- Hình ảnh "CHỊ
TÔI" TRONG THI CA VIỆT NAM
- Khách xa gặp
lúc mùa xuân chín
- Lòng trí bâng khuâng sực nhớ
làng
- Chị ấy năm nay còn gánh
thóc
- Dọc bờ sông trắng nắng
chang chang.
- (Hàn Mạc Tử)
Sau mẹ, có lẽ
hình ảnh chị là hình ảnh đẹp nhất trong thi ca Việt Nam. Mẹ thì ai cũng
có, nên những bài thơ, điệu nhạc nói về mẹ luôn làm mọi người rung
động. Còn chị, nếu ai không có chị mà đọc mấy câu thơ trên của Hàn
Mạc Tử, chắc cũng sẽ ... mượn đại một cô hàng xóm nào đó làm “chị
tôi”. Kể cũng tiện !
Có điều, nhiều
người thường trách cứ sao trong thơ hay nói về mẹ mà ít nói đến cha.
Ở đây hoàn toàn không có chuyện tình mẹ nặng hơn tình cha. Thơ không
làm cái chuyện cân đong đo đếm. Cảm hứng thi ca bao giờ cũng có sự chắc
lọc, mà sự chắc lọc này không thuộc công việc của lý trí. Nguyên lý
mẹ – Huyền Tẫn – chất mẫu thân luôn bàng bạc giữa đời sống, và
sự rung động bất chợt là khi con người cảm được cái tính Huyền Tẫn
ấy, nó cũng là mẹ đẻ của thi ca.
Điều này cũng giải thích vì
sao người ta thích nói về chị hơn là anh. Nếu nói về cha hoặc anh là
nói về một biểu tượng, một chuẩn mực, thường thì chúng có một mẫu
số chung; trong khi thi ca lại là ngôn ngữ của những rung động sâu kín, mơ
màng và không có gì chắc thật. Do vậy sau mẹ, chị lại luôn là cảm hứng
rào rạt của thi ca.
Trong
văn học Việt Nam, thơ nói về chị không nhiều lắm, nhưng tôi dám chắc
rằng câu thơ nào nói về chị cũng thường khiến người ta rung cảm. Người
chị luôn là một người mẹ sẽ thành, và hình ảnh chị rất gần gũi, rất
nên thơ. Chị chia xẻ với ta những rung cảm đầu đời, chị là gạch nối
giữa mẹ và ta. Chị lại là con gái, như bao người con gái ta yêu. Ngôn ngữ
Việt Nam – nhất là phương ngữ Nam - Trung bộ có sự phân biệt rất rõ
ràng giữa hai tiếng “thương” và “yêu”. Mẹ thì thương và người tình
thì yêu. Còn đối với chị thì cả thương và yêu hòa quyện.
Tiếng “chị”
xuất hiện trong thi ca Việt Nam tự lúc nào không rõ. Nhưng có lẽ đến
Truyện Kiều thì hình ảnh chị được tô hồng rõ nét nhất. Điều đáng
nói ở đây là một người chị Việt Nam, khác xa một người chị Trung
Hoa hay một dân tộc nào khác. Người chị của Trung Hoa là một đối tượng
mà em phải giữ lễ, phải hiếu để với chị. Mặc dù Nguyễn Du diễn
Nôm Truyện Kiều từ một tác phẩm Trung Hoa, nhưng những câu thơ sau đây
lại hoàn toàn là của người Việt :
-
“Cậy
em em có chịu lời
-
Ngồi
lên cho chị lạy rồi sẽ thưa".
Hay
:
- “Thúy
Vân chợt tỉnh giấc xuân
- Dưới đèn ghé đến
ân cần hỏi han
- Cơ trời dâu bể đa đoan
- Một nhà để chị riêng oan
một mình”...
Tục ngữ Việt
Nam có câu "Chị ngả em nâng", nhưng chưa bao giờ tình cảm chị em
lại cảm động như hình ảnh hai chị em nường Thúy của Nguyễn Du suốt
mấy ngàn câu thơ của Đoạn Trường Tân Thanh. Ta bắt gặp bút pháp
"thấu cả cõi âm" của Tố Như Tử trong những lời Kiều dặn em
mình trước lúc chia tay :
“Mai
sau dù có bao giờ
- Đốt lò hương ấy so tơ phím
này
- Trông ra ngọn cỏ lá cây
- Thấy hiu hiu gió thì hay chị
về”.
Sau Nguyễn Du,
phong trào Thơ Mới lại bùng lên phá vỡ mọi ngăn cách lễ giáo thâm căn
cố đế. Thơ tiền chiến hẳn nhiên không còn những hình ảnh khiên cưỡng
như "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
trước nữa. Ta bắt gặp một người chị của Hoàng Cầm :
-
“Mai
chị về em gửi gì không
-
Mai
chị về nhớ má em hồng
-
Đường
đi không gió lòng sao lạnh
-
Bụi
vướng ngang đầu mong nhớ mong”.
