...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- Mùa hè trên núi đồi Hy-mã
- Thích Giác Hành
Lời Giới Thiệu
Tập "Mùa hè trên núi đồi Hy-mã" được Sư
Giác Hành gởi đến cho tôi nhờ tôi xem, điều chỉnh những chỗ có vấn
đề và viết lời giới thiệu. Tôi đã xem qua và bắt tay ngay vào việc viết
lời giới thiệu này.
Đây là một tập hồi ký kể lại những việc xảy ra
trong 80 ngày nghỉ hè của một nhà Sư trẻ. Đan xen với những đoạn hồi
ký sống động là những đoạn tư liệu ngắn về Phật Giáo Tây Tạng. Tập
sách nhỏ này được viết với một phong cách tự nhiên và nhiệt thành.
Chính phong cách tự nhiên và nhiệt thành cộng với những sự kiện tươi
tắn cập nhật khiến cho tôi đọc một mạch từ đầu cho đến trang cuối
cùng. Một chút tự thuật, một chút tường trình như là của một phóng
viên, một chút thông tin có tính thời sự, một chút tư liệu có tính
nghiên cứu bước đầu, một đoạn hành hương ngắn, và một chút tâm
tình của tác giả đã làm nên một tác phẩm có một nội dung nhẹ nhàng
và hấp dẫn.
Một hoàng tử bé, một đốm lửa nhỏ, một con rắn nhỏ
hay một Tỷ Kheo trẻ là những điều mà Đức Phật dạy rằng người ta
không nên khinh thường. Ở đây tôi xin được phụ lục cho lời dạy trên:
Một người cầm bút trẻ đang bước qua ngưỡng cửa để đi vào lâu đài
tráng lệ của văn chương thì phải nên trân trọng và khích lệ. Tôi xin
được trân trọng giới thiệu tác phẩm nhỏ nầy với độc giả xa gần.
- Bh. Thích Minh Thành.
- Viết xong tại Am Tiểu Viên, Tân Đức Lý, lúc 11 giờ
28 phút khuya ngày 18 tháng 07 năm 2000.
Trời Delhi như muốn thiêu đốt con người và vạn vật dưới
cái nóng gần 50oC. Đó là lý do mà mùa hè tôi đến Dharamsala thuộc vùng Bắc
Ấn để tránh nắng. Chào tạm biệt những người thân và rời ký túc xá
khoảng 5 giờ chiều. Hôm ấy có Thầy Đồng Trí và sư Giác Hoàng đưa tôi
ra bến xe Manjukatila. Đoạn đường đi từ Delhi đến Dharamsala bằng
phương tiện xe Búyt, phải mất khoảng 14 tiếng cho lộ trình 500 cây số
này, với giá tiền cho mỗi vé là 300-350 Rs (100.000 -120.000 đồng Việt
Nam).
Chia tay Thầy Đồng Trí và Sư Giác Hoàng, chiếc xe Búyt từ
từ chuyển bánh, xa dần phố xá Delhi khi những ánh đèn đường bắt đầu
thắp sáng. Đêm ấy, tôi không thể ngủ được vì tiếng ồn của động
cơ và những hình ảnh thân quen của quý Thầy và cảnh vật ở ký túc xá
cứ mãi chập chờn trong tâm trí, cũng như những hình ảnh thân thương ở
Việt Nam lại hiện lên trong tôi: Sư phụ, Huynh đệ, gia đình, Phật tử,
con đường Thị trấn, mái Chùa xưa...
Tôi ngồi ghế số 3 cạnh bên cửa sổ, dưới ánh đèn xe
và đèn đường đủ cho tôi quan sát cảnh vật hai bên lề: Những đoạn
đường đèo và những khúc quanh nguy hiểm như đèo An Khê, Manzang; những
ngọn đồi đất đá lẫn lộn thấp thoáng hình dáng một Ban Mê Thuôt 컠hoặc cao vút như đèo Hải Vân ở Huế; nhìn những tảng
đá vĩ đại sát hai bên đường, lòng bỗng nhớ về Cà Ná thuở nào...
và gần đến Dharamsala có những đồi thông ngút ngàn vi vu trong gió, khiến
tôi ngỡ rằng đó là Đà Lạt. Bốn giờ sáng tôi mới chợp mắt và điểm
đến cuối cùng - bến xe Mcleodganj - lúc 8 giờ sáng.
Lần này khác với lúc tôi rời sân bay Tân Sơn Nhất đến
Delhi. Vì trước khi đi, Thầy Hạnh Tấn gởi e.mail nhắn Thầy Hằng Đạt
đón tôi ở bến xe. Thầy và tôi lên chiếc xe Buýt loại nhỏ khoảng 12 người
tính cả tài xế, đây là loại xe nhỏ và mạnh để dễ dàng vượt qua những
đoạn đèo dốc trắc trở. Thầy Hằng Đạt đưa tôi về căn nhà của Sư
Trí Quảng mà Sư đã lên thuê trước (vì chúng tôi có ý ở chung với nhau
từ Delhi). Nhưng hôm tôi lên thì không gặp, vì có việc đột xuất Sư phải
về lại Delhi. Trước khi về Sư đã cẩn thận gởi chìa khóa cho Thầy Hằng
Đạt. Nhờ vậy, những ngày đầu tiên đến Dharamsala tôi có nơi cư trú.
Nhìn căn phòng rộng, đẹp và khang trang, bên ngoài là những giàn hoa khoe sắc
tỏa ngát hương, làm tôi vơi đi nỗi mệt nhọc sau chặng đường dài. Nửa
giờ sau, Thầy Hằng Đạt đưa tôi lên thăm chỗ Thầy đang ở trong khu vực
thư viện; và sang thăm hai Sư cô: Vân Liên, Hằng Liên học cùng lớp Cao Cấp
Vạn Hạnh với tôi năm xưa, hiện đang viết luận án Tiến sĩ ở đây.
Cô Hằng nhanh nhẹn nấu cho tôi một tô mì điểm tâm sáng
nhưng thật ra lúc đó đã 10 giờ. Vì buổi chiều hôm trước cho đến sáng
hôm sau, tôi chưa ăn gì nên cái bao tử cũng complain (phàn nàn). Tôi không từ
chối,"vội vã" đón nhận ngay tô mì. Vừa ăn tôi vừa hỏi thăm tình
hình sinh hoạt của hai cô ở đây thế nào. Trưa hôm đó tôi và Thầy Hằng
Đạt dùng cơm ở Nechung (Nechung là một tiệm bán cơm và nước uống thuộc
chùa Tây Tạng nằm ngay bên dưới thư viện. Đây cũng là nơi cư ngụ của
vị thần Nechung. Nechung là vị thần tiên tri và bảo hộ Ngài Đạt Lai Lạt
Ma và là nhà lãnh đạo tinh thần của chính quyền Tây Tạng đang tỵ nạn.
Vị thần này liên hệ một cách đặc biệt với các Đạt Lai Lạt Ma và
đóng vai trò quan trọng trong việc truy tìm hóa thân của mỗi vị Đạt Lai
Lạt Ma)
Từ Dharamsala lên thư viện khoảng 1 cây số những đồi dốc
cao, đi bộ khoảng 20 phút. Tôi ở Dharamsala được 4 ngày thì chuyển lên
thư viện vì lúc đó thiếu nước. Hơn nữa, mỗi buổi sáng tôi phải đi
bộ lên thư viện tham dự lớp học Phật Pháp do các Sư Tây Tạng dạy. Thật
may mắn cho tôi thuê được căn phòng nằm trong khu vực thư viện rộng rãi
và đủ tiện nghi. Nhà thuê ở đây rẻ hơn nhiều so với Delhi. Dù ở đây
đôi khi điều kiện không bằng Delhi, tuy nhiên không khí trong lành, thoáng
mát và yên tĩnh, thích hợp cho các học giả và những nghiên cứu sinh. Ở
đây vào mùa Thu, sương mù như bao trùm phủ kín cả núi đồi Dharamsala. Nếu
chọn địa điểm thích hợp cho việc nghiên cứu thì Dharamsala là một môi
trường khá lý tưởng.
- "Sương mù lan tỏa nhẹ rơi
- Bao trùm cảnh vật núi đồi mùa Thu".
Đến Dharamsala khoảng một tuần lễ thìì đến ngày Phật
Đản, tôi cùng Thầy Hằng Đạt, cô Vân Liên, cô Hằng Liên, chị Mẫn
vào chùa Tây Tạng tụng thời kinh nhớ ơn Phật như tấm lòng của những
người con xa quê đang sống nơi đất khách. (Chị Mẫn là Sư Cô Thoại Mẫn,
đang học cùng lớp với tôi, chị lên Dharamsala trước tôi hai tuần, vì chị
lớn tuổi nên một số người thường gọi là chị Mẫn).
- *
- * *
Dharamsala tọa lạc trên vùng núi, đồi bao phủ miền Bắc
Ấn, thuộc Himachal Pradesh. Với một tọa độ cao khoảng 1700m cách mặt biển.
Khí hậu mát mẻ, ôn hòa vào mùa Thu, mưa nhiều vào mùa Hạ, mùa Đông
mang đầy cái lạnh như cắt vào da thịt, do những ngọn gió mùa từ Hy Mã
Lạp Sơn thổi về. Có nhiều đồi thông như đã khuyến rủ biết bao
khách du lịch đến đây tham quan. Từ đây có thể nhìn thấy toàn cảnh
bao quát của rặng núi Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ. Dharamsala có hai khu vực
chính: Mcleodganj gồm thượng phần của ngọn núi, có chợ mua bán và khu vực
Library (Thư viện) là hạ phần của ngọn núi. Dharamsala có thể được gọi
là Tiểu Lhasa, vì nơi đây toát lên được sắc thái văn hóa của một vương
quốc nhỏ thu mình. Đời sống dân chúng ở đây đơn điệu và bình dân với
những sinh hoạt chợ búa hằng ngày. Những tác phẩm nghệ thuật, những
đồ thủ công mang sắc thái truyền thống dân tộc Tây Tạng qua các buổi
lễ hội, ngày tết, tuần đại lễ cầu nguyện...
- "Chiều Dharamsala nơi núi Hy Mã
- Gió Đông về lạnh buốt cả con tim
- Mưa lất phất rồi mưa nhiều tầm tã
- Một tâm hồn trong tịnh thất lặng im".
Mcleodganj là một trong những trung tâm chính của Dharamsala.
Từ Mcleodganj có thể đi thăm những nơi gần như: Tushita, Dharamsala, Main
Temple, Water fall (thác nước), những nơi xa như: Manali, Simla, Bir... Mcleodganj
có nhiều khách sạn, nhà nghỉ tiện nghi với giá tương đối rẻ, nên có
rất nhiều du khách đến đây từ các nước: Anh, Mỹ, Úc, Singapore... và lượng
khách đông nhất là dân Do Thái. Hầu hết là những người thật sự muốn
nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng, cũng như muốn một lần được diện
kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, còn số ít chỉ đến đâỷ tham quan.
Ở Dharamsala vấn đề ăn chay rất tiện, vì rau cải tương
đối rẻ hơn Delhi và có mấy lò làm đậu hủ tha hồ mà mua. Đặc biệt
là Xà lách xoong mọc nhiều nơi vào mùa mưa. Dân Ấn, dân Tây Tạng ít biết
ăn, chỉ cần đi quanh một vòng là có đủ một bữa nấu canh, xào, làm gỏi.
Có nhiều người thấy chúng tôi hái, họ thấy lạ hỏi: "Hái làm
gì?". Tôi trả lời: "Hái làm thuốc". Họ lại hỏi: "Làm
thuốc bằng cách nào ?". Tôi đáp: "Nấu cho chín". Họ lại tò
mò hỏi tiếp: "Trị bệnh gì? " Tôi bí quá phải trả lời: "
BAO TỬ". Khi ở đây, tôi có gặp được một anh chàng tên là Vũ Đình
Kim 34 tuổi, Cha người Việt, Mẹ người Anh. Gia đình hiện đang ở Pháp,
nhưng bất hạnh mất Cha từ nhỏ nên anh không biết nói tiếng Việt. Anh mến
mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma và Phật giáo Tây Tạng, nên sang đây nghiên cứu.
Ở đây, anh cũng hướng dẫn tôi, chị Mẫn và một số Sư Thái học Anh văn.
Anh thích sang Việt Nam thăm bà nội hiện đang còn sống, nhưng vì chưa có
điều kiện.
