Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
HỌ VÀ TÊN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
(SGK Hán Ngữ Bắc Kinh – Trần Chước chủ biên)
Tâm Tú trích dịch

Đại đa số họ của các dân tộc trên thế giới xuất hiện khá muộn. Sớm thì vài trăm năm, muộn thì vài chục năm. Trãi dài mấy ngàn năm lịch sử Trước công nguyên, người phương Tây rất muộn mới có họ, lịch sử họ của các dân tộc khác lại càng ngắn hơn, thậm chí có những dân tộc đến nay vẫn chưa chấm dứt tình trạng có tên không có họ.

Trung Quốc là nơi có truyền thống văn hóa dòng họ lâu đời nhất thế giới. Ở Trung Quốc, đại khái là 3000 năm ở những thời kì Châu, Thương đã xuất hiện dòng họ và hiện còn tồn tại đến nay. Chính vì thế mà trong nền văn hóa Trung Quốc xa xưa đã bao hàm văn hóa dòng họ rất xán lạn. Điều đó được thể hiện qua những câu thành ngữ: “Mũ ông Trương đội đầu ông Lý ”, “Mao Toại tự tiến cử”; “Từ nương đa tình”, hoặc những câu nói lối : “Bà Vương bán dưa, vừa bán vừa khoe”, “Vương tiểu nhị ăn tết – càng lúc càng khó khăn”, hoặc những câu nói thân quen như: “nhà ông Trương dài, nhà bà Lý ngắn”, “Ba ông thợ giày thối, hợp thành Gia Cát Lượng”..v.v…, ở trong những từ ngữ này bao hàm họ tên, và sự hàm nghĩa trong những câu nói đó cũng có sự quan hệ của họ tên. Nếu loại trừ ra những tên họ đó, thì những thành ngữ, tục ngữ này cũng sẽ không còn tồn tại.

Trong chữ Hán, chữ “tánh” () bên trái là bộ “nữ”(), bên phải là bộ “sanh” (), ghép lại mà thành. Ý nghĩa ban đầu là: “người nữ sanh con cái”.  Ở chế độ mẫu hệ, người mẹ là đại diện cho thị tộc, đứa con chỉ biết đến mẹ của mình mà không biết cha là ai, vì vậy người con phải theo mẹ. Lúc ấy, mọi người đối với những sự vật hiện tượng không hiểu biết rõ ràng. Ví dụ: đối với những hiện tượng tự nhiên như: mưa, gió, sấm, sét, và những thiên tai như cháy rừng, động đất, lũ lụt ..v.v… rốt cục là từ đâu mà có, mọi người đều không có cách nào giải thích các hiện tượng trên một cách khoa học, nên đã nảy sinh tâm trạng vừa thần bí vừa đáng sợ, vừa mừng vừa lo vừa sùng bái. Họ mang tâm lý này đối với tự nhiên đi kiếm tìm đáp án, họ nhận thức sai lầm rằng: mỗi thị tộc đều có mối quan hệ thân thuộc hoặc là những mối quan hệ đặc thù nào đó gắn liền với động vật, thực vật hoặc những thứ không có sinh mạng như: núi, nước, mây.v.v…, họ đem những sự vật hiện tượng ấy tạo nên đối tượng để sùng bái, hy vọng có thể đạt được sự phò trì, những sự vật hiện tượng được sùng bái đó gọi là “vật tổ”. Từ “Vật tổ” này, thêm bộ “nữ” () bên cạnh liền trở thành xưng hiệu của thị tộc ấy. Đó chính là ý nghĩa ban đầu của chữ “tánh”()họ)

Căn cứ vào sự khảo chứng của các chuyên gia, vật tổ của dòng họ “Khương” () lúc ban đầu là con dê () vật tổ của họ “Vân”() là mây () Kinh Thi nói: lúc ban sơ có người con gái tên Khương Nguyên, vì không có con nên đã ra ngoài đồng cầu xin trời thưởng cho bà một người con, bà đạp lên dấu chân của vật khổng lồ, tâm linh nhận thấy cảm động, bèn mang thai và sanh ra một người con trai. Người con trai này chính là tổ tiên của họ Chu. Người Chu mang họ Cơ ()bên trái chữ Cơ () là bộ nữ (); bên phải là chữ Vạn ()bộ nữ () là biểu thị do người phụ nữ tên Khương Nguyên sanh ra, lúc đầu hình dáng chữ Vạn () giống dấu chân con gấu, nhân đây mà vật tổ của người Châu là con gấu.

