- TRUYỀN THỐNG
ĐẠO HIẾU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
- HÀ
XUÂN LIÊM
Phương Ðông
dường như không thích “triết lý”, mà chuộng “đạo học”, cho nên
người Việt ta đã sóng trong đạo Hiếu mà không có triết lý về chữ Hiếu.
Ðạo lý là bản căn, là gốc rễ cho nếp sống thường ngày của người
dân nhưng họ không hề nhận thức vẩn đề đơn thuần bằng luận lý:
“Hiếu là gì? Thế nào là Hiếu?” mà triết lý phương Tây rất thích lối
này.
Người dân
bao đời truyền miệng câu ca dao:
“Công cha như
núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như
nước trong nguồn chảy ra...”
Sao ví cha như
“núi”, mà ví mẹ như “nước nguồn”? Núi trông xa thì bình thản và
vững vàng, vì đỉnh núi luôn luôn tiếp giáp với mây trời. Nói một
cách khác, cha là lý tính, là trí tuệ... Còn mẹ thì uyển áo, dịu dàng
như nguồn nước. Ðặc biệt là tình thương của mẹ đối với con thì vừa
trong lành, vừa hiền dịu, vừa lưu hóa. Nhìn về phương diện sinh học thì
không có một loài động vật nào, trong đó có con người, một thứ cây
gì không có nước mà có thể sống được. Cho nên “nước trong nguồn chảy
ra” chính là nguồn sống luôn luôn tuôn trào. Mẹ thương con với tình thương
của nước đối với vạn loại.
Trong đời sống
thường nhật của dân gian, có khi người con gái biểu lộ lòng hiếu thảo
đối với cha mẹ bằng một thứ tình cảm rất đặc biệt, nhất là khi bước
chân đi lấy chồng, không thể làm tròn chữ Hiếu đối với cha mẹ như lòng
mình mong muốn được.
Lạy cha ba lạy
một quỳ
Lạy mẹ bốn
lạy, con đi lấy chồng
Muốn hiểu
được sự tri ân báo hiếu song thân lúc sinh tiền này, cần biết thêm một
câu ca dao khác nữa, mới biết được tại sao “lạy cha ba lạy một quỳ”
tức một vái; còn lạy mẹ thì đầy đủ “bốn lạy”?
Lui về lập
miếu thờ vua
Đâu “tran”
thờ mẹ, lập chùa thờ cha
Nghĩa đầu
tiên xuất hiện trong câu này là hai nơi thờ vua và thờ cha tách rời khỏi
căn nhà của mình, biệt lập thành một nơi. Còn thờ mẹ thì phải “đâu
tran”. “Ðâu” tiếng cổ có nghĩa là “đóng”. “Ðâu tran” là đóng
một cái “tran”. “Tran” thì thuờng thờ ở trong nhà như “tran bếp”,
“tran bà”. Người cha được đạo lý truyền thống dân gian đồng hóa với
Phật. Cha có đủ Từ bi, Trí tuệ và Dũng cảm (Bi, Trí, Dũng), cho nên mới
lập chùa để thờ cha. Lạy cha ba lạy một vái, đó cũng chính là cách lạy
Phật. Cha là Ðức Phật của con cái. Rõ ràng là thế. Còn lạy mẹ đến
bốn lạy. Số bốn (4) là con số nghiêm túc đầy đủ, vững vàng và
chính đính nhất. “Bốn lạy” là kiểu lạy cúng truyền thống trong dân
tộc Việt. Mẹ ở đây đã trở thành “thần bổn mạng” của người
con gái khi bước chân ra đi lấy chồng. “Ðâu tran” để thờ mẹ tức là
thờ “thần bổn mạng” ở trong nhà mình, dù nhà đó là nhà cả hai vợ
chồng gây dựng sau này, sâu xa hơn, phải nói là thờ trong tâm khả
mình...