Trước khi tôi, chị Mẫn chào tạm biệt Dharamsala, trở về
Delhi tiếp tục cho năm học mới. Anh đã mời chúng tôi, hai Sư Thái và một
vị Sư Tây Tạng dùng bữa cơm thân mật do chính anh nấu. Sau khi dùng cơm,
anh ngỏ lời nhờ chúng tôi tụng một bài kinh theo ngôn ngữ của mỗi quốc
gia. Tôi và chị Mẫn tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh.
Sau này, những ngày sắp về lại Delhi, tuy trời mưa to
nhưng tôi và chị Mẫn cố gắng hái nhiều Xà lách xoong để làm quà cho
các huynh đệ. Vì ở Delhi làm gì có món rau qúi này, ít khi có rau tươi, mùa
hè duy nhất có một chỗ bán rau muống là qúy lắm rồi. Một bó rau muống
nếu ở Việt Nam giá khoảng 1000, nhưng ở đây phải từ 15- 18 Rs (5000 -
6000 VND). Ở Delhi muốn ăn đậu khuôn, rau tươi, giá và một số thứ khác
phải đi chợ Quốc tế cách 40 cây số. Nếu đi xe Buýt, phải đi hai chặn
xe thì rẻ nhưng đi Taxi, Autorikshaw lượt đi và về tốn khoảng 120 Rs (
40.000 VND ). Hơn nữa, ở chợ Quốc tế bán đồ quá đắt, như một chai Xì
dầu 1 lít giá 200 Rs (60.000 VND), 1 bị nhỏ củ xả là 50 Rs (15.000 VND), 1
ký giá 40 Rs (12.000 VND) v.v...
- "Mưa rơi từng hạt lại mưa rơi
- Xà lách xoong mọc khắp cùng nơi
- Hái về gởi biếu chư huynh đệ
- Mặc cho mưa gió chịu tả tơi".
Ở đây, tôi gặp rất nhiều người ngoại quốc đến tu học
và nghiên cứu theo Phật giáo Tây Tạng. Trong đó có một người Nước Anh
tu học ở đây 10 năm, một người Do Thái, tên Punso 27 tuổi, vừa mới thọ
Sa di giới cách đây một năm. Anh đã ở chung với tôi trong hai tuần lê. 頁nh nói ở Do Thái, Thiên Chúa giáo chiếm 90 %, Phật giáo
chỉ có 2% và 8% còn laị là các đạo giáo khác. Hiện nay, anh theo Thầy về
miền Nam Ấn (Bodhgaya -Nơi Phật thành đạo). Tôi cũng quen một anh người
Úc 25 tuổi tên là Dion, vừa mới đến Dharamsala khoảng 4 tháng, anh đang
nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng và tương lai anh sẽ xuất gia làm Tăng
sĩ Tây Tạng. Anh kể Ba và Mẹ anh ly dị lúc anh 3 tuổi,ì anh có người chị
cùng cha khác mẹ. Mẹ렡nh tuổi lớn và thuờng
bệnh, chỉ sống nhờ vào đồng lương trợ cấp của chính phủ Úc cũng
như người chị không giúp được gì, nên từ nhỏ anh đã sống tự lập.
Nhưng anh là người có trình độ. Một hôm anh đến nhà người bạn chơi,
thấy trên bàn có một quển sách, anh lật ra xem và đọc thử mấy trang.
Anh thấy ảnh cũng như lịch sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Phật giáo
Tây Tạng có cái gì đó hay hay, nên anh mượn quyển sách ấy mang về nhà
đọc. Hình như có một sức hút vô hình nào đó khiến anh cố gắng làm
nhiều việc để có tiền du lịch đến Dharamasala. Hiện nay, anh đang theo học
hai lớp triết học Phật giáo và lớp học tiếng Tây Tạng. Anh rất chăm
chỉ trong việc nghiên cứu. Anh thích làm tu sĩ nhưng vì điều kiện và thời
gian chưa cho phép. Anh bỏ những bộ đồ tốt, đẹp và mua loại trang phục
cùng màu như các Sư Tây Tạng để mặc. Anh thích ăn chay và thờ Phật, mặc
dù anh chưa biết gì về ý nghĩa ăn chay cũng như thờ Phật. Cũng rất vui
là anh thỉnh tượng Phật về thờ, nhưng khi anh nằm đôi chân lại đưa vào
bàn thờ và hình của Ngài Đạt Lai Lạt Ma lại để trên hình Phật. Tôi
đã chỉ cho anh cách thiết lập bàn thờ và nói cho anh nghe về ý nghĩa cửa
sự thờ Phật cũng như vị trí anh nằm nơi nào cho thích hợp. Anh thường
bảo tôi tụng kinh bằng tiếng Việt cho anh nghe. Do đó, tôi đã dạy cho
anh niệm danh hiệu Đức Bổn Sư, bài kệ khai kinh , bài hồi hướng và một
số từ thông dụng bằng tiếng Việt.
- *
- * *
Trong khu vực tôi ở có một tòa nhà lớn gọi là thư viện,
nằm trên một ngọn đồi cao, được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật
khoảng 30m x 15m vào ngày 11 tháng 7 năm 1970 rất chắc chắn và kiên cố có
hai tầng lầu. Dưới sự chủ tọa và chỉ đạo của Đức Đạt Lai Lạt
Ma, bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 11 năm 1971. Trước mặt thư viện
là một hàng tùng xanh mướt và một khoảng sân rộng 6 mét. Phiá sau và
hai bên hông là một hành lang 3 m. Hằng ngày, các Sư và Phật tử Tây Tạng
vào mỗi buổi sáng, trưa, chiều đi kinh hành niệm Phật quanh tòa nhà này.
Thường mỗi buổi sáng sớm có một số người đến trước cửa thư viện
lạy theo kiểu ngũ thể đầu địa (lạy nằm dài sát đất). Tôi rất mến
mộ và cảm kích dáng lạy này.
Những ngày đầu ở đây, tôi hơi bỡ ngỡ nhưng rồi quen
dần. Nếu hôm nào không công phu sáng, thay vào đó tôi đi kinh hành hòa lẫn
với các Sư và phật tử Tây Tạng, cũng như mỗi buổi tối tôi thường
đi quanh niệm Phật trước khi ngủ. Những Phật tử Tây Tạng kể cả
già, trẻ, lớn, nhỏ khi đi niệm Phật, họ thường mang theo những nắm đá
và những que cây nhỏ để trên thành cửa sổ thư viện. Khi đi qua một vòng,
họ làm dấu một viên đá hoặc một que cây cho đến khi hết đóng đá
và que cây đó thì họ mới nghỉ. Vào những ngày chủ nhật các Sư và một
số Phật tử Tây Tạng thường tập trung ở một hội trường để tụng
niệm. Tôi nghĩ rằng môi trường xung quanh cũng có thể ảnh hưởng rất
nhiều đến việc tu tập của mình. Cách ăn mặc của họ đối với người
nam thì bình thường, nhưng với người phụ nữ thì phải mặc áo dài, nhất
là khi làm việc hành chánh. Người phụ nữ có gia đình khi mặc đồ có
thêm một chiếc khăn che phía trước, để phân biệt với người chưa lập
gia đình.
- "Chao ôi ! tình tự biết bao nhiêu
- Từ lúc đến đây những sớm chiều
- Mưa nắng lòng theo ngày tháng rộng
- Với nhiều kỷ niệm để thêm yêu".
Từ ngoài nhìn vào, bên phải thư viện là Hội đồng Tòa
án tối cao của Tây Tạng. Tôi và Thầy Hằng Đạt đã có dịp vào thăm.
Phòng kế bên là trung tâm chính quyền Tây Tạng, bên trái thư viện là
tòa nhà phụ cận. Phía bên dưới, trước mặt thư viện có nhiều dãy
nhà dài là cơ quan làm việc bao gồm nhiều nghành. Quanh thư viện là những
tịnh thất của các Sư và những phòng ốc của nhân viên làm việc trong
thư viện. Ngoài ra, còn có một số phòng cho thuê để những học giả và
sinh viên muốn đến đây nghiên cứu.
Phía sau thư viện, trên đồi núi là con đường đi đến
Mcleodganj. Ban đêm từ trên đồi núi, nhìn xuống thư viện với những ngôi
nhà và ánh đèn điện trông rất đẹp. Từ dưới thư viện nhìn lên con
đường, trông thấy ánh đèn xe lúc gần lúc xa, khi mờ khi tỏ cũng không
thua kém. Xa xa, bên kia là những dãy núi cao nối liền nhau, có nhiều tịnh
thất của các Sư Tây Tạng tịnh tu.
Thư viện hàng năm đón nhận sự tình nguyện và hợp tác
của nhiều học giả đến đây nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng. Họ
đã tham gia trong các công việc phiên dịch và xuất bản cũng như một số
công việc khác. Hiện nay có một số người Tây phương đến đây phát
nguyện xuất gia tu học theo Phật giáo Tây Tạng. Vì họ cho rằng ở thế
giới phương Tây, chủ yếu chạy đua theo vật chất, ít chú trọng về
tâm linh. Họ đến đây nghiên cứu về sự huyền bí nào đó của Phật
giáo Tây Tạng và có dịp diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Thư viện này đã gìn giữ và duy trì những bản kinh viết
tay, và một số tài liệu liên hệ đến Tây Tạng. Có các dự án đã và
đang trao đổi vơí nhiều viện quanh thế giới: thư viện Gorky khoa học
ở Nga, thư viện quốc gia Ulan Bator ở Mông Cổ, viện nghiên cứu Sikkim ở
Gangtok. Thư viện Quốc gia của hoàng gia Bhutan, Toyo- Bunko ở Nhật, và thư
viện Quốc gia ở Bắc Kinh. Bên trong thư viện chia làm 8 phòng.
1. Phòng Thư Viện.
Gồm 70,000 bản kinh viết tay và tài liệu thuộc về Tây Tạng,
10,000 quyển sách tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác liên quan đến Phật giáo
và những vấn đề liên quan đến Tây Tạng.
2. Phòng Lưu Trữ Văn Thư.
Vài nghìn văn bản pháp luật và xã hội bằng tiếng Tây Tạng,
một số văn bản đã có từ thế kỷ thứ X, khoảng 600 ảnh chụp âm và
dương bản của Tây Tạng hiện đang lưu trữ,
3. Viện Bảo Tàng.
Nó nằm trên lầu 2 của thư viện, có khoảng 600 ảnh tượng
và bức tranh Thangka, vài trăm hộp đựng Thánh tích và những pháp khí
khác. Một trong những pháp khí này có từ thế kỷ thứ XII. Ba Mạn Đà La
bằng gỗ được khắc chạm của Đức Quán Thế Âm.
4. Phòng Dạy Giáo Lý.
Căn phòng này thoáng mát và rộng, nằm kế viện Bảo
tàng. Mỗi ngày có khoảng 40- 50 người, số đông là người ngoại quốc
đến tham dự. Lớp học này do hai Thượng Tọa Tây Tạng đảm nhiệm, dạy
về triết lý Phật giáo bằng ngôn ngữ Tây Tạng, có người thông dịch
sang tiếng Anh. Hằng năm khai giảng vào ngày 15 tháng 3 và kết thúc khóa học
vào ngày 31 tháng 12. Mỗi tuần học từ thứ hai đến thứ bảy. Riêng
ngày thứ bảy của tuần lễ thứ hai và tuần lễ thứ tư của mỗi tháng
thì được nghỉ. Tiền lệ phí mỗi tháng cho hai lớp học là 250 Rs (75.000
VND).
Một điều rất hay là trước khi học pháp, không chỉ Phật
tử Tây Tạng thể hiện sự cung kính đảnh lễ vị giáo sư, mà còn những
người Tây phương cũng vậy. Trước mỗi giờ học có tụng kinh cầu nguyện
và sau khi học có tụng hồi hướng. Thường chỉ học mỗi giờ khoảng 45
phút, 15 phút sau dành cho những thính giả đến nghe pháp, nếu có những thắc
mắc gì nêu lên cho vị giảng sư giải đáp. Có nhiều câu hỏi được nêu
lên làm cho lớp học trở nên sinh động và vị giảng sư cũng rất biện
tài.
Lớp học thứ nhất từ 9 giờ - 10 giờ dạy về các chủ
đề sau:
- Từ 15.3- 31.5 dạy về các đia vị tu chứng.
- 1.6- 30.7 dạy về Thức.
- 1.7- 31.7 dạy về Nội Quãn.
- 1.8- 31.8 dạy về Nhẫn.
- 1.9- 30.9 dạy về Tinh Tấn.
- 1.10- 15.11 dạy về Thiền Định .
- 16.11- 15.12 dạy về Tâm Kinh Bát Nhã.
