Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
PHẬT  NGỌC CHO HÒA BÌNH THẾ GIỚI
Minh Mẫn

 Tuong Phat ngoc

Phật Ngọc, như mọi người được biết, sau khi xuất xưởng tại Thái,  với sự chỉ huy trực tiếp của các Lạt Ma, chịu trách nhiệm bởi chủ nhân  xưởng điêu khắc, và giám sát thường xuyên của ông Ian Green, Việt Nam là nước đầu tiên vinh hạnh được triển lãm. Chủ nhân  Tượng Phật Ngọc nói: Việt Nam xứng đáng là nước đầu tiên đăng ký triển lãm Phật Ngọc, các bạn vốn hiền hậu, hiếu khách và có một tinh thần tín ngưỡng sùng kính, nhân dịp triển lãm tại Đà Nẳng, điểm dừng đầu tiên tại Việt Nam, chúng tôi được tham dự lễ Hội Quan Âm tại Ngũ Hành Sơn, một lễ hội truyền thống của quý vị, thể hiện nét văn hóa đặc thù…chúng tôi rất mãn nguyện và hãnh diện!

 Vâng, dưới mắt của một Phật tử nước ngòai, lễ hội Quan Âm trùng vào dịp triển lãm Phật Ngọc đã tạo một không khí sôi động, khẳng định một niềm tin truyền thống vững chắc đối với Phật giáo, đồng thời thể hiện một sự cởi mở mà đất nước đang hội nhập tòan cầu; Tiếp theo, Đànẳng, Bà Rịa, Sài gòn, Hốc Môn, lượng người từ ngày đầu đến ngày cuối không hề suy giảm, trung bình mỗi ngày trên 20 ngàn lượt người chiêm bái, đủ mọi thành phần trong xã hội; vào giờ nghỉ, có cả công nhân, cán bộ, bộ đội mang hương hoa dâng lên tôn tượng, tất cả chắp tay trước ngực, cúi đầu, vì không có chỗ để lễ lạy; Riêng chùa Hoằng Pháp, tổ chức rất chu đáo, không có cảnh chen lấn như các nơi trước, dòng người sắp hàng theo sự hướng dẫn, vì thế, ai cũng có dịp đến gần tôn tượng để chiêm ngưỡng! Ngày khai Tượng cũng như đêm kết thúc, Hoằng Pháp đã tạo cho quần chúng có một ấn tượng đẹp về cách tổ chức rất nghệ thuật và chu đáo. Trong nước, quần chúng mãn nguyện khi được chiêm bái tôn tượng, chủ nhân tôn tượng và một số ngọai kiều cũng tỏ ra hài lòng đối với Phật giáo Việt Nam, quần chúng Việt Nam và chính quyền Việt Nam, vì họ không hề gặp một sự khó khăn nào.

Ông Ian Green, chủ nhân tôn tượng Phật ngọc

Ông Ian Green, chủ nhân tôn tượng Phật ngọc

 Ian Green là chủ nhân bỏ hàng triệu dollar để mua khối ngọc thạch Nephrite, được mệnh danh là “ polar pride” và công thợ của những nghệ nhân đến từ các nước Phật giáo Nam truyền; lại hợp duyên với ông Vanit Yotharvvrt, người giám sát điêu khắc tôn tượng, họ đã thành công mỹ mãn với khối ngọc thạch giá trị nhất tinh cầu để hoàn tất một báu vật vô giá thế kỷ. Với công đức to lớn đó, được quần chúng Việt Nam đáp lại bằng lòng nhiệt thành và sự tôn kính, với sự tận tình của công an, dân quân địa phương, giúp cho một lễ hội tầm vóc quốc gia như thế, không có một sự cố đáng tiếc nào xẩy ra!

 Nhưng, trong thời gian Phật Ngọc còn ở chùa Hoằng Pháp, thầy trụ trì chùa Vạn An, Thích Chơn Tài, hướng dẫn quần chúng làm đường, trang trí để nghinh đón tôn tượng, liên tục bị công an Đồng Tháp mỗi ngày triệu tập làm áp lực phải đưa tôn tượng về chùa Tỉnh hội theo lời xúi dục của  Tỉnh Triệt, vì Vạn An là ngôi chùa hẻo lánh nằm trong sâu; Qua sự phân tích về thủ tục hành chánh cũng như đóng Bảo hiểm mỗi khi di chuyển, chính quyền Đồng Tháp và Tỉnh triệt thấy không thể kham, bèn đề nghị cho để thêm các thùng công đức, cuối cùng, qua văn bản cuộc họp giữa BTS PG tỉnh Đồng Tháp do Tỉnh Triệt thao túng, chính quyền , và chùa Vạn An đã quyết định một số chi tiết, mà quan trọng nhất vẫn là lợi nhuận từ sự cúng dường của bá tánh, buộc phải chia đôi, một nửa là chùa Vạn An, một nửa thuộc BTS và chính quyền. Sở dĩ chùa Vạn An được phân nửa là mọi chi phí trước, trong và sau thời gian triển lãm Phật ngọc đều do  chùa Vạn An đảm trách. Như vậy phân nửa kia, có lẽ do công lao của BTS hợp tác với địa phương để buổi lễ được hòan mãn.