Vào thời xã hội thị tộc phụ hệ, thông thường thực hiện chế độ một vợ một chồng, một người nam chỉ kết hôn với một người nữ. Lúc ấy, người con sinh ra không chỉ biết mẹ là ai mà lại còn phải biết cha là ai, con cái cùng huyết thống với cha đã trở nên minh xác, rõ ràng rồi. Về sau, những người con trai cùng cha được trưởng thành và kết hôn, sanh nuôi con cái, lại trở thành một gia đình riêng của chính mình. Lúc gia tộc mỗi lúc mỗi trở nên rộng lớn, những người con lại lập nên những gia đình mới, có những trường hợp không thể không phân chia ra, đi đến những vùng đất mới để sinh sống. Thông thường những tình huống này, người con trai lớn phải ở lại kế thừa tài sản và dòng họ của cha. Những người con khác sau khi phân chia đi nới khác, mặc dù họ vẫn giữ gìn dòng họ của thị tộc mình, nhưng vì để phân biệt sự khác nhau với các gia tộc khác, họ liền đặt cho gia tộc mình một xưng hiệu khác gọi là “Thị” (). Rất rõ ràng, “Thị” vốn là thuộc của “Tánh”, sau lại mới từ từ độc lập ra, cho nên thường thường có vài thế hệ người cùng “tánh “ () không cùng “thị”(). Ở xã hội nô lệ, chỉ có quý tộc mới có “tánh” và “thị”. Ở thời cổ đại, tác dụng của “tánh” và “thị” không giống nhau. “Tánh” là để biểu thị rõ ràng quan hệ huyết thống, hạn chế hôn nhân. Nếu nam nữ cùng “tánh” không cùng “thị” thì không thể kết hôn, mà đồng “thị” không đồng “tánh” thì có thể kết hôn. Lúc ban đầu, thông thường “thị” là để đặt tên phong địa, tên quan chức. Vì vậy, “thị” đã trở thành một loại tiêu chí của địa vị xã hội.

Ở Trung Quốc hiện nay, trong chữ Hán còn tồn tại “tánh”, “thị”. Thông thường bên phải của “tánh”, “thị” có bộ ấp ()…., tuyệt đại bộ phận đều là tên nước, tên phong địa hoặc là tên thành thị. Ví dụ như : họ Đặng ()Hình()Lang()Quách()Trịnh()v.v….; Lại có những họ như là : Hoa ()Tưởng()Mông()Cái()Tô()Trần()Dương(). .V.v….những họ này ngày xưa đều là địa danh, xem ra cũng có khoảng hơn ngàn họ.

Ở Trung Quốc thời cổ đại, vị quan phụ trách công trình kiến thiết gọi là Tư Không; quan phụ trách quản lý quân đội và quân đội tài vụ gọi là Tư Mã; quan phụ trách các công việc công an, pháp luật, giám ngục gọi là Tư Khấu; quan phụ trách công tác giáo dục bồi dưỡng gọi là Tư Đồ….. Về sau, danh xưng của các vị quan này đều trở thành họ. Đó là lí do có những họ kép. Nói đến họ tên Gia Cát Lượng, hầu như không ai lại không biết đến ông. Vậy thì, họ kép “Gia Cát” là từ đâu mà có? Trong sách lịch sử nói, họ “Gia Cát” có hai nhánh: Tổ tiên của dòng họ này đều là họ “Cát”: một nhánh họ “Cát” đầu tiên vốn là ở Gia Thành của tỉnh Sơn Đông ngày nay, về sau dời đến kinh đô Lạc Dương, nhân vì nơi đây đã có họ “Cát” rồi, nên những người mới dời đến gọi là “Gia Cát”; Một nhánh khác xuất hiện cuối niên đại nhà Tần. Lúc bấy giờ trong cuộc khởi nghĩa nông dân có một vị tướng quân nổi tiếng tên là “Cát Anh”, lập nên rất nhiều công lao. Sau khi triều Hán lập nên, hoàng đế liền phong tước vương tại Gia Thành cho con cháu của ông. Vì vậy, những người trong gia đình này đều đổi họ thành Gia Cát.

Sau triều đại nhà Tần, nô lệ đều được giải phóng, trở thành người dân tự do, từ đây mọi người đều có họ. Trong sinh hoạt giao tiếp hằng ngày, “tánh” và “thị” dần dần không còn phân biệt nữa.

Ban đầu, sự xuất hiện tên họ khá tùy tiện, có người là thợ gốm thì dùng họ “Đào” (đồ gốm) làm họ; có người làm nghề thầy pháp liền lấy họ “Vu” (thầy pháp) làm họ; có người ở gần vùng ao đầm, ruộng vườn, thì lấy họ “Trì” (ao), họ “Viên” (vườn). v.v…Ở Trung Quốc thời Đông Hán có một nhà văn học nổi tiếng tên Đông Phương Sóc, cha ông vốn là họ Trương, khi ông chưa sanh ra thì cha ông đã qua đời, mẹ ông sau ba ngày sanh ra ông cũng cũng đã mất. Một người hàng xóm gần nhà cảm thấy xót thương ông nên ẳm ông về nuôi dưỡng nên người. Theo truyền thuyết, khi ông sanh ra, phía đông vừa phát sáng, liền dùng “Đông Phương” làm họ, đặt tên ông là Đông Phương Sóc. Hiện tượng đổi họ như thế rất thường xảy ra, đặc biệt là ở xã hội Phong kiến, mọi người đều kiêng cử trực tiếp gọi tên của vua hoặc những bậc trên trước, lúc xưng hô tên họ của những vị này phải dùng một từ ngữ nào đó để thay thế, nếu không như vậy sẽ mắc tội bất kính, không chừng bị chém đầu nữa là khác. Sau khi có vị hoàng đế mới lên ngôi, nếu trong tên họ của vị vua ấy có trùng với tên họ của người dân, như vậy thì họ của người dân này phải thay đổi, cải thành một chữ khác có ý nghĩa tương đồng, phát âm tương đồng, hoặc một chữ gần giống, hoặc cũng có thể đổi thành một chữ có hìng dạng giống nhưng phát âm khác. Ví dụ vua Minh đế thời kì Đông Hán, họ Lưu tên Trang. Lúc bấy giờ, những ai có họ Trang đều lấy chữ Nghiêm có ý nghĩa tương tự để đổi họ của mình. Ngay cả Trương Tử Lăng là bạn đồng học của phụ thân vua Minh Đế cũng không thể không đổi tên thành Nghiêm Tử Lăng. Mãi đến sau khi triều Hán diệt vong, mới có người khôi phục lại họ Trang, nhưng cũng có người vẫn giữ họ Nghiêm cho đến ngày nay.