- 15.12- 31.12 dạy về Tam Qui.
Lớp học này do Thượng tọa Geshe Sonam Senge phụ trách,
Ngài đến từ Kongpo, một trong những trung tâm của Tây Tạng. Lúc 16 tuổi,
Ngài bắt đầu thọ giáo và học ở trường Cao đẳng Jangtse thuộc tu viện
Đại học Gaden. Năm 1978, Ngài nhận bằng Lharampa Geshe, Ngài đã dạy về
lý luận và triết học ở tu viện Namgyal, Dharamsala từ năm 1980 đến 1987
khi Ngài được bổ nhiệm là một giảng sư ở thư viện bởi Đức Đạt
Lai Lạt Ma, Ngài cũng đã dạy ở các trường Đại học khác và trung tâm
Dharma ở phía nam của Nam Triều Tiên và ở Mỹ. Hiện nay, Ngài dạy triết
lý Phật giáo tại thư viện và tu viện Nechung. Thông dịch viên cho lớp học
này là anh Sonam Tsering 28 tuổi, người Tây Tạng từ năm 1996 đến nay. Anh
ấy tốt nghiệp bằng Master về triết lý Phật giáo và ngôn ngữ Tây Tạng
từ Trung tâm Học viện Cao cấp ở Sarnath, Varanasi.
Lớp học thứ hai từ 11giờ - 12 giờ bao gồm các chủ đề
sau:
- Từ 15.3- 15.5 dạy về Bồ Đề Tâm và Lòng Từ
- 15.5-15.6 dạy về Giới và Nhẫn
- 16.6- 30.6 dạy về sự Tinh Tấn và Thiền Định
- 1.7- 15.7 dạy về sự Diệt Khổ và Ý Nghĩa Của Sự Chứng Đạt
- 16.7- 15.8 dạy về Đối Tượng Của Sự Phủ Định
- 16.8- 15.9 dạy về Hai Sự Thật
- 16.9- 15.10 dạy về Ngã và Sự Phủ Định Của Ngã
- 16.10- 15.11 dạy về Phật Tánh
- 16.11- 30.11 dạy về Tu Tâm
- 1.12- 31.12 dạy về những Nhân Tố Đưa Đến Giác Ngộ.
Lớp học này do Thượng Tọa Geshe Sonam Rinchen phụ trách.
Lúc 12 tuổi Ngài được sự đồng ý của cha mẹ và bắt đầu học ở tu
viện Dargye. Ngài đeo đuổi sự học trong 7 năm và hoàn thành chương trình
căn bản về luận lý học. Sau đó, trong hai năm rưỡi Ngài du lịch đến
trung tâm Tây Tạng và gia nhập tu viện Đại học Sera lúc 19 tuổi. Ngài tiếp
tục việc học cho đến khi tỵ nạn đến Ấn vào năm 1959. Ở Ấn Ngài cũng
đã hoàn tất chương trình học và nhận văn bằng Geshe Lharampa năm 1978. Ngài
cũng đã nhận bằng Giáo thọ từ Viện Trung Tâm Cao Cấp của Tây Tạng
ở Sarnath. Ngài dạy ở thư viện từ năm 1978 đến nay. Ngài cũng đã dạy
ở Nhật, Úc, Anh, Ái Nhĩ Lan và Thụy Sĩ. Một số sách dạy của Ngài đã
được xuất bản.
Thông dịch viên cho lớp học này là cô Ruth Sonam người Mỹ
56 tuổi. Cô đã nhận bằng Cao học từ Đại học Anh, sống ở Dharamsala từ
năm 1976. Cô có kiến thức khá rộng về triết học Phật giáo, rất linh
hoạt và thực tập như một người diễn giảng, cô đã thông dịch từ
1981 đến nay. Cô cũng đã dịch và xuất bản một số sách của Thượng Tọa
Sonam Rinchen đã dạy. Ngoài ra, ở thư viện còn mở các lớp học dạy tiếng
Tây Tạng từ lớp vỡ lòng và những lớp nâng cao.
5. Phòng Nghiên Cứu và Dịch Thuật.
Được sử dụng bởi các chuyên gia nghiên cứu để giúp
đỡ cho 50- 60 học giả ngoại quốc mỗi năm với mục đích 덊 dịch thuật các tác phẩm văn chương Tây Tạng. Nó cung
cấp nhiều vấn đề quan trọng đến sự xuất bản và phân khoa giáo dục
của thư viện, cũng như ủng hộ nghiên cứu rộng rãi trong tất cả các lĩnh
vực tư tưởng.
6. Phòng Xuất Bản.
Có hai tạp chí xuất bản định kỳ; tạp chí Tây Tạng
và tạp chí Y khoa Tây Tạng, 300 ấn bản bằng tiếng Anh liên quan đến triết
học Phật giáo và những khía cạnh khác của văn hóa Tây Tạng, 140 ấn bản
bằng tiếng Tây Tạng.
7. Phòng Thâu Băng.
Là một trong hai dự án duy nhất trên thế giới, 15,000 giờ
thẩm vấn ghi băng với chức sắc cao cấp Tây Tạng, ghi chép cả hai đời
sống đạo và đời trong máy cassette và băng video.
8. Phòng Quản Lý.
Bộ phận thư viện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã được đăng ký với chánh quyền Ấn Độ, dưới
sự hoạt động xã hội năm 1860, được bộ Đại học Himachal Pradesh công
nhận như một trung tâm nghiên cứu năm 1991.
- *
- * *
Thầy Hằng Đạt là người Việt Nam đang ở Mỹ, Thầy là
đệ tử của Ngài Tuyên Hóa. Ngài Tuyên Hóa là đệ tử của Ngài Hư Vân.
Trong tập "Đường Mây Trên Đất Hoa" có ghi một đoạn, trước
khi viên tịch Ngài Hư Vân có di chúc:" Các con đều là đệ tử riêng
của Thầy, phải nên biết rõ những sự việc đã xảy ra. Sau này, nếu
có lên núi cất am tu đạo, hay ra nước ngoài, các con phải hết sức kiên
trì bảo vệ chiếc Đại y này. Nhưng làm thế nào để giữ gìn chiếc Đại
y này được mãi mãi? Các con phải nên nhớ rõ một chữ là Giới".
Có lẽ do vậy mà tôi thấy Thầy Hằng Đạt thường mặc chiếc y khi đi
ra đường, đây là điểm khác biệt với các Thầy ở Viêt Nam. Thầy cũng
đã cộng tác với Nguyên Phong dịch và phóng tác một số tác phẩm của
Ngài Hư Vân (Đường Mây Trên Đất Hoa), Ngài Đại Sư Hám Sơn (Đường Mây
Trong Cõi Mộng) từ bản tiếng Anh sang tiếng Việt và một vài tác phẩm
Thầy biên soạn mà tôi được đọc (Tôn Giả A Để Sa).
Trong thời gian ở đây, Thầy có quen một số vị Sư Tây Tạng.
Phần lớn là các vị đang có trọng trách đối với Phật giáo Tây Tạng
hiện nay. Vì vậy,Thầy thỉnh các vị này cũng như một số vị Sư ngoại
quốc cúng một bữa trai tăng trước khi Thầy về lại Mỹ. Thầy cũng có
tâm nguyện muốn giới thiệu nghi lễ cúng kính và "Lịch sử Phật
giáo Việt Nam". Thầy đã photo bản tiếng Anh về "Lịch Sử Phật
Giáo Việt Nam", do cô Phương Lan trước đây là giáo sư giảng dạy bộ
môn tiếng Anh Trường Cao Cấp Phật Học tại TP.HCM biên soạn.
Lúc đó, các huynh đệ chúng tôi có mặt tại đây như cô
Vân Liên, cô Hằng Liên, chị Mẫn, Sư Minh Diệu, Sư Trí Quảng, Thầy Thiện
Hữu, Thầy Đức Trường và tôi cùng chuẩn bị, phụ giúp Thầy trong việc
cúng kính. Lúc ấy, Đại Đức Minh Thành cũng có mặt ở Dharamsala nhưng cách
đó 13 cây số. Thầy Hằng Đạt nhờ tôi mời Đại Đức đến tham dự buổi
lễ và có ý nhờ Đại Đức tiếp khách. Nếu như các Sư Tây Tạng và
các Sư ngoại quốc tu theo Phật giáo Tây Tạng, muốn tìm hiểu về Phật
giáo Việt Nam nhân buổi cúng hôm đó thì Đại Đức có thể trả lời hộ.
Dù sao đi nữa, Đại Đại cũng là một trong những Tăng Ni sinh Viêt Nam
đang học ở Delhi, có vốn sinh ngữ khá và là người sang Ấn du học lâu
hơn chúng tôi. Còn Thầy Hằng Đạt bận rộn phải lo nhiều việc khác,
tôi đã cố gắng liên hệ với Đại Đức nhưng không gặp.
Chúng tôi thuê căn phòng Nechung làm phòng trai đường và
thiết lập bàn thờ Phật cũng như chư Tăng ngồi cúng theo kiểu Việt Nam.
Trước tiên, Thầy Hằng Đạt qùy đảnh lễ và tác bạch. Sau lời tác bạch
của Thầy là lời đáp từ của vị Thượng Tọa chứng minh. Kế đến các
vị tụng kinh cầu nguyện và thọ trai. Nói chung cũng nhờ Tam Bảo gia hộ,
nên buổi lễ rất trang nghiêm và thành tựu viên mãn. Trước khi đưa các
vị trở về chùa, chúng tôi cũng không quên thỉnh các vị đến trước
thư viện chụp ảnh lưu niệm.
Ở đây, Thầy cũng đã hướng dẫn chúng tôi thăm một số
nơi, đặc biệt là cuộc viếng thăm những vị Sư Tây Tạng sống độc
cư tịnh tu trên núi cao. Hôm đó, tuy trời mưa to nhưng với tâm thành
chúng tôi đã cố gắng vượt qua những cơn mưa, những con đường đất
đá ghồ ghề, những đoạn dốc núi cao để đến diện kiến các vị. Cuối
cùng, chúng tôi cũng đến đích vàì thăm được một vị sư 75 tuổi,
đang tu khổ hạnh trên núi cao hơn 40 năm.
- "Ô kìa! bóng dáng hình Tăng sĩ
- Một vị Sư già ẩn non cao".
Chúng tôi nói chuyện và hỏi thăm Ngài: "Chúng con còn
trẻ, vào mùa đông ở trong phòng mặc đồ ấm và có cả hít-tơ (đồ dùng
sưởi ấm) nhưng vẫn thấy lạnh, còn Ngài một mình ở trên núi cao đến
mùa đông làm sao chịu nổi?", Ngài nói: "Vào mùa đông, Ngài thường
đi lượm củi đốt lửa để sưởi ấm và quan trọng là nhờ vào sự
quán tưởng Thiền định nên mọi việc cũng bình thường". Chúng tôi
hỏi tiếp: " Về thực phẩm Ngài dùng mỗi ngày do ai cung cấp?"
Ngài đáp: " Những thực phẩm Ngài dùng do các Phật tử từ đồng bằng
mang lên cúng trong mỗi tháng". Nhưng Ngài vẫn thường nhịn đói vì đôi
khi thực phẩm chưa đem lên kịp và Ngài chỉ có Thiền định" Chúng
tôi lại hỏi tiếp: " Trong lúc hành Thiền, có những chướng ngại làm
sao Ngài giải quyết?". Ngài đáp: "Ngài cố gắng khắc phục, tìm
hiểu nguyên nhân đoạn trừ những chướng ngại đó và có một vài trường
hợp khúc mắc không thông suốt, khi có dịp Ngài xuống núi diện kiến Đức
Đạt Lai Lạt Ma để thưa việc. Cũng như chúng tôi hỏi thăm về các Tông
phái Phật giáo Tây Tạng... Tất nhiên là trong lúc chúng tôi tiếp chuyện
với Ngài có hai vị Sư Tây Tạng cùng đi với chúng tôi làm thông dịch.
Sau đó, chúng tôi vào thăm nơi Ngài ở và cúng dường một
ít bánh cũng như chụp ảnh lưu niệm. Tôi quan sát chung quanh chỉ có một
am cốc nhỏ và bốn vách tường được che bằng những tấm đá lát mỏng.