Phật tử đến chiêm ngưỡng tôn tượng Phật ngọc

 TP Đà Nẵng, Bà Rịa, chùa Phổ Quang và cả Hoằng Pháp, không những hoan hỷ trong việc triển lãm tôn tượng, còn bố thí cúng dường, đãi ăn cho quần chúng mà không nghĩ đến lợi nhuận, và chính quyền những nơi đó họ không hề lợi dụng tình thế để kiếm ăn, mặc dù họ có thể, ví dụ giữ xe hay bán tranh ảnh, hoàn toàn họ để cho dân tự do sinh họat, có lẽ duy nhất, Đồng Tháp là tỉnh làm chuyện ngược ngạo, xem quyền lợi vật chất lớn hơn cả danh dự của quốc gia và của dân tộc. Ví thử  ông bà Ian Green và những ngọai kiều khác biết chuyện nầy, họ sẽ nghĩ gì những lọai thầy tu và cán bộ tham ăn vớ vẩn như thế. Vì thể diện của dân tộc, không nói ra, đồng nghĩa bao che cho những thành phần xấu buôn thần hại nước; Đồng Tháp cũng là tỉnh duy nhất lật đổ BTS PG đương nhiệm để lập BTS mới do những kẻ mặc áo nhà tu lòng đầy tham dục điều hành, họ không cần biết luật lệ, Hiến chương là gì, miễn những kẻ xấu cấu kết với nhau để hưởng lợi; chuyện lợi dụng Phật ngọc để thu vén ăn chia của Đồng Tháp là một hành động không thể chấp nhận, họ đã xem thường đức tin quần chúng, thiếu tôn trọng nhà tỷ phú Ian Green đã dám hy sinh của cải mục đích tạo Tôn tượng cho nhân loại chiêm ngưỡng, và nhất là sĩ diện của một quốc gia đang trên đường hội nhập!

 Với cuộc sống nghèo khó của quần chúng miền Tây VN, với kinh tế suy thóai, tài chánh khó khăn hiện nay, nhân dân đến cúng được bao nhiêu một người? giả thử hai tuần triển lãm, độ một trăm  ngàn lượt người tham gia, không hẳn số người đó đều có khả năng cúng dường. Nếu 50 ngàn người cúng, mỗi người 5ngàn đồng thì cũng chỉ được 250 triệu đồng. theo văn bản thống nhất của ba bên họp thì sẽ cúng lại cho ông bà Ian Green 100 triệu tượng trưng, phụ vào chi phí vận chuyển, thế thì 150 triệu còn lại chia đôi, chùa Vạn An làm được gì đủ chi phí suốt  hai tuần, trong khi 75 triệu bên kia chỉ đủ vài chầu nhậu, nghĩa là hưởng thụ trên đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân nghèo khổ; họ thắt lưng buộc bụng vì đức tin chứ đâu để cho kẻ tham lam hưởng thụ?

 Đất nước mình tuy nghèo, nhân dân ta vẫn giàu lòng từ và phong phú đức tin. Dân tộc ta thừa tự trọng và lòng yêu nước, rất tiếc đất mẹ đã sản sinh ra những đứa con luôn bán gia sản của mẹ mà ăn, kể cả thánh thần và dân tộc, xem nhẹ sĩ diện của quốc gia; Và thời đại đã biến chất một số tu sĩ sẳn sàng đi bằng đầu gối trước thế lực và tiền bạc, nhưng vênh mặt với tín đồ, xa hoa trên sự khổ đau của người dân, họ nhấn chìm phẩm giá của Đạo Phật và những bậc chân tu. Họ đánh bóng Đức Phật để rồi đem bán đức Phật.

  Tuy nhiên, chúng ta vẫn tin vào hồn thiêng sông núi, Việt Nam ta ngày một thăng tiến và hòan thiện. Phật giáo ngày một sáng ngời khi mà Tăng Ni trẻ ngày càng có kiến thức và có nhân cách đạo đức hơn;

 Những cán bộ, những tu sĩ thoái hóa như thế, chỉ là hiện tượng trong thời kỳ quá độ để chuyển mình cho một dân tộc tươi sáng, cụ thể là khối ngọc thạch đã trở thành Phật Ngọc  thế kỷ mà Việt Nam  là quốc gia đầu tiên vinh hạnh được nghinh đón khắp ba miền.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/vh/phatngoc_hoabinhthegioi.htm

 


Vào mạng: 30-04-2009

Trở về mục "Văn hoá Phật giáo"

Đầu trang