Nói đến
người con trai có hiếu đối với cha mẹ thì trong lịch sử Việt Nam đã
có ghi nhiều tấm gương tiêu biểu. Dù người con trai đó ở cương vị một
ông vua, một nhà nho, một vị Hòa thượng tu hành đắc đạo, thì việc thực
hiện đạo Hiếu bằng hành động đủ để cho hậu thế noi theo.
Sách Đại
Việt sử ký của Ngô Sĩ Liên có chép hai việc sau đây:
– Vua Lý
Nhân Tông (1072–1127) đã bãi dịp Trung nguyên yến ẩm chúc tụng của
bách quan đối với mình để làm lễ Vu Lan Bồn cầu siêu cho mẹ đúng
theo ý nghĩa Phật giáo.
– Vua Lý Thần
Tông (1128–1138) cũng bỏ yến ẩm chúc tụng của bách quan dâng biểu ở
điện Thiên Ân vào dịp lễ Trung nguyên để thiết lễ đại trai đàn, cầu
siêu cho phụ hoàng là vua Nhân Tông, và cử hành nghi lễ theo nghi thức Phật
giáo.
Ðó là việc
hai vua đời Lý báo hiếu cha mẹ đã mất.
– Chuyện
báo hiếu đối với cha khi cha còn sinh tiền, sách Đại Việt sử ký ghi: Vua Trần Anh Tông
(1293–1314), say rượu nằm trong cung (1299), thái thượng hoàng Nhân Tông
(1279–1308) ở cung Thiên Trường về thăm, bách quan đã hội đủ, nhưng không
thấy vua ra chầu. Thái thượng hoàng giận ra lệnh cho bách quan về Thiên
Trường lập triều ban. Khi tỉnh rượu, thấy vắng vẻ, vua hỏi rõ cơ sự,
vội vã về Thiên Trưòng ra mắt chầu vua cha và xin chịu tội. Thái thượng
hoàng quở trách những lời nặng nề. Vua Anh Tông sợ lạy cha xin chừa rượu.
Từ đó vua bỏ, không bao giờ uống rượu nữa.
Sử cũng chép
về vua Tự Ðức (1829–1882), rằng một hôm vua đi bắn chim ở rừng Thuận
Trực, An Nong, gặp nuớc lũ, thuyền vua về chậm, thái hậu sai quân đem
thuyền đi đón. Về đến Thương Bạc, vua vội vã về cung, chỉnh trang y
phục, sang chầu mẫu hậu. Thái hậu giận, ngồi xây mặt vào vách. Vua Tự
Ðức tự nằm xuống, gác cây roi mây trên lưng mình chịu tội. Thái hậu
quay mặt ra lấy tay hất cây roi và quở trách nặng lời. Ðêm đó, vâng lời
mẹ , vua thức suốt đêm để phê tấu chuẩn. Từ đó về sau vua không
còn bỏ bê việc triều chính nữa.
Ðặc biệt,
nhiều sách còn ghi câu chuyện gương hiếu của một vị chân tu, đó là
Hòa thượng Nhất Ðịnh (1784-1847). Dẫu khi đã 60 tuổi, nhưng ngài vẫn
ngày ngày tự thân hành về chợ Bến Ngự mua cá lên An Dưỡng am (chùa Từ
Hiếu hiện nay) để nuôi mẹ già 80 tuổi, với tinh thần vô ngại cao
thâm, bất khả tư nghị. Khi vua Tự Ðức biết chuyện, nhà vua vô cùng cảm
phục. Tự Ðức nguyên niên (1829), vua phong hiệu chùa Từ Hiếu
là do tích này và xuất phát từ thành ngữ “mẫu từ tử hiếu”, mẹ ăn ở hiền lành,
sinh con có hiếu. Câu chuyện này đến nay vẫn còn được lưu truyền trong
dân gian./.
(Bài này được đăng trong Nguyệt san
Giác Ngộ tháng 8 năm 2002)
http://www.buddhismtoday.com/viet/vulan/daohieuVN.htm