Bên trong chỉ đủ để một cái sạp nhỏ gọi là giường và một bếp nấu
bằng ba cục đá đơn giản. Sau buổi nói chuyện với Ngài, chúng tôi dự
định đi thăm thêm một vài vị nữa nhưng vì quá trưa, hơn nữa phải
băng qua một ngọn núi cao mới có thể thăm được. Vì vậy, chúng tôi quyết
định dùng cơm trưa tại núi. Sau khi xuống núi, chúng tôi đi thẳng đến
Tu viện Tushita viếng thăm cảnh và hỏi thăm một số câu hỏi với hai vị
Sư Tây Tạng.
Tu viện Tushita nằm trên một đồi cao của dãy núi Hy Mã Lạp
Sơn ở độ cao 2100 m. Khí hậu quanh năm mát và lạnh, những lúc lạnh nhất
thỉnh thoảng có tuyết rơi. Tushita được thành lập năm 1972 bởi cố Lạt
Ma Thubten Yeshi, Người lãnh đạo tinh thần của Tổ Chức Bảo Tồn Truyền
Thống Phật Giáo Đại Thừa. Nó ở phía trên và cách McLeodGanj khoảng một
cây số, hết sức tĩnh lặng, đặc điểm này khiến nó trở thành một nơi
lý tưởng cho Thiền định và an dưỡng tinh thần. Vì vậy, Tushita thường
được mở suốt năm nhiều khóa Thiền, thuộc nhiều lãnh vực của Phật
Giáo Tây Tạng. Có thể nội trú trong tu viện, có phòng ốc tiện nghi cho
các thiền sinh đến đây thực tập cho những cuộc tu tập cá nhân hay tập
thể.
- "Trên đỉnh non cao Tushita
- Chim hót trên cành ríu rít ca
- Nơi đây cảnh trí đầy Thiền vị
- Thấp thoáng hương xưa Tushita".
Tôi thấy có nhiều người ngoại quốc hiện đang là tu sĩ
tu theo Phật giáo Tây Tạng và một số khác đến đây tu tập Thiền định
rất đông. Khóa thiền thường tổ chức từ 10-15 ngày hoặc một tháng. Nội
qui cũng rất nghiêm khắc, không được nói chuyện trong thời gian thực tập,
phải luôn chánh niệm tỉnh giác. Bên dưới và bao quanh Tu viện là những
đồi thông ngút ngàn. Bên cạnh Tushita còn có một Tu viện Dhamma Sikhara tu
Thiền Vipassana thuộc chi nhánh của ông N.S Goenka sáng lập.
- "Những đồi thông mênh mông xanh đẹp quá
- Ngát hương thiền tỏa nhẹ khói lam chiều
- Khách nhàn du Thiền định cảnh tịch liêu
- Lòng thanh thoát rủ sạch điều tục lụy"
- *
- * *
Tôi thấy những người dân Tây phương rất có tâm từ thiện.
Vào mỗi buổi chiều, họ thường tập trung về trường học dạy các lớp
mẫu giáo (Youngling school) để dạy tiếng Anh cho các Sư và dân Tây Tạng.
Họ chia ra mỗi nhóm có cùng trình độ từ 5 -10 người để dễ hướng dẫn,
tôi cũng theo học các lớp này trong một thời gian ngắn. Trường học
Youngling này được thành lập bởi một nhà công tác xã hội trẻ người
Tây Tạng, để chăm sóc nhu cầu giáo dục đối với trẻ em mẫu giáo, trước
khi chúng có thể được chấp nhận vào những trường công lập. Vào mùa
đông, trường học Youngling cũng trở thành nhà ở cho những trẻ em mà cha
mẹ chúng phải bận đi xuống những vùng đồng bằng Ấn để bán quần
áo. Việc buôn bán vào mùa đông này có thể được xem như là nguồn kinh
tế chủ yếu của gầìn 50% người dân Tây Tạng.
- *
- * *
Tu viện Namgyal được thành lập bởi Đức Đạt Lai Lạt
Ma thứ 3 vào cuối thế kỷ thứ VI để hỗ trợ Ngài trong việc tiến
hành những hoạt động tôn giáo. Kể từ đó, tu viện nầy chỉỵ phục vụ
duy nhứt cho các vị Lạt Ma. Ở Tây Tạng, có khoảng 175 tu sĩ tu tập trong
Tu viện Namgyal, Tu viện này tọa lạc trong cung điện Potala, tiến hành những
công việc thuộc lãnh vực tâm linh và những nghi lễ tôn giáo cho các vị
Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Tây Tạng. Nét đặc trưng của Tu viện nầy
là sự đa dạng trong pháp môn hành trì, những tu sĩ Namgyal sử dụng tất
cả những kinh điển và nghi lễ của các trường phái lớn thuộc Phật
Giáo Tây Tạng.
Hiện nay ở Dharamsala, gần Mcleodganj cũng có một ngôi chùa
mang tên là Namgyal Monastery, thường gọi Main Temple (Chùa Chính) được xây
dựng trên một đồi cao. Nó nằm cách khu thị tứ Mcleodganj khoảng 500m.
Có hai ngôi chánh điện lớn nằm trên lầu một, tạm gọi là chánh điện
chính và phụ. Vì tôi được biết các chùa ở Singapore, Malaysia và một số
chùa Trung Quốc ở Hoa Kỳ đều xây dựng theo kiểu này cũng có hai chánh
điện. Môt chánh điện dành riêng cho những buổi lễ quan trọng và chư
Tăng trong chùa sinh hoạt, còn một chánh điện để cho Phật tử đến tụng
niệm, lễ bái và khách thập phương tham quan.
Namgyal Monastery này cũng xây dựng và áp dụng theo cách đó,
nên tôi tạm gọi là chánh điện chính và phụ. Ngoài ra, còn có một căn
nhà nhỏ dùng làm nhà cúng đèn nằm kế bên chánh điện chính. Phía trên
chánh điện là nhà thờ những hình ảnh của các vị Đạt Lai Lạt Ma. Phía
sau và bên hông là dãy nhà chư Tăng. Trên con đường dọc theo Tu viện, chúng
ta thường thấy nhiều tu sĩ trẻ vào buổi trưa và chiều, họ thực tập
biện luận với nhau trong khoảng sân, trên con đường dẫn đến khu biệt
thất của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hiện nay, trong Tu viện có khoảng 280 tu sĩ,
trong số đó những vị tu sĩ trẻ đang học những bản kinh chánh yếu của
Kinh Tạng và Kim Cang Thừa của Phật Giáo. Namgyal cũng có một quầy
cà-phê, một phòng phát hành kinh sách và một nhà trọ nằm bên dưới tiếp
giáp với những dãy nhà chư Tăng. Vào thời gian này, Tu viện đang trùng
tu. Vào mùa an cư, các Tăng Ni Tây Tạng đang ở một số nơi gần Tu viện,
thường tập trung về đây sinh hoạt từ sáng đến chiều: Bố tát, nghe
pháp, tụng kinh, luận đạo v.v... Vì hiện nay ở khu vực Dharamsala chỉ có
một số ít chùa, nên không đủ cho chư Tăng Ni cư ngụ. Nhiều vị phải tự
thuê phòng ở bên ngoài.
Sắc phục của các Tăng Ni là màu đỏ sậm, vì các sư Tây
Tạng kể cho tôi biết, ở nước họ có loại cây chế tạo ra thuốc nhuộm
này nên chọn màu y này rất tiện lợi. Tăng Ni Tây Tạng mặc y phục giống
nhau, nên rất khó phân biệt, không như Tăng Ni Việt Nam: Chư Ni Bắc tông
ra đường thường phải đội khăn, nhất là chư Ni ở Huế phải tuân thủ
điều này. Còn chư Ni Nam Tông và chư Ni Khất sĩ đắp y, mặc áo khác với
chư Tăng khi đi ra đường. Phật giáo Tây Tạng ít quan tâm hình thức bên
ngoài mà chỉ chú trọng nhìn vào nội tâm. Vì vậy khi chư Tăng Ni hay Phật
tử tụng kinh, thường thời kinh rất lâu. Trong khi tụng kinh họ hay lắc cả
thân mình và ít để ý vào kinh, khác biệt ở Việt Nam khi tụng kinh rất
chú tâm và trang nghiêm. Hiện nay, chư Ni Tây Tạng khá đông nhưng duy nhất
chỉ có 3 vị vừa mới thọ Tỳ kheo ni ở Đài Loan cách đây hơn một
năm.
Thầy Hằng Đạt có quen Vị Tổng Thư ký chính quyền Tây
Tạng, thường hỏi thăm Thầy về sự truyền thừa Ni bộ và truyền giới
Tỳ kheo ni ở Việt Nam. Thầy hỏi tôi, nhưng tôi không nắm vững lắm.
Tôi đã giới thiệu với Thầy, hiện nay Hòa Thượng Đổng Minh ở Việt
Nam thường nghiên cứu về Luật tạng, Thầy có thể liên hệ với Ngài.
Thầy đã viết thư đến Hòa Thượng rồi, tôi không biết Ngài trả lời
với Thầy chưa. Tôi nghe Thầy Hằng Đạt nói có lẽ Đức Đạt Lai Lạt
Ma giao cho vị Tổng thư ký ấy tìm hiểu vấn đề này để sắp xếp việc
truyền giới cho Ni bộ Tây Tạng trong thời gian tới. Đức Đạt Lai Lạt
Ma đời thứ 14 của Tây Tạng sanh ngày 6 tháng 7 năm 1935 trong một gia đình
nông dân, ở một ngôi làng nông nghiệp nhỏ của Taktser, thành phố Amdo,
phía Đông Bắc Tây Tạng. Sau một cuộc tìm tòi khắp nước, lúc đó Ngài
chỉ mới 2 tuổi, tên là Lhamo Dhondup và được thừa nhận là vị tái sanh
của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Ngài được đưa về thủ đô Lhasa
tháng 10 năm 1939. Sau đó, Ngài được tấn phong một cách chính thức là vị
lãnh đạo tối cao của đất nước Tây Tạng vào ngày 22 tháng 2 năm 1940.
Sự truyền thừa của những vị Đạt Lai Lạt Ma là những hiện thân của
vị Bồ Tát Đại Bi, Chenrezig. Theo yêu cầu của quan Nhiếp chánh, Nội Các
và Hội Đồìng Quốc gia, Ngài được nắm trọn quyền mặc dù Ngài chỉ
mới 15 tuổi, sớm hơn 3 năm so với truyền thống lâu đời. Ngài đã đến
Ấn Độ 젮gày 31 tháng 3 năm 1959 và cư trú tại
Dharamsala từ đó đến nay. Hiện nay gần 80.000 người Tây Tạng đã theo
Ngài và định cư chủ yếu ở Ấn Độ, Nepal (Đông Bắc Ấn Độ), Bhutan
(tên một vương quốc ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cũng thuộc Đông Bắc Ấn Độ)
cũng như ở Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và Canada. Nhằm mục đích để cứu dân tộc
và duy trì nền văn hóa Tổ tiên. Ngài luôn có tâm nguyện bảo tồn nguồn
gốc Tây Tạng và phục hồi nền độc lập cho đất nước. Ngài cũng đã
nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình ngày 10 tháng 12 năm 1989. Tại hội đồng
giải Nobel, Ngài đã kêu gọi hòa bình và mong muốn có những giải pháp đặt
nền tảng trên lòng khoan dung và tôn trọng lẫn nhau, để bảo tồn những
di sản lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới.
- *
- * *
Thầy Hằng Đạt có quen với vị thị giả và vị thông dịch
của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hứa sẽ giúp Thầy gặp Ngài trước khi Thầy
rời khỏi Dharamsala. Tuy nhiên, cần phải liên hệ nhiều lần và đăng ký
tên trước. Sư Giác Hoàng hay tin này, đã hướng dẫn một số Tăng Ni sinh
Việt Nam đang du học tại trường Đại học Delhi lên Dharamsala, tháp tùng
cùng với số huynh đệ chúng tôi đang có mặt tại đây để diện kiến
Ngài. Đợi ở phòng khách khoảng một tiếng đồng hồ mới có thể gặp
Ngài, vì hôm đó khách thăm Ngài cũng đông. May mắn cho đoàn chúng tôi
hôm ấy họ cho mang máy quay phim cũng như máy chụp ảnh vào, nên buổi tiếp
chuyện giữa Ngài với chúng tôi có ghi ảnh đầy đủ. Đoàn chúng tôi có
tất cả là 30 vị: Tôi, Thầy Hằng Đạt, Thầy Thiện Hữu, Thầy Quang Thạnh,
Thầy Huệ Khai, Thầy Đồng Trí, Sư Trí Quảng, Thầy Quảng Thức, Thầy Huệ
Sanh, Thầy Tâm Hạnh, Thầy Pháp Tánh, Sư Giác Hoàng, Sư Minh Diệu, Thầy
Nhuận Trí, Sư Cô Vân Liên, SC.Hằng Liên, SC. Huệ Phúc (chùa Vĩnh Phước),
SC. Huệ Phúc (chùa Bát Nhã) SC.Hương Nhũ, SC.Huệ Nguyệt, SC.Liên Dung, SC.
