cho nhân loại con đường hướng đến sự giải thoát; chứ đức Phật không
bao giờ dự định đưa ra những lời khuyên nhằm lấy đó xây dựng nên một
hệ thống học thuyết hay là một triết lý. Khi Ngài được mọi người hỏi
đến hệ thống học thuyết nào Ngài thuyết giảng, đức Phật đáp lại
rằng Ngài không thuyết giảng bất cứ hệ thống học thuyết nào và bất
cứ những điều Ngài thuyết giảng là kết quả của những kinh nghiệm
mà chính bản thân Ngài đã kinh qua. Do đó, giáo lý của Ngài không đưa ra
một hệ thống học thuyết nào cả. Học thuyết không thể mang con người
tiến lại gần sự hoàn thiện về mặt tâm linh. Những học thuyết chính
là những kiết sử trói buộc tâm thức con người và cản trở sự tiến
bộ về mặt tâm linh. Đức Phật nói: “Những bậc trí không tin vào những
học thuyết đã được thông qua. Họ chỉ tin vào những gì đã kinh qua mà
bản thân họ đã thấy và nghe”.
Những học thuyết
là sản phẩm của tri thức và đức Phật hiểu được những sự hạn chế
của tri thức nhân loại. Ngài dạy rằng sự giác ngộ không phải là sản
phẩm của tri thức. Người ta không thể đạt được sự giải thoát bằng
cách tham gia vào một khóa học cung cấp tri thức. Lời phát biểu này dường
như phi lý song đó là chân lý. Giới trí thức có khuynh hướng bỏ ra nhiều
thời gian quý giá của mình cho việc nghiên cứu, cho những phân tích
nghiên cứu và dự kiện. Họ thường dành rất ít hoặc không có thời
gian cho việc hành trì.
Một tư tưởng gia
vĩ đại (một triết gia, khoa học gia, siêu hình học gia v.v…) cũng có thể
hóa ra là một người tri thức ngu muội. Vị ấy có thể là một con người
khổng lồ về tri thức, có khả năng cảm nhận những ý kiến một cách
nhanh nhẹn và bày tỏ những cảm xúc rõ ràng. Nhưng nếu vị ấy không
chú ý đến hành động của mình và những hậu quả của nó và nếu vị
ấy chỉ hướng đến việc thành đạt
những ham muốn và ý định của bản thân mình dù bất cứ giá nào thì
lúc đó, theo đức Phật, vị ấy là một con người trí ngu muội, một con
người cấp dưới có tri thức. Một con người như thế sẽ thực sự
ngăn cản sự tiến bộ về mặt tâm linh của vị ấy.
Những lời dạy của
đức Phật bao hàm nguồn trí tuệ thiết thực không thể bị hạn cuộc
trong một học thuyết hay một triết thuyết nào bởi vì triết lý đề cập
chủ yếu đến vấn đề tri thức chứ nó không quan tâm đến vấn đề
chuyển dịch tri thức thành những hành động được hành trì hằng ngày
trong cuộc sống.
Phật giáo chú trọng
đến việc hành trì và giác ngộ. Triết gia có thể nhìn thấy những khổ
đau và những thất vọng của cuộc đời song không giống như đức Phật,
ông ta không đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm vượt qua những khổ
đau của chúng ta vốn là một phần của bản chất vô thường của cuộc
đời. Triết gia chỉ đẩy những tư duy của mình đến chỗ bế tắc. Triết
lý thì hữu dụng bởi vì nó làm giàu và phong phú thêm sự tưởng tượng
về mặt tri thức và xua tan lòng tự tin mang tính giáo điều khiến cho tâm
không thể tiến bộ xa hơn nữa. Xét đến mức độ đó, phật giáo đánh
giá cao triết học, song triết học đã thất bại trong việc làm dịu đi
cơn khát tâm linh.
Nên nhớ rằng mục
đích chính yếu của Phật giáo là đạt được sự thanh tịnh và giác ngộ.
Sự giác ngộ đánh bại sự vô minh vốn là cội nguồn của sanh tử. Tuy
nhiên, sự đánh bại vô minh này không thể đạt được ngoại trừ chỉ bằng
tu tập lòng can đảm tự tin của chính chúng ta. Tất cả mọi nỗ lực
khác, đặc biệt những nỗ lực chỉ thiên về mặt tri thức thì không có
hiệu quả. Đây là lý do tại sao đức Phật kết luận: “Những câu hỏi
siêu hình này không mang lại lợi ích, chúng không liên quan đến Chánh
pháp; chúng không đưa đến chánh hạnh, hoặc là ly tham, hoặc là sự thanh
tịnh không có các tham ái, không đưa đến sự tĩnh lặng, không đưa đến
tri kiến chân thật, cũng không đưa đến trí tuệ cao hơn, Niết bàn”.
(Trung Bộ Kinh-Kinh Malunkyaputta). Trong lĩnh vực suy cứu siêu hình học, đức
Phật quan tâm nhiều hơn đến một giáo lý chứa đựng một sự hiểu biết
thiết thực về Bốn Chân Lý (Tứ Thánh Đế) mà Ngài đã khám phá ra: đó
là khổ đau là gi, nguồn gốc của khổ đau là gì, sự đoạn tận của khổ
đau là gì và làm thế nào để vượt qua khổ đau và chứng đắc sự giác
ngộ cuối cùng. Những chân lý này là những vấn đề thực tế phải được
liễu tri hoàn toàn và chứng đắc hoàn toàn bởi những ai thực sự kinh
qua sự giải thoát, giác ngộ.