“Tên” () trong chữ Hán phía trên là bộ “tịch” (), có ý nghĩa là trời về đêm tối tăm; phía dưới là bộ “khẩu” (). Ý nghĩa của chữ “danh” vốn hàm ý là “đêm về lên tiếng chào nhau”. Người xưa, khi chưa có tên, gặp mặt nhau chỉ gật gật đầu, hoặc là dùng tay chào nhau. Ban ngày thì không có vấn đề gì lớn, nhưng đêm xuống không nhìn rõ ai cả thì phải làm sao đây? Chỉ còn có cách dùng miệng để lên tiếng chào hỏi. Từ đó dần dần mà có tên. Ban đầu, tên của mỗi người khá đơn giản, thường thường là căn cứ vào đặc điểm sinh lý của mỗi người mà xưng hô. Vì dụ: có người khá mập thì gọi tên là “Mập”; người khác dáng dấp cao thì gọi là “Cao To”.

Lúc trước, tên của người Trung Quốc, đặc biệt là tên của những người nông thôn phần lớn đặt rất tùy tiện. Đặt tên cho con gái, thường không ngoài những từ : Hoa, Thảo, Hương, Thục, Cúc, Cầm. Đặt tên cho con trai đa số là: Thiết Trụ, Thiết Đản, Kim Tỏa, Ngân Tỏa, Đồng Tỏa, Đại sơn, Thạch Đầu, Ngưu Oa.v.v…, đều là mong cho con gái lớn lên xinh đẹp, thùy mỵ, điềm đạm; mong cho con trai khỏe mạnh, cường tráng, bình an, lớn lên có thể ăn nên làm ra. Về sau, đặc biệt là những nhà có học, tên gọi càng lúc càng trang trọng, thường mang những ý nghĩa thật thâm thúy. Ở Trung Quốc, nhà họa sỹ nổi tiếng tên Đồ Bi Hồng, lúc nhỏ gia đình nghèo quá, không thể đi học, tự cảm thấy cô đơn lẻ loi, giống như cánh chim nhạn lìa bầy, cảm giác thật sầu bi, nên ông đã đổi tên gọi là Bi Hồng. Hồng chính là con chim Nhạn. Nhà địa chất quá cố của Trung Quốc tên Lý Tư Quang, ông vốn tên là Lý Trọng Quý, lúc nhỏ thông minh hiếu học, năm 14 tuổi ông đã tham gia thi tuyển du học Nhật Bản dạng công phí và đậu thủ khoa. Khi ông viết bản đăng kí, đã viết nhầm họ tên vào mục tuổi tác, lúc ấy tên họ trở thành là Thập Tứ, làm cách nào đây? Lúc ấy lại không có tiền để mua một bản đăng kí khác, trong lúc nguy cấp ông chợt nghĩ ra cách : lấy chữ Thập đổi thành chữ Lý, nhưng lại cảm thấy Lý Tư nghe cũng không hay, nên ông lại viết thêm chữ Quang vào. Tư Quang hàm nghĩa là “Tứ diện quang minh” (bốn bề xán lạn). Như vậy, tên Lý Trọng Quý về sau đã trở thành Lý Tư Quang, nổi danh thiên hạ. Tác giả bài quốc ca của Trung Quốc tên là Nhiếp Nhĩ, ông vốn tên là Nhiếp Thủ Tín, nhưng về sau, mọi người phát hiện lỗ tai ông đặc biệt rất thính, đối với các loại âm thanh phản ứng rất nhạy, nhân đây mẹ ông đã đổi tên ông thành Nhiếp Nhĩ, giống như thể khắp thân ông đều có tai, thảo nào về sau ông đã đạt được thành tựu rất lớn trong lĩnh vực âm nhạc.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/vh/hovaten_trungquoc.htm

 


Vào mạng: 29-4-2009

Trở về mục "Văn hoá Phật giáo"

Đầu trang