Liên Hiếu, SC. Liên Hòa, SC. Thoại Mẫn, SC.Giác Nghiêm, SC. Nguyên Hương,
SC.Liên Chương, SC.Huệ Phước, SC.Minh Hiệp và SC.Huyền Dung.
Chúng tôi chuẩn bị khá chu đáo mọi việc, phân công cho một
số vị có nhiệm vụ trong buổi gặp Ngài. Theo dự kiến, khi gặp Ngài là
đảnh lễ, tác bạch, dâng quà lưu niệm; thế nhưng khi gặp Ngài gần như
Ngài chủ động mọi việc, nên chúng tôi không thể làm theo dự định ban
đầu. Chúng tôi gặp ngài khoảng 30 phút. Ngài nói trực tiếp bằng tiếng
Anh, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng Tây Tạng và có vị thông dịch nói giúp,
Thầy Hằng Đạt thay lời cho đoàn vấn an sức khỏe Ngài và trả lời một
số câu hỏi. Buổi nói chuyện rất thấm tình đạo vị, Ngài hỏi thăm tình
hình Phật giáo Việt Nam hiện nay như thế nào? Cũng như việc du học của
các Tăng Ni sinh Việt Nam và các môn học tại trường Đại học Delhi. Ngài
hứa sẽ cho 4 học bổng cho những vị nào muốn học hỏi nghiên cứu theo
Phật giáo Tây Tạng. Ngài yêu cầu đoàn tụng kinh bằng tiếng Việt cho
Ngài nghe. Thầy Huệ Khai hướng dẫn đoàn tụng bài chú Đại Bi và bài
kinh Bát Nhã. Trong khi chúng tôi tụng kinh Ngài cũng chấp tay và lắng nghe,
kế tiếp là một vài vị thưa hỏi một số vấn đề.
Trước lúc chia tay, Sư Giác Hoàng, Thầy Đồng Trí, Thầy
Quang Thạnh dâng lên Ngài hai tấm ảnh tranh lụa nói về văn hóa Việt Nam
làm quà lưu niệm. Sau đó, Ngài ban cho chúng tôi mỗi vị là một chiếc khăn
choàng cổ màu trắng và một tượng Phật nhỏ. Lúc ấy tôi vừa sung sướng
vừa cảm động, đứng trước mặt tôi là một bậc Thầy cao cả, một vị
Đạt Lai Lạt Ma tái sanh hiện đời bằng xương bằng thịt, chứ không phải
viễn vong xa lạ. Khuôn mặt Ngài lúc nào cũng hoan hỷ và nở nụ cười,
như toát lên một tình thương trang trải đến mọi người. Chúng tôi ai nấy
cũng tranh thủ chụp ảnh chung và được nắm tay Ngài-một vị lãnh đạo
tinh thần của dân tộc Tây Tạng. Sau cùng, đoàn chúng tôi cũng phải tạm
biệt Ngài trong sự luyến tiếc vô vàn.
- " Diễm phúc thay! Gặp Ngài Lạt Ma
- Tái sinh hiện kiếp cõi ta bà
- Độ đời dìu dắt bao sanh chúng
- Bể khổ trầm luân mau thoát ra"
Một dịp khác, tôi lại được diện kiến và nắm tay
Ngài trong buổi gặp public (công cộng). Hôm đó có khoảng 400 người ngoại
quốc, 30 người Ấn và số đông là dân Tây Tạng. Từ mờ sáng họ đã
kéo nhau đến Main Temple đứng xếp hàng chờ vào thăm Ngài. Ban tổ chức sắp
xếp cho những người dân Ấn thăm Ngài trước, kế đến người ngoại quốc
và sau cùng là dân Tây Tạng. Tôi biết trong đó có nhiều người đã gặp
Ngài nhiều lần nhưng vẫn muốn gặp nữa. Đặc biệt, có một cô người
Mỹ đứng phía sau tôi cảm động đến nỗi cô khóc. Tôi thấy vậy liền
hỏi: " Tại sao cô khóc?". Cô trả lời: "Từ lâu tôi mong muốn
được gặp Ngài, lòng ao ước đó hôm nay trở thành hiện thực, khiến
tôi quá xúc động". Ngài đứng ở một vị trí trước nhà khách, từng
người đi ngang qua nắm tay Ngài và được Ngài ban cho một sợi dây chúc
phúc. Tôi rất tiếc hôm đó, họ không cho mang máy vào để ghi ảnh lưu niệm.
Tôi cảm nhận rằng những người dân Tây Tạng đặt niềm
tin vào Ngài một cách tuyệt đối. Khi nghe Ngài đi qua đoạn đường nào,
họ đứng chờ đón Ngài một cách thành tâm và cung kính. Hôm ấy, có nhiều
người đứng hai bên lề đường cầm hương, hoa nhưng tôi không quan tâm mấy.
Tôi mãi thờ thẫn lang thang trên đường phố. Một người đàn ông Tây Tạng
đến nói với tôi: " Đức Đạt Lai Lạt Ma sắp đi ngang qua đoạn đường
này, bạn có thể đứng tránh vào lề đường. Khi đó tôi mới biết và cũng
đứng chờ đón Ngài. Tôi thấy một đoàn xe chạy ngang qua, chiếc xe dẫn
đầu là Indian police (cảnh sát Ấn Độ), kế tiếp là xe Ngài ngồi cùng với
vị thị giả và sau cùng là một đoàn xe hộ tống Ngài. Lúc xe Ngài chạy
qua đoạn đường tôi đứng, mọi người chắp tay xá Ngài và Ngài cũng chấp
tay chào mọi người. Từ khắp mọi nơi, trong nhà cũng như quán xá đều
treo và thờ ảnh Ngài rất trang nghiêm cung kính. Những tranh ảnh , sách
báo in hình Ngài được phát hành nhiều nơi.
Trong dịp này, tôi gặp một anh chàng người Mỹ. Anh kể
cho tôi nghe là hiện nay anh đang làm luận án Tiến sĩ về đề tài" Sự
Khác Biệt Giữa Phật Giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa ". Anh đến Thái
Lan làm tu sĩ được 3 tháng và xin ở chùa Thái. Các Phật tử Thái thấy
anh mang hình thức tu sĩ, nên họ đã offer (cúng dường) đồ dùng hằng
ngày. Nhưng anh ở đó chỉ thu thập được một ít tài liệu. Anh tranh thủ
sang Ấn để được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma mà từ lâu anh rất ngưỡng
mộ cũng như cần tìm thêm một số tài liệu, bổ sung cho luận án của
anh. Anh đến Dharamsala đã 10 ngày và còn phải đi thăm một số nơi khác,
trở về Mỹ trước ngày hết hạn Visa, nên anh không có thời gian nhiều.
Anh xin tôi một số tài liệu, nhưng lúc đó tôi không có sẵn. Tôi đã cho
địa chỉ và giới thiệu Thầy Hằng Đạt, nếu anh ta cố gắng liên hệ
Thầy sẽ giúp cho. Anh cũng kể cho tôi biết, ở Thái Lan Phật tử rất
qúy mến và kính trọng chư Tăng. Có lễ do anh làm tu sĩ ở Thái Lan trong
ba tháng đã ảnh hưởng nếp sống Thiền môn, nên khi chụp hình lưu niệm
với tôi, anh không chịu đứng mà ở tư thế anh qùy.
- *
- * *
Thời gian ở đây, tôi có tham dự nghe bộ luận do Đức Đạt
Lai Lạt Ma giảng trong 10 ngày cả buổi sáng và chiều. Chúng tôi phải mang
cơm theo cho buổi ăn trưa tại Main Temple. Lúc vào nghe pháp, có hai lối đi;
một lối cho chư Tăng Ni và dân Tây Tạng, một lối cho những người ngoại
quốc kể cả tu sĩ. Phải bước qua chiếc máy rà và được khám xét. cẩn
thận. Trong đó có sự hiện diện của 500 Phật tử từ Đài Loan đáp máy
bay sang đây nghe pháp. Ngài ngồi trên pháp tòa cao giữa chánh điện, đối
diện với số Phật tử Đài Loan được ưu tiên ngồi bên trong để dễ
thông dịch. Vị trí ngồi nghe pháp cũng được sắp xếp theo ban tổ chức.
Những người ngoại quốc ngồi bên tay trái của chánh điện. Các Sư và
dân Tây Tạng ngồi xung quanh và bên dưới khu vực chùa, ngoại trừ một số
vị ngồi hầu pháp bên trong. Ngài giảng bằng tiếng Tây Tạng, sau đó vị
sư trẻ, 26 tuổi người Đài Loan đã tu theo Phật giáo Tây Tạng trong 5 năm,
thông dịch lại cho 500 phật tử Đài Loan nghe. Tiếng Anh được thông dịch
cùng một lúc, bắt bằng máy tầng số FM, nghe earphone (không phát ra
ngoài). Hiện nay, Thầy Hạnh Tấn, Thầy Hạnh Nguyện người Việt Nam định
cư ở nước Đức đang học và hành trì theo Phật giáo Tây Tạng, cũng
như có một chú bé người Việt Nam sanh tại Mỹ 14 tuổi, đang tu học theo
Phật giáo Tây Tạng hơn một năm và nay đã chuyển sang một tu viện ở
Singapore và Thầy Quảng Trí vừa ở Mỹ sang đây thọ giới Tây Tạng cách
đây 5 tháng.
- *
- * *
Những ngày lễ đặc biệt hàng năm của Tây Tạng: Ngày
6-7-8 tháng hai, ngày Tết Tây Tạng. Ngày 16 tháng sáu, ngày Đức Phật Đản
Sanh, Thành Đạo và Niết Bàn. Ngày 6 tháng 7, ngày sinh nhật của Đức Đạt
Lai Lạt Ma. Ngày 3 tháng 8, ngày Đức Phật Chuyển Pháp Luân đầu tiên
(trong dịp ngày lễ này, một số người ngoại quốc đang tu theo Phật giáo
Tây Tạng đã mời tôi, chị Mẫn và một số Sư Thái Lan lên Tu viện
Tushita tụng thời kinh tưởng niệm). Ngày 18 tháng 11 ngày Đức Phật trở
lại cõi ta bà từ cung Trời. Ngày 10 tháng 12, ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đăng Quang và những ngày lễ khác. Những ngày lễ này thường được tổ
chức tại Main Temple. Nếu như chúng ta đến vào những ngày này sẽ chứng
kiến đủ các sắc thái sinh hoạt mang truyền thống Tây Tạng.
Đối với Phật giáo Tây Tạng ngày Phật Đản Sanh, Thành
Đạo và Niết Bàn cùng chung một ngày. Đôi khi cùng ngày như Việt Nam hoặc
sau một tháng tùy theo lịch Tây Tạng mỗi năm. Ở đây, tôi đã có dịp
tham dự buổi lễ Phật Đản. Giống như Việt Nam, sáng sớm ngày Rằm
tháng tư hằng năm, số đông chư Tăng Ni và Phật tử của 17 Quận, Huyện
tập trung về Chùa Vĩnh Nghiêm tại Thành phố Hồ Chí Minh để tham dự lễ.
Hôm ấy ở đây cũng vậy, có khoảng 3000 chư Tăng Ni, đồng bào Phật tử
Tây Tạng cũng như một số người Ấn và dân ngoại quốc đến tham dự.
Lễ đài trang trí đơn giản, chương rình hành lễ cũng tương tự như Việt
Nam nhưng có điều đặc biệt là nhân ngày này, tôi thấy có một số
thanh niên, thiếu nữ phát nguyện lạy Tam Bộ Nhất Bái (ba bước một lạy)
trên một đoạn đường dài. Sau buổi lễ chư Tăng Ni tập trung vào chánh
điện tụng kinh, Phật tử và quan khách lễ Phật và viếng chùa. Hôm ấy,
tôi không thê tưởng tượng nổi một số lượng người Ấn ăn xin khoảng
từ 600 - 700 người lớn, nhỏ, già, trẻ và ngay cả một số đạo sĩ ngồi
hai bên đường. Tôi có được 32 Rs lẻ chỉ cho đủ 32 em bé. Những người
dân Tây Tạng tuy họ đang tỵ nạn trên đất Ấn, nhưng hôm ấy họ cũng
phát tâm bố thí.