Chị gần gũi hơn
về tình, chị dịu dàng hơn về nết. Chị là chị của em, nên thơ và đằm
thắm. Chị là hiện thân của nỗi khát vọng, của một mối tình chưa thỏa.
Chị luôn là người chinh phụ, nhưng không còn là kẻ ngồi giữa buồng
khuê trông chờ như trong Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm. Chị đã
chia xẻ với em niềm trông mong ấy, trong khói sương bàng bạc của đất
trời, chị nhờ em dõi mắt trông theo bóng tình quân muôn dặm ruổi.
"Mòn Mỏi" là bài thơ tôi thích nhất của Thanh Tịnh, nhà thơ nói
lời của chị :
-
“Em ơi nhẹ cuốn bức rèm
tơ
-
Tìm thử trong mây khói tỏa
mờ
-
Có bóng tình quân muôn dặm
ruổi
-
Ngựa
hồng tuôn bụi cõi xa mơ ...
-
Xa
nhìn bên cõi trời mây
-
Chị
ơi em thấy một cây liễu buồn”.
-
..
-
“Tên chị ai
gieo giữa gió chiều
-
Phải chăng em
hỡi tiếng chàng kêu
-
Trên dòng sông lặng em nhìn
thử
-
Có phải chăng người của
chị yêu”…
Thanh Tịnh làm
bài thơ này phỏng theo chuyện Barbe bleue của Perrault, nhưng đúng như Hoài
Thanh từng nhận định : "Thanh Tịnh đã
tạo ra một không khí rất Á Đông". Chị e thẹn, đầy cảm tính,
mặn mà với em, xao xuyến với chinh phu và thổn thức với đời sống phiêu
bồng :
-
“Này lặng em ơi lặng lặng nhìn
-
Phải chăng mình
ngựa sắc hồng in
-
Nhẹ nhàng em
sẽ buông rèm xuống
-
Chị sợ trong
sương bóng ngựa chìm”.
Đến
Nguyễn Bính, chị lại là hiện thân của nghiệp dĩ, của thân phận con người.
Nguyễn Bính vẫn là ông tổ của việc đưa ca dao dân ca vào thi ca hiện đại,
cho nên người chị của Nguyễn Bính mãi là người chị của chúng ta trong
nhịp cầu tương ứng luân lưu giữa tình quê và nghiệp cảm. Khi Hàn Mạc
Tử viết : "Chị ấy năm nay còn gánh
thóc", chị ấy là chị nào không rõ, nên xem là chị mình cũng được.
Còn Nguyễn Bính viết Lỡ Bước Sang Ngang để nói về một người chị có
thật, hay viết Xuân Tha Hương để "Gửi chị Trúc", một người
chị có tên có tuổi đàng hoàng, ta vẫn có cảm giác ấy là chị mình, đó
là điểm đặc biệt của thơ Nguyễn Bính, mà cũng là hình của ảnh "chị tôi" Việt Nam. Ai mà không thấy xúc động khi đọc mấy câu
:
-
“Tết
này chưa chắc em về được
-
Em
gửi về đây một tấm lòng
-
Ôi
! Chị một em, em một chị
-
Trời
làm xa cách mấy con sông”.
-
-
Tết
này chưa chắc em về được
-
Em
gởi về đây một tấm lòng
-
Vườn
ai thấp thoáng hoa đào nở
-
Chị
vẫn môi son vẫn má hồng
-
Áo
rét ai đan mà ngóng đợi
-
Còn
vài hôm nữa hết mùa đông” ...
Hay :
-
"Rượu say nhớ chị hồi con gái
-
Thương chị từ
khi chị lấy chồng
-
Cố nhân chẳng
biết làm sao ấy
-
Rặt những
tin đồn chuyện bướm ong” ...
Có chép hết bài
Xuân Tha Hương dài bốn trang giấy vào đây hẳn người đọc cũng không
chán. Chị ở đây gần gũi quá, đầm ấm quá ! Thi nhân có thể đem hết
tình cảm cũng như thói hư tật xấu của mình để kể cho chị nghe, chứ
với mẹ thì chắc không dám thế. Chị thông cảm và chia xẻ, cùng lắm
là mắng yêu hoặc dặn dò thắm thiết :
-
“Chắc chị đời nào quên nhắc nhở
-
Xa nhà rượu
uống có say không ?”
Ở
bài Lỡ Bước Sang Ngang, hình ảnh chị lại ngậm ngùi hơn bao giờ hết. Hình
như hình ảnh người con gái bao giờ cũng bi đát khi đi lấy chồng, những
thành ngữ như "Lỡ bước sang ngang", "Con sáo sang sông",
"Mười hai bến nước"... bao giờ cũng là những thành ngữ đặc
trưng tả về sự bèo dạt mây trôi của người con gái theo chồng. Ca dao vẫn
thường khoét sâu tâm trạng người chị : “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê mẹ
ruột đau chín chiều”. Nguyễn Bính thì viết :
- “Em
ơi em ở lại nhà
- Vườn dâu em đốn mẹ già
em thương
- Mẹ già một nắng hai sương
- Chị đi một bước trăm
đường xót xa
- Cậy em em ở lại nhà
- Vườn dâu em đốn mẹ già
em thương ...
