- VĂN TÀI MẪN TIỆP
- (Trích TRUNG
QUỐC PHẬT THOẠI)
Thời
Nam Tống, Vương Thập Bằng lúc chưa hiển đạt, muốn đến kinh đô Lâm
An ứng thí, lập công danh; quá Ôn Châu, không thích ở khách sạn, lại muốn
tìm một nơi nào an tĩnh để trọ đỡ, bèn qua Ngõa Giang đến Giang Tâm Tư
(cù lao ở giữa sông).
Ở
Giang Tâm Tư có ngôi chùa tên là Trung Xuyên Tự. Vị Phương trượng của
chùa là người rất ưa thế lợi, thấy Vương Thập Bằng ăn mặc sơ sài,
hơi nhíu đôi mày, hỏi với giọng không mấy cảm tình :
--
Nhà anh là ai ? Đến đây có việc chi
?
Vương
Thập Bằng chắp tay vái chào rất mực cung kính nói :
-- Tại
hạ là Cử nhân ở Nhạc Thanh Hoa, muốn đến kinh sư ứng thí lập chữ
công danh. Nghe đồn lão sư phụ là người có cảm tình với người đọc
sách, nên đặc biệt đến đây bái phỏng và xin lưu lại vài ngày để chờ
thuyền đi Lâm An.
Vị
Phương trượng này cũng vỏ vẻ đôi chút văn học, thường cùng một số
văn nhân xướng họa thi thơ luôn. Nay nghe Vương Thập Bằng nói thế không
lẽ cự tuyệt, bèn nói :
--
Tôi rất thích những người đọc sách, không biết chú em có biết đề
thơ ra câu đối hay không ?
Vương
Thập Bằng biết lão hòa thượng này coi mình không ra gì, nhưng cũng nói :
--
Thập Bằng này cũng biết vỏ vẻ chút ít.
--
Thế thì còn gì bằng ! Lão hòa thượng nói. Trên sơn môn tự viện chúng
tôi còn thiếu một đôi câu liễn, xin tiên sinh vui lòng bổ khuyết cho.
--
Thập Bằng này kiến thức còn hạn hẹp, học vấn lại cạn cợt, đâu
dám múa rìu qua mắt thợ !
Lão
hòa thượng cho rằng Thập Bằng không thể nào làm nổi đôi câu đối ấy,
mới nói :
--
Xem tướng mạo nhà anh, tôi đã rõ 8, 9 phần 10 chân tướng rồi. Tài học
không cao thâm thì đừng hòng ở lại tự viện chúng tôi !
Vương
Thập Bằng nghe Hòa thượng nói thế, trong lòng phát giận, nhưng vẫn cố
dằn lòng nói :
--
Xin sư phụ ra đề, để tôi cố làm thử xem.
Vị
lão Phương trượng ngước lên nhìn thấy mây trắng lững lờ trôi; cúi
nhìn xuống Ngõa Giang, nước triều cuồn cuộn chảy, bèn nói :
-- Lấy
đề tài mây và nước triều nhé !
Hòa
thượng kêu chú tiểu đem văn phòng tứ bửu ra, Vương Thập Bằng cầm viết
viết ngay một đôi liễn :
Vân triêu triêu triêu triêu triêu triêu triêu triêu tán
Triều
trường trường trường trường trường trường trường trường tiêu.
Lão
hòa thượng xem rồi, đọc dọc không xong, đọc ngang không thành, trong
lòng vừa thẹn vừa giận, mới lớn tiếng nói :
--
Xem ra nhà anh cả đời chỉ biết được có hai chữ, lại cả gan xưng mình
là Cử nhân.
Vương
Thập Bằng nói :
--
Xin sư phụ đừng vội nóng, để tiểu sinh đọc cho ngài nghe nhé !
Nói
rồi cất giọng sang sảng đọc :
Vân triêu triều, triêu triêu triều, triêu triều triêu tán.
Triều
trường trướng, trường trường trướng, trường trướng trường tiêu.
Thì
ra ở vế đầu các chữ thứ 2, 4, 5, 7 và 9 phải đọc là "triêu",
có nghĩa là buổi sáng, là ban mai; còn các chữ kia thì đọc là "triều",
có nghĩa là triều kiến, triều bái.
Ở
vế sau, chữ thứ 3, 6 và 8 phải đọc là "trướng", có nghĩa là
dâng lên, đầy lên; những chữ khác vẫn đọc là "trường",
nghĩa là thường, luôn. Qua giọng đọc của Vương Thập Bằng, hai câu đối
có nghĩa là:
Sáng ra mây tụ, ngày ngày tụ, tụ rồi lại tan.
Thủy
triều thường lên, thường thường lên, lên rồi lại xuống.
Lão
hòa thượng nghe xong, mặt đỏ bừng, đành cứng miệng, giây lát mới nói
:
--
Ta xem ra nhà anh không có tài viết văn làm thơ đâu, chỉ được cái miệng
đốp chát thôi. Nếu anh quả có biệt tài thì hãy làm cho ta một bài thơ
bốn câu, chữ của mỗi câu phải có cùng một bộ. Làm được bài thơ đó
ta mới cho ở lại, bằng không thì mời anh xéo đi nơi khác cho.
Vương
Thập Bằng vốn lười đôi co, nhưng nhìn lại thấy thời gian đã về chiều
không còn sớm sủa nữa, nên đành phải làm một bài thơ thôi.
Thơ
rằng :
-
Triết hải
giang thâm ba lãng lưu
-
Ân cần tư
tưởng oán bi sầu
-
Khách quan
tiêu định hàn song túc
-
Đạt đạo tiêu
dao viễn cận du. (*)
Cưỡng
dịch :
-
Suối sổ sởn sơ sông sẽ sâu
-
Láo liêng lợi lộc lại lo lâu
-
Khổ khách
khó khăn khôn khắn khít
-
Đại đạo điêu đầu đố được đâu.
Lão
hòa thượng xem xong trong lòng đã bội phục, nhưng lại chưa cam tâm, nói :
--
Tiên sinh thật là bậc học vấn đầy người, lão đây rất kính trọng
và bội phục. Nếu tiên sinh một bút viết ra được hai chữ, lão đây sẽ
cho dọn giường nệm tốt, mời tiên sinh ở lại. Còn nếu viết không được
ư ? Xin chớ trách lão tăng vô tình không lưu khách.
Vương
Thập Bằng nghĩ : "Cái này thật là khi mình quá mức, lại còn muốn
làm khó dễ nhau nữa ư ?" - Bỗng nhiên Thập Bằng nhìn thấy trên đại
điện đang treo hai chữ (thiên tâm), linh cơ máy động, huơ bút nhắm hai chữ
trên phết phẩy một phát biến hai chữ ấy thành (vị tất).
Trước
tình cảnh đó, sắc mặt Hòa thượng xám xanh, chỉ có nước chịu thua, mời
Vương Thập Bằng vào chùa ngơi nghỉ.
Về
sau, Vương Thập Bằng thi đỗ Trạng nguyên, làm đến chức Hàn lâm, người
ta mới đem đôi liễn thuở nọ khắc ở cổng Trung Xuyên Tự.
Lưu Văn Khởi
ghi theo lời thuật của Trương Quốc Căn.
http://www.buddhismtoday.com/viet/truyen/vantaimantiep.htm