Sau khi dự lễ Phật Đản, trên đường đi về thư viện,
tôi gặp lại anh bạn người Mỹ tên là Stephen 27 tuổi. Anh cũng sang đây
nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng. Tôi hỏi anh sáng nay có đến Main
Temple dự lễ không. Anh trả lời, anh đến Main Temple lúc 3 giờ sáng. Nghe
anh nói vậy tôi lại thấy thẹn hơn, vì lúc 3 giờ sáng có anh bạn người
Úc đến phòng mời tôi cùng đi với anh lên Main Temple để dự lễ Quy Y. Hôm
ấy có Đức Đạt Lai Lạt Ma chứng minh và truyền giới cho một số Phật
tử. Nhưng tôi quá nhát gan, hơn nữa lúc đó "con ma hôn trầm"
đang lầm bầm; giờ này còn sớm, đi không tiện, nguy hiểm lắm v.v... Lỗ
tai cũng ủng hộ theo, ừ nhỉ! Đi giờ này trời còn tối lắm, sáng sớm
đi tốt hơn. Tâm cũng đồng ý tán thành điều đó, nên tôi từ chối và
thế là anh ta không dám đi một mình, bỏ lỡ cơ hội thọ giới. Nhưng chiều
rằm hôm đó anh đã xin một vị Thượng tọa Tây Tạng chứng minh và truyền
giới cho anh trở thành Phật tử, pháp danh là Sonam Dalden. Anh rất phấn khởi
kể lại sự việc đó cho tôi nghe.
Trở lại đoạn đối thoại với anh bạn người Mỹ, tôi
hỏi anh đi đâu, anh trả lời bây giờ anh đi thăm Ngài Karmapa 16 tuổi, vừa
từ Trung Quốc sang cách đây 5 tháng. Tôi mong muốn được gặp Ngài từ
lâu nhưng chưa có dịp. Nghe nói vậy, tôi cùng đi với anh và ba người Phật
tử Tây Tạng. Thế là năm người chúng tôi đến thăm Ngài Karmapa bằng xe
Buýt. Khi đến nơi, tôi thấy có nhiều người ngoại quốc đang ghi tên
vào thăm Ngài. Tôi trực nhớ sáng nay đến Main Temple quá sớm nên không
mang passport (hộ chiếu) theo. Ít khi ra đường tôi mang theo passport vì ở thư
viện có người bảo vệ, nên nghĩ để ở nhà bảo đảm hơn. Tôi cố gắng
tìm trong túi xách xem có giấy tờ nào mang theo không. May mắn cho tôi có
mang theo thẻ sinh viên ký túc xá ở Delhi nhưng đã "hết hạn".
Tôi cố gắng trình bày và thuyết phục Indian Police (Cảnh sát Ấn Độ). Tôi
là tu sĩ cho tôi được vào thăm Ngài và nhờ anh bạn Mỹ bảo lãnh. Thế
là các Indian Police và những người có trách nhiệm đồng ý cho tôi vào thăm
Ngài, tất cả mọi người đều khám xét một cách cẩn thận.
Chúng tôi vào bên trong chánh điện lễ Phật, khoảng nửa
giờ sau thì Ngài ra cho mọi người thăm. Ngài nói chuyện bằng tiếng Tây
Tạng và có người thông dịch ra tiếng Anh. Ngài kể sơ lược về chuyến
đi qua Ấn, Ngài gặp một vài khó khăn nhưng Ngài tin tưởng ở Đức Quan
Thế Âm gia hộ nên đến nơi đây được an toàn. Ngài cảm ơn và chúc mừng
những Tăng ni, Phật tử, những người ngoại quốc cảm mến đã đến
thăm Ngài nhân dịp ngày Phật Đản. Ngài thường hay nhìn tôi vì lúc ấy
tôi mặc chiếc y màu khác với các tu sĩ khác. Sau cùng từng người sắp hàng
đi ngang qua Ngài ban cho một chiếc khăn màu đỏ chúc phúc. Khi đến lượt
tôi, tôi chắp tay xá Ngài và Ngài cũng chắp tay đáp lại. Tôi cố gắng
nói với người thông dịch là xin Ngài cho tôi được chụp ảnh chung,
nhưng ông ta trả lời là không thể được.
Sau khi thăm Ngài Karmapa trở về lại thư viện, tôi thấy một
số chư Tăng Ni và những Phật tử Tây Tạng thuộc khu vực thư viện lập
bàn thờ và ngồi tụng kinh ngoài trời. Chiều hôm ấy trời hơi nắng và
thỉnh thoảng có cơn mưa phùn nhưng các vị vẫn ngồi tụng. Tôi thấy cảm
động nhiều, nghĩ mình cũng là tu sĩ,ì đang là sinh viên nhưng tự nhiên tấm
lòng thành phát tâm. Tôi liền quay vào phòng lấy ít tiền để offer (cúng
dường) đến 6 vị Tăng và 2 vị Ni. Mỗi vị là 50 Rs (15.000 VND).Tôi nghĩ
rằng chư Tăng Ni tu theo Phật giáo Tây Tạng rất đông, một số ở chùa
còn một số đông tự xoay sở mọi việc, chỉ đến ngày lễ mới tập
trung về chùa sinh hoạt. Bên cạnh thư viện cũng có chùa Nechung nhưng chư
Tăng và Phật tử tại đó cũng đang sinh hoạt. Còn các vị ở thư viện
muốn làm lễ phải tự lập bàn thờ trước thư viện để cúng kính tụng
niệm.
- *
- * *
Hằng năm, ngày 6 tháng 7 là ngày sinh nhật của Đức Đạt
Lai Lạt Ma, từ các cấp lãnh đạo chính quyền cho đến toàn dân, đều làm
lễ mừng ngày sinh nhật của Ngài mà tôi đã có dịp tham dự buổi lễ đó.
Thường có hai địa điểm để tổ chức lễ; ở Main Temple (Chùa chính)
và ở Tipa (Trường học). Từ mờ sáng, mọi người lần lượt tập trung
về Tipa, một địa điểm khá tốt (gần Dharamkot) có khoảng sân rộng chứa
nhiều người. Hôm đó có khoảng 4000 người vì có cả dân Ấn đến tham
dự. Tuy sân trường rộng nhưng không đủ sức chứa. Bao quanh trường là
những đồi thông bát ngát. Có nhiều người lên đó đứng hướng về lễ
đài. Lễ đài được trang trí nhiều cờ, nhiều hoa tươi. Chính giữa lễ
đài họ kê một chiếc bàn, trên bàn là một bức ảnh lớn của Đức Đạt
Lai Lạt Ma và những lẳng hoa tươi được đặt xung quanh, cũng như những
chiếc khăn màu trắng biểu tượng cho lòng thành kính, thanh bạch dâng lên
Ngài nhân dịp ngày sinh nhật lần thứ 65. Phía sau ảnh Ngài là một tấm
hoa văn lớn nhiều màu sắc, tượng trưng cho trí tuệ.
Từ ngoài nhìn vào lễ đài, bên phải là Quốc kỳ Tây Tạng,
bên trái là cờ Phật giáo, có treo nhiều biểu ngữ bằng tiếng Tây Tạng,
duy chỉ có một biểu ngữ bằng tiếng Anh:"Long Live His Holiness the Dalai
Lama" (Nguyện cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma được sống lâu). Buổi lễ kỷ
niệm sinh nhật Ngài do chính quyền Tây Tạng tổ chức. Những vị
Rinpoche(Những vị có phạm hạnh cao) và một số chánh quyền cũng như những
đại biểu danh dự đều cùng 렮gồi trên một
tấm thảm dưới nền của lễ đài. Phía bên dưới dành cho tất cả những
người tham dự lễ. Vì số người quá đông nên ban tổ chức phải làm việc
cho đến 9 giờ 30 mới tiến hành lễ chính thức. Tôi đã cố gắng len lỏi
giữa những dòng người để lên trước lễ đài chụp ảnh và theo dõi
ghi lại chương trình. Ban tổ chức thấy tôi vừa chụp ảnh vừa đứng
ghi chép, họ mời tôi ngồi chỗ hàng ghế dành cho nhà báo, có lẽ họ tưởng
tôi là phóng viên. Nhờ vậy, tôi có thể xem kỹ buổi lễ và quang cảnh
xung quanh.
- "Lễ sinh nhật toàn dân làm tưởng niệm
- Sáu lăm năm Ngài tái hiện cõi trần
- Là lẽ sống cho hàng triệu con tim
- Cho dân tộc được thừa hưởng thâm ân".
Bắt đầu là lễ chào cờ, họ chọn đôi 젮gũ học sinh hát Quốc ca, diễu hành, thổi kèn và đánh
trống. Song song với lúc hát Quốc ca, hai lá cờ Phật giáo và cờ Tổ quốc
Tây Tạng, từ từ được kéo lên. Trong giờ phút trang nghiêm này, họ
đang hướng về Tổ quốc, hướng về vị cứu tinh cho dân tộc, vị lãnh
đạo tối cao và là linh hồn của toàn dân Tây Tạng. Tiếp theo lễ chào cờ
là phần tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu tham dự gồm một số
vị có chức sắc cao, đang lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng hiện nay, cũng
như một số quan khách chánh quyền và đặc biệt có đại biểu chính phủ
Ấn đến tham dự. Sau phần giới thiệu, kế tiếp các vị đang ở trên lễ
đài đến trước ảnh Ngài dâng chiếc khăn trắng và mặc niệm. Tiếp nữa
là đọc diễn văn khai mạc và những bài phát biểu cảm tưởng. Trong đó
có lời cảm tưởng đại diện cho chính phủ Ấn, Ông phát biểu: "Đây
là lần thứ ba Ông được tham dự buổi lễ này, Ông cũng gặp Ngài Đạt
Lai Lạt Ma nhiều lần và rất mến mộ Ngài. Ông hứa sẽ tận tâm giúp đỡ
chính quyền và những người dân Tây Tạng có những bước tiến bộ hơn
nữa về mọi mặt: Xã hội, Kinh tế, Văn hóa... để cùng sánh vai với
các nước bạn ". Sau lời phát biểu của Ông là những tràng vỗ tay của
dân Tây Tạng vang lên như tỏ lòng mong muốn và biết ơn, tiếp theo là lễ
trao bằng khen, giải thưởng cho tập thể và cá nhân.
Tôi hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy các chú Sa Di và một số
Phật tư,í mang những mâm cơm chiên đến phát cho mỗi người một nắm
cơm. Hỏi ra mới biết, những hạt cơm này mang ý nghĩa là sự chia cơm xẻ
áo của cộng đồng những người dân đang tụy nạn. Tôi được biết, một
điều rất hay là dân chúng đang tổ chức lễ sinh nhật của Ngài rất trọng
thể, nhưng trong thời gian này Ngài lại Retreat (nhập thất). Nhân dịp
này, Ngài đã gởi một số bằng khen và những giải thưởng đến trao tặng
cho một số vị. Buổi lễ kéo dài đến 11giờ trưa, kế tiếp là chương
trình văn nghệ đến 4giờ 30 chiều mới chấm dứt. Tôi đã xem khoảng 28
điệu múa truyền thống dân tộc Tây Tạng. Mỗi điệu múa đều mang một
ý nghĩa riêng cùng với những sắc phục khác biệt. Đội ngũ tham gia
chương trình là học sinh, công nhân viên, kể cả nam, phụ, lão, ấu. Đặc
biệt đội ngũ chính là những cụ ông, cụ bà khoảng 60- 70 tuổi, bởi
chính những cụ lớn tuổi mới có thể biểu hiện được truyền thống và
những hoạt cảnh của Tây Tạng. Trước khi họ biểu diễn, một người
đại diện trong đoàn đứng trước ảnh Ngài thành kính thầm nguyện và
dâng lên Ngài chiếc khăn trắng, sau đó quay lại chào khán giả. Tôi thật
sự xúc động khi xem đến hoạt cảnh những cụ già và các em bé đang lâm
vào cảnh màn trời chiếu đất, đói khát khổ cực, bệnh hoạn. Hoặc điệu
múa của các cụ già khoảng 60- 70 tuổi cùng xiết tay nhau, cùng bảo vệ
nhau gìn giữ quê hương Tổ quốc; Và điệu múa của thanh thiếu niên dâng
lên Vị Lãnh đạo Tâm linh Tối cao của họ những chiếc khăn trắng, bằng
tất cả tấm lòng thành, nhân ngày sinh nhật lần thứ 65 của Ngài.
- "Chiếc khăn màu trắng lòng thanh bạch
- Kính cẩn dâng lên trọn nỗi niềm".
Thỉnh thoảng có những cơn mưa nhỏ nhưng họ vẫn biểu
diễn, trong khi khán giả bên dưới thì che dù đứng xem. Từ lễ đài, tôi
nhìn xuống thấy những chiếc dù to lớn, đủ màu sắc rực rỡ vươn lên
giữa đám đông người trông rất lạ mắt. Thật đáng tiếc máy ảnh của
tôi lúc đó đã hết phim. Trong buổi văn nghệ hôm đó còn có sự đóng
góp của những học sinh Ấn với ba tiết mục. Sau cùng là một đội múa
lân biểu diễn theo truyền thống Tây Tạng trước khi kết thúc.
- *
- * *
Vào một dịp khác, Thầy Phước Nghiêm, cô Liên Hiếu và
tôi đã viếng thăm một địa điểm gọi là Bir. Nơi đó, có một số
ngôi chùa Tây Tạng khá lớn với nhiều kiểu kiến trúc. Có hai loại phương
tiện chính đến Bir: xe Buýt hoặc Taxi. Chúng tôi đã thuê chiếc Taxi trong
một ngày và khởi hành lúc 6 giờ sáng, đoạn đường nhỏ có nhiều đèo
dốc và xấu. Có những đoạn đường đèo giống như Đà Lạt vì dọc
theo hai bên đường là những đồi thông xanh bát ngát, thỉnh thoảng có
con suối băng ngang qua con đường. Đoạn đường từ Dharamsala đến Bir 80
cây số, nhưng chúng tôi phải đi mất 3 giờ đồng hồ mới đến nơi. Rất
may là chúng tôi khởi hành sớm và hôm ấy ít xe chạy trên con đường.
Ngôi chùa đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm là chùa Palyul
Choekhorling lớn và rộng. Có khoảng 200 tu sĩ đang sinh hoạt nơi đây.
Chúng tôi vào chùa lễ Phật và viếng cảnh xung quanh, cũng như tìm hiểu một
số vấn đề, sau đó chúng tôi tạm biệt các Sư để viếng thăm ngôi
chùa khác. Ngôi chùa kế tiếp, chúng tôi ghé thăm được mang tên là Bir. Một
vị Sư Tây Tạng cho chúng tôi biết: Ngôi chùa này được xây dựng lâu nhất
ở vùng này; Vì thế người dân ở đây lấy tên vùng đất này đặt tên.
Hiện nay, trong chùa có khoảng 60 vị, lúc chúng tôi vào thăm hầu hết các
Sư đang tụng kinh, nên chúng tôi không vào lễ Phật được, chỉ viếng
thăm cảnh và hỏi thăm một vài câu hỏi về lịch sử ngôi chùa này.
Ngôi chùa thứ ba, chúng tôi ghé thăm la chùa Jurmeling. Cũng đúng vào lúc
chùa đang làm lễ kỷ niệm Pema Awan Chogar, lễ này được cử hành trong 7
ngày hôm đó là ngày cuối. Chỉ có vài vị Sư đang tụng kinh bên ngoài
và ban lộc cho các Phật tử. Chúng tôi cố gắng tìm hiểu và ghi nhận một
số vấn đề. Vì tranh thủ thời gian nên chúng tôi vội chụp ảnh lưu niệm
với các Sư rồi đi thăm chùa khác. Kế tiếp là chúng tôi đến thăm chùa
Dzongsar, ngôi chùa này thuộc trường phái Sakya. May mắn chúng tôi gặp được
vị tri khách Anh văn khá lưu loát và thâm hiểu nhiều vấn đề. Vì vậy
đã lôi cuốn chúng tôi lưu lại đây khá lâu. Có nhiều sự kiện đăc biệt
mà chúng tôi cần phải tìm hiểu. Ngôi chùa xây dựng cách đây 25 năm với
một kiến trúc tỉ mỉ và sắc sảo, mang sắc thái của dân tộc Tây Tạng.
Vị trí ngôi chùa nằm tựa lưng vào núi, bao quanh chùa là những dãy nhà Tăng,
được chia làm nhiều phòng. Trước mặt chùa là một khoảng sân khá rộng,
có thể chứa khoảng vài ngàn người vào các dịp lễ lớn. Theo vị tri
khách cho biết: Hiện nay, chùa có khoảng 330 vị Tăng, kể cả những người
ngoại quốc đến đây nghiên cứu và tu tập theo Phật giáo Tây Tạng. Vị
đương kim trụ trì ngôi chùa này là Ngài Khenrinpoche, 81 tuổi từng là
giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại. Nhưng hôm ấy chúng tôi đến,
Ngài đã đi thăm Đài Loan hơn 3 tháng. Phía sau dãy nhà chư Tăng là một
khu biệt thất dành riêng cho Ngài. Từ sân thượng lầu hai nhìn lên núi,
xa xa là những am thất để Ngài và chúng Tăng trong chùa nhập thất. Mỗi
năm Ngài thường lên núi nhập thất từ 3 đến 4 tháng. Trong chùa này có
thờ nhiều ảnh của các vị Đạt Lai Lạt Ma như Ngài Lodro đời thứ 2,
Ngài Sakya Trizin đời thứ 41... Chúng tôi cũng thăm nơi thờ Ngài
Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) từ Ấn Độ sang Tây Tạng truyền giáo vào thế
kỷ thứ VII. Phía bên trái Ngài là thờ vị vua Song Tsen Gampo đã ủng hộ
Ngài truyền giáo ở Tây Tạng. Bên tay phải thờ vị Milarepa và một số tượng
của các vị Tổ khác. Chúng tôi cũng không quên ghé thăm ngôi nhà thờ
Ngài Xá Lợi Phất, sau đó vào nhà khách dùng trà và tạm chia tay.
Ngôi chùa sau cùng chúng tôi đến thăm là chùa Palpung. Muốn
đến ngôi chùa này chúng tôi phải trải qua những đoạn đường ghồ ghề.
Thật là tội nghiệp cho bốn bánh xe phải dẫm lên những cục đá nhỏ
trên con đường và có những dòng suối băng ngang. Ngồi trên xe, chúng tôi
nhìn xuống bên dưới thung lũng là những ngôi nhà nhỏ xíu, lụp sụp, những
cánh đồng chia thành những ô vuông thẳng tắp, những nông phu và những
đôi bò đang kéo cày dưới ánh nắng trưa. Thỉnh thoảng người nông phu lại
quất một roi vào mông và thúc bò đi nhanh hơn. Tôi cảm thấy thương cho
chúng nhiều, phải mang lông đội sừng để đền nợ. Hai bên đường có
những cụ già, những chàng thanh niên Ẩn khoẻ mạnh đang ngồi đục những
tảng đá lớn thành những cục đá nhỏ vuông vắn. Mồ hôi ướt đẫm cả
áo, nhưng họ vẫn tươi cười trả lời khi bác tài hỏi thăm đường.
Trước măt 場ôi là những đồi thông bát
ngát một màu xanh rì. Tôi đang miên mang liên tưởng cảnh vật ở đây sao
giống quê hương Việt Nam thì thầy Phước Nghiêm vỗ vai, chỉ ngôi chùa
xa xa trước mặt, đã cắt đứt dòng tư tưởng. Chúng tôi reo lên: sắp đến
chùa rồi!
Tu viện Palpung đặt theo tên một tu viện nguyên thủy của
Ngài Tai Situpa. Tu viện này là trung tâm hành chánh cho trên 180 tu viện ở
Tây Tạng, một trong những trường học Phậ 봠giáo quan trọng. Nổ i tiếng với một thư viện trên
324.000 đầu sách và một công trình sưu tập kỹ thuật vĩ đại khoảng
10.150 Thangka bức tranh. Vài trăm năm qua, Palpung đã dẫn đường cho những
kỷ xảo trong hội họa và là nơi nền tảng của phong cách hội họa Kagyu
Tây Tạng.
Hiện nay, ở Bir tu viện Palpung này được xây dựng trên
2,5 Hecta, đối diện với Viện Nghiên Cứu Phật Học. Đây là một big
building (Tòa nhà lớn), với một kiến trúc qui mô đồ sộ. Có khoảng 126
phòng cá nhân dành cho Tăng chúng, 3 Hội trường lớn và 6 Điện thờ. Tất
cả những nét truyền thống của chùa chiền Phật Giáo Tây Tạng được hội
tụ về đây: Tu viện được xây dựng bằng vậ 봠liệu hiện đại. Kiểu dáng dựa theo khoa hình vẽ cổ,
các phòng ốc được bố trí tùy theo chức năng. Đứng từ giảng đường
chính, nhìn ra là khoảng sân rộng được bao bọc bởi những dãy nhà Tăng.
Hiện nay, tu viện có hơn 300 Tỳ kheo và 100 vị Sa di. Tu viện Palpung có 5 tầng
lầu (chưa kể tầng trệt)
Tầng trệt nơi dành cho những sinh hoạt chung: Mộ 촍 giảng đường dành cho việc giảng dạy và chiếu
Video; Phòng dạy múa - nơi đó để các Sư tập luyện điệu múa Lạt Ma.
Các điệu múa này bày tỏ ý nghĩa tinh thần của các nghi lễ; Một phòng
triển lãm và hội nghị; Bên ngoài tu viện là Viện bảo tàng dùng để
triển lãm các nghệ thuật và văn hóa Tây Tạng; Một phòng thâu băng
cassette, và đĩa CD ROM nhằm giúp các tu sĩ có cơ hội, trau dồi kiến thức
trong việc tu và học. Đó cũng là phương tiện tạo thêm nguồn thu nhập lợi
nhuận cho nhà chùa. Ngoài ra, còn có phòng kho, phòng tắm và nhà vệ sinh.
Lúc chúng tôi vào thăm đúng vào giờ ngọ,썊 nên thấy các vị Sư Tây Tạng lớn, nhỏ đang mang bát
và đĩa lấy cơm.
Lầu 1: Có 27 phòng cho chư Tăng, phòng tiếp tân, phòng
khách, giảng đường, viện bảo tàng, phòng triển lãm và hội họp, một
khoảng sân rộng và những nơi tiện nghi phục vụ công cộng.
Lầu 2: Gồìm có một chánh điện với 20 cây cột. Một
pho tượng Phật Di Lặc cao khỏang 12m. Trên tường là những bức tranh vẽ
Thangka, bàn ghế bằng gỗ được chạm trỗ tỉ mỉ sắc sảo. Có 4 sảnh
đường - nơi mà những nghi lễ đặc biệt được hành trì suốt ngày.
Bên cạnh đó có mộ 촠phòng khách, một văn
phòng chính, một phòng họp cho chư tăng, một phòng ăn khá lớn và 49
phòng nhỏ dành cho chư Tăng.
Lầu 3: Một gian nhà phuc vụ cho nghi lễ; Trong đó có 10.000
pho tượng bằng đồng mạ vàng cao 2,54 cm; Một bộ kinh Phật gồm 108 quyển
và 225 quyển sớ giải; Tám pho tượng Bồ Tát và một pho tượng Phật A
Di Đà. Có một thư viện rộng và 5 căn phòng dành cho các vị Lat Ma tái
sanh, những văn phòng quan trọng, phòng ăn, và 29 phòng dành cho các vị
Rinpoche.
Lầu 4: Có một gian nhà lớn hình bát giác, duy trì những lời
dạy của Đức Phật và các sớ giải mà các Lạt Ma thường tụng đọc
suốt ngày. Ngoài ra, còn có một thư viện và một số phòng dành cho các vị
Lạt Ma.
Lầu 5: Có 3 đại sảnh được che bởi một mái phết vàng
rộng 42 x 68 cm, cao 4m.
Chào từ giã ngôi chùa này, trên con đường đi về tôi
nhìn thấy rất nhiều tấm bia mộ của các Sư Tây Tạng đã viên tịch.
Có lẽ vậy nên gọi địa danh này là Bir. Chúng tôi tìm một chỗ thật
lý tưởng là cội Bồ Đề, bên dưới có dòng suối và hàng trúc xanh để
làm nơi thọ thực. Bữa cơm đơn giản với đồ kho, cà chua và dưa leo do
cô Liên Hiếu chuẩn bị trước, vì bụng đói nên chúng tôi dùng cơm cũng
nhiều và hơi gấp gáp; Vì vừa ngừng xe là có một anh người Ấn đến
xin quá giang, mang cơm cho Ba của anh đang nằm ở bệnh viện. Chúng tôi
không kịp cảm ơn cội Bồ Đề đã giúp cho chúng tôi có một nơi mát mẻ
để thọ trai, nhưng tôi nghĩ rằng được giúp cho anh chàng Ấn kia cũng
như biết ơn cội Bồ Đề rồi. Điều này đã làm tôi liên tưởng đến
sự kiện Đức Thế Tôn sau khi thành đạo, Ngài chưa vội đi mà lưu lại
để quán tưởng và biết ơn cội Bồ Đề che nắng mưa trong 49 ngày, trợ
duyên cho Ngài thành đạt Phật quả.