Dù tình cảm có
khắn khít dường nào, dù sự đời có được báo trước như một bi kịch
bất kham, người chị vẫn nhắm mắt đưa chân như định mệnh, như thân
phận con gái phải là như thế :
- “Dù
em thương chị mười phần
- Cũng không ngăn nổi một lần
chị đi”.
-
- “Úp mặt vào hai bàn tay
- Chị
tôi khóc suốt ba ngày ba đêm”.
-
- “Tuổi son má đỏ
môi hồng
- Bước chân về đến nhà chồng
là thôi” ...
Ở
đây người viết không có ý nói đến thân phận người phụ nữ trong xã
hội. Ở đây chỉ muốn điểm lại hình ảnh chị tôi trong thi ca Việt
Nam. Cũng giống như mẹ, mẹ vĩ đại nhờ mẹ đã đau khổ nhiều, dường
như không có thơ tả bà mẹ giàu sang phú quý, sung sướng từ nhỏ đến lớn.
Cái chất trữ tình bao giờ cũng đi kèm với một thực tại đau khổ, có
lẽ đó là cái chất của cuộc đời và của thơ. Nụ cười và giọt lệ đều làm đẹp cho chân trời nghệ
thuật, đã có thi nhân từng quỳ xuống đưa hai tay lên chỉ để xin nâng
một giọt lệ êm đềm, suối lệ nguồn thương của chị cũng thực và đẹp
xiết bao ! Người ta hô hào giải phóng phụ nữ, mẹ phải sung sướng, chị
phải hạnh phúc, nhưng mãi đến ngày nay, bài thơ điệu nhạc làm người
ta rung động vẫn là hình ảnh người chị bất hạnh, buồn và buồn. Nhưng
ai biết trong những giọt lệ êm đềm kia chẳng có niềm hạnh phúc ? Gần
đây có hai bài nhạc "Chị tôi", một của Trọng Đài phổ thơ Đoàn
Thị Tảo, một của Trần Tiến, bài nào cũng làm ta cảm động về một
người chị đẹp, nên thơ và đau khổ. “... Ngày chị sinh trời cho làm thơ, vấn vương với
sợi tơ trời, tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan ...”, hay “Ngày chia tay bến sông thấy chị buồn mà thương
í a …, chị tôi chưa lấy chồng ...”. Có lẽ khi nào con người chưa
thoát khỏi sự ràng buộc của ái ân, thì hình ảnh của chị trong thơ vẫn
còn u uẩn và buồn triền miên như thế !
Tôi
đã đọc được nhiều truyện ngắn
viết về chị, những bi kịch trong cuộc đời, tất cả đều đáng thương
và đáng cho ta suy ngẫm. Nhưng truyện ngắn hay truyện dài gì cũng chỉ là
chuyện, chuyện thì phong phú nhưng hạn cuộc. Còn thơ, hình ảnh của chị
trong thơ rất mờ, rất nhẹ, nhưng lại có thể khái quát hết tất cả
các người chị trong đời, nhỏ nhưng vô cùng. Đó là cái mà chỉ có thơ mới làm được. Nói là “chị tôi” mà
thực ra chị nào cũng của tôi cả. Ai có chị sẽ thấy điều này rõ hơn
hết.
* *
*
Mẹ
tôi mất, cha già yếu, chị tôi thay mẹ
nuôi nấng cả gia đình. Mấy đứa em đã dựng vợ gả chồng, hai đứa học
xong đại học, còn một đàn em dại nữa, một tay chị tôi lo tất. Bao
nhiêu người đến dạm hỏi, chị bảo thương đàn em còn non dại ... “Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Đông
í a..., chị tôi chưa lấy chồng ...” (Trần Tiến). Chị ơi ! Vu Lan này em không viết về mẹ, em cũng
không dám viết riêng về chị. Niềm thương yêu chất ngất, em không đủ
can đảm dìm cảm xúc để viết hết một bài văn về chị, chị đã hóa
thành mẹ, chị đã hóa vô cùng, nhưng lại rất gần, rất thật. Viết riêng
về chị em sẽ bật khóc mất, ai sẽ viết tiếp cho em đây ! Em biết chị
cũng rất thích thơ, em xin mượn vài hình ảnh thi ca để riêng tặng chị,
người chị của em, người chị của một đàn em, người chị thi ca, người
chị bát ngát, muôn trùng ...
Sài Gòn một
chiều mưa hạ.
http://www.buddhismtoday.com/viet/vulan/chi_toi.htm