Giác ngộ là sự chấm
dứt, xoá sạch gốc rễ của vô minh; đó là một lý tưởng sống của
người Phật tử. Hiện nay chúng ta có thể chứng kiến rõ ràng rằng sự
giác ngộ không phải là một hành động mang bản chất tri thức. Thái độ
chỉ suy cứu, tư biện trái ngược với sự giác ngộ và không có sự quan
hệ gần gũi thân tình với cuộc sống. Đây là lý do lý giải tại sao đức
Phật chú trọng nhiều hơn đến kinh nghiệm cá nhân. Thiền định là một
hệ thống khoa học thực tiễn để chứng minh Chân lý có được nhờ vào
kinh nghiệm bản thân. Nhờ thiền định, ý chí cố gắng vượt khỏi những
điều kiện mà nó đã đặt lên tự ngã và đây là sự giác ngộ của ý
thức. Siêu hình học chỉ trói buộc chúng ta trong một khối tư tưỏng và
ngôn từ rối rắm và lộn xộn.
- PHẬT GIÁO LÀ TÔN GIÁO BI QUAN, TIÊU CỰC?
Phật giáo không bi quan cũng không lạc quan
mà Phật giáo là một tôn giáo thiết thực.
Có một số nhà phê
bình cho rằng Phật giáo là tôn giáo bệnh hoạn, u sầu, yếm thế, luẩn
quẩn xung quanh mặt đen tối và bóng râm của cuộc đời, một kẻ thù của
những thú vui vô tội, và là một kẻ giẫm đạp không có cảm giác lên
những niềm vui ngây ngô của cuộc đời. Họ cảm thấy Phật giáo như là
một tôn giáo bi quan, như là một sự nuôi dưỡng một thái độ tuyệt vọng
đối với cuộc đời, là một sự khích lệ mang tính mơ hồ, một cảm giác
tổng quan rằng khổ đau và tội lỗi ngự trị trong những lợi ích của
con người. Những nhà chỉ trích này căn cứ quan điểm của họ trên Chân
lý thứ nhất rằng tất cả các pháp hữu vi trong trạng thái đau khổ. Dường
như họ quên rằng đức Phật không chỉ dạy nguyên nhân và sự chấm dứt
khổ đau mà ngài còn dạy phương pháp để chấm dứt khổ đau. Trong bất
kỳ trường hợp nào, liệu có một bậc đạo sư nào tán thành đời sống
thế tục này và khuyên chúng ta hãy chấp lấy nó không?
Nếu bậc thầy sáng
lập của tôn giáo này-đức Phật- là một con người bi quan như thế thì
người ta không mong đợi nhân cách của Ngài phải được miêu tả bằng
những đường nét mộc mạc hơn là đã được vẽ như trước đây. Hình
ảnh đức Phật chỉ là một sự nhân cách hóa của tình thương, hoà
bình, chân thành, hy vọng và thiện chí. Nụ cười hấp dẫn và toả rạng
của đức Phật, được cho là huyền bí và khó hiểu, là tấm gương hoàn
hảo nhất của giáo lý của Ngài. Đối với những con người lòng đầy
lo lắng và nản lòng, nụ cười giác ngộ và niềm hy vọng của Ngài là
chất cam lồ bổ dưỡng và êm dịu vô tận.
Đức Phật rải tình
yêu thương và lòng từ bi của Ngài trong khắp tất cả các phương hướng.
Một con người như thế khó lòng mà gán cho là một con người bi quan. Và
khi thanh kiếm của những bậc vua chúa và hoàng tử hạnh phúc lắng nghe
ngài, họ nhận ra rằng sự chinh phục chân thật duy nhất là sự chinh phục
của tự ngã và cách tốt nhất để chiến thắng được con tim của nhân
loại là dạy họ biết cách trân trọng Pháp-Chân lý.
Đức Phật tu tập tính
hài hước của Ngài đến mức cao độ đến nỗi những đối thủ không
đội trời chung với Ngài được làm nguôi giận với một sự thoải mái
vô cùng. Thường thì họ không thể không mỉm cười chính họ. Đức Phật
có một ảnh hưởng rất tuyệt vời; ngài lau chùi sạch sẽ những hệ thống
độc tố vô cùng nguy hiểm của họ và sau đó họ trở thành nhiệt tình
theo gót chân Ngài. Trong các bài thuyết giảng, thảo luận và hội thoại của
Ngài, Ngài xác nhận sự tự tin và thái độ bình tĩnh khiến Ngài được
mọi người kính trọng và yêu mến. Làm thế nào chúng ta có thể kết tội
cho một nhân vật như thế là bi quan, tiêu cực?
Đức Phật không bao
giờ mong đợi chư đệ tử Ngài thường xuyên suy nghĩ liên miên về nỗi
khổ đau của cuộc đời và sống một cuộc sống khổ đau và bất hạnh.
Ngài chỉ dạy sự thật khổ đau để mà Ngài có thể chỉ cho nhân loại
làm thế nào để vượt qua nỗi đau khổ này và tiến đến con đường của
hạnh phúc. Để trở thành một con người giác ngộ, người ta phải có niềm
hoan hỷ, một trong những yếu tố mà đức Phật yêu cầu chúng ta phải tu
tập. Niềm vui hay sự hỷ lạc hầu như đâu phải là bi quan.
http://www.buddhismtoday.com/viet/triet/trietly_tongiao.htm