Trên con đường về lại Dharamsala, chúng tôi không dự định
ghé thăm ngôi chùa Gyuto Ramoche mà Ngài Karmapa đang ở, nhưng khi xe chạy
ngang qua, thấy có nhiều xe đang đậu trước sân chùa. Chúng tôi nói với
bác tài hoan hỷ quay xe lại vào thăm ngôi chùa này. Khi vào chùa mới biết
hôm ấy cũng có một số người đến thăm Ngài đang ghi tên. Thế là
chúng tôi cũng ghi danh vào thăm Ngài. Đây cũng là một duyên lành cho Thầy
Phước Nghiêm có dịp diện kiến Ngài, riêng tôi và cô Liên Hiếu được
gặp Ngài lần nữa. Nhưng lần này số người đến thăm Ngài đông hơn lần
trước, chỉ gặp Ngài khoảng 10 phút. Hôm đó Ngài không nói chuyện, thứ
tự từng người một đi qua, Ngài ban cho mỗi người một chiếc khăn màu
đỏ. Mọi người ra về, Ngài lên sân thượng đứng nhìn và vẫy tay chào
tạm biệt.
Rời khỏi ngôi chùa này, chúng tôi thẳng đến thăm Tu viện
Norbulingka (Vườn Ngọc). Norbulingka ở Dharamsala được ủy thác để bảo tồn
văn hóa Tây Tạng mà nó đang bị sự đe dọa triệt tiêu trên ngay xứ sở
của chính nó. Tu viện này tọa lạc trong thung lũng bên dưới Dharamsala, cách
Văn phòng trung tâm quản lý Tây Tạng 6 km. Công trình được xây cất bắt
đầu từ năm 1988. Tu viện này khánh thành và chính thức hoạt động vào
năm 1995. Hiện nay Tu viện có khoảng 300 người đang làm việc ở đây. Phần
lớn trong số đó vừa từ Tây Tạng đến bao gồm nhiều nghệ nhân, nhân
viên quản lý, nhà văn, nhà giáo. Hơn 70 sinh viên đang được đào tạo về
ngành văn chương và các ngành kỷ nghệ khác. Tu viện này đang nâng cao nghệ
thuật văn chương truyền thống Tây Tạng bao gồm các phần: Trung tâm nghệ
thuật, Hàn lâm viện, Văn hóa Tây Tạng, Trung tâm nghiên cứu Văn hóa, Văn
chương, phòng ấn hành và thư viện. Sau khi viếng thăm Tu viện này trời cũng
sắp tối và mưa, chúng tôi vội vã tạm biệt mọi người, ra xe trở về
Dhamlasala.
Có thể nói Phật giáo du nhập vào Tây Tạng đầu tiên năm
173 sau Tây lịch ở triều đại vua Lha Thothori Nyantsen, nhưng thịnh hành nhất
vào thế kỷ thứ VII do vua Songtsen Gampo (617-650) với tâm nhiệt thành ủng
hộ Phật Pháp thỉnh cầu Ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) từ Ấn sang. Ngài
đã hàng phục các nhà chú thuật ngoại đạo lúc bấy giờ, cũng như mời
thêm các đạo sư khác. Song song với viêc làm đó, nhà vua phát tâm xây dựng
nhiều chùa chiền và đã kêu gọi cứ 7 gia đình phát tâm ủng hộ cho 1 Tăng
sĩ tu học. Vua âm thầm gởi các học giả sang Ấn học Phạn ngữ, để từ
đó tạo ra một loại chữ riêng cho Tây Tạng, mới có thể thu thập tiếp
nhận tất cả những kinh điển Phật giáo.
Nhưng đến thế kỷ thứ IX, Phật giáo đi vào thời kỳ
đen tối bởi vua Langdarma tàn ác đối với Phật giáo không thể kể xiết,
buộc Tăng sĩ phải hoàn tục đi lính, làm những việc nặng nhọc và Ni
chúng bắt giải vào làm trong cung. Mãi đến triều đại vua Rinchen Zangpo
(958- 1055). Nhờ sự hậu thuẩn của vua, Phật giáo mới ổn định phát triển
và các tông phái sau đó được hình thành. Phật giáo Tây Tạng có 4 tông
phái chính sau đây:
1. Phái Kagyupa: Do tổ sư
Tilopa (988- 1069) sáng lập truyền thừa qua nhiều vị cho đến Ngài Gampopa.
Từ Ngài Gampopa chia làm 4 dòng chính:
- - Baram Kagyu.
- - Pagtru Kagyu.
- - Karma Kamtsang Kagyu.
- - Tsalga Kagyu.
Ngài Karmapa đời thứ 17 hiện nay thuộc phái Kagyupa. Ngài
là hậu thân của đời Karmapa thứ 16. Ngài viên tịch taị Hoa Kỳ năm
1981. Tôi cũng đã thấy ảnh Ngài đời thứ 16, được thờ tại phòng tiếp
khách chùa Palpung ở Bir. Trung tâm chính của phái này là tổ đình Rumtek
ở Sikkim thuộc khu vực Đông Bắc Ấn. Trong tương lai, Ngài Karmapa sẽ về
ở tổ đình này.
2. Phái Nyingma: Do tổ sư
Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) sáng lập vào thế kỷ thứ VII, khi Ngài từ Ấn
Độ đến Tây Tạng do lời thỉnh cầu của vua Songtsen Gampo. Phái Nyingma cũng
chia làm 4 dòng chính:
- Dòng Nyingma
- Dòng Kama
- Dòng Terma
- Dòng Dagnang
Phái Nyingma truyền thừa cho đến Ngài Dilgo Khyentse đã
viên tịch năm 1993 tại Bhutan. Hiện nay tại Ấn, phái này có hai tu viện
chính. Tu viện thứ nhất là tu viện Ogyen Mindroling ở tiểu ban Uttar Pradesh
thuộc vùng Clement, Ấn Độ. Tu viện thứ hai là tu viện Nyingmapa ở phía
Nam Ấn có khoảng 1500 Tăng sĩ đang tu học tai đây.
3. Phái Sakya: Do tổ sư
Konchog Gyalpo sáng lập năm 1073. Vị đạo sư hiện tại của phái này là
Ngài Sakya Trizin sinh năm 1945, đang sống và lưu vong tại Ấn, là giáo chủ
phái Sakya đời thứ 41. Tôi cũng được thấy ảnh đời trước của Ngài
đang thờ tại chùa Dsongsar ở Bia. Tu viện chính của phái này là tu viện
Sakya tại Rajpur thuộc tiểu ban Uttar Pradesh, Ấn.
4. Phái Gelugpa: Do tổ sư
Tsong Kapa (1357- 1419) sáng lập. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 hiện tại
sinh năm 1935 là hậu thân chính thức của Đạt Lai Lạt Ma Thubten Gyatso đời
thứ 13, viên tịch ở Tây Tạng năm 1933. Ngài là bậc Thầy vĩ đại cuả
thế kỷ. Con người Thần Thánh được Phật tử thuộc phái truyền thống
Kim Cang Thừa, vô cùng tôn kính như là một hóa thân sống của Bồ Tát
Quan Thế Âm. Ngài là linh hồn của dân tộc Tây Tạng hiện nay. Phái
Gelugpa có ba tu viện chính nổi tiếng. Tu viện Gaden tọa lạc trên một
vùng cao nguyên, có khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt, có khoảng 2000
tăng sĩ. Tu viện Sera khoảng 3000 Tăng sĩ. Thầy Hạnh Tấn, Thầy Hạnh Nguyện
trước đây đã tu học cũng như Tu viện Drepung đều thuộc miền Nam Ấn.
- *
- * *
Khi ở Việt Nam, tôi có viết bài "Dĩ Vãng và Hôm
Nay," với tâm nguyện thiết tha được xuất gia làm người tu sĩ. Tâm
nguyện ấy cũng trở thành hiện thực và cũng kể từ đó tôi đuợc sự
giáo dưỡng của chư Tôn Đức, Trưởng Lão, Thượng Tọa, Đại Đức
Tăng, Ni giáo đoàn III mà trực tiếp là vị Thầy Bổn Sư. Tôi đã hầu cận
bên Thầy, được Thầy dìu dắt dạy bảo tôi những bước chập chững đầu
tiên và suốt lộ trình từ ấy đến nay. Trong hành trình tu học, tôi cũng
đã đi qua những chặn đường thăng, trầm, vinh, nhục, buồn vui lẫn lộn
của kiếp người. Như là một bài học vô giá, tạo cho tôi rèn luyện
thêm nghị lực để bước tiếp những chặn đường còn lại của đời sống
này.
- " Xin cho con thêm nghi lực tinh thần
- Để tiến bước giữa trần gian phiền não".
Điều diễm phúc nhất cho tôi đã không đánh mất tâm niệm
ban đầu và vẫn giữ được màu áo Thiền môn năm xưa. May mắn hơn, sau lễ
Vu Lan năm 1998 tại Tịnh Xá Ngọc Lương, nơi quê hương tôi được lớn lên
với nhiều kỷ niệm của tuổi thơ. Với hàng dừa cao vút ngã mình soi
bóng, những cánh đồng xanh mơn mởn xa tận chân trời, với dòng sông tắm
mát của những buổi trưa hè... Một phút lòng bỗng nhớ lại bài thơ
"Nhớ Con Sông Quê Hương" của Tế Hanh:
- " Quê hương tôi có con sông xanh biếc
- Nước gương trong soi tóc những hàng tre
- Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
- Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh
- Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
- Giữ bao nhiêu kỷ niệm của đời tôi
- Tôi giữ mãi mối tình người mới mẻ
- Sông của quê hương, sông của tuổi tre
- Sông của Việt Nam nước Việt thân yêu..."
Được sự chấp thuận của Giáo Đoàn III, Tỉnh Hội Phật
Giáo Tỉnh Khánh Hòa, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, các cấp Lãnh đạo Chính
quyền cũng như Thầy Bổn Sư tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt, cho việc
hoàn tất thủ tục xuất cảnh. Vừa được sang Ấn, tôi đã sớm có
duyên đi chiêm bái đảnh lễ các Thánh Tích Phật Giáo và nay lại được
diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 thuộc tông phái Gelugpa và
Ngài Karmapa đời thứ 17 thuộc tông phái Kagya Phật giáo Tây Tạng.
Có cuộc họp mặt nào trọn vẹn mà không phải chia tay!. Cũng
thê, quyển sách nào cũng phải có trang cuối cùng của nó!. Có con đường
nào đi mãi mà cảm thấy thăm thẳm chiều sâu? - Con đường học Phật. Có
những con người nào chỉ mới gặp một lần, hai lần... mà cảm thấy
kính mến, thân quen? - Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài Karmapa, chư Tăng và Phật
tử Tây Tạng. Có những nơi nào chỉ đến một lần, hai lần... mà nhớ
mãi khó quên? -Dharamsala (miền Bắc Ấn). Hình ảnh và hạnh nguyện các
Ngài đã thu hút và đánh thức biết bao nhiêu Phật tử phương Tây, cũng
như đóng một vai trò quan trọng trong việc xiển dương Phật giáo đến với
Đời và Đạo, mang nhiều an lạc lợi ích, giải thoát cho chúng sanh đang
trôi lăn trong kiếp luân hồi vô tận. Tôi đã cố gắng ghi lại cảm xúc
trong những tháng ngày Trên Núi Đồi Hy Mã. Với tâm trạng mong muốn chia xẻ
nỗi niềm ấy đến cùng các vị. Vẫy tay chào tạm biệt Dharamsala, trở về
Delhi chuẩn bị cho năm học mới. Thật là thân thương trìu mến biết bao,
80 ngày Trên Núi Đồi Hy Mã đã để lại trong tôi bao kỷ niệm, như góp
phần điểm thêm chất liệu cho cuộc hành trình tu tập."
- Sang xẻ lòng tôi với mọi người
- Nỗi niềm trang trải khắp cùng nơi
- Mùa hè ghi lại bao kỷ niệm
- Làm hành trang vạn nẻo đường đời".
- Thích Giác Hành
- Mùa Hạ, năm 2000.
http://www.buddhismtoday.com/viet/truyen/013-muahe.